Sinh lý Cơ chế đông - cầm máu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ chế đông - cầm máu.

Cầm máu (hemostatis) là một quá trình sinh lý phức tạp bao gồm toàn bộ những phản ứng xảy ra sau khi có tổn thương mạch máu. Các phản ứng này nối tiếp nhau một cách nhanh chóng nhằm tạo ra một nút cầm máu tại chỗ mạch máu bị tổn thương nhằm ngăn ngừa chảy máu, hàn gắn vết thương, sau cùng là lập lại sự lưu thông bình thường của  mạch máu. Quá trình trên là sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố: thành mạch, TC, các yếu tố đông máu của huyết tương.
Người ta chia quá trình cầm máu thành 3 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu (giai đoạn một):
Giai đoạn này tạo ra nút TC tại nơi thành mạch bị tổn thương mà TC có vai trò trung tâm, ngoài ra có sự tham gia của thành mạch và một số yếu tố của huyết tương. Có thể khái quát theo sơ đồ sau đây:
 

Trong giai đoạn này:
+ Khi mạch máu bị tổn thương sẽ xảy ra hiện tượng co mạch cục bộ nhờ các phản xạ thần kinh nhằm làm giảm tốc độ dòng chảy qua, ngăn ngừa mất máu.
+ Tiểu cầu dính kết vào các sợi collagen của tổ chức liên kết dưới nội mạc và kết dính vào nhau (ngưng tập TC) tạo ra nút cầm máu cơ học tại nơi mạch máu bị tổn thương.
Khi kết dính( ngưng kết), TC giải phóng ra nhiều yếu tố:
   - Yếu tố TC 1: có tác dụng làm tăng tốc độ hình thành thrombin.
   - Yếu tố TC 2: có tác dụng làm tăng tốc độ hình thành fibrin.
   - Yếu tố TC 3: tham gia quá trình hình thành thomboplastin.
   - Yếu tố TC 4: kháng heparin .
   - Yếu tố TC 5: tác dụng làm ngưng kết TC.
   - Yếu tố TC 6: hay serotonin làm co mạch máu.
   - Yếu tố TC 7: tác dụng kháng fibrinolyzin.
   - Yếu tố TC 8: hay retractozym làm co cục máu.
   - Yếu tố TC 9: (còn gọi là S-protein) làm giảm khả năng thẩm thấu của mao mạch.
Các yếu tố 1, 5, 7 thực chất là các yếu tố của huyết tương bám trên TC, những yếu tố còn lại là có trong TC.
Như vậy giai đoạn cầm máu ban đầu gồm sự hình thành nhanh nút TC nơi thành mạch bị tổn thương. Giai đoạn này TC giữ vai trò trung tâm và có sự tham gia của thành mạch máu và một số yếu tố của huyết tương như: fibrinogen, fibronectin.
2.2. Giai đoạn đông máu huyết tương (giai đoạn hai):
+ Các yếu tố đông máu:
Tham gia vào giai đoạn đông máu này, chủ yếu là các yếu tố của huyết tương.
Có 13 yếu tố đông máu được ký hiệu bằng chữ số La Mã. Tuy nhiên hiện nay ký hiệu chữ số La Mã của các yếu tố III, IV, VI cũ không sử dụng nữa và phát hiện thêm một số yếu tố tham gia vào giai đoạn đông máu như: prekallikrein, kininogen-trọng lượng phân tử cao. Các yếu tố được hoạt hoá trong quá trình đông máu được ký hiệu bằng chữ số LaMã có thêm tiếp vị a, ví dụ: Xa...

Các yếu tố đông máu.

Yếu tố

Tên gọi

Nơi tổng hợp

Nửa đời
sống trong
huyết t­ương

Dạng hoạt động

I

Fibrinogen

Gan

3-5 ngày

Fibrin subunit

II

Prothrombin

Gan

2,5 ngày

Serine protease

V

Proaccelerin

Gan
Mẫu tiểu cầu

0,5

Cofactor

VII

Proconvertin

Gan

0,25

Serine protease

VIII

Antihaemophilic factor

Gan, lách

0,3-0,5

Cofactor

IX

Chrismas factor

Gan

1

Serine protease

X

Stuart-Power factor

Gan

1,25

Serine protease

XI

Rosenthal factor

Gan

2,5-3,3

Serine protease

XII

Hageman factor

-

Serine protease

XIII

Fibrin stabilizing factor

Gan

9-10 ngày

Transglutaminase

*

Prekallikrein

-

Serine protease

*

High Molecular
Weight Kininogen
(HMWK hoặc HK)

-

Cofactor

Ghi chú: Các yếu tố III cũ (thromboplastin); yếu tố IV (canxi); yếu tố VI (accelerin).
Cơ chế đông máu: quá trình đông máu xảy ra theo hai đường: nội sinh và ngoại sinh. Hai con đường này chỉ khác nhau ở giai đoạn hình thành yếu tố X hoạt hoá. (xem sơ đồ đông máu).
 

- HMWK: Hight-Molecular-Weigth-Kininogen (Kininogen phân tử l­ượng cao).
- PL:       Phospholipid tiểu cầu.
- TF:      Tissue factor ( yếu tố tổ chức).
- a :        Hoạt hoá
 2.3. Giai đoạn tiêu fibrin (giai đoạn ba):
Quá trình tiêu fibrin (tiêu sợi huyết) xảy ra ngay khi hình thành nút cầm máu. Ở giai đoạn này, plasminogen (dạng không hoạt động) trong huyết tương được hoạt hoá để trở thành dạng hoạt động (plasmin).
Có ba chất hoạt hoá plasminogen chính của hệ thống tiêu sợi huyết, đó là: 
+ tPA (chất hoạt hoá plasminogen tổ chức).
+ Urokinase.
+ Yếu tố XIIa.
Plasmin hình thành có khả năng phân hủy fibrinogen, fibrin và một số yếu tố đông máu khác như: VI, VII...
Phản ứng tiêu sợi huyết sinh lý được khư trú tại nơi có nút cầm máu và hệ quả là nút cầm máu tạo nên bởi mạng fibrin của quá trình đông máu huyết tương được tiêu hủy để trả lại sự lưu thông của mạch máu tại vị trí mạch máu bị tổn thương.
Quá trình tiêu sợi huyết được kiểm soát bởi những chất có tính ức chế các yếu tố họat hoá plasminogen và những chất làm bất hoạt plasmin. Nhờ đó mà ngăn ngừa được sự mất fibrinogen và những yếu tố đông máu khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro