IV. GIÁO DỤC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

GIÁO DỤC

Giáo dục chính quy:
Hoạt động giáo dục chính quy liên quan đến việc dạy và học trong môi trường trường học và theo một chương trình học nhất định. Chương trình học này được thiết lập tùy theo mục đích đã được xác định trước của trường học trong hệ thống giáo dục.

Giáo dục mầm non:
Các trường mầm non cung cấp giáo dục cho đến độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi khi trẻ em bước vào . Giai đoạn giáo dục này rất quan trọng trong những năm hình thành nhân cách của trẻ.

Giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học thường bao gồm từ 6 đến 8 năm học, bắt đầu từ độ tuổi 5 hay 6, mặc dù thời gian cụ thể tùy thuộc vào từng quốc gia hay từng vùng khác nhau trong mỗi quốc gia. Trên toàn cầu, có khoảng 89% trẻ em ở độ tuổi đi học đang học ở các trường tiểu học, và tỉ lệ này đang tăng lên.Thông qua các chương trình "Giáo dục cho tất cả mọi người" do  chỉ đạo, hầu hết các quốc gia cam kết phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015, và ở nhiều quốc gia, tiểu học là bậc học bắt buộc.

Giáo dục trung học:
Trong hầu hết các hệ thống giáo dục hiện nay trên thế giới, giáo dục trung học bao gồm giáo dục chính quy dành cho . Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giáo dục tiểu học, thường là bắt buộc, dành cho trẻ , và giáo dục sau trung học hay giáo dục đại học, vốn mang tính tùy chọn, dành cho người lớn. Tùy thuộc vào từng hệ thống giáo dục, các trường học trong giai đoạn này, hoặc một phần của giai đoạn này, có thể được gọi là trường trung học hay trường dạy nghề. Biên giới chính xác giữa giáo dục tiểu học và trung học cũng thay đổi theo từng quốc gia và theo từng vùng, thường thì khoảng ở năm học thứ bảy hay thứ mười.

Giáo dục đại học:
Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục giai đoạn thứ ba hay giáo dục sau trung học (mặc dù các khai niệm này không nhất có nghĩa giống nhau ở tất cả các nước), là giáo đoạn giáo dục không bắt buộc theo sau giáo dục trung học. Giáo dục đại học thường bao gồm bậc cao đẳng, đại học, và sau đại học, cũng như giáo dục và đào tạo nghề. Các  và các  là những cơ sở chính cung cấp giáo dục đại học. Sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục đại học, sinh viên thường được cấp bằng hay chứng chỉ.

Giáo dục nghề:
Giáo dục nghề là một hình thức giáo dục chú trọng vào đào tạo thực hành và trực tiếp một nghề nhất định. Giáo dục nghề có thể ở dạng học việc hay thực tập cũng như bao gồm những cơ sở dạy các khóa học về nghề mộc, nông nghiệp, kỹ thuật, y khoa, kiến trúc, các môn nghệ thuật.

Giáo dục đặc biệt:
Trong quá khứ, những ai bị khuyết tật thì thường không được đi học. Trẻ em khuyết tật thường được các thầy thuốc hay gia sư giáo dục. Những thầy thuốc ban đầu này (những người như , , , ) đã đặt ra nền móng cho  ngày nay. Họ tập trung vào việc giảng dạy mang tính cá nhân hóa và những kỹ năng cần đến trong đời sống. Giáo dục đặc biệt trước đây chỉ dành cho những người có những khuyết tật nghiêm trọng và ở độ tuổi còn nhỏ, nhưng gần đây thì mở rộng ra cho bất cứ ai cảm thấy gặp khó khăn trong học tập.

Những hình thức giáo dục khác:

+ Giáo dục thay thế

+ Gíao dục mở và giáo dục trực tuyến

Giáo dục mở (open education): là một thuật ngữ chung chỉ những tập quán của các cơ sở giáo dục hay những sáng kiến giáo dục nhằm tạo điều kiện cho nhiều người tiếp cận các chương trình giáo dục và đào tạo mà trước đây chỉ tiếp cận được thông qua hệ thống giáo dục chính quy. Tính từ "mở" nhằm chỉ việc loại trừ những rào cản đã tước đi ở một số người cơ hội tham gia vào hoạt động học tập trong các cơ sở giáo dục. Một khía cạnh của giáo dục mở là việc phát triển và sử dụng những tài nguyên giáo dục mở.

Giáo dục trực tuyến (e-learning): là việc sử dụng công nghệ giáo dục dựa trên các phương tiện điện tử trong việc dạy và học. Bằng việc sử dung các công nghệ hiện đại trên chiếc máy tính mà người dùng có thể tham gia một khóa học dễ dàng. Việc dạy và học trực tuyến đang được phát triển ở nhiều cơ sở giáo dục đại học lớn, có thể kể đến như  hay là ...

Lý thuyết giáo dục
Mục đích của trường học:
Trong những năm đầu đi học, trọng tâm thường xoay quanh việc phát triển kỹ năng cơ bản về đọc và viết và kỹ năng giao tiếp liên cá nhân nhằm thúc đẩy khả năng học những kỹ năng và môn học phức tạp hơn. Sau khi có được những khả năng cơ bản này, giáo dục thường chú trọng đến việc giúp cho các cá nhân có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm tăng cường khả năng tạo ra giá trị và khả năng làm việc kiếm sống cho mình. Thỏa mãn sự tò mò cá nhân (giáo dục vì chính nó) và mong muốn phát triển cá nhân (để nâng cao trình độ mà không cần phải có lý do cụ thể liên quan đến nghề nghiệp) cũng là những lý do phổ biến khiến người ta theo đuổi giáo dục và đi đến .

Giáo dục thường được xem là phương tiện giúp tất cả mọi người vượt qua nghịch cảnh, đạt được sự công bằng tốt hơn, và có được của cải và địa vị xã hội. Người học cũng có thể bị thúc đẩy bởi sự quan tâm của mình đến chủ đề môn học hay kỹ năng đặc thù mà họ đang cố gắng học hỏi. Mô hình giáo dục người học-trách nhiệm được thúc đẩy bởi sự quan tâm của người học đến chủ đề sẽ được học. Giáo dục cũng thường được coi như là nơi trẻ em có thể phát triển theo những nhu cầu và tiềm năng đặc thù, có mục đích giúp mỗi cá nhân phát triển trọn vẹn tiềm năng của mình.

Tâm lý học giáo dục:
là ngành học về việc con người học như thế nào trong những môi trường giáo dục, hiệu quả của những can thiệp giáo dục, tâm lý học giảng dạy, và  ở  với tư cách là một tổ chức. Mặc dù thuật ngữ "tâm lý giáo học" và "tâm lý học đường" thường được dùng với nghĩa giống nhau, các nhà nghiên cứu và lý thuyết gia thường được gọi là các nhà tâm lý giáo dục, trong khi các chuyên gia tâm lý làm việc ở trường học hay những môi trường liên quan đến trường học thì được gọi là các nhà tâm lý học đường. Tâm lý giáo dục quan tâm đến những quá trình học tập trong công chúng và trong những nhóm người, ví dụ những trẻ em tài năng và những trẻ em khuyết tật.

Có thể hiểu được một phần tâm lý giáo dục thông qua mối quan hệ của nó với những ngành học khác. Nó chủ yếu là , và có mối quan hệ với ngành này giống như mối quan hệ giữa ngành  và . Ngược lại, tâm lý giáo dục phơi bày một loạt những lĩnh vực đặc thù thuộc lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, bao gồm thiết kế việc giảng dạy, công nghệ giáo dục, phát triển chương trình học, giáo dục đặc biệt, và quản trị lớp học. Tâm lý giáo dục vừa thừa hưởng vừa đóng góp vào ngành khoa học nhận thức và các ngành khoa học học tập. Ở trong các , các khoa tâm lý giáo dục thường nằm trong các  hay  giáo dục, điều này có thể giải thích tại sao tâm lý giáo dục không được nói đến nhiều trong những cuốn  nhập môn về tâm lý học.

Phương thức học tập
Hơn hai thập niên vừa qua, người ta chú ý nhiều đến các phương thức và phong cách học tập. Những phương thức học tập thường được sử dụng nhất là:

Thông qua thị giác: (visual; học dựa trên quan sát và nhìn thấy những gì đang được học),

Thông qua thính giác: (auditory; học dựa trên việc lắng nghe thông tin và hướng dẫn) và

Thông qua vận động: (kinesthetic; học dựa trên sự vận động, như khi tham gia các hoạt động và trực tiếp thực tập) - viết tắt là VAK.

Những phương thức học tập khác bao gồm việc học:

Thông qua âm nhạc: tương tác liên cá nhân, bằng lời, tư duy lôgic, v.v...

Tập trung nhận diện những điều kiện kích thích có thể ảnh hưởng lên việc học và vào việc điều chỉnh môi trường học đường, vào khoảng cùng thời gian Joseph Renzulli đề nghị sử dụng những chiến lược giảng dạy khác nhau.  đề cập đến một loạt những phương thức học tập trong lý thuyết "đa thông minh" của mình. Các phương pháp trắc nghiệm tính cách của  (Myers-Briggs Type Indicator) và của Keirsey (Keirsey Temperament Sorter), dựa trên những công trình của , tập trung tìm hiểu xem tính cách của con người ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ tương tác với người khác, và ảnh hưởng như thế nào lên cách mà các cá nhân phản ứng với nhau trong môi trường học tập. Công trình của David Kolb và Anthony Gregorc cũng theo cách tiếp cận tương tự, nhưng đã được đơn giản hóa.

Một số lý thuyết cho rằng tất cả các cá nhân học tập có hiệu quả qua việc sử dụng một loạt những phương thức học tập khác nhau, trong khi những lý thuyết khác thì cho rằng các cá nhân có thể thích hợp với mốt số phong cách học tập nhất định, học hiệu quả hơn thông qua những: Phương pháp sử dụng thị giác hay thông qua trải nghiệm vận động. Một trong những hệ quả nhóm lý thuyết thứ hai là để giảng dạy hiệu quả, người ta nên có nhiều phương pháp giảng dạy bao trùm tất cả ba phương thức học tập kể trên để học sinh nào cũng có thể học theo cách mà mình thấy hiệu quả nhất. Guy Claxton đặt nghi vấn về mức độ hiệu quả mà những phong cách học tập như VAK có thể mang lại, đặc biệt chúng có xu hướng phân loại học sinh và như thế giới hạn việc học.Những nghiên cứu gần đây cho rằng "không có cơ sở bằng chứng xác đáng nào có thể biện minh cho việc tích hợp những đánh giá phong cách học vào hoạt động giáo dục chung."

Triết học giáo dục

Với tư cách là một lĩnh vực học thuật, triết học giáo dục là "ngành  về giáo dục và những vấn đề của nó; ...chủ đề trung tâm của triết học giáo dục là giáo dục, còn những phương pháp của nó là những phương pháp của triết học.".

"Triết học giáo dục có thể là triết học về quá trình giáo dục hay triết học về lĩnh vực giáo dục. Nghĩa là nó có thể là một phần của giáo dục theo nghĩa quan tâm đến những mục tiêu, dạng thức, phương pháp, hay kết quả của quá trình giáo dục hay quá trình được giáo dục; hay nó có thể là một dạng metadiscipline theo nghĩa quan tâm đến những khái niệm, mục tiêu, và phương pháp của giáo dục."

Như vậy, triết học giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực triết học ứng dụng, bao gồm các lĩnh vực, giá trị học (axiology), và những cách tiếp cận triết học nhằm giải quyết những vấn đề trong và về các chủ đề như , chính sách giáo dục, và chương trình học, cũng như quá trình học, và những chủ đề khác.Chẳng hạn, triết học giáo dục có thể nghiên cứu bản chất của sự nuôi dưỡng và giáo dục, những giá trị và chuẩn mực được thể hiện qua việc nuôi dưỡng và giáo dục, những giới hạn và việc hợp pháp hóa giáo dục với tư cách là một ngành học thuật, và mối quan hệ giữa lý thuyết giáo dục và thực hành giáo dục.


Chương trình học

Trong giáo dục chính quy, chương trình học là một tập hợp những khóa học và nội dung của chúng ở . Với tư cách là một ý tưởng, từ curriculum trong  bắt nguồn từ chữ  có nghĩa là "đường chạy", chỉ những việc làm và những  theo đó trẻ em lớn lên và trở thành người lớn. Chương trình học như đơn thuốc, dựa vào một đề cương khóa học mô tả chung chung chỉ nói những chủ đề nào sẽ được học và học ở mức độ như thế nào thì được một con điểm nào đó hay để đạt yêu cầu.

Mỗi ngành học thuật là một nhánh của  được dạy một cách chính quy. Mỗi ngành học thường có vài ngành con;

Sự phân biệt giữa các ngành học thường tùy tiện và không rõ ràng.

Ví dụ về các lĩnh vực học thuật bao gồm các ngành,các ngành...


Hoạt động dạy học

Giảng dạy là thúc đẩy người khác học tập. Những người dạy trong các trường  và  thường được gọi là các cơ sở giáo dục. Họ điều khiển hoạt động giáo dục học sinh và có thể dạy nhiều môn như đọc, viết, toán, khoa học, và lịch sử. Những người dạy trong các cơ sở giáo dục sau trung học có thể được gọi là giáo viên hay tùy vào loại hình cơ sở giáo dục;

Họ chủ yếu chỉ dạy về chuyên ngành của mình. Các nghiên cứu ở  cho thấy chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Cách đánh giá chất lượng giảng dạy thường là sử dụng các phiếu sinh viên đánh giá giảng viên, thế nhưng những đánh giá này bị phê phán là phản tác dụng đối với việc học và không chính xác do sinh viên thiên vị.


Kinh tế học giáo dục

Tỷ lệ giáo dục cao được coi là yếu tố thiết yếu giúp các  đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao. Những phân tích thực nghiệm có xu hướng ủng hộ tiên đoán lý thuyết cho rằng các nước nghèo có thể phát triển nhanh hơn các nước giàu bởi vì nước nghèo có thể áp dụng những  hàng đầu...


A. Vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người

Con người và sự giáo dục:
Con người là một sinh vật có khả năng tư duy và học hỏi. Sự giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và khai thác tiềm năng của con người. Qua sự giáo dục, con người có thể tiếp thu kiến thức, kỹ năng và giá trị văn hóa từ thế hệ trước đó. Sự giáo dục cung cấp cho con người khả năng tự phát triển, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường xã hội.
...

  "Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu."

  Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục.
   Tuy nhiên, không thể bắt ép một người học một thứ gì đó mà bản thân họ không có nhu cầu,như vậy là phản giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như:

Giáo dục tuổi ấu thơ,

Giáo dục tiểu học,

Giáo dục trung học và Giáo dục đại học.

...

Từ Vựng:
Việt - Anh [English]
Giáo dục [giáo dục]
-> to bring up; to educate
upbringing; education

VD1: "Giáo dục song ngữ."
- Bilingual education
VD2: "Giáo dục là quốc sách ưu tiên hàng đầu."
- Education is a national policy which is given top priority.

***

Từ vựng: "education"
Trong tiếng Anh:
• Có gốc La-tinh ēducātiō ("nuôi dưỡng, nuôi dạy")
• Gồm ēdūcō ("tôi giáo dục, tôi đào tạo"),
• Liên quan đến từ đồng âm ēdūcō ("tôi tiến tới, tôi lấy ra; tôi đứng dậy").

Trong tiếng Việt:
• Giáo : () có nghĩa là "dạy cho biết",
• Dục : () có nghĩa là "nuôi nấng"

* (Chúng ta đừng nhầm lẫn sang từ: "dục" () mang nghĩa là "ham muốn" như dục vọng, tình dục);
• Giáo dục: là "dạy dỗ, "nuôi" đủ cả:
  + Trí - dục,
  + Đức - dục,
  + Thể - dục".

Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra như sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.

Quyền giáo dục được nhiều chính phủ thừa nhận. Ở cấp độ toàn cầu, Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hợp Quốc công nhận quyền giáo dục của tất cả mọi người. Mặc dù ở hầu hết các nước, giáo dục có tính chất bắt buộc cho đến một độ tuổi nhất định, việc đến trường thường không bắt buộc; một số ít các bậc cha mẹ chọn cho con cái học ở nhà, học trực tuyến hay những hình thức học tương tự.

Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, giáo dục mang tính chất bắt buộc cho tất cả trẻ em đến một độ tuổi nhất định. Do sự phổ cập giáo dục, cộng với sự tăng trưởng dân số, UNESCO ước tính rằng trong 30 năm tới, số người nhận được giáo dục chính quy sẽ nhiều hơn tổng số người từng đi học trong toàn bộ lịch sử loài người.


#####



HỌC TẬP

Học: hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới.
Khả năng học hỏi được thấy ở con người, động vật và một số máy móc; cũng có bằng chứng cho một số loại học tập ở một số loài thực vật.

Một số việc học là ngay lập tức, do một sự kiện duy nhất gây ra:
Ví dụ: "Bị thương ở tay khi học chơi thể thao".

Nhưng nhiều kỹ năng và kiến thức tích lũy được từ trải nghiệm lặp đi lặp lại.
Những thay đổi do học tập gây ra thường kéo dài suốt đời và thật khó để phân biệt tài liệu đã học dường như bị "thất lạc" với tài liệu không thể lấy lại được.

Học tập, tri thức và tầm nhìn của con người trên toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của xã hội. Học tập là quá trình tiếp nhận kiến thức, kỹ năng và giá trị từ các nguồn khác nhau như:
Trường học, gia đình, cộng đồng, công ty hay internet.
Tri thức là sự tích luỹ và hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể hoặc những khía cạnh đa dạng của cuộc sống. Tầm nhìn là khả năng đặt ra những mục tiêu lớn và xa vời, và có khả năng nhìn nhận và đánh giá sự thay đổi để tạo ra những giải pháp sáng tạo.

Qua học tập, con người có thể tích luỹ tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, y học, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, và kinh doanh. Việc học tập không chỉ giúp con người có kiến thức mà còn giúp họ phát triển kỹ năng, tư duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Tri thức cho phép con người hiểu biết và đối diện với những thách thức phức tạp của thế giới hiện đại, từ việc giải quyết vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, đến việc phát triển công nghệ mới hoặc khám phá vũ trụ.

Tầm nhìn giúp con người không chỉ học hỏi từ quá khứ mà còn tạo ra những ý tưởng, mục tiêu và chiến lược mới cho tương lai. Tầm nhìn không giới hạn cho phép con người mở rộng kiến thức và tri thức, đưa ra những quyết định thông minh và đổi mới để đạt được mục tiêu lớn.

"Tóm lại, học tập, tri thức và tầm nhìn của con người trên toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng thông minh, tạo ra sự phát triển bền vững và tạo ra những giá trị mới cho thế giới."

#####



TRI THỨC hay KIẾN THỨC

Từ vựng:
Việt - Anh [English]
Tri thức [tri thức]: knowledge
• VD: "Xây dựng một xã hội tri thức."
- To build a knowledge society.

• Tiếng Anh (English): [knowledge] , bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Trong tiếng Việt, cả "tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành.
Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng.

Nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận...
...

#####
__________________________________



B. Ảnh hưởng của văn hoá đến hành vi và tư tưởng của con người

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro