sinhlytuanhoan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG TUẦN HOÀN

Câu hỏi đúng (Đ)/ sai (S)

Câu 1:

1.1- Trong các điều kiện sinh lý bình thường, hoạt động của tim luôn chịu sự chi phối của thần kinh trung ương.

1.2- Trong một giới hạn nhất định, tim càng căng, sức co bóp của tim càng lớn.

1.3- Thần kinh giao cảm làm tăng tính hưng phấn của tim.

1.4- Tính hưng phấn của tim không thay đổi trong một chu chuyển tim.

1.5- Huyết áp tối đa và tối thiểu chỉ phụ thuộc vào sức co bóp của tim.

Câu 2:

2.1- Trong điều kiện sinh lý bình thường tim hoạt động một cách tự động, không chịu sự chi phối của thần kinh trung ương.

2.2- Do có giai đoạn trơ tuyệt đối kéo dài, tim không bao giờ co cứng.

1.3- Kích thích tim với cường độ tăng (trên ngưỡng) tim tăng co bóp.

2.4- Đối với hoạt động của tim, trương lực thần kinh giao cảm mạnh hơn trương lực thần kinh phó giao cảm.

2.5- Nồng độ CO2 máu tăng (tới mức độ nhất định) làm tăng sức co bóp của tim.

Câu 3:

3.1- Trong một giới hạn nhất định, tim càng căng, sức co bóp của tim càng mạnh.

3.2- Thì tâm thất thu là giai đoạn dài nhất trong một chu chuyển tim.

3.3- Khoảng PQ trên ECG là biểu hiện thời gian khử cực tâm thất.3

3.4- Huyết áp tối đa ở người trưởng thành khoảng 100-120 mmHg là biểu hiện sức co bóp của tim.

3.5- Phản xạ quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh có tác dụng điều hoà huyết áp.

Câu 4:

4.1- Sức co bóp của tim tỷ lệ thuận với độ dày tâm thất.

4.2- Tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài 0,27 gy, do đó tim không bao giờ co cứng.

4.3- Trung khu điều tiết tuần hoàn quan trọng nhất nằm ở hành tuỷ.

4.4- Ion Ca++ rất cần cho sự co bóp của cơ tim, nhiều Ca++ tim chết ở thì tâm trương.

4.5- Thần kinh phó giao cảm ảnh hưởng lên tim, mạch thông qua chất trung gian là acetylcholin.

Câu 5:

5.1- Kích thích tim với cường độ trên ngưỡng, tim sẽ cho ngoại tâm thu.

5.2- Hệ thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động cuả tim về mọi mặt (kể cả dinh dưỡng cơ tim).

5.3- Kích thích đầu hướng tâm của dây X làm giảm hyết áp và hô hấp.

5.4- Thyroxin (hormon tuyến giáp) có tác dụng làm tăng nhịp tim.

5.5- Huyết áp động mạch tỷ lệ thuận với lưu lượng tim và bình phương tiết diện động mạch.

Câu 6:

6.1- Tính hưng phấn của tim không thay đổi trong một chu chuyển tim.

6.2- Sức co bóp của tim tỷ lệ thuận với thể tích tâm nhĩ phải.

6.3- Tâm thất thu là nguyên nhân gây ra T1 và T2.

6.4- Khoảng PQ trong điện tim là biểu hiện thời gian truyền đạt nhĩ thất.

6.5- Khi kích thích đầu ngoại vi dây X sẽ làm giảm huyết áp, nhưng hô hấp không đổi.

Câu 7:

7.1- Tâm nhĩ thu có tác dụng mở van nhĩ thất và đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

7.2- Tâm thấtt thu có tác dụng tống máu vào động mạch.

7.3- Sóng T trong điện tim xuất hiện khi tâm thất đang giãn.

7.4- Thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm giảm hoạt động của tim về cả mọi mặt (kể cả dinh dưỡng lẫn cơ tim).

7.5- Huyết áp trung bình (My) là trung bình cộng cuả huyế áp tối đa (Mx) và huyết áp tối thiểu (Mn).

Câu 8:

8.1- Do có giai đoạn trơ tuyệt đối kéo dài, tim không bao giờ co cứng.

8.2- Ion Ca++ có tác dụng làm tăng sức co bóp của tim.

8.3- Adrenalin chỉ có tác dụng làm tăng sức co bóp của tim giống như Ca++.

8.4- Huyết áp động mạch tỷ lệ thuận với lưu lượng tim và độ keo của máu.

8.5- Kích thích đầu ly tâm của dây X làm giảm huyết áp nhưng hô hấp không thay đổi.

Câu 9:

9.1- Sức co bóp của tim tỷ lệ thuận với bán kính tâm thất ở thì tâm thu.

9.2- Giai đoạn trơ tuyệt đối của cơ tim dài hơn cơ vân, kích thích tim trong giai đoạn này không gây được ngoại tâm thu.

9.3- Huyết áp trong mao mạch có trị số thấp nhất.

9.4- Kích thích đầu hướng tâm dây X làm giảm hyết áp và hô hấp.

9.5- Nồng độ O2 trong máu giảm (tới mức độ nhất định) làm giảm sức co bóp của tim

Câu 10:

10.1- Đối với tim, trương lực thần kinh phó giao cảm mạnh hơn trương lực thần kinh giao cảm.

10.2- Kích thích tim với cường độ (cao hơn ngưỡng) tăng dần tim sẽ tăng co bóp.

10.3- Sức co bóp của cơ tim tỷ lệ thuận với thể tích tâm nhĩ phải.

10.4- Kích thích tim trong giai đoạn trơ tuyệt đối không gây được ngoại tâm thu.

10.5- Ion Ca++ chỉ làm tăng sức co bóp của tim, còn adrenalin chỉ làm tăng tần số tim.

Câu 11:

11.1- Thần kinh phó giao cảm ảnh hưởng lên tim, mạch thông qua chất trung gian hoá học acetylcholin.

11.2- Tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài hơn so với cơ vân.

11.3- Điện tim là tổng hợp dòng điện do tim phát ra trong quá trình hoạt động.

11.4- Van nhĩ thất mở gây ra tiếng T2.

11.5- Ion Ca++ rất cần cho sự co bóp của tim, nồng độ Ca++ tăng làm tim chết ở thì tâm trương.

Câu 12:

12.1- Hormon tuyến giáp (thyroxin) có tác dụng là tăng nhịp và sức co bóp của tim.

12.2- Phản xạ giảm áp xuất hiện khi tăng áp lực trong quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh.

12.3- Khi kích thích tim với cường độ trên ngưỡng, tim sẽ có ngoại tâm thu.

12.4- Tính hưng phấn của tim không thay đổi trong một chu chuyển tim.

12.5- Tâm thất thu làm xuất hiện tiếng tim T2.

Câu 13:

13.1- Trong một giới hạn nhất định, tim càng căng sức co bóp của tim càng mạnh .

13.2- Phản xạ gốc tim (phản xạ tim-tim) có tác dụng ngăn sự ứ máu trong tim.

13.3- Huyết áp động mạch tỷ lệ thuận với bình phương tiết diện động mạch.

13.4- Kích thích vào đầu hướng tâm dây X làm tăng huyết áp.

13.5- Huyết ấp giảm dưới ảnh hưởng của catecholamin.

Câu 14:

14.1- Trung khu điều tiết tuần hoàn quan trọng nhất nằm ở tuỷ sống.

14.2- Huyết áp trong mao mạch có giá trị thấp nhất.

14.3- Huyết áp động mạch tỷ lệ thuận với lưu lượng tim và bình phương tiết diện động mạch.

14.4- Kích thích dây giao cảm ở cổ thỏ, mạch máu tai thỏ co lại.

14.5- Khi kích thích mạnh vào vùng thượng vị sẽ gây phản xạ ngừng tim.

Câu 15:

15.1- Sức co bóp của tim tỷ lệ thuận với độ dày tâm thất.

15.2- 5 sóng điện tim (P, Q, R, S, T) là biểu hiện quá trình khử cực của tâm thất.

15.3- Tâm thất thu là giai đoạn quan trọng nhất trong một chu chuyển tim, có tác dụng tống máu vào động mạch.

15.4- Huyết áp tâm thu biểu hiện sức co bóp của tim.

15.5- Huyết áp giảm khi kích thích dây X.

Câu 16:

16.1- Tim thường xuyên ở trạng thái bị ức chế do trương lực thần kinh phó giao cảm mạnh hơn giao cảm.

16.2- Nhịp tim tăng lên sau khi bị cắt đứt các sợi giao cảm đi tới tim.

16.3- Nhịp tim tăng lên khi ta ấn tay vào nhãn cầu vài phút (phản xạ mắt tim).

16.4- Nhịp tim sẽ chậm (do giai đoạn tâm trương kéo dài) và sức co bóp của tim giảm khi K+ máu tăng.

16.5- Thể tích máu trong tâm nhĩ phải tăng, gây phản xạ tăng sức co bóp của tim.

Câu 17:

17.1- Kích thích vào các dây thần kinh cyon và Hering sẽ làm tăng sức co bóp của tim, tăng huyết áp.

17.2- Catecholamin có tác dụng làm co tất cả các mạch máu thông qua thụ cảm )b, a (adrenoreceptor b, athể

17.3- Thí nghiệm Clauder Bernard nói lên tác dụng co mạch của thần kinh giao cảm.

17.4- Serotonin có tác dụng co mạch, đặc biệt là co tĩnh mạch.

17.5- Bradykinin là một peptid gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch

Câu 18:

18.1- Các catecholamin có tác dụng làm co mạch não, mạch vành.

18.2- Điều tiết tuần hoàn vành chủ yếu theo cơ chế tự điều hoà tại chỗ.

18.3-Khi tăng phân áp CO2 trong máu làm giãn mạch vành và dòng máu tuần hoàn vành tăng lên.

18.4- Lưu lượng tuần hoàn vành tăng trong thì tâm thu.

18.5- Kích thích dây X làm co mạch vành.

Câu 19:

19.1- Lưu lưọng tim là lượng máu do tim bơm vào động mạch trong một phút.

19.2- Lưu lượng tuần hoàn não tương đối hằng định và bằng 750ml/phút.

19.3- Khi phân áp CO2 tăng gây giãn mạch não, tăng lưu lượng tuần hoàn não.

19.4- Thần kinh giao cảm và phó giao cảm có tác dụng chính quyết định sự điều tiết tuần hoàn não và tuần hoàn vành.

19.5- Vỏ não là trung khu quan trọng nhất trong điều tiết tuần hoàn.

Câu 20:

20.1- Thụ cảm thể ở mạch não, mạch vành là 2-Adrenoreceptor.b

20.2- Lưu lượng tuần hoàn não và tuần hoàn vành đều luôn luôn hằng định.

20.3- Khi phân áp O2 giảm làm giãn mạch, do đó làm tăng lưu lượng tuần hoàn não.

20.4- Tuần hoàn não, tuần hoàn vành được điều tiết theo cơ chế tự điều hoà là chính.

20.5- Trung khu điều tiết tuần hoàn quan trọng nhất là hành tuỷ.

Câu hỏi lựa chọn

Câu 1: ý nghĩ định luật Starling của tim?

A- Nói lên ảnh hưởng của thần kinh lên tim.

B- Nói lên ảnh hưởng của hormon lên tim.

C- Nói lên đặc điểm cấu trúc cơ tim.

D- Nói lên ảnh hưởng của sức cản ngoại vi

E- Thể hiện sự tự điều hoà hoạt động của tim.

Câu 2: Do đâu tim co bóp theo định luật “tất cả hay là không”?

A- Do đặc điểm cấu tạo của hệ tự động.

B- Do tốc độ dẫn truyền trong hệ tự động.

C- Do tim co bóp nhip nhàng.

D- Do đặc điểm cấu trúc cơ tim.

E- Do ảnh hưởng của thần kinh chi phối tim.

Câu 3: Tại sao tim không bao giờ co cứng?

A- Do nút xoang phát xung nhịp nhàng.

B- Do sự dẫn truyền trong hệ tự động nhanh.

C- Do tim có giai đoạn trơ tuyệt đối kéo dài.

D- Do đặc điểm cấu trúc cơ tim.

E- Do tim có khả năng tự điều hoà hoạt động.

Câu 4: Giai đoạn nào trong một chu chuyển tim không gây được ngoại tâm thu?

A- Cuối thời kỳ tâm thu

B- Suốt thời kỳ tâm thu

C- Đầu thời kỳ tâm thất thu

D- Đầu thời kỳ tâm trương

E- Cuối thời kỳ tâm trương.

Câu 5: ứng với nhịp tim 75 lần/phút thời gian tống máu là bao nhiêu và áp lực trong tâm thất trái lúc này?

A- Thời gian 0,20gy; áp lực 120 mmHg-130 mmHg

B- Thời gian 0,25gy; áp lực 100 mmHg- 130 mmHg

C- Thời gian 0,20gy; áp lực 120 mmHg- 150 mmHg

D- Thời gian 0,20gy; áp lực 120 mmHg- 150 mmHg

E- Thời gian 0,20gy; áp lực 100 mmHg- 150 mmHg

Câu 6: Tiếng tim T1 xuất hiện khi nào và nguyên nhân gây ra T1?

A- Trong giai đoạn tăng áp, do đóng van nhĩ thất.

B- Đầu giai đoạn tăng áp, do đóng van nhĩ thất.

C- Cuối giai đoạn tăng áp, do đóng van tổ chim.

D- Đầu giai đoạn tống máu, do đóng van tổ chim.

E- Đầu giai đoạn tống máu, do đóng van nhĩ thất.

Câu 7: Tiếng tim T2 xuất hiện khi nào và nguyên nhân gây ra T2?

A- Trong giai đoạn tiền tâm trương, do đóng van nhĩ thất

B- Trong giai đoạn giãn đẳng trường, do đóng van nhĩ thất.

C- Trong giai đoạn giãn đẳng trường, do đóng van tổ chim.

D- Trong giai đoạn giãn đẳng trương, do đóng van tổ chim

E- Trong giai đoạn cơ tim giãn, do đóng van tổ chim.

Câu 8: Thì tâm thu của chu chuyển tim (CCT) lâm sàng:

A- Trùng với tâm thu của CCT sinh lý.

B- Trùng với giai đoạn tăng áp của CCT sinh lý.

C- Trùng với giai đoạn tống máu của CCT sinh lý.

D- Trùng với tâm nhĩ thu và tâm thất thu của CCT sinh lý.

E- Trùng với thì tâm thất thu của CCT sinh lý.

Câu 9: Khi nghe tiếng T1, cơ tim ở trạng thái như thế nào?

A- Tâm nhĩ vừa giãn-tâm thất chưa co.

B- Tâm thất đang co-tâm nhĩ đang giãn.

C- Tâm nhĩ đang giãn-tâm thất bắt đầu co.

D- Tâm nhĩ đang giãn-tâm thất đang tống máu.

E- Tâm nhĩ bắt đầu co-tâm thất đang giãn.

Câu 10: Khi nghe tiếng T2, cơ tim ở trạng thái nào?

A- Tâm nhĩ đang co-tâm thất đang giãn.

B- Tâm nhĩ đang giãn-tâm thất bắt đầu giãn.

C- Tâm nhĩ bắt đầu co-tâm thất giãn hoàn toàn.

D- Tâm nhĩ bắt đầu co-tâm thất đang giãn.

E- Tâm nhĩ đang giãn-tâm thất đang giãn.

Câu 11: Thì tâm thu cuả CCT sinh lý:

A- Trùng với thì tâm thu của CCT lâm sàng.

B- Bắt đầu khi xuất hiện T1, kết thúc sau khi xuất hiện T2.

C- Gồm tiếng T1 và im lặng ngắn.

D- Gồm thì tâm nhĩ thu và tâm thất thu.

E- Bất đầu khi đóng van nhĩ thất (T1) và kết thúc khi mở van tổ chim.

Câu 12: Các sóng ECG ở đạo trình cơ bản có biên độ (mv):

A- P (0,05-0,25), R (0,25-0,6), T (0-2,2)

B- P (0,05-0,25), R (0,4-2,2), T (0-0,6)

C- P (0,05-0,25), R (0,4 -2,2), T (0-2,2)

D- P (0,05-0,5), R (0,25-0,6), T (0-0,6)

E- P (0,05-0,5), R (0,4-2,2), T (0-0,6)

Câu 13: Các sóng ECG có thời khoảng (gy) là:

A- P (0,05-0,08), QRS (0,06-0,10)

B- P (0,05-0,11), QRS (0,06-0,10)

C- P (0,06-0,10), QRS (0,05-0,11)

D- P (0,05-0,08), QRS (0,05-0,11)

E- P (0,06-0,10), QRS (0,06-0,10).

Câu 14: Giá trị huyết áp động mạch ở người trưởng thành và yếu tố quyết định là:

A- 60- 90 mmHg; Sức co bóp của tim.

B- 70-120 mmHg; Sức cản ngoại vi.

C- 60- 90 mmHg; Sức co bóp của tim và

sức cản ngoại vi.

D- 70-120 mmHg; Sức co bóp của tim và

sức cản ngoại vi.

E- 70-120 mmHg; Sức co bóp của tim.

Câu 15: Huyết áp trung bình (My) là gì?

A- Trung bình cộng cuả HA tối đa và HA tối thiểu (Mx, Mn).

B- Trung bình cộng của nhiều lần đo.

C- Là huyết áp hằng định gây được một lưu lượng bằng hệ huyết áp tối đa và tối thiểu gây ra.

D- Là huyết áp hằng định có giá trị gần HA Mx.

E- Là huyết áp có giá trị gần với HA Mn.

Câu 16: Tim tăng sức co bóp khi nào?

A- áp suất trong quai động mạch chủ tăng.

B- áp suất trong xoang động mạch cảnh tăng.

C- Phân áp O2 trong máu tăng.

D- Lượng máu về tâm nhĩ phải tăng.

E- Phân áp Co2 trong máu giảm.

Câu 17: Nhịp tim tăng khi nào?

A- Khi tăng phân áp O2 trong máu động mạch.

B- áp xuất trong xoang động mạch cảnh tăng.

C- Phân áp O2 trong máu tăng.

D- Lượng máu về tâm nhĩ phải tăng.

E- Phân áp Co2 trong máu giảm.

Câu 18: Nhịp tim tăng khi nào?

A- Khi tăng phân áp O2 trong máu động mạch.

B- Khi giảm phân áp CO2 trong máu động mạch.

C- Khi tăng hormon tuyến giáp (thyroxin)

D- Khi tăng áp xuất trong quai động mạch chủ.

E- Khi tăng áp xuất trong quai động mạch cảnh.

Câu 19: Tim tăng sức co bóp dưới ảnh hưởng của:

A- Adrenalin, ion K+.

B- Noradrenalin, ion K+.

C- Adrenalin, ion Ca++.

D- Acetylcholin, ion Ca++.

E- Acetylcholin, ion K+.

Câu 20: Huyết áp động mạch tăng khi nào?

A- Tăng áp xuất trong quai động mạch chủ.

B- Tăng áp xuất trong xoang động mạch cảnh.

C- Giảm áp xuất trong quai động mạch chủ.

D- Giảm phân áp CO2 trong máu động mạch.

E- Tăng phân áp O2 trong máu động mạch.

Câu 21: Trong thực nghiệm quan sát thấy huyết áp động mạch giảm khi:

A- Trong thì thở vào.

B- Sau khi cắt hai dây X.

C- Khi tiêm adrenalin.

D- Khi kích thích đầu hướng tâm dây X.

E- Khi kích thích đầu ly tâm dây X.

Câu 22: Nguyên nhân chính gây giảm huyết áp động mạch là:

A- áp xuất máu trong khoang động mạch cảnh giảm.

B- áp xuất máu trong quai động mạch chủ tăng.

C- Tăng sức cản của hệ tuần hoàn.

D- Do thở ra.

E- Do dùng chất huỷ phó giao cảm (atropin).

Câu 23: Các chất có tác dụng làm tăng huyết áp do co mạch và tăng tái hấp thu ở ống thận là:

A- Adrenalin, Vasopressin.

B- Adrenalin, Angiotensin II.

C- Adrenalin, Angiotensin II.

D- Angiotensin II, Bradykinin.

E- Angiotensin II, Vasopressin.

Câu 24: Khi kích thích đầu ngoại biên dây X sẽ quan sát thấy hiện tượng :

A- Tim đập chập, mạch giãn, huyết áp giảm, hô hấp ngừng.

B- Tim đập chậm, mạch giãn, huyết áp không đổi, hô hấp không đổi.

C- Tim đập chậm, mạch giãn, huyết áp hạ, hô hấp không đổi.

D- Tim đập bình thường, mạch giãn, huyết áp giảm, hô hấp ngừng.

E- Tim đập chậm, mạch co, huyết áp giảm, hô hấp ngừng.

Câu 25: Khi kích thích dây giao cảm ở một bên cổ thỏ sẽ quan sát thấy :

A- Mạch giãn, tai thỏ cùng bên đỏ hơn tai bên kia.

B- Mạch co, tai thỏ cùng bên đỏ dần.

C- Mạch co, tai thỏ cùng bên tái nhợt.

D- Mạch co, sau lại giãn.

E- Mạch giãn, sau lại co, tai thỏ tái nhợt.

Điền vào chỗ trống

1- Cơ tim được cấu tạo bởi ...(a)... loại tế bào.

2- Tính hưng phấn của cơ tim thay đổi theo ...(a)... giai đoạn sau một kích thích.

3- Giai đoạn trơ tuyệt đối của cơ tim kéo dài ...(a)... giây.

4- Giai đoạn ...(a)... là giai đoạn quan trọng nhất trong một chu chuyển tim.

5- Nguyên nhân gây tiếgn T1 là do đóng ...(a)...

6- Đầu giai đoạn tăng áp van nhĩ thất ...(a)... cuối giai đoạn này van ...(a)... mở.

7- Phức hợp QRS biểu hiện quá trình ...(a)... tâm thất và có thời khoảng bằng ...(b)... giây.

8- Khoảng PQ biểu hiện thời gian ...(a)... nhĩ thất và kéo dài khoảng ...(b)... giây.

9- Huyết áp động mạch ở người Việt nam có giá trị tối đa...(a)... mmHg, tối thiểu ...(b)... mm Hg.

10- Huyết áp động mạch giảm khi kích thích ...(a)....

11- Sau khi cắt hai dây X huyết áp động mạch ...(a)...

12- Kích thích đầu ...(a)... dây X làm giảm huyết áp, hô hấp ...(b)...

13- Adrenalin làm co mạch ...(a)..., giãn mạch ...(b)...

14- Noradrenalin làm co mạch ngoại vi.

15- Angiotensin có tác dụng gây ...(a)... rất mạnh.

16- ADH với liều cao có tác dụng gây ...(a)... nên còn được gọi là ...(b)...

17- Hormon tuyến giáp (Thyroxin) có tác dụng làm ...(a)... nhịp tim.

18- Phản xạ làm tăng sức co bóp của tim khi tăng thể tích máu trong tâm nhĩ ...(a)... gọi là phản xạ ...(b)...

19- Phản xạ giảm áp, xuất hiện khi ...(a)... áp lực trong quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh.

20- Tim tăng sức co bóp dưới ảnh hưởng của ion ...(a)... và giảm sức co bóp dưới ảnh hưởng của ion ...(b)...

21- Adrenalin tác động lên tim thông qua thụ cảm thể ...(a)...

22- Catecholamin tác động lên mạch ngoại vi thông qua thụ cảm thể ...(a)...

23- Khi phân áp CO2 trong máu tăng sẽ làm ...(a)... mạch máu não, do đó lưu lượng tuần hoàn não ...(b)...

24- Adrenalin tác động lên mạch não, mạch vành thông qua thụ cảm thể ...(a)...

25- Tác động mạnh vào vùng thượng vị sẽ gây phản xạ ...(a)... tim.

Câu hỏi trả lời ngắn

1- Nêu thời gian của từng giai đoạn biến đổi hưng phấn cơ tim?

2- Kể tên các thì, các giai đoạn chính trong một chu chuyển tim?

3- Cho biết các đạo trình ghi ECG thường dùng?

4- ECG có mấy sóng, ý nghĩa của từng sóng?

5- Nêu giá trị bình thường của huyết áp động mạch trên người tuổi trưởng thành?

6- ý nghĩa của các sóng khi ghi huyết áp trực tiếp trên động mạch?

7-Những yếu tố trong hệ tuần hoàn ảnh hưởng đến huyết áp?

8- Những biến đổi sinh lý của huyết áp?

9- Nêu các đặc tính thành động mạch và tác dụng của các đặc tính này?

10 Thần kinh giao cảm có tác dụng gì đối với tim?

11- Tác dụng thần kinh giao cảm đối với mạch?

12- Tác dụng thần kinh phó giao cảm đối với tim?

13- Các loại adrenoreceptor-vị trí, cơ chế tác dụng ở tim mạch có thể trình bày theo bảng?

14- Tác dụng của adrenalin lên tim?

15- Kể tên các yếu tố thể dịch tác dụng lên mạch?

16- Trình bày tóm tắt phản xạ gốc tim (phản xạ tim-tim)?

17- Trình bày tóm tắt phản xạ giảm áp?

18- Kể tên các phản xạ có thụ cảm thể nằm ngoài hệ tuần hoàn?

19- Khả năng phát xung của các nút trong hệ tự động của tim?

20- Tốc độ dẫn truyền trong hệ tự động và ý nghĩa?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro