Tôi ...yêu ông - Truyện Gay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.

Tôi là đứa ít cười, cũng chẳng hay nói… đó là cái bản mặt của tôi khi ở nhà.

Còn ở ngoài xã hội, nói cho to tát thế chứ thực ra là ở bên cạnh bạn bè, người quen biết thì tôi là một đứa hay nói hay cười. Thậm chí còn hơn thế nữa vì tôi nổi tiếng là một đứa học sinh quậy phá với vô số thành tích bất hảo. Chẳng ai chịu nổi tôi trừ những đứa bạn chí cốt trong băng quậy làng phá xóm cùng học chung trường và… một người – cha tôi.

Ha, cha ư? Nực cười. Thực ra ông ta chẳng phải là cha tôi vì nói cho chính xác hơn thì ông ta chỉ là chồng kế của mẹ tôi mà thôi. Ông ta tốt? Có lẽ, nhưng chỉ là với mẹ tôi thôi, còn với tôi, dù ai cũng nói ông ta đối xử với tôi rất chu đáo hơn cả người cha đã mất của tôi nhưng không bao giờ tôi cảm nhậm được, hay là tôi không muốn? Tôi chẳng quan tâm lắm.

Tôi cứ hay lầm lỳ ở nhà khi ở cùng ông ta, tôi mặc ông ta nấu nướng trong bếp rồi bưng ra để mời tôi cùng ăn chung. Những lúc đó thì tôi cứ thây kệ và tiếp tục ngồi coi film hơn nữa tiếng đồng hồ. Để rồi lúc tắt phụt cái tivi lớn trước mặc để đứng lên tiến đến bàn ăn thì cũng là lúc cơm canh đã nguội ngắt. Nhưng ông ta vẫn còn ngồi đó nhìn tôi dịu dàng và bắt đầu xới cơm vào chén đưa cho tôi.

Lần nào cũng thế. Ông ta luôn nhẫn nại chờ cho tôi bước đến. Tôi chẳng thấy ông ta có gì hay mà để mẹ tôi mê đến nỗi cưới ông ta ngay khi cha tôi mới qua đời chưa đầy nửa năm. Lúc đó tôi mới có 7 tuổi nhưng tôi cũng đã có ý thức để không hận mẹ tôi vì cái hành động nhanh chóng vội vàng đó. Tôi chỉ ghét ông ta, ghét ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tôi ghét cái cách ông ta cười hiền nhìn tôi rồi đưa bàn tay lớn ấm áp tới để tỏ ý muốn nắm lấy bàn tay đang lạnh lẽo của tôi lúc đó… Đó là những ký ức hồi nhỏ của tôi, nhưng tôi vẫn không thể nào quên đựoc. Để rồi cho dù 10 năm sau đó, nó vẫn lẽo đẽo theo sau để nhắc cho tôi luôn nhớ rằng giữa tôi và ông ta có một bức tưòng cao lớn khó có thể đập vỡ được. Và vô hình chung nó cũng dần dà làm tôi ghét những thứ “ấm áp” nơi ông ta: nụ cười. bàn tay, tấm lưng, hay công việc bếp trưỏng mà ông ta đảm nhiệm ở một nhà hàng lớn nữa… Tất cả, tất cả mọi thứ ở ông ta tôi đều ghét… ghét tất…

Tôi im lặng ăn xong rồi thả cái chén sạch cơm xuống bàn để quay lại cái tivi đang sắp chiếu bộ phim tôi yêu thích. Tôi thề là nếu ko có cái màn khóc lóc ỉ ôi mà mẹ tôi cố tình diễn trước cuộc công tác 3 tháng định kỳ thì có đánh chết tôi cũng không chịu ăn cơm hai người với ông ta.

“Thắng…” Cái giọng nói đáng ghét vang lên nhưng tôi chẳng buồn ư hử hay quay lại. “Mai bố có công chuyện ở nhà hàng, có lẽ bố sẽ đi sớm và về hơi trễ nên không ăn cơm với con được. Con…”

Ai con ông? Ông bố ai?

“Ô tốt quá! Vậy tôi sẽ tránh được một bữa cơm nhàm chán rồi!” Tôi luôn vậy, ăn nói trống không và ngang ngạnh.

“Ừm…” Tôi không cần quay đầu lại cũng biết ông ta đã nở một nụ cuời nhẹ thay cho cái thở dài ngao ngán vì có một đứa con như tôi.

Nhưng tôi xá gì. Tôi chẳng cần quan tâm đến việc ông ta nghĩ gì. Trong mười năm nay tôi chỉ vì mẹ tôi đang sống trong cái nhà này và có một người chồng là ông ta nên tôi mới cố gắng nhịn nhục chẳng làm bất cứ điều gì quá đáng đấy thôi. Tôi chỉ là không bao giờ gọi ông ta bằng “bố” cũng như cười đùa hay thân mật với ông ta dù mẹ tôi có buồn phiền vì việc đó đi chăng nữa. Tôi luôn cố làm mẹ vui vì trên cuộc đời này tôi chỉ còn bà là người thân duy nhất. Còn ông ta… ông ta không phải cha tôi, ông ta chỉ là chồng của mẹ tôi, ông ta chỉ có liên hệ với mẹ tôi, tôi và ông ta chẳng có mối quan hệ nào cả ngoài trên giấy tờ và qua mẹ tôi….

Mẹ tôi chẳng nói gì và cũng như ông ta, hai người chẳng nói gì hay đúng hơn là chẳng biết phải làm gì để tôi có thể hùa theo họ mà tung hô từ “gia điình” cho cái ngôi nhà có 3 người cùng chung sống thế này…

Tôi đi xuống bếp để tìm một chai nước lạnh trong khi tivi đang chiếu chương trình quảng cáo giữa film. Vừa bước vào bếp, theo thói quen, tôi cau mày khi thấy ông ta, nghề của ông ta là trong bếp nên chuyện tôi thường xuyên thấy ông ta và thường xuyên phải cau mày khi bước vào bếp đã là một thói quen rồi.

Tôi mở nắp và nốc chai nước ngay tại cái tủ lạnh đang mở. Bất chợt, theo đường mắt, tôi nhìn vào chỗ những đốm lửa đang cháy hừng hực trên bếp. Bếp là nơi tôi ít đặt chân vào nhất trong nhà bởi vì bếp là nơi ông ta đặt chân vào nhiều nhất trong nhà. Nhìn ông ta lòng tôi không thể không dâng lên một cảm giác ghen ghét khó tả… và nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt thanh tú của ông ta tôi cũng không thể không dâng lên được một cái gì đấy… một cái gì đấy khang khác và khó chịu… Cái cảm giác đó quen thuộc lắm bởi tôi đã nhận ra nó hiện hữu trong tôi từ rất rất lâu rồi… từ khi tôi vẫn còn là một thằng nhóc đúng nghĩa… Ừ, và cũng đa phần vì cái cảm giác đó nơi tôi không thể giải thích được nên tôi đâm ra ghét lây cái người gây ra cái cảm giác đó – ông.

Chợt ông cười hiền khi thấy tôi nhìn ông. Tức. Tôi mạnh tay ném lại chai nước vào trong tủ lạnh rồi hầm hầm đi ra ngoài. Ông ta thật tình rất biết cách để bật bếp lửa trong lòng tôi lên. Tôi luôn luôn thấy tức giận khi ông ta cười… một nụ cười có cái gì đó tôi không nhận ra được nên tôi điên tiết và tức.

Tôi là thế , là một thằng con trai có đôi phần ngốc nghếch theo như mấy thằng bạn quỷ sứ phán đoán, là một thằng con trai có một gia đình không như những đứa bạn cùng trang lứa…. Tôi thèm khát có một gia đình như những đứa bạn lóc chóc của tôi… Chúng quậy phá, nhưng đa phần chỉ là quậy vui chứ không phải là quá sa đà, chúng học cũng tàm tạm nhưng tất nhiên là phần quậy thì giỏi hơn là phần cầm sách cầm vở. Cái đãc biệt ở chúng mà tôi yêu thích là chúng có 1 gia đình rất tuyệt, cha mẹ không quá ép buộc, áp đặt chúng vào khuôn phép mà lại phóng khoáng để chúng tự do bay lựơn như cánh diều tung tăng trong gió. Chỉ có điều là cái dây diều nơi gia đình chúng nắm giữ lại cực kỳ chắc chắn hơn cả dây cáp. Gia đình chúng thật là… nghĩ đến những người thân của chúng mà tôi cũng đượ họ nhận là một thành viên thì tôi lại thấy họ ma lanh hơn những thằng bạn của tôi nhiều. Họ và chúng nó thật vui… Còn tôi và ông ta??? Chỉ có má tôi và ông ta thì vui vẻ thôi. Tôi và má tôi cũng vậy, tôi hay cười khi có bà. Nhưng với ông ta… thì không bao giờ.

Đập mạnh tay vứt cái remote xuống salon vì những thứ vẩn vơ từ lúc bước ra nhà bếp mà không nguôi ngoai được. Tôi chạy lên phòng lấy chiếc áo khoác da đen bạc tôi yêu thích rồi đi xuống nhà dưới.

Sau khi phone cho vài đứa chiến hữu để thông báo: đêm nay là một đêm đẹp trời đầy sao và đầy… cảnh sát thì ông ta bước ra, tôi nhìn ông ta bằng con mắt khó chịu, còn ông ta thì như thường lệ phớt lờ cái ý nghĩa của cái liếc xéo mà ngạc nhiên lên tiếng:

“Con lại định đi đua xe à.”

“Liên quan gì đến ông?”

“Ta chỉ muốn khuyên con là nên đi đua ít lại thôi. Chúng rất nguy hiểm và…”

Tôi gắt lên khi ông ta chưa kịp ca xong bài ca cũ rích: “Nhiều chuyện quá. Chuyện của tôi không cần ông xen vào.”

Quay lưng bước ra sân để lấy con xế yêu quý, tôi rồ máy đi không thèm ngoảnh lại nhìn lấy ông ta một lần.

“Con thật là… đã không còn thời gian nữa Thắng à… đã không còn thời gian nữa rồi…” Người đàn ông mang dáng dấp một người trung niên thở dài nhìn theo một bóng đen lướt đi trong bóng tối rồi trong chớp mắt đã biến mắt khỏi tầm với của ông.

2.

“Trễ thế đại ca.”

“Hừ. Lão già ngáng chân.” Tôi lầm bầm trong miệng.

Lũ bạn nhìn tôi là đủ hiểu nên không nói gì mà phóng ga kéo hồn tôi bay trên con đường cao tốc.

Gió táp mặt vào mặt. Dù có mũ bảo hiểm và một đôi tay lụa khó ai bì kịp nhưng tôi vẫn có cảm giác run run nơi đầu ngón tay. Cái sự tê tê ấy thật sảng khoái và nó nhanh chóng giúp tôi quên đi cái mùi lửa nồng ở cái căn nhà lúc nào cũng nóng nực đến kỳ lạ ấy. Vì ông ta? Vì cái chất lửa thấm trong ông ta? Ừ? Vì ông ta và vì cái lửa ghét tôi đã áp sẵn vào lòng mình khi lần đầu tiên nhìn thấy người được mẹ tôi giới thiệu là “bố”…. Ghét. Tại sao ông ta không giờ biến mất khỏi mắt tôi nhỉ? Tại sao? Ông trời qủa là đáng hận.

“Thắng…”

“Ê… Thắng…”

“…Này…”

“CAO MINH THẮNG.”

“A. Đây…” Tôi lờ mờ đáp trong cơm mơ chưa tỉnh.

“Mộng đẹp không em?” Còn ngái ngủ nên tất nhiên tôi không thể nào hiểu được cái rít rít giận dữ đó phát từ đâu ra mà chỉ “ngây thơ” trả lời:

“Có. Đẹp lắm… Ơ ủa???” Lớ ngớ khi thấy cả lớp bắt đầu ôm bụng cười rần rần trong khi đó thì tôi chỉ còn biết gãi đầu cười trừ để mặc ong thầy trên bục giảng đang cười méo xệch và mặc thì đỏ rần rần.

“Em. Lên bảng giải bài này cho tôi.” Giọng ngọt hơn thiên thần trong khi tôi lại nhận xét rằng mặt ông ta còn kinh khủng hơn ác qủy.

“Á. Thầy ơi…”

“Gì?” Nụ cười không còn là thiên thần nữa mà lộ rõ bản chất thật sự.

“Thầy….”

“Thôi được, tôi tha em. Khỏi lên bảng.”

“Ôi thầy tốt quá.”

“Mà chuyển qua ngồi sổ đầu bài.”

“Á!”

“Ha ha ha….”

“Im. Mấy tụi bây nín hết cho tao. Mấy tụi bây mà còn dám cười nữa tao giết.”

“HA HA HAAA…” Hậu quả là chúng nó còn cười to hơn.

“Thôi mà Thắng.” Thằng Nam là cười ít nhất trong đám cũng là đứa thân thiết nhất vì là bạn nối khố của tôi từ nhỏ. Nam là một người cao ráo đẹp trai với rất nhiều cô bé cũng như chị lớn theo đuổi. Nhưng tuyệt nhiên nó chẳng thích một ai cũng như chỉ trung thành chơi với đám quỷ quậy phá tụi tôi chứ không chơi với đám bạn công tử bốn mắt mà đáng lẽ ra thành phần “bậc cao” như nó đáng lẽ phải chơi.

“Ai bảo cậu chi. Chắc hôm qua khi tụi tớ về cậu còn ráng cua thêm vài đường nữa phải không.”

“Ừ. Chán. Cậu biết là khi tớ lượn thì tớ đâu còn nhớ gì nữa. Nhất là cái vụ “dự giờ” quan trọng gì gì đó của ông thầy Toán.”

“Thì đó… nên cậu cũng đâu trách được tụi tớ… hức hức… ha ha ha…”

“Ê Nam… thằng quỷ. Mày cút đi.”

Sau một lúc lâu vì biết là sẽ chẳng kiếm được chỗ bán thuốc đau bụng do cười nhiều nên từ từ thì tụi quỷ bạn tôi cũng dứt hẳn.

“Mà mày hôm nay có đi sớm với tụi tao được không? Vụ cá cược với bên trường thằng Hoà, thằng Quý đó.” Một đứa khác vỗ vai tôi nói.

“Được chứ.”

“Không dính phải ông dượng của mày à.”

“Ổng dám. Mà hôm nay ổng làm ca trễ không quản nổi tao đâu.”

“Ừ. Vậy mày về chuẩn bị đi. 8h hẹn chỗ cũ.”

“Okay. Bye”

“Bye sếp.”

“Mà sếp đừng mộng đẹp nữa nhé.”

“Cút.”

“A haaaaa…” Tiếng cười còn vang theo đám bạn tôi tận cuối con đường.

“Tối nay mày ăn gì?”

“Hả? Mày nói gì Nam?”

“Ổng không nấu thì ai nấu cơm mày ăn?”

“Bộ ổng không nấu một bữa là ta chết đói sao?”

“Ừa. Thôi đi.”

“Bộ mày không về nhà sao? Nhà mày ngược đường nhà tao mà.”

“Bộ qua nhà mày chơi không được sao. Tao chán về nhà. Với lại bữa nay ông ba với bà má tao đi tiệc gì gì đó rồi.”

“Ừa. Mày đâu thích đi mấy chỗ đó. Thôi về nhà tao đi rồi lát tao lấy xe chở mày về lấy xe mày sau.”

Đám tụi tôi có quy luật bất thành văn đó là không bao giờ mang xe đi đến trường cũng như hạn chế đi vào buổi sáng. Bởi rất có thể gây nên sự dòm ngó chú ý không cần thiết. Và vì vậy rất nguy hiểm nếu có ai đó lại bắt gặp chính chiếc xe đo vi vu luợn lách một cách phạm pháp trên những tuyến đường lớn. Vì vậy chúng tôi đa phần là đi bộ hoạc đi xe đạp đến trường. Vì như vậy có thể vừa tập thể dục vừa tán gái.

Vế sau thì tôi xin cam đoan là của những thằng bạn mắc dịch chứ không phải tôi. Tôi không phải là đứa con trai hay mờ mắt vì sắc đẹp của một đứa con gái. Điều đó cũng không nói lên rằng tôi thích con trai vì vậy xin đừng hiểu lầm. Tôi không khó chịu gì lắm khi thấy con trai yêu con trai nhưng tôi nghĩ rằng tôi không thuộc vào loại đó. Tôi thấy tôi giống thằng Nam ở điểm đó nhất. Không dễ dàng thích khi nhìn thấy con gái. Vì vậy tôi cũng tránh được vài ánh nhìn lẳng lơ của những cô gái trong quán bar mà hội chúng tôi hay đi.

“Thắng.”

“Hả?”

“Ông làm gì cười khúc khích như thằng ĐAO thế hả? Tới nhà ông rồi. Mở của đi.”

“À ừ.” Tôi cúi xuống và mở cửa nên thằng Nam may mắn là không nhận đựơc vài câu chửi của tôi.

“Con về sớm thế.” Giọng nói quen thuộc bất giác làm tôi nhìn lên với khuôn mặt cau có cũng quen thuộc.

“Ông chưa đi sao?”

“À. Sắp rồi. Chào cháu, Nam.”

“À, vâng. Chào bác.” Nam cười một nụ cười theo kiểu đối phó. Tôi luôn nhìn đượcđiều gì đó trong nụ cười của tất cả mọi người. Và đối với Nam cũng vậy. Tôi nhận thấy hình như cậu ta có vài phần vào đó biểu hiện “ghét” trong nụ cười của cậu với ông ta. Tôi cũng đã vài lần hỏi cậu ta cũng ghét ông ta như tôi phải không. Nhưng những gì tôi nhận lại được ở cậu chỉ là 1 nụ cười bí hiểm mang tên: “cậu sẽ chẳng bao giờ hiểu được đâu.”

Nam

theo sau tôi vào nhà và cũng ngồi xuống bên tôi trên chiếc ghế salon dài.

“Thắng này.”

Tôi không trả lời mà chỉ nói Nam đưa tôi cái remote.

“Bố đã để sẵn thức ăn trong tủ lạnh rồi. Con muốn hâm lại thì có lò vi sóng đó. Ừm, nhưng bố biết con thích ăn đồ lạnh hơn nên…”

“Tôi không còn là con nít 3 tuổi đâu. Ông lải nhải nhiều quá rồi đó.”

“Ừm. Bố phải đi đây. Bố sẽ cố về sớm.”

“Ông đi luôn khỏi về cũng được.” Tôi chẳng kịp suy nghĩ cho lời nói của mình. Mà có gì phải suy nghĩ chứ. Đó là điều tôi luôn muốn mà.

“Hì. Tạm biệt.”

“Cậu nói thế có quá lời không?” Nam chỉ cất tiếng nói khi tiếng xe hơi của ông ta xa dần.

“Hừ. Cậu không thấy ông ta quá phiền phức sao.”

“Tớ thấy ông ta quan tâm tới cậu đấy chứ?”

“Ha.” Tôi cười khẩy. “Tớ chẳng cần. Quan tâm ư? Rắc rối thì có.”

“Cậu luôn nghĩ thế ư?” Có cái gì đó lạ lùng nơi chất giọng quen thuộc của cậu.

“Tất nhiên.”

“Vậy thì tốt?”

“Tốt gì???” Tôi nhìn Nam mà tự hỏi cái nụ cười tươi tắn chân thật mà cậu vừa nở có ý nghĩa gì.

“Chẳng có gì. Tớ đói rồi. Ta ăn đi.”

“Khỏi. Tớ chẳng muốn đụng vào thức ăn do ổng nấu.”

“Sao vậy? Ngon đấy chứ.”

“Cậu hiểu mà. Tôi ghét hết tất cả những gì ở ông ta?”

“Thật sao?”

“Sao cậu lại hỏi tớ câu đó. Cậu phải quá hiểu điều đó ở tớ chứ?”

“Ừ. Nhưng có vài điều thì cậu không quá thông minh để hiểu Thắng à.”

“Cậu… bắt đầu có dấu hiệu lạ lùng rồi đó nghe.”

Nụ cười khó hiểu trên gương mặt Nam trở thành một cái cười ngất như thường lệ khi thấy cái mặt ngu ngu của tôi được giăng ra.

“Thôi thôi. Tao đói rồi. Mà mày bị má mày gài bẫy mà, không ăn thức ăn của ổng một ngày cũng đâu có được.”

“Ê. Tao vẫn còn đang tức nè mài.Sao bả không đi làm diễn viên đi nhỉ? Khổ quá đi. Chờ đó để tao đi lấy thức ăn.”

“Ừa.”

Tôi đi vào bếp lấy thức ăn. May là không quá ít để hai cả hai cái miệng cùng xơi. Một đĩa thịt sườn nướng – món tôi thích. Canh rau cải với tôm và không quá nhiều dầu – món tôi thích. Rồi đậu, rồi cá kho không ớt, đến cả nước hoa quả cũng đều là món tôi thích. Mười năm trôi qua đủ để ông ta hiểu quá rõ về tôi. Nhưng ở ông ta, chẳng có cái gì là tôi hiểu cả. Một thứ cũng không. Chẳng hạn như ông ta hiểu tôi sẽ luôn ăn hết phần nho tươi khi chỉ ở nhà một mình nên khi mở tủ lạnh ra thì… ôi trời nho tươi đầy tủ. Tôi tức tối đóng mạnh cửa lại khi lấy ra một dĩa nho nhỏ. Ăn chứ. Dù có tức ông ta bao nhiêu thì những quả nho do ông ta chuẩn bị tôi đều ăn hết. Đó là điều duy nhất tôi không thể không làm, cho dù tôi thật sự ghét khi tất cả những gì của tôi mà ông ta cũng đều hiểu và biết rõ.

“Lâu quá đấy…”

“Okie. Ra ngay.”

1.

Tôi là đứa ít cười, cũng chẳng hay nói… đó là cái bản mặt của tôi khi ở nhà.

Còn ở ngoài xã hội, nói cho to tát thế chứ thực ra là ở bên cạnh bạn bè, người quen biết thì tôi là một đứa hay nói hay cười. Thậm chí còn hơn thế nữa vì tôi nổi tiếng là một đứa học sinh quậy phá với vô số thành tích bất hảo. Chẳng ai chịu nổi tôi trừ những đứa bạn chí cốt trong băng quậy làng phá xóm cùng học chung trường và… một người – cha tôi.

Ha, cha ư? Nực cười. Thực ra ông ta chẳng phải là cha tôi vì nói cho chính xác hơn thì ông ta chỉ là chồng kế của mẹ tôi mà thôi. Ông ta tốt? Có lẽ, nhưng chỉ là với mẹ tôi thôi, còn với tôi, dù ai cũng nói ông ta đối xử với tôi rất chu đáo hơn cả người cha đã mất của tôi nhưng không bao giờ tôi cảm nhậm được, hay là tôi không muốn? Tôi chẳng quan tâm lắm.

Tôi cứ hay lầm lỳ ở nhà khi ở cùng ông ta, tôi mặc ông ta nấu nướng trong bếp rồi bưng ra để mời tôi cùng ăn chung. Những lúc đó thì tôi cứ thây kệ và tiếp tục ngồi coi film hơn nữa tiếng đồng hồ. Để rồi lúc tắt phụt cái tivi lớn trước mặc để đứng lên tiến đến bàn ăn thì cũng là lúc cơm canh đã nguội ngắt. Nhưng ông ta vẫn còn ngồi đó nhìn tôi dịu dàng và bắt đầu xới cơm vào chén đưa cho tôi.

Lần nào cũng thế. Ông ta luôn nhẫn nại chờ cho tôi bước đến. Tôi chẳng thấy ông ta có gì hay mà để mẹ tôi mê đến nỗi cưới ông ta ngay khi cha tôi mới qua đời chưa đầy nửa năm. Lúc đó tôi mới có 7 tuổi nhưng tôi cũng đã có ý thức để không hận mẹ tôi vì cái hành động nhanh chóng vội vàng đó. Tôi chỉ ghét ông ta, ghét ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tôi ghét cái cách ông ta cười hiền nhìn tôi rồi đưa bàn tay lớn ấm áp tới để tỏ ý muốn nắm lấy bàn tay đang lạnh lẽo của tôi lúc đó… Đó là những ký ức hồi nhỏ của tôi, nhưng tôi vẫn không thể nào quên đựoc. Để rồi cho dù 10 năm sau đó, nó vẫn lẽo đẽo theo sau để nhắc cho tôi luôn nhớ rằng giữa tôi và ông ta có một bức tưòng cao lớn khó có thể đập vỡ được. Và vô hình chung nó cũng dần dà làm tôi ghét những thứ “ấm áp” nơi ông ta: nụ cười. bàn tay, tấm lưng, hay công việc bếp trưỏng mà ông ta đảm nhiệm ở một nhà hàng lớn nữa… Tất cả, tất cả mọi thứ ở ông ta tôi đều ghét… ghét tất…

Tôi im lặng ăn xong rồi thả cái chén sạch cơm xuống bàn để quay lại cái tivi đang sắp chiếu bộ phim tôi yêu thích. Tôi thề là nếu ko có cái màn khóc lóc ỉ ôi mà mẹ tôi cố tình diễn trước cuộc công tác 3 tháng định kỳ thì có đánh chết tôi cũng không chịu ăn cơm hai người với ông ta.

“Thắng…” Cái giọng nói đáng ghét vang lên nhưng tôi chẳng buồn ư hử hay quay lại. “Mai bố có công chuyện ở nhà hàng, có lẽ bố sẽ đi sớm và về hơi trễ nên không ăn cơm với con được. Con…”

Ai con ông? Ông bố ai?

“Ô tốt quá! Vậy tôi sẽ tránh được một bữa cơm nhàm chán rồi!” Tôi luôn vậy, ăn nói trống không và ngang ngạnh.

“Ừm…” Tôi không cần quay đầu lại cũng biết ông ta đã nở một nụ cuời nhẹ thay cho cái thở dài ngao ngán vì có một đứa con như tôi.

Nhưng tôi xá gì. Tôi chẳng cần quan tâm đến việc ông ta nghĩ gì. Trong mười năm nay tôi chỉ vì mẹ tôi đang sống trong cái nhà này và có một người chồng là ông ta nên tôi mới cố gắng nhịn nhục chẳng làm bất cứ điều gì quá đáng đấy thôi. Tôi chỉ là không bao giờ gọi ông ta bằng “bố” cũng như cười đùa hay thân mật với ông ta dù mẹ tôi có buồn phiền vì việc đó đi chăng nữa. Tôi luôn cố làm mẹ vui vì trên cuộc đời này tôi chỉ còn bà là người thân duy nhất. Còn ông ta… ông ta không phải cha tôi, ông ta chỉ là chồng của mẹ tôi, ông ta chỉ có liên hệ với mẹ tôi, tôi và ông ta chẳng có mối quan hệ nào cả ngoài trên giấy tờ và qua mẹ tôi….

Mẹ tôi chẳng nói gì và cũng như ông ta, hai người chẳng nói gì hay đúng hơn là chẳng biết phải làm gì để tôi có thể hùa theo họ mà tung hô từ “gia điình” cho cái ngôi nhà có 3 người cùng chung sống thế này…

Tôi đi xuống bếp để tìm một chai nước lạnh trong khi tivi đang chiếu chương trình quảng cáo giữa film. Vừa bước vào bếp, theo thói quen, tôi cau mày khi thấy ông ta, nghề của ông ta là trong bếp nên chuyện tôi thường xuyên thấy ông ta và thường xuyên phải cau mày khi bước vào bếp đã là một thói quen rồi.

Tôi mở nắp và nốc chai nước ngay tại cái tủ lạnh đang mở. Bất chợt, theo đường mắt, tôi nhìn vào chỗ những đốm lửa đang cháy hừng hực trên bếp. Bếp là nơi tôi ít đặt chân vào nhất trong nhà bởi vì bếp là nơi ông ta đặt chân vào nhiều nhất trong nhà. Nhìn ông ta lòng tôi không thể không dâng lên một cảm giác ghen ghét khó tả… và nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt thanh tú của ông ta tôi cũng không thể không dâng lên được một cái gì đấy… một cái gì đấy khang khác và khó chịu… Cái cảm giác đó quen thuộc lắm bởi tôi đã nhận ra nó hiện hữu trong tôi từ rất rất lâu rồi… từ khi tôi vẫn còn là một thằng nhóc đúng nghĩa… Ừ, và cũng đa phần vì cái cảm giác đó nơi tôi không thể giải thích được nên tôi đâm ra ghét lây cái người gây ra cái cảm giác đó – ông.

Chợt ông cười hiền khi thấy tôi nhìn ông. Tức. Tôi mạnh tay ném lại chai nước vào trong tủ lạnh rồi hầm hầm đi ra ngoài. Ông ta thật tình rất biết cách để bật bếp lửa trong lòng tôi lên. Tôi luôn luôn thấy tức giận khi ông ta cười… một nụ cười có cái gì đó tôi không nhận ra được nên tôi điên tiết và tức.

Tôi là thế , là một thằng con trai có đôi phần ngốc nghếch theo như mấy thằng bạn quỷ sứ phán đoán, là một thằng con trai có một gia đình không như những đứa bạn cùng trang lứa…. Tôi thèm khát có một gia đình như những đứa bạn lóc chóc của tôi… Chúng quậy phá, nhưng đa phần chỉ là quậy vui chứ không phải là quá sa đà, chúng học cũng tàm tạm nhưng tất nhiên là phần quậy thì giỏi hơn là phần cầm sách cầm vở. Cái đãc biệt ở chúng mà tôi yêu thích là chúng có 1 gia đình rất tuyệt, cha mẹ không quá ép buộc, áp đặt chúng vào khuôn phép mà lại phóng khoáng để chúng tự do bay lựơn như cánh diều tung tăng trong gió. Chỉ có điều là cái dây diều nơi gia đình chúng nắm giữ lại cực kỳ chắc chắn hơn cả dây cáp. Gia đình chúng thật là… nghĩ đến những người thân của chúng mà tôi cũng đượ họ nhận là một thành viên thì tôi lại thấy họ ma lanh hơn những thằng bạn của tôi nhiều. Họ và chúng nó thật vui… Còn tôi và ông ta??? Chỉ có má tôi và ông ta thì vui vẻ thôi. Tôi và má tôi cũng vậy, tôi hay cười khi có bà. Nhưng với ông ta… thì không bao giờ.

Đập mạnh tay vứt cái remote xuống salon vì những thứ vẩn vơ từ lúc bước ra nhà bếp mà không nguôi ngoai được. Tôi chạy lên phòng lấy chiếc áo khoác da đen bạc tôi yêu thích rồi đi xuống nhà dưới.

Sau khi phone cho vài đứa chiến hữu để thông báo: đêm nay là một đêm đẹp trời đầy sao và đầy… cảnh sát thì ông ta bước ra, tôi nhìn ông ta bằng con mắt khó chịu, còn ông ta thì như thường lệ phớt lờ cái ý nghĩa của cái liếc xéo mà ngạc nhiên lên tiếng:

“Con lại định đi đua xe à.”

“Liên quan gì đến ông?”

“Ta chỉ muốn khuyên con là nên đi đua ít lại thôi. Chúng rất nguy hiểm và…”

Tôi gắt lên khi ông ta chưa kịp ca xong bài ca cũ rích: “Nhiều chuyện quá. Chuyện của tôi không cần ông xen vào.”

Quay lưng bước ra sân để lấy con xế yêu quý, tôi rồ máy đi không thèm ngoảnh lại nhìn lấy ông ta một lần.

“Con thật là… đã không còn thời gian nữa Thắng à… đã không còn thời gian nữa rồi…” Người đàn ông mang dáng dấp một người trung niên thở dài nhìn theo một bóng đen lướt đi trong bóng tối rồi trong chớp mắt đã biến mắt khỏi tầm với của ông.

2.

“Trễ thế đại ca.”

“Hừ. Lão già ngáng chân.” Tôi lầm bầm trong miệng.

Lũ bạn nhìn tôi là đủ hiểu nên không nói gì mà phóng ga kéo hồn tôi bay trên con đường cao tốc.

Gió táp mặt vào mặt. Dù có mũ bảo hiểm và một đôi tay lụa khó ai bì kịp nhưng tôi vẫn có cảm giác run run nơi đầu ngón tay. Cái sự tê tê ấy thật sảng khoái và nó nhanh chóng giúp tôi quên đi cái mùi lửa nồng ở cái căn nhà lúc nào cũng nóng nực đến kỳ lạ ấy. Vì ông ta? Vì cái chất lửa thấm trong ông ta? Ừ? Vì ông ta và vì cái lửa ghét tôi đã áp sẵn vào lòng mình khi lần đầu tiên nhìn thấy người được mẹ tôi giới thiệu là “bố”…. Ghét. Tại sao ông ta không giờ biến mất khỏi mắt tôi nhỉ? Tại sao? Ông trời qủa là đáng hận.

“Thắng…”

“Ê… Thắng…”

“…Này…”

“CAO MINH THẮNG.”

“A. Đây…” Tôi lờ mờ đáp trong cơm mơ chưa tỉnh.

“Mộng đẹp không em?” Còn ngái ngủ nên tất nhiên tôi không thể nào hiểu được cái rít rít giận dữ đó phát từ đâu ra mà chỉ “ngây thơ” trả lời:

“Có. Đẹp lắm… Ơ ủa???” Lớ ngớ khi thấy cả lớp bắt đầu ôm bụng cười rần rần trong khi đó thì tôi chỉ còn biết gãi đầu cười trừ để mặc ong thầy trên bục giảng đang cười méo xệch và mặc thì đỏ rần rần.

“Em. Lên bảng giải bài này cho tôi.” Giọng ngọt hơn thiên thần trong khi tôi lại nhận xét rằng mặt ông ta còn kinh khủng hơn ác qủy.

“Á. Thầy ơi…”

“Gì?” Nụ cười không còn là thiên thần nữa mà lộ rõ bản chất thật sự.

“Thầy….”

“Thôi được, tôi tha em. Khỏi lên bảng.”

“Ôi thầy tốt quá.”

“Mà chuyển qua ngồi sổ đầu bài.”

“Á!”

“Ha ha ha….”

“Im. Mấy tụi bây nín hết cho tao. Mấy tụi bây mà còn dám cười nữa tao giết.”

“HA HA HAAA…” Hậu quả là chúng nó còn cười to hơn.

“Thôi mà Thắng.” Thằng Nam là cười ít nhất trong đám cũng là đứa thân thiết nhất vì là bạn nối khố của tôi từ nhỏ. Nam là một người cao ráo đẹp trai với rất nhiều cô bé cũng như chị lớn theo đuổi. Nhưng tuyệt nhiên nó chẳng thích một ai cũng như chỉ trung thành chơi với đám quỷ quậy phá tụi tôi chứ không chơi với đám bạn công tử bốn mắt mà đáng lẽ ra thành phần “bậc cao” như nó đáng lẽ phải chơi.

“Ai bảo cậu chi. Chắc hôm qua khi tụi tớ về cậu còn ráng cua thêm vài đường nữa phải không.”

“Ừ. Chán. Cậu biết là khi tớ lượn thì tớ đâu còn nhớ gì nữa. Nhất là cái vụ “dự giờ” quan trọng gì gì đó của ông thầy Toán.”

“Thì đó… nên cậu cũng đâu trách được tụi tớ… hức hức… ha ha ha…”

“Ê Nam… thằng quỷ. Mày cút đi.”

Sau một lúc lâu vì biết là sẽ chẳng kiếm được chỗ bán thuốc đau bụng do cười nhiều nên từ từ thì tụi quỷ bạn tôi cũng dứt hẳn.

“Mà mày hôm nay có đi sớm với tụi tao được không? Vụ cá cược với bên trường thằng Hoà, thằng Quý đó.” Một đứa khác vỗ vai tôi nói.

“Được chứ.”

“Không dính phải ông dượng của mày à.”

“Ổng dám. Mà hôm nay ổng làm ca trễ không quản nổi tao đâu.”

“Ừ. Vậy mày về chuẩn bị đi. 8h hẹn chỗ cũ.”

“Okay. Bye”

“Bye sếp.”

“Mà sếp đừng mộng đẹp nữa nhé.”

“Cút.”

“A haaaaa…” Tiếng cười còn vang theo đám bạn tôi tận cuối con đường.

“Tối nay mày ăn gì?”

“Hả? Mày nói gì Nam?”

“Ổng không nấu thì ai nấu cơm mày ăn?”

“Bộ ổng không nấu một bữa là ta chết đói sao?”

“Ừa. Thôi đi.”

“Bộ mày không về nhà sao? Nhà mày ngược đường nhà tao mà.”

“Bộ qua nhà mày chơi không được sao. Tao chán về nhà. Với lại bữa nay ông ba với bà má tao đi tiệc gì gì đó rồi.”

“Ừa. Mày đâu thích đi mấy chỗ đó. Thôi về nhà tao đi rồi lát tao lấy xe chở mày về lấy xe mày sau.”

Đám tụi tôi có quy luật bất thành văn đó là không bao giờ mang xe đi đến trường cũng như hạn chế đi vào buổi sáng. Bởi rất có thể gây nên sự dòm ngó chú ý không cần thiết. Và vì vậy rất nguy hiểm nếu có ai đó lại bắt gặp chính chiếc xe đo vi vu luợn lách một cách phạm pháp trên những tuyến đường lớn. Vì vậy chúng tôi đa phần là đi bộ hoạc đi xe đạp đến trường. Vì như vậy có thể vừa tập thể dục vừa tán gái.

Vế sau thì tôi xin cam đoan là của những thằng bạn mắc dịch chứ không phải tôi. Tôi không phải là đứa con trai hay mờ mắt vì sắc đẹp của một đứa con gái. Điều đó cũng không nói lên rằng tôi thích con trai vì vậy xin đừng hiểu lầm. Tôi không khó chịu gì lắm khi thấy con trai yêu con trai nhưng tôi nghĩ rằng tôi không thuộc vào loại đó. Tôi thấy tôi giống thằng Nam ở điểm đó nhất. Không dễ dàng thích khi nhìn thấy con gái. Vì vậy tôi cũng tránh được vài ánh nhìn lẳng lơ của những cô gái trong quán bar mà hội chúng tôi hay đi.

“Thắng.”

“Hả?”

“Ông làm gì cười khúc khích như thằng ĐAO thế hả? Tới nhà ông rồi. Mở của đi.”

“À ừ.” Tôi cúi xuống và mở cửa nên thằng Nam may mắn là không nhận đựơc vài câu chửi của tôi.

“Con về sớm thế.” Giọng nói quen thuộc bất giác làm tôi nhìn lên với khuôn mặt cau có cũng quen thuộc.

“Ông chưa đi sao?”

“À. Sắp rồi. Chào cháu, Nam.”

“À, vâng. Chào bác.” Nam cười một nụ cười theo kiểu đối phó. Tôi luôn nhìn đượcđiều gì đó trong nụ cười của tất cả mọi người. Và đối với Nam cũng vậy. Tôi nhận thấy hình như cậu ta có vài phần vào đó biểu hiện “ghét” trong nụ cười của cậu với ông ta. Tôi cũng đã vài lần hỏi cậu ta cũng ghét ông ta như tôi phải không. Nhưng những gì tôi nhận lại được ở cậu chỉ là 1 nụ cười bí hiểm mang tên: “cậu sẽ chẳng bao giờ hiểu được đâu.”

Nam

theo sau tôi vào nhà và cũng ngồi xuống bên tôi trên chiếc ghế salon dài.

“Thắng này.”

Tôi không trả lời mà chỉ nói Nam đưa tôi cái remote.

“Bố đã để sẵn thức ăn trong tủ lạnh rồi. Con muốn hâm lại thì có lò vi sóng đó. Ừm, nhưng bố biết con thích ăn đồ lạnh hơn nên…”

“Tôi không còn là con nít 3 tuổi đâu. Ông lải nhải nhiều quá rồi đó.”

“Ừm. Bố phải đi đây. Bố sẽ cố về sớm.”

“Ông đi luôn khỏi về cũng được.” Tôi chẳng kịp suy nghĩ cho lời nói của mình. Mà có gì phải suy nghĩ chứ. Đó là điều tôi luôn muốn mà.

“Hì. Tạm biệt.”

“Cậu nói thế có quá lời không?” Nam chỉ cất tiếng nói khi tiếng xe hơi của ông ta xa dần.

“Hừ. Cậu không thấy ông ta quá phiền phức sao.”

“Tớ thấy ông ta quan tâm tới cậu đấy chứ?”

“Ha.” Tôi cười khẩy. “Tớ chẳng cần. Quan tâm ư? Rắc rối thì có.”

“Cậu luôn nghĩ thế ư?” Có cái gì đó lạ lùng nơi chất giọng quen thuộc của cậu.

“Tất nhiên.”

“Vậy thì tốt?”

“Tốt gì???” Tôi nhìn Nam mà tự hỏi cái nụ cười tươi tắn chân thật mà cậu vừa nở có ý nghĩa gì.

“Chẳng có gì. Tớ đói rồi. Ta ăn đi.”

“Khỏi. Tớ chẳng muốn đụng vào thức ăn do ổng nấu.”

“Sao vậy? Ngon đấy chứ.”

“Cậu hiểu mà. Tôi ghét hết tất cả những gì ở ông ta?”

“Thật sao?”

“Sao cậu lại hỏi tớ câu đó. Cậu phải quá hiểu điều đó ở tớ chứ?”

“Ừ. Nhưng có vài điều thì cậu không quá thông minh để hiểu Thắng à.”

“Cậu… bắt đầu có dấu hiệu lạ lùng rồi đó nghe.”

Nụ cười khó hiểu trên gương mặt Nam trở thành một cái cười ngất như thường lệ khi thấy cái mặt ngu ngu của tôi được giăng ra.

“Thôi thôi. Tao đói rồi. Mà mày bị má mày gài bẫy mà, không ăn thức ăn của ổng một ngày cũng đâu có được.”

“Ê. Tao vẫn còn đang tức nè mài.Sao bả không đi làm diễn viên đi nhỉ? Khổ quá đi. Chờ đó để tao đi lấy thức ăn.”

“Ừa.”

Tôi đi vào bếp lấy thức ăn. May là không quá ít để hai cả hai cái miệng cùng xơi. Một đĩa thịt sườn nướng – món tôi thích. Canh rau cải với tôm và không quá nhiều dầu – món tôi thích. Rồi đậu, rồi cá kho không ớt, đến cả nước hoa quả cũng đều là món tôi thích. Mười năm trôi qua đủ để ông ta hiểu quá rõ về tôi. Nhưng ở ông ta, chẳng có cái gì là tôi hiểu cả. Một thứ cũng không. Chẳng hạn như ông ta hiểu tôi sẽ luôn ăn hết phần nho tươi khi chỉ ở nhà một mình nên khi mở tủ lạnh ra thì… ôi trời nho tươi đầy tủ. Tôi tức tối đóng mạnh cửa lại khi lấy ra một dĩa nho nhỏ. Ăn chứ. Dù có tức ông ta bao nhiêu thì những quả nho do ông ta chuẩn bị tôi đều ăn hết. Đó là điều duy nhất tôi không thể không làm, cho dù tôi thật sự ghét khi tất cả những gì của tôi mà ông ta cũng đều hiểu và biết rõ.

“Lâu quá đấy…”

“Okie. Ra ngay.”

3.

Tôi và Nam lao đầu vào con đuờng lớn cùng những chiến hữu đang xen kẽ những “kẻ địch” ở đằng sau. Những cuộc đua này thường diễn ra khoảng 1 tháng 2 lần. Vì băng của chúng tôi quá nổi nên những băng nhỏ khác muốn vượt lên để lấy danh tiếng. Tất nhiên, danh tiếng là cái không dễ mà tạo dựng được nên băng tôi cũng dễ dàng vượt được đa số những nhành viên của băng “Cướp đỏ”.

Nam

cười khi vượt lên sóng vai cùng tôi. Nó đã vừa cho một đứa rớt đuôi khi biễu diễn một tay lái lụa không phải là được đồn để loè thiên hạ.

Gần cán đến đích và có nghĩa là vụ cá độ này 99,999% là băng “Dark Wind” của tụi tôi có thêm một chầu nhậu thả sức. Nhưng… chơi đểu thường là cách của những kẻ thua cuộc không quân tử. Và điều tất yếu khó tránh cũng đã đến khi Dark Wind chúng tôi thấy lạ vì cả đám Cướp Đỏ đột ngột rời tuyến đường xa lộ. Thế là không lâu sau đó, một cuộc rượt đổi của một bên được gọi là “anh hùng xa lộ” và một bên là “anh hùng trị an” đã diễn ra. Và lần này tôi không may mắn cho lắm khi bị đến năm chiếc đuổi theo. Nam cố gỡ bớt để giúp tôi nhưng cuối cùng một phần nhỏ băng tôi – tất nhiên trong đó có tôi đều bị giải đến đồn. Thằng Nam là con của người có máu mặt trong thành phố nên ít nhiều bọn tôi cũng không sao và khi chuẩn bị được thả về sau màn thủ tục thì…

“Thắng!” Tôi giật mình quay lại. Ông ta với bộ trang phục màu trắng cái đôi phần bẩn chắc do hộc tốc chạy đến chỗ tôi. Tôi thấy thế mà sao chẳng có chút gì là bận lòng.

“Con…”

“Mình về thôi Nam.”

“Này. Chuyện này là sao chứ. Con lại đua xe nữa phải không. Bố đã bảo bao nhiêu lần rồi…”

Máu nóng tôi bốc lên. Tôi ghét khi ông ta gặp bạn bè tôi. Bạn bè tôi luôn bảo ông ta tốt với tôi nên tôi không bao giờ muốn chúng gặp ông bố khi ổng đang “tốt” với tôi.Và quả thực gặp ông ta trong hoàn cảnh này thì… chắc ông ta vẫn sẽ xem tôi như một đứa con nít quậy phá cần dạy dỗ thêm.

“Ông thôi đi. Ồn quá! Ông chẳng phải là bố tôi nên chả có tư cách dạy dỗ tôi. Đi Nam.”

Tôi để ông ta lại với khuôn mặt bị shock dữ dội. Tôi không quan tâm. Như mọi lần tôi vẫn cứ quay lưng đi thẳng cho dù ông ta có bị sao đi chăng nữa. Và việc ông ta có bị sao để tôi không còn thấy ông ta nữa thì càng tốt cho tôi chứ sao.

….

Ba ngày. Cũng đã ba ngày rồi ông ta chẳng mở miệng nói với tôi một lời cũng như ngồi cùng bàn ăn cơm chung với tôi.

Nếu là thường ngày thì sáng sớm ông ta sẽ lên phòng gõ cửa gọi bằng được tôi dậy ăn sáng bất chấp đêm hôm trước tôi đua xe đàn đúm với lũ bạn đến mấy giờ đi chăng nữa. Thế là tôi phỉa uể oải mà đi xuống vừa ngủ gục vừa nhai hết cái bữa sáng ông ta cất công dậy sớm làm.

Trưa, một là ngủ nướng lại hay hai là cố ý lê la ở nhà thằng Nam hay đứa nào khác thì dù trễ tôi vẫn thấy ông ta đợi sẵn ở bàn ăn với những câu hỏi nào là: “hôm nay thế nào?”, “con học hành ra sao rồi”, … của ông ta làm tôi đã bực càng bực thêm.

Chiều tối thì vẫn như thế thôi, đi học về muộn thế nào thì tôi cũng cứ ngồi ráng ở trứơc tivi chờ cho cái sự chờ đợi không nguội nhưng những thức ăn trên bàn đã nguội ngắt thì tôi mới đi đến mà cố xơi hết trước bản mặt “bình chân như vại” đáng ghét của ông ta…

Ba bữa cơm trong một ngày như thế đã diễn ra hơn 10 năm nay ở cái nhà nhiều nhất ba người, ít nhất hai người này rồi. Vì thế tôi đâm ra thấy lạ. Ông ta không nói, chỉ đơn thuần không nói, mà lại làm, thức ăn trên bàn xuất hiện rất chi là đúng giờ và cũng đúng những món tôi thích. Mặc nhiên, không thấy bóng dáng ông ta ngồi ở đó. Ông ta vẫn ở dưới bếp làm cái gì đó hay cứ mãi ở trên phòng.

Ừ, như thế có phải là đúng ý tôi rồi hay không? Tôi nhìn những thứ thức ăn vẫn còn bốc khói vì nóng mà ăn. Ông ta luôn hiểu rõ tôi nhưng thực ra có 1 điều mà ông ta cũng như tất cả mọi người không bao giờ biết, đó là tôi luôn thích ăn đồ nóng, thật nóng. Tôi thấy đồ ăn nóng luôn là đồ ăn có hương vị tuyệt nhất. Còn đồ ăn lạnh, tôi không thích cũng chẳng ghét, chỉ là cố nuốt cho trôi qua ổ họng thôi. Thế mà tôi cũng chịu được 10 năm lận đấy chứ. Tôi ghét ông ta, ghét cái sự ấm áp nơi ông ta nên tôi thường chẳng bao giờ đụng vào những thứ thức ăn vẫn còn nóng và nghi ngút khói từ tay ông ta.

Thường thì thức ăn rất ngon kia mà… Hôm nay cũng vậy, thức ăn của một đầu bếp tài ba như ông ta luôn luôn rất tuyệt vời, thế mà, không như mọi lần tôi ăn, có cái gì đó thiếu thiếu khó chịu. Tôi đưa mắt xa xăm nhìn vào cái ghế trống trước mặt rồi bước vào bếp để lấy nước uống.

Ông ta đang chuẩn bị nho. Đầy một căn bếp toàn nho là nho..

Sự ngạc nhiên làm tôi không thể không mở miệng đập tan cái im lặng đóng băng trong ba ngày. Khi mở miệng hỏi xong thì tôi tự mắng mình là khi không lại đi bắt chuyện trước

“Ông làm cái quái gì thế hả???”

“…Chuẩn bị cho con.”

“Cho tôi? Mắc giống gì tôi lại cần nhiều nho thế hả? Bộ có ai đi đâu sao hả?”

“…” Ông ta không nói chỉ cắm cúi lựa ra những quả nho hư rồi bỏ những qua nho tươi vào bao nilong gói lại.

Ông ta không muốn nói thì mắc gì tôi phải mở miệng để mà cạy ra. Tôi hầm hầm tức giận vì cái “bí hiểm” ông ta tạo ra, rồi đến bên bàn ăn mà ăn cho hết phần cơm còn lại. Cơm dường như đã ngon hơn chút rồi. Vì sao nhỉ?

4.

Má tôi về. Bà về sớm hơn dự tính một tuần và bà làm tôi suýt tý thì thăng thiên do ôm chặt tôi vào lòng. Bà có vẻ lạ, bà dường như vui vẻ hơn truớc rất nhiều… Tại sao nhỉ? Trước kia bà cũng nói cũng cười, nhưng bây giờ thì còn hơn thế nữa, bà cứ ba hoa suốt với ông ta một điều gì đấy không ngán, rồi suốt ngày cười toe toét, thậm chí quá khích đến nỗi còn véo cả má tôi. Bực ghê!

“Má. Đau!”

“Hi hi hi…”

“Má này…”

“Lêu, ghét con quá! Thôi để má đi vào bếp đây.”

Bà vào bếp là để nói chuyện với ông ta. Bình thường thôi, vợ chồng mà. Nhưng… sao nhỉ? Tôi lại cảm thấy khó chịu… khó chịu vô cùng. Quái? Nhìn ông ta cười đùa rồi gật gù với mẹ tôi làm tôi tức điên cả người lên. Chẳng hiểu nữa, tôi bước lên phòng.

“Thắng!” Mẹ tôi gọi lại khi tôi vừa đi đến cầu thang.

“Dạ?”

“Mai con đi học về sớm có được không?”

“Sao cơ ạ?” Mẹ nhìn tôi, tôi nhìn bà, và ông ta cũng nhìn tôi, nhưng khi tôi nhìn lại ông ta thì ông ta quay lưng bước vào bếp. Tôi chợt nhận ra là hình như ông ta cố lảng tránh những nơi có tôi ở đó. Ông ta cố phân định ranh giới, nơi có bức tường vô hình đã ngự trị ở đó 10 năm trời.

“Mai…” Bà quay đầu nhìn lại ông cười rồi vẫn để ngưyên nụ cười ấy nhìn tôi. “Ba và mẹ có chuyện muốn nói với con.”

“Chuyện gì ạ?”

“Mai. Giờ thì con đi ngủ đi. Trễ lắm rồi.”

Mẹ thật là… bà luôn cho tôi là một thằng con bé bỏng như mười năm trước vẫn còn khóc lóc vòi mẹ khi đau ốm.

Hồi bảy tuổi, khi lần đầu tiên mẹ đi công tác, lần đầu tiên tôi ở nhà một mình, à không, cùng với “ông bố mới” chứ, tôi đã khóc lóc suốt để từ sốt nhẹ thành sốt nặng lúc nào không biết. Ông ta thì cuống cuồng lo lắng, chăm sóc cho tôi, còn tôi cứ mặc và lắc đầu quầy quậy không chịu ăn cháo ông ta nấu.

……………………

“Thắng, con sao thế?” Ông ta đưa tay sờ trán tôi khi tôi đứng ở cầu thang khóc lóc.

“Bố… bố ơi!”

“Ừ, bố đây. Bố đây mà. Bố thương con nhiều lắm.” Ông ta đưa tay quàng lấy định bế tôi lên.

Tôi hất tay ông ta ngay lúc đó. “Ông không phải là bố tôi.” Tôi quay đầu chạy lên trên phòng. Vấp té. Ông ta đỡ tôi nằm lại lên giưòng. Tôi không biết trước lúc đó ông ta thế nào nhưng ngay lúc đó thì ông ta lại tươi cười với tôi.

“Con nằm đây ngoan nha. Chờ bố đi mua đồ về nấu cháo cho con. Chịu không???”

Tôi không nói gì vì lúc đó tôi chợt tóm được cơn mơ nhỏ. Chỉ mơ hồ nhớ má tôi thuật lại câu chuyện ông đã kể cho bà là tôi nắm vạt áo ông rất chặt làm sau này tôi cứ tức điên lên mỗi khi bà nhắc lại để chọc ghẹo.

“Con ngoan nhé. Bố để dĩa nho ở đây. Khi nào con dậy và ăn hết dĩa nho là bố sẽ về… Bố sẽ về khi con đã ăn hết dĩa nho…”

Tôi không nhớ có phải mình đã nghe loáng thoáng câu nói dịu dàng đó ở trong lúc đang mơ hay không. Nhưng khi tôi tỉnh lại, thì chẳng còn thấy ông ta bên mình nữa mà lại thấy một dĩa nho rất lớn. Đang đói và sợ hãi khi ở một mình, tôi lập tức ngấu nghiến với một lòng tin trẻ con là ông ta sẽ quay lại như lời hứa.

Nhưng rồi, dĩa nho gần hết còn ông ta thì vẫn chưa về.

Tôi bắt đầu sợ hãi khi chỉ còn mười trái… Tôi rơm rớm nước mắt khi còn năm trái… còn bốn trái… ba trái… hai trái… Tôi bắt đầu khóc to lên.

“Thắng! Con sao vậy?”

Ông ta chạy vội vào phòng tôi với một vẻ mặt hết sức lo lắng và hộc tốc.

“Con không sao chứ? Sao lại khóc?”

“Hức hức…. Còn hai trái nho thôi… Hức hức… hu hu hu…”

“Ừ. Nếu con thích thì còn nhiều lắm. Đừng lo.”

Ông ta vô tình hay hữu ý khi không nhận ra câu nói đó của tôi có ý gì. Và tôi nhìn ông ta với đôi mắt to tròn ngấn lệ của trẻ con: “Nè, ông một trái tôi một trái.”

Ông ta thay cái vẻ mặt sũng sờ trong chốc lát bằng một nụ cười ấm áp thấy lạ. Tôi cũng cười, rất tươi, và đó là lần đầu tiên, lần duy nhất, cũng sẽ là lần cuối cùng tôi cười đáp trả lại ông ta.

Sau hôm đó có rất nhiều đổi thay trong tôi. Cái cảm giác khó chịu khi nhìn ông ta dần xuất hiện, để rôi tôi đâm ra ghét cay ghét đắng ông ta theo thời gian. Thói quen ăn nho khi ở nhà một mình hay đang chán dần hình thành; và cái tủ lạnh nhỏ chuyên đựng hoa quả tươi của ông ta từ ngày ấy luôn đầy nho là nho. Cái món cháo bò hành là thức ăn sau này tôi chịu ăn nóng duy nhất từ ông ta, vì tôi chỉ có dịp ăn khi tôi bị đau ốm. Mà cũng lạ là mỗi lần ăn xong một đến hai tô cháo lớn thì dù đau nặng đến thế nào tôi cũng lập tức khỏi ngay mà không cần thuốc thang gì.

5.

Ngáp. Tôi đưa tay vươn vai để khí trời xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

“Sao mày lại ngủ để ông thầy cho vào sổ đầu bài lần hai thế hả?”

“Đã thế rồi không biết ngủ sao cho đẹp để còn hét lên cứ như gặp ác mộng ấy?”

“Mày gặp ác mộng hả Thắng?” Chốt lại những câu hỏi và tiếng cười của đám bạn là thằng Nam.

“Ừa. Tao đâu có muốn nhưng…”

“Nhưng sao?”

“Thì cái giấc mơ hồi nhỏ ấy mà… Mệt ghê. Tao về đây.”

“Ủa sao về sớm thế? Ở lại chơi chút đã.”

“Má tao bảo hôm nay về sớm có chuyện.”

“Chuyện gì?”

“Sao tao biết? Bả mấy bữa nay lạ kinh. Thôi, ta biến đây.”

“Tạm biệt.”

“Bai đại ca.”

“Còn chừng vấp con kiến té à… hi hi…”

~*~

“Má à, con về rồi đây.”

“Thắng à con. Con vào đây.”

Tôi bước vào nhìn một hình ảnh bình thường như bao ngày: má tôi ngồi bên ông ta.

“Con thay đồ đi.”

“Vâng.”

Sau màn thay đồ là đến màn xem phim theo kiểu gia đình. Hết film thì lại ăn cơm, tất nhiên cũng theo kiểu gia đình nốt. Ăn cơm xong thì đến màn nói chuyện, tất nhiên.

“Sao đây má?!” Tôi nhìn bà rồi cau mày nhìn ông ta ngồi bên cạnh bà. Rồi cuối cùng lại quay sang nhìn bà mà mày không cau.

“Ừm… chuyện này… nói sao nhỉ? Quả thật là chuyện này rất rất khó nói, Thắng à.”

“Má ơi, má biết con ghét kiểu ấm ớ lắm mà. Có chuyện gì thì cứ nói đại ra. Có chết ai đâu mà sợ.”

“Ừ thôi được.” Bà quay sang nhìn và cười với ông ta. Ông ta mỉm cười nhẹ, nụ cười không biểu hiện bất kỳ điều gì hết. Rồi cả ông và bà ta cùng nhìn tôi và cười. Má tôi thì cười có nét vui, ông ta thì cười có vẻ hơi buồn. Cả hai, tôi đều tinh ý nhận ra mà có lẽ ít ai nhận ra được.

“Má…” Bà nói tiếp.”… sẽ chia tay với ba con.”

Tôi sững người.

Một lúc sau mới lấy lại đựơc lời nói đã lạc mất cách đó chừng mấy chục phút.”Má… đùa à?”

“Không. Hoàn toàn nghiêm túc con yêu.” Bà khẳng định với tôi bằng đôi mắt cương nghị.

“Thế.. thế tại sao???” Tôi hết nhìn bà lại nhìn ông ta. Tôi chẳng hiểu cái quái gì hết. Tình nghĩa mười năm trời lại kết thúc chóng vánh từ một lời nói nhẹ như tơ không chút luyến tiếc sao?

“Vì con, con yêu à.”

“Vì con??? Tại sao lại là vì con?”

“Bởi mẹ thấy con hình như không hợp với ba của con” Bà nhìn ông, buồn nói: “Đã 10 năm rồi, 10 năm không phải là một quãng thời gian ngắn Thắng à. Vậy mà con và ba con không bao giờ hoà hợp được với nhau. Má biết, ba ruột con mất là một điều đáng tiếc và con sẽ không dễ dàng để chấp nhận một người ba mới sau hơn năm tháng mất mát. Nhưng mà… 10 năm…” Mẹ tôi thở dài nhìn tôi.”…quả là một quãng thời gian dài đấy nhỉ? Mẹ… sẽ lấy chồng mới Thắng à.”

“Cái… cái gì?” Tôi bật người đứng dậy nhìn trân trân vào mẹ. “Mẹ… không đùa hả?”

“Ừ. Không đùa. Đó là một người cha tốt đấy.. ông ấy…”

“Thôi. Con không muốn nghe. Hết người này lại đến người khác. Con mệt lắm rồi. Mẹ muốn lấy ai đó là quyền của mẹ. Mẹ khỏi cần hỏi ý kiến con…” Tôi bỏ khỏi phòng khách và đi nhanh lên cầu thang.

“Thực ra mẹ đã cưới rồi.”

Tôi quay người lại không tin vào những điều tai tôi đã nghe thấy. “Sao mẹ lại… trong khi mẹ còn chưa chính thức ly dị với ông ta.” Tôi chỉ vào ông – người đang đứng bên cạnh mẹ tôi.

“Chúng ta đã chính thức ly dị từ ba tháng trước rồi.” Lần này là ông ta nói, nhìn thẳng vào mắt tôi mà nhẹ nhàng nói cái lời nặng nề đó.

“Hai người… hai người… Tôi mặc kệ.” Tôi tức tối bước lên phòng để ròi trút nỗi tức giận vào cánh cửa để mà đóng rầm lại.

Tôi gục đầu xuống giường. Tại sao chứ nhỉ? Tại sao tôi lại cảm thấy đau đớn và hụt hẫng thế này? Vì mẹ tôi và ông ta chia tay sao? Không, tôi ghét ông ta lắm, không nhìn thấy mặt ông ta nữa thì tôi phải vui hơn chứ? Vì mẹ tôi đi bước nữa một cách chóng vánh sao? Không, bà luôn là người thận trọng trong tình cảm, tôi biết và luôn khâm phục vì sự nhẫn nại đó. Tôi yêu bà và luôn tin tưởng vào bà, vì thế chuyện tôi giận bà hay người cha mới chưa thấy mặt kia cũng không phải. Vậy thì cuối cùg là vì gì đây? Là vì điều gì mà tôi lại cảm thấy buồn đến thế này. Tôi có cảm giác đã đánh mất một cái gì đấy rất quan trọng, mất một thứ gì đó mà tôi đã không nắm chắc từ trước đến giờ. Buồn quá, đau quá…

6.

“Thật sao?” Thằng Nam reo lên phấn khích khi nghe tôi kể tất cả sự tình. “Tuyệt quá!”

“Mày thấy thế thật sao?” Tôi thiểu não nói. Tôi luôn tâm sự với nó mọi diều vì vậy nó cũng là người thứ ba hiểu rõ mọi chuyện của tôi, ngoài ông ta và má tôi.

“Tất nhiên. Bộ mày không thích sao? Đó là điều mày luôn mong mỏi cơ bấy lâu nay cơ mà.”

“Thì thế… Nhưng…”

“Sao?” Giọng thằng Nam có gì đó hối hả như níu kéo vật đang trong tầm rơi mất.

“Ưm… Tao không biết. Tao thấy sao sao ấy?… Không phải là vì mẹ tao đi bước nữa, bà có đi mấy bước tao cũng ủng hộ và đi theo… Nhưng… tao…”

“Mày thấy thương ổng?” Giọng thằng Nam đanh lại.

“Không.” Tôi hốt hoảng hét lên.”Mày điên sao nói câu đó. Tao chẳng bao giờ xem ổng là ba tao.”

“Tao có nói ổng là ba mày đâu.”

“Mày nói sao Nam? Ý mày là sao?”

Mặt thằng Nam tối sầm lại và tuyệt nhiên câm như hến không nói gì nữa.

“Mày nói gì tao không hiểu?”

“… Bộ thật sự là mày chẳng bao giờ hiểu cho tao… cho ông ta ư?”

“Hiểu gì? Mày là bạn tao, có gì thì mày cứ nói đi? Sao tao lại không hiểu mày được…. Còn ông ta là vụ gì? Tao thật sự không hiểu được ổng chút nào cả à nhe. Mà ổng làm sao??? Hiểu gì ổng hả Nam?” Tôi đâm bực vì thằng bạn lại vẫn không nói gì.

“Mày hỏi nhiều quá rồi đó.” Rồi không kịp để tôi gắt lên thì nó đã gắt trước. “Mày có thấy là tất cả mọi lần trò chuyện với nhau mày đều nhắc đến ông ta không? Lúc nào cũng nói về ông ta đã làm mày bực như thế nào? Lúc thì kể ông ta đã nói mấy câu gì làm mày tức tối. Ông ta đi đâu hay làm gì với mày thì mày luôn ghi vào óc để rồi rủa xả ổng khi có mặt tao. Sao vậy hả Thắng? Tao không trách mày khi mày tìm tao mà trút giận vì cơn bực bội. Tao là bạn mày.. nhưng mày… sao mày không chịu hiểu hả Thắng? Sao mày…? Bộ ngoài nói về ông ta ra, ngoài chuyện về ông ta ra, trong mày không còn chỗ để chứa bất kỳ thứ khác sao???” Nó nhìn thẳng mắt tôi mà trách móc.

“Tao… a… ơ….”

“Tao mệt rồi. Tao về trước. Bye.” Nó nói nhanh rồi quay lưng bước. Trong giây lát tôi chợt hiểu được cái cảm giác của một người bị bỏ lại mà tâm trí thì vẫn còn bị kéo đi bởi người đó.

Lời nó nói có ý gì? Lúc nãy tôi nghe không sót một từ nào của thằng Nam nhưng chúng có nằm không sót một từ nào trong não tôi không thì tôi không biết. Tôi chỉ biết khi tôi lấy lại tinh thần thì đã đến cổng nhà.

“Mẹ làm gì thế?” Tôi bước vào nhà và ngạc nhiên với những thùng cactông được bày bừa la liệt.

“Dọn nhà. Ở trên phòng con mẹ có để mấy cái rồi đấy. Lát mẹ con ta ăn cơm xong thì con nhớ dọn luôn thế nhé.”

“Ơ… sớm thế ạ.” Cái cái gì đó đã vuột đi.

“Ừ. Tất nhiên rồi, con hỏi lạ thế? Sao chúng ta lại làm phiền bác Phước hơn nữa chứ.” Tôi giật mình khi nghe mẹ đổi cách xưng hô.

“À vâng.” Tôi lên phòng để rồi khi xuống ăn cơm chỉ thấy có tôi và mẹ.

“Ủa? Ông ta đâu rồi.”

“Mẹ không trách nếu con không gọi là cha hay dượng. Nhưng ít nhất bây giờ con cũng chuyển cách gọi là “bác Phước” đi thì hơn.”

“A, à vâng.”

“Tốt lắm con yêu. Bác ấy bận việc ở nhà hàng. Tối nay không về.”

“Thế sao?”

“Ừ.”

Bữa cơm diễn ra có phần nặng nề trong tôi. Có cái gì đó khiến tôi không được vui vẻ như đáng lẽ phải có trong trường hợp này.

“Thắng này.”

“Vâng ạ.” Mẹ gọi tôi ra khỏi cơn mông lung.

“Con dạo này lạ lắm.”

“Có gì mà lạ hả mẹ.” Mẹ tôi luôn là người tinh ý và sâu sắc.

“Hình như con vẫn còn giận mẹ chuyện mẹ giấu con hả?”

“Không đâu mẹ ạ. Con luôn ủng hộ mẹ mà. Mọi điều mẹ làm điều là những điều tốt nhất mà mẹ đã suy tính kĩ càng. Con chẳng buồn giận gì mẹ đâu. Con chỉ… chỉ… ơ… nhất thời chưa quen. Từ từ rồi cũng sẽ quen mẹ à.”

“Vậy, chuyện của mẹ không phải. Thế chắc là chuyện của con phải không? Con có chuyện gì buồn bực à?” Mẹ ân cần hỏi tôi.

“Ưm.” Lắc đầu, tôi tỏ vẻ không sao.

“Mẹ thấy con dạo này ít nói hơn trước khi mẹ đi công tác. Bộ 3 tháng ở với ba cũ có gì khúc mắc à.”

“10 năm rồi mẹ có thấy con có gì khúc mắc với ông ta không”

“Bác Phước, Thắng à… Đúng là không có gì thật. Bác Phước nói con cũng rất ngoan.”

“Ngoan? Con đâu còn là con nít khi dùng từ đó hả mẹ.”

“Ừa. Con trai tôi lớn rồi. Con cũng đến tuổi có bạn gái rồi nhỉ? Sao? Có con bé nào xinh xinh tốt tốt thì dẫn về má tư vấn cho.”

“Thôi thôi con xin má. Má tha giùm cho con.”

“Bộ con tính khi nào nào. 17 tuổi đầu rồi chứ nhỏ nhắn gì nữa. Chẳng lẽ không có cô bé nào hạp ý con thật sao?”

“Con no rồi mẹ à. Con phải lên xếp đồ đây.”

“Con thật… trốn nhanh thế.”

Tôi đến chân cầu thang nói vọng vào nhà ăn: “Má! Khi nào ta chuyển đi hả má?”

“Hai ngày nữa.”

“Sao sớm thế.”

“Má lại thấy muộn đấy chứ. Mà có sao không con?”

“À không.”

Tôi lên hết cầu thang: “Chỗ mới có xa đây không mẹ?”

“Xa đấy. Mất nửa tiếng xe đạp nếu con muốn về thăm bác Phước.”

Tôi chợt hét lên khi nghe thấy vế sau “Không dám. Sao lại không xa hơn tý nữa.” rồi chạy như bay vào trong phòng.

Dưới nhà. Một người đứng bên cạnh chiếc bàn còn vương hơi ấm.

“Con đã lớn quá rồi Thắng à… Lớn quá rồi để có thể làm chủ được mọi thứ trong tầm tay con…”

~*~

“Đẹp không con?”

“Ưm. Tàm tạm.”

“Thằng quỷ nhỏ. Dám chê mắt thẩm mĩ của má hả?”

Tôi và má đang đứng trước một căn biệt thự không đến nổi là quá to và cũng không phải để gọi là nhỏ. Nó có một màu xanh dương dịu nhẹ trông rất bắt mắt và… nói như thế nào cho đúng nhỉ? Có lẽ là, dễ thương và rất hợp với “dáng” mẹ tôi. Hi hi.

Một bóng người mở cổng đi ra sân, nơi tôi, má và một đống hành lý đang đứng. Ông ta là một người trung niên có vẻ già hơn má tôi một vài tuổi, nói chung nhìn hai người rất xứng đôi và ông ta có một vài nét gì đấy trong ánh mắt giống bố ruột tôi, một đôi mắt cho người khác cái cảm giác an toàn.

“Em đến rồi sao?”

“Vâng ạ. Đây là cha mới của con Nguyễn Trung Thành. Còn đây là… Thắng, đừng bất lịch sự thế con.” Mẹ nhìn tôi vẻ trách móc bởi vì tôi tự nhiên lại cười khùng khục khi nghe thấy tên ông ta.

“A. con xin lỗi.” Tôi nén cơn cuời lại nhìn ông ta. Tôi nghĩ đây hẳn sẽ là người chồng tốt đối với bà nên tôi không muốn đi theo vết xe đổ của 10 năm trước. “Cháu là Cao Minh Thắng, xin chào chú.”

“Ưm…” Ông ta đỏ mặt. Hả??? Tôi không tin vào mắt mình nữa. “A… À…. Ta từ nay sẽ là ba mới của cháu, xin…”

“Thắng!”

“Con xin lỗi má. Chẳng qua con thấy ông ba mới này… Ấy ấy, con nghiêm chỉnh mà. Con hy vọng chú có thể làm má con hạnh phúc. Con gọi chú là dượng nhé.”

“Cảm ơn con.” Ông ấy một tay gãi đầu, một tay bắt tay tôi. Tôi cười với ông ta. một nụ cười chân thành, rồi quay sang má tôi ngoắc ngón tay cái lên mang ý nghĩa: “No.01″ và “má con quả có mắt chọn người.”

Cuộc sống đoàn tàu ba người tiếp tục đi nhưng không phải là những thứ cũ khi xưa mà là với một đầu máy mới và đường ray mới, con đường hướng đến mới… Tôi không biết những gì sẽ xảy ra sau này có tốt đẹp hay không, hay sẽ là nhiều trắc trở khó khăn, nhưng thật tâm tôi mong cho mọi thứ được tốt đẹp và trơn tru như những vòng xe tàu hoả cứ lăn đều lăn đều theo từng nhịp quay…

7.

Tôi có một gia đình mới và hình như mọi chuyện đều tốt đẹp cực kỳ y như cái vẻ ngoài của nó. Ông ba tôi rất chiều chuộng và hiểu rõ tính tình má tôi. Nhiều lúc tôi thấy hơi sờ sợ khi gặp người hạp được ý má tôi. Ôi! cứ nghĩ đến những sở thích quái dị của bà là tôi lại… Thôi thì đó cũng là một cái hạnh phúc mà bà đáng có được. Tôi mừng thay cho bà.

Chuyện gia đình đã ổn, nhưng chuyện của bản thân tôi thì vẫn chưa ổn. Cụ thể là từ khi chuyển đi cho đến giờ, tôi vẫn không thể ngủ tròn giấc được. Tôi không biết tại sao, tôi đoán là do lạ chỗ. Chắc vậy, dù mẹ tôi đã cố bày trí căn phòng mới này cho thật gần giống với căn phòng cũ nhưng… khi bước xuống bếp để lấy thêm nho ăn khuya thì tôi lại cứ có cảm giác buồn buồn và trống trải làm sao. Căn nhà này rất rộng nhưng không quá cô đơn do có hơi thở của 4 người , ba mới , má tôi , tôi và một người giúp việc già nữa. Tôi đâu có cô đơn, tôi đâu phải ở một mình, nhưng tại sao hơn một nữa số nho tươi khổng lồ của ông ta – bác Phước – theo cách mẹ tôi xưng hộ thì đã biến mất có mục đích. Tôi hầu như ăn liên tục bất lỳ lúc nào và ở đâu trong nhà. Sáng dậy, sau bữa ăn sáng, rồi đến trưa trước khi đi học, cho đến chiều tối trước và sau khi ăn cơm. Hay là giờ đây, ăn khuya. Tôi ăn liên tục, không cần biết có đói hay không.Nhiều lúc mẹ tôi cũng đã than rằng chắc phải xây một nhà kính trồng toàn nho không cho tôi quá. Những lúc ấy tôi chỉ cười mà lòng tự hỏi vì sao tôi lại như thế…

“Ê….”

“Cho một trái coi nào, làm gì mà giữ khư khư đống nho thế.”

“Ở nhà còn vài chùm thôi đấy nhá, mày làm ơn ăn ít ít thôi rồi để lại vài trái cho tao.”

“Nè, gớm, có vài trái nho mà làm như của báu í.”

“Đâu có.”

“Còn dám nói không. Hứ.”

“Ê, Thắng, Toàn.”

“A, Huy.”

“Học xong trễ thế?”

“Tại bà cô mắc dịch ấy. Mà thôi kệ bả đi. Tối này làm một cú vi vu nhé.”

“Tao không đi đâu. Má đang đang để mắt, với lại còn ông bố mới nữa.”

“Mày thật… Toàn đi với tao. Tao rủ được mấy đứa kia rồi.”

“Ừ. À, mà thằng Nam có đi không. Dạo này tao thấy nó mất tăm hơi. Cái thằng thật là.”

“Hỏi thằng Thắng đi. Hai đứa học chung lớp ngồi chung chỗ lại hay đi chung. Mắc mớ gì mày hỏi tao.”

“Thắng…”

Hai tụi nó quay lại bắt gặp cái lắc đầu ngán ngẩm của tôi. Từ cái vụ cãi lộn tôi đã không nói chuyện với nó đã 1 tuần hơn. Thế rồi ba ngày nay nó lại bặt tăm tích ngay cả đi học hay điện thoại cũng đều không thấy.

“Nó ốm sao?”

“Không đâu.”

“Mày đến nhà nó đi Thắng.”

“Sao lại là tao?”

“Nhà nó quen mặt mày nhất. Với lại tụi tao còn phải dưỡng sức cho 1 đêm trác tán nữa.”

“Đồ…”

“Thui mừ. Đại ca dễ xương. Tụi tui phải đi roài. Bi e.”

“Ừa Bi … e…”

“Cút đi bọn quỷ ác.”

Chúng thì cười ha ha đi khỏi. Tôi thì mặt hầm hầm đi về. À không, tôi quay lại 180 độ để đến nhà thằng Nam. Đã hai tuần rồi tôi không nói chuyện gì với nó. Đây là kỉ lục của hai chúng tôi rồi, phải gặp nó để ăn mừng cái kỷ lục trời đánh này nữa chớ.

8.

“Cậu chủ… Thưa cậu chủ…”

“Có chuyện gì?” Một người đang ngồi trên thành cửa sổ ngắm nhìn hồ nước nhỏ bên dưới uể oải cất tiếng nói.

“Thưa, có bạn cậu chủ đến gặp ạ”

“Ai?”

“Dạ là…”

“Là tao.” Tôi đá rầm cửa của phòng nó và lẽ dĩ nhiên nó bật mở vì phòng đâu khoá.

“Thắng? Cô đi ra được rồi.”

“Vâng ạ.” Cô hầu đóng nhẹ cái cửa đáng thương lúc nãy lại.

Im lặng một lúc lâu. Tôi hết sức chịu đựng.

“Bạn đến mà không mời ngồi? Phép lịch sự của quý công tử đâu rồi?” Tôi cố tình chọc tức Nam bằng cái tên gọi nó ghét cay ghét đắng nhất.

“Hừ. Cậu cũng đâu là người lịch sự để mời mới ngồi.”

“Ồ. Cậu hiểu tớ quá nhỉ?” Tôi đi đến cái ghế gần nó nhất. “Vậy mà mấy bữa nay tớ lại chẳng thể hiểu được trong đầu cậu đang có não hay có thứ gì khác đấy?” Thấy nó im lặng tôi tiếp lời: “Sao mấy bữa nay cậu không đi học? Tụi trong nhóm nhắc dữ lắm đấy, mấy con bé trong trường cứ hay đi ngang qua cửa lớp mà thở dài hoài à.” Tôi nhìn mặt nó dò hỏi nét biến chuyển.

Nó chỉ thở dài như ông cụ non. “Thế cậu thì sao? Có nhớ tôi không?”

“Ô hay. Mày không ở trong lớp nhắc tao nên mày có biết 1 ngày mà tao vô sổ đầu bài đến mấy lần không hả?” Tôi đổi cách xưng hô với nó.

….

“Này. Sao không nói gì nữa. Tao nhớ mày, được chưa?”

….

“Ê, tao mất kiên nhẫn rồi đấy nhé.”

….

“Ổng…”

“Sao cơ?” Tôi thở phào trong lòng vì cuối cùng nó cũng chứng mình cho tôi là nó còn sống.

“Ổng… sao rồi?”

“Ổng nào?”

“Tự hỏi trong lòng mày ổng là ai đi.” Nó gắt.

“Ưm…” Tôi đánh liều với cái suy nghĩ về “ổng” – câu trả lời duy nhất tôi có được.”Ông… ta hả?”

“Ừ. Sao rồi? Má mày với mày chuyển đi rồi sao?”

“Sao là sao? Ưm, ông ba mới rất tốt với má con tao.”

“Ổng cũng tốt lắm cơ mà?”

“Mày hỏi gì kỳ vậy Nam.” Tôi ghét cái ánh mắt nó khi nó xoay ánh nhìn hướng về phía tôi. Ánh mắt như đọc được cái gì đó trong mắt tôi mà tôi không thể biết được.

“Tao thấy lạ. Ông ta tốt, ông cha mới của mày cũng tốt. Nhưng tại sao chỉ có ông cha mới này mày mới xem là cha, còn ông ta thì không thế?”

“Mày hỏi mấy câu gì đâu không? Vì tao ghét ổng.”

“Vì sao mày ghét ổng?”

“Mày biết rồi mà.”

“Tao chẳng biết gì cả.” Nó nhìn xoáy vào mắt tôi.

Tôi trốn tránh: “Tao… vì… tao…” Nhưng trốn đi đâu khi tất cả là ánh sáng, bóng tối trước kia đâu? “Tao… ơ…”

“Mày không biết phải không?” Nó nói đến đó rồi bất chợt cười vang.

Nó làm tôi sợ. Sợ một cái gì đấy vừa mơ hồ vừa rõ ràng, tôi vừa biết rõ vừa chẳng biết gì hết. Gì nhỉ?

“Mày điên rồi phải không Nam?”

“Ừ. Tao điên rồi đấy. Tao điên rồi.” Nó như hét lên với tôi.

“Mày…”

“Tao làm sao?” Nó nhảy xuống khỏi thành cửa sổ tiến từng bước về phía tôi. Tôi cố ngồi lún sâu vào cái ghế dựa lớn.

“Này, mày… mày… định làm gì… đấy?” Tôi thấy da tôi cứ gợn lên từng đợt theo từng ngón tay nó lướt trên má tôi, lướt xuống môi tôi, xuống cổ tôi…

“Nam, đừng đùa kiểu đó. Tao không thích.”

“Tao thích thì sao?”

“Mày… Tao về đây.” Tôi dợm nhấc người lên nhưng lại bị nó đẩy lại xuống ghế một cách đau đớn.

“Mày thử hỏi xem một thằng con trai hơi có tý bắp thịt như mày có mạnh bằng một đứa cao thủ Karate như tao không?”

“Ê, mày định lấy võ trói người hả mậy?”

“Tất nhiên.” Nó đưa khuôn mặt “đẹp chai” của nó xuống gần hết mức có thể với khuôn mặt tôi.

“Mày đùa hơi quá rồi đấy Nam. Uổng công tao cố lê thân đến đây thăm mày.” Tôi nói mà không che giấu nỗi bực tức đang dâng lên trong lòng.

“Mày tốt quá nhỉ? Thế sao mày không đến thăm ông ta luôn thể đi?”

“Sao mày lại nói vậy?” Nó hơi nhấc người lên nhìn cái vẻ ngốc nghếch của tôi rồi cười khẩy.

“Mày không biết sao? Làm con trai ổng 10 năm trời mà sao phụ bạc gớm vậy? Tao nghe nói ổng bị bệnh độ ba bốn ngày nay rồi. Mà mười năm nay chẳng có ngày nào là ổng bỏ cái nhà hàng tâm huyết đó của ổng cả. Vậy mà…”

“Bệnh nặng lắm sao?” Tôi hỏi với một vẻ mặt và giọng nói sốt ruột.

“Mày quan tâm sao?”

“Hả? Làm gì có.”

“Mày không giấu được tao đâu. Trên mặt mày hiện rõ từ Quan tâm to đùng đùng rồi kìa.”

“Thôi đi. Tránh ra tao về.”

“Đâu dễ thế. Để rồi mày lại chạy đến chỗ ông ta mà lo lắng hỏi han sao?”

“Tao ghét ổng?” Tôi hét lên với thằng bạn.

“Mày đừng tự gạt mày nữa đi. Mày mà ghét ổng sao?”

“Chứ sao?”

“Chứ không phải MÀY YÊU ỔNG à?” Từng câu chữ nó nói đọng lại trong tôi làm tôi không thể không bàng hoàng đến mức lạnh toát cả người.

“Sao? Sao lại bất động rồi?”

Một lúc lâu sau.

“Thôi đi Nam, đừng đùa nữa.” Tôi cúi xuống cố không nhìn vào đôi mắt nó và cố thoát khỏi cái ghế lớn. “Tao chịu thua mày rồi. , mày chọc cười hay lắm. Tao phải về.”

“Sao? Mày thấy sao?”

“Thấy mày phiền phức.”

“Tao hỏi mày, mày biết mày yêu ổng rồi thì mày thấy sao?”

“Mày điên rồi, TAO KHÔNG YÊU ỔNG.”

“Mày dám nói lại lần hai không? Mày dám nhìn thẳng vào mắt tao mà nói rằng mày không yêu ổng không?… Mày nói đi… Sao thế… Sao mày không nói… ” Thằng Nam kéo cổ áo tôi lên khỏi ghế, đặt mắt tôi nhìn thẳng vào mắt nó. “Tao muốn mày nói tao nghe một lần nữa… nói đi… Mau nói đi xem nào.”

“…” Tôi chẳng nói được gì nữa. Chẳng nói được gì nữa. Thông qua đôi mắt đầy ánh sáng đó của nó tôi hiểu mình chẳng còn chút bóng tối nào để kéo lại, để mà che dấu đi cái tôi nhỏ bé và dơ bẩn đó của mình.

Tôi yêu ông ta. Tôi yêu cha mình… Giờ thì tôi biết rồi… Giờ thì tôi đã hiểu… Hiểu một cách cay đắng nhưng rõ ràng về cái cảm giác khó chịu mỗi khi tôi nhìn ông ta hay mỗi lúc ông ta ân cần chăm sóc tôi.

“Tao…”

“Mày yêu ông ta phải không?”

“Tao không biết nữa Nam à. Tao thực sự không biết…. Tao…” Tôi bật khóc, những giọt nước mắt cứ tuôn rơi nhanh như khi tôi vẫn còn là 1 thằng nhóc bảy tuổi. Làm sao đây, những ký ức yêu thương, những lời nói ân cần, nụ cười , đôi mắt , đôi bàn tay ấm áp… Xa rồi, tôi đã đánh mất rồi….

“Sao mày lại yêu ổng hả Thắng??? Sao vậy hả Thắng???” Nam gục đầu xuống vai tôi, khoé mắt nó rơm rớm nước.

“Tao không biết… Tao không biết tao sao nữa? Bộ tao yêu ổng sao? Thật sao Nam? Mày thấy tao yêu ổng hả?” Tôi như tìm một lời phản bác hay một cái lắc đầu. Nhưng, không có, thay vào đó là một ánh nhìn xa xăm đáp trả lại tôi.

“Sao mày lại ác độc như thế hả Thắng ? Sao mày lại ác độc như thế hả?”

“… ơ… ưm….”

“:Mày có biết đã bao nhiêu lần tao nhìn thấy ánh nhìn khác lạ mà mày dành cho ổng không. Ánh nhìn ấy chỉ nói lên một điều duy nhất là mày yêu ổng…”

“Tao…”

“Còn tao thì sao hả Thắng? Mày yêu ổng, trong mắt mày chỉ có ổng. Nhưng mày có biết là ánh mắt tao cũng rất khác lạ khi nhìn mày không, MÀY CÓ BIẾT LÀ TAO CŨNG YÊU MÀY LẮM KHÔNG?”

“Nam…. mày….”

“Đúng. Tao yêu mày.. Yêu mày mày nghe chưa?”

“Không… không phải đâu Nam.” Tôi nhìn nó lắc đầu.

“Sao lại không?” Nó cười khẩy với vẻ đau đớn.

“Mày là bạn tao, bạn thân của tao…”

“Nên nhớ ông ta lại từng là cha mày.”

“Tao… không thể nào Nam. Tao không tin, sao mày lại….”

“Mày không tin hả? Được rồi, tao sẽ làm cho mày tin…” Nó nói đến đó rồi áp sát mặt nó và mặt tôi, đưa môi nó chạm mạnh vào môi đôi. Nó bắt đầu hôn tôi điên cuồng…

“Dừng… lại… KHÔNG. Nam, đừng … mau… Á á….”

“Im đi. Tao sẽ không thả mày ra đâu.”

“Dừng … lại.. A.”

Nó hất tôi ra khỏi ghế. Nó đè tôi xuống tấm thảm lớn trên sàn.

“Không. Nam.”

Nó đưa làn môi thô bạo chiếm lĩnh lấy phần ngực hở do áo bị xé tọat của tôi. Nhanh chóng, mạnh bạo, nó không còn nghe thấy lời van xin của tôi. nó đè chặt tôi xuống để rồi dường như chưa thoả mãn hết cơn dục vọng nó tiến thêm một bước nữa. Nó đưa tay lần mò khoá quần của tôi. Tôi cố chống cự một cách vất vả với tên con trai “cao thủ Karate”…

“ĐỪNG NAM.” Tôi khóc, nước mắt nhạt nhoà trên gương mặt sợ hãi tột cùng. Và, trong cơn điên loạn khi hôn tôi, nó chợt liếm phải vị mặn trong nước mắt tôi.

Bừng tỉnh. Nó dừng tay và làn môi lại. Chỉ chờ đến đó, tôi hất nó ra rồi chạy đến bên cửa phòng, nhanh chóng trong vài ba giây vuốt vuốt bộ trang phục cho đỡ nhàu nát rồi lau vội nước mắt phóng ra ngoài mà không dám quay lại nhìn nó lần cuối.

“A… Đi rồi…. Cái ngày đáng sợ này cuối cùng cũng đến…” Nam thả phịch người nằm trên cái tấm thảm đã bị xê dịch ít nhiều do cuộc vật lộn vừa trải qua chưa đầy hai ba giây trước.

9.

Tôi đã cố kiềm chế lắm mới có thể bước đi đàng hoàng mà không gục xuống đường và khóc thét lên. Trong một buổi chiều mà tôi đã trải qua hai chuyện thất kinh hồn vía. Những chuyện mà đáng lẽ tôi chứ không phải người ngoài hiểu đuợc… Vậy mà… đến cả chuyện trái tim tôi dành cho ai, thuộc về ai mà tôi cũng cần người khác vạch ra cho mới thấy được. Tôi là thằng trời đánh thánh đâm, tôi là một thằng quá ư ác độc như chính lời của Nam đã nói… Làm sao đây? Tôi phải làm sao bây giờ khi cả hai người, người tôi yêu và người yêu tôi, cả hai người tôi đều khó mà đối mặt được.

Tôi ngất mặt lên và ngừng việc đánh vào đầu mình lại. Tôi đã đến nhà hàng của ông. Tôi e dè khi bước vào.

“Chào quý khách. Quý khách đi mấy người ạ?”

“À, tôi…. xin hỏi…”

“Vâng?”

“Ông Phước, à, ông Lâm Phước có ở đây không?”

“Quý khách hỏi giám đốc có gì không ạ?”

“Tôi có… tý chuyện thôi.”

“Vâng, ông ấy hiện đang nghỉ phép vì bị ốm.”

“Sao cơ ạ?” Té ra thằng Nam đã không gạt tôi. “Có nặng.. à không. Xin cảm ơn.”

“Vâng. Chào quý khách.”

Tôi bước ra của mà cứ tần ngần đứng đó. Ông có sao không? Ông có làm sao không? Bị ốm có nặng không? Ông thật là… 10 năm trời tôi có bao giờ thấy ông đau ốm gì đâu cơ chứ. Tại sao mới có 2 tuần xa ông là ông đã bị thế này. Lo quá? Không biết ông có ăn uống gì được không?

Lòng tôi giờ không cần ai bật thì lửa cũng tự bùng cháy. Và cái lửa ấy nuôi cho lòng tôi một quyết tâm gì đấy để tôi về đến được ngôi nhà cũ. Nó vẫn như thế vào cái ngày chủ nhật tôi ra đi. Khang trang, đẹp đẽ bởi nước sơn màu trắng thuần tuý. Chỉ có khác chăng bay giờ nó đóng của im lìm, và khoác lên mình một lớp bụi mỏng của thời gian. Cây trong vườn cũng rầu rĩ héo úa vì không ai chăm sóc. Ông đâu? Trong nhà hay ở đâu? Tôi cứ đi qua đi lại một hồi lâu mà vẫn không có đủ dũng khí để kiếm cách đi vào. Và khi nhận ra đã quá trễ cho buổi cơm tối thì tôi mới chạy bộ về căn nhà mới của mình.

~*~

“Con làm sao thế Thắng?” Tiếng gõ cửa nhẹ nhàng làm tôi ngẩng mặt khỏi cái nệm ướt do nước mắt.

“Con không sao má à.” Tôi cố dùng một giọng ít ngèn nghẹn nhất để trả lời.

“Con mở cửa cho mẹ được không?”

“…Vâng.”

Cạch.

“Má.”

“Con để mẹ nhìn con xem nào… Con khóc ư?”

“Ưm… Có một chút ít.”

“Kể má nghe được không?”

“Chẳng có gì đâu má à.”

“Thật sao?”

“Dạ…”

Tôi chỉ im lặng một lúc lâu và nhìn đi đâu đó cố lảng tránh ánh nhìn ra vẻ đã hiểu hết chuyện của mẹ.

“Con…”

“… Gì cơ con yêu? Con muốn hỏi gì cứ hỏi?”

“Sao mẹ lại… ơ ừm… đi bước nữa? Thật sự là vì con sao? 10 năm rồi chúng ta vẫn cứ bình thường như thế này. Làm sao phải thay đổi hả mẹ.”

Mẹ chỉ đơn thuần nhìn tôi cười: “Mẹ nói rồi, là mẹ vì con đấy chứ.

“Mẹ….. Mẹ biết chuyện… gì… gì đó hả?” Tôi ngại ngùng.

“Ừ.”

“Làm sao mà mẹ…”

“Mẹ muốn kể cho con câu chuyện này. Con có chịu nghe không?… Ừ, im lặng nghe mẹ kể này… ” Mẹ tôi dùng một giọng trầm trầm vốn có đưa tôi vào quá khứ, đến ngọn nguồn của một câu chuyện hơn 10 năm trước.

“… Con còn nhớ lúc cha con mất không, ừ, lúc đó… mẹ đã rất suy sụp. Mẹ những tưởng sẽ không thoát ra nổi những cái mớ bòng bong trong đầu thì… bác Phước xuất hiện. Bác ấy đúng thật là bạn cũ của ba con như mẹ đã kể đấy. Bác ấy tốt lắm và bác ấy đã nói lên mong muốn được giúp đỡ cho mẹ. Mẹ lúc đầu không muốn nhận nhưng sau này vì mọi chuyện và vì bác ấy quá sốt sắng nên má đồng ý trở thành vợ bác…”

“Tại sao…?”

Cười. “Tại vì bác ấy là con một, người mẹ duy nhất còn lại của bác ấy lại bị bệnh sắp mất, bác ấy không muốn bà ấy không yên lòng mà ra đi. Bác ấy lại là bạn thân thiết với ba con nên bác ấy không đành lòng nhìn mẹ với con bơ vơ lạc lõng.”

“Nhưng vở kịch đâu cần đến 10 năm?”

“Ừ, một năm sau đám cưới, mẹ bác ấy với cương vị là bà nội con qua đời, mẹ cũng đã muốn tiến hành li dị. Nhưng… bác ấy bảo mẹ nên cố ổn định công ăn việc làm, rồi bác ấy còn khuyên mẹ nên tìm một người nào đấy thật tốt để có thể lấy làm chồng rồi mới chia tay bác ấy. Mẹ đã được bác ấy tư vấn về tình cảm cơ đấy con trai ạ.”

“Chuyện là thế sao? Ông ấy… sao chẳng bao giờ kể với con?”

Mẹ tôi thở dài.” Con cũng biết lý do mà. Bác ấy đã muốn mẹ giấu mãi chuyện này với con đấy.” Mẹ nhìn tôi ân cần rồi nói đến câu cuối cùng. “Thắng này. Bác ấy là gay.”

“Hả?”

“Bác ấy chưa bao giờ yêu mẹ. Bác ấy chung sống với mẹ 10 năm trời nhưng không bao giờ làm điều gì quá đáng với mẹ. Bác ấy đã nói thẳng khi lần đầu tiên nói muốn mẹ trở thành vợ bác ấy.”

“Thật vậy sao?”

“Ừ. Những chuyện cần kể mẹ đã kể hết rồi. Con đi ngủ sớm đi nhé.”

“Thắng này.” Mẹ đứng trước cửa phòng tôi, trước khi đóng lại bà nói nhẹ với tôi một câu: “Con đã đủ lớn rồi, và má tự hào vì con là con. Con hãy đi theo bước đường trái tim con chọn nhé.”

“Má…”

Trằn trọc trong đêm, tôi không thể ngủ đựơc, đầu óc tôi quay cuồng bởi hình ảnh một người…. Gần sáng, tôi bị một cơn ác mộng nào đó không rõ hình thù chọc phá làm tỉnh giấc.

Tôi dậy, đi xuống nhà dưới để kiếm nho ăn. Hết rồi. Giờ tôi mới sực nhớ tối qua tôi đã ăn những trái nho cuối cùng. Tôi thở dài ngao ngán nhìn cái tủ lạnh không có một màu tím đen thường có rồi đi đến bàn ăn để ăn sáng cùng mẹ và dượng tôi.

Thở dài tiếp khi tôi nằm thẳng cẳng trên phòng. Tôi định làm gì tiếp theo nhỉ? Chẳng có gì để tôi làm nữa sao? Sao cái cuộc đời này buồn chán thế nhỉ? Tôi bị một cơn ác mộng quấn lấy cho đến khi tỉnh giấc để chuẩn bị đi học thì cả con người tôi đã quá uể oải rồi…

10.

“A, Nam. Đi học lại rồi đấy hả?”

Tôi giật mình khi nghe thấy tên của thằng bạn thân. Ừ. Là nó. Nó đã đi học trở lại. Và khi ngồi xuống bên cạnh tôi nó nói nhỏ là muốn gặp riêng tôi.

“Mày muốn nói gì nói đi. Tao buồn ngủ lắm rồi.” Tôi cố dùng cái giọng bình thường nhất để nói với nó.

“…”

“Mày không nói thì tao đi à.”

“…”

“Mệt mày ghê.”

“Ê. Khoan. Tao muốn xin lỗi mày.”

“Tốt.”

“Nhưng tao đã nghĩ lại và cuối cùng quyết định không xin lỗi nữa.”

“Hả? Mày…”

“Tao không có lỗi. Thực ra thì có nhưng mày mắc lỗi nhiều hơn tao. Ai bảo mày ngốc quá làm cho tao đâm tức.”

“Tao xin lỗi. Ủa?” Mắc mớ gì tôi lại xin lỗi nó nhỉ? Thằng quỷ xỏ tôi.

“Ha ha ha..”

“Hừ. Thôi tao tha cho mày đó.”

“Vậy… Cuối cùng là mày không yêu tao hả Thắng?”

“…Tao xin lỗi nghe.”

“Khỏi. Tao biết lâu rồi.”

“Ừa.”

“Tao thì okie rồi. Thế giờ mày tính sao với ổng đây?”

“Không biết lun.” Tôi xịu mặt dựa lưng vào bức tường ố vàng rồi xoay sang nhìn thằng Nam, lúc đó đang ngồi bệt xuống đám cỏ cách tôi không xa.

“Mày giúp tao đi Nam.”

“Sao mày lại nhờ tao? Chuyện mày mày phải tự giải quyết chứ.” Rồi như thấy tội cho cái đầu bị vò nát của tôi lúc đó, nó tiếp lời: “Tao chỉ khuyên mày được một điều: hãy cố giữ thứ được xem là quan trọng nhất của mày lại, đừng để nó rơi mất. Để rồi khi mất, mày sẽ mãi mãi tiếc nuối vô hạn đó thằng ngốc ạ.”

“Tao cũng biết thế. Nhưng… tao không biết ổng có… Mày biết đó, tao không hiểu ổng lắm, ổng cứ luôn im im… khó hiểu bà cố lun.”

“Thằng ngốc. Mày thử hỏi cả đám nhóm mình hay bất cứ ai thấy ổng đi. Bảo đảm ai cũng nói ổng là 1 ông bố cực cực kỳ thương con. Mà mày phải nên hiểu cái “thương” đó theo nghĩa khác khi mày là người trong cuộc chứ.”

“Nhưng lỡ ổng xem tao như con thiệt sao mậy. Lỡ tao hớ thì sao sau này tao còn nhìn mặt được ổng nữa.”

“Thằng ngu. Không được thì phải cố được. Mày cứ cược một lần đi sợ gì mất mát. Mày cứ như tao nè.”

“Thôi, tao sợ cái vụ như mày lắm.”

Thế là hai thằng cùng cười vang.

“Có lẽ mày nói đúng. Có lẽ tao nên liều một phen.”

“Giỏi lắm.Thế bao giờ mày đi?”

“Chắc giờ quá. Ổng bị bệnh không biết đã đỡ chưa nữa.”

“Thế thì đi luôn đi. Bai ha.”

“Ừa. Bai.” Tôi quay bước đi để rồi sau ba bước đi tôi quay đầu lại. “Này!”

“Gì?”

“Tại sao mày lại không giữ tao lại?”

Nó cười một cách chân thành tuy có vương nét buồn trong đó.”Vì mày đã bị ông ta giữ mất lâu rồi.”

Tôi cười với nó. “Cám ơn mày.”

11.

Tôi đã đến căn nhà khi xưa. Nơi ông vẫn ở và nơi tôi đã ra đi.

Lần này tôi không ngu ngốc để mà tiếc nuối quay đi một lần nữa. Tôi có mang theo chùm chìa khoá nhà mà lúc trước không hiểu vì sao tôi lại không vứt đi. À, giờ thì tôi hiểu chứ, hiểu là tôi đã muốn giữ lại tất cả những gì có hơi ấm của ông.

Tôi mở cánh cửa để đi vào bên trong. Bụi và trống không là tất cả những gì tôi có thể thấy. Tôi sợ hãi, tim đập thình thịch.

Tôi bước vào bếp, thói quen cau mày không còn. Không có ông, tôi cau mày. Ông đâu?

Tôi nhẹ bước đi lên tầng hai. Đứng trước cửa phòng ông, tôi lấy tay khẽ đẩy cửa ra. Thở phào, ông đang nằm đó, trên giường, và ngủ.

Bước đến, tôi định làm ông ngạc nhiên, nhưng khi nhìn thấy cái cau mày lạ lùng trên gương mặt đang nhắm nghiền của ông thì tôi không còn muốn đùa nữa. Lấy tay chạm vào trán ông. Nóng quá. Ông sốt nặng rồi.

“Ông… à. Này… Dậy đi…” Tôi lay ông dậy. Nhưng không có cách nào có thể khiến ông tỉnh giấc.

Lo lắng. Tôi đắp cho ông một chiếc khăn ướt rồi chạy ra khỏi nhà đi mua thuốc hạ sốt. Chạy về, tôi gọi cho mẹ để hỏi cách nấu cháo. Khổ nỗi tôi đâu phải như ông, là một đầu bếp tài giỏi gì nên việc đổ vỡ hay cháy khét là chuyện hiển nhiên sẽ xảy ra.

Đang lúi húi vì lửa nóng và vì cái công thức quái quỷ của món cháo thì tôi bị làm giật mình bởi một giọng nói.

“Cậu làm gì ở đây?”

“A. Ông…”

“Tôi hỏi cậu làm gì ở đây?” Hình như ông đã học được cái cau mày thường trực của tôi.

“Tôi nấu cháo.”

“Hừ. Cậu nấu cháo hay cậu tính phá bếp của tôi.”

“Tôi chỉ…”

“Đi ra ngay.”

“Hả?”

“Cậu không nghe rõ tôi nói gì ư? Khụ khụ… Cậu đang xâm nhập gia cư bất hợp pháp đấy. Đi ra khỏi nhà tôi ngay.”

“Này.” Tôi cau mày. “Ông có còn lý trí nữa không hả? Tôi đang cố sức nấu cháo cho ông ăn mà ông lại đi đuổi tôi hả?”

“Khụ… Tôi chẳng việc gì nhờ đến cậu. Tôi và cậu đâu có liên quan gì đến nhau. Lúc tôi còn lịch sự thì xin mời cậu đi ngay cho.”

“Ông quá đáng thật đấy nhé.” Tôi bước ra khỏi bếp và đứng đối diện nhìn thẳng vào ông ta. “Uổng công tôi lo lắng cho ông.”

“Cậu…”

“Ông bệnh nặng lắm rồi đấy. Ông ngồi xuống đây đi.” Tôi cố dìu ông đến salon.

Ông hất tay tôi ra như chính tôi hồi còn bé. “Tôi không phải bố cậu. Cậu khỏi lo.” Nói rồi ông tự lê đến ngồi trên salon.

“Tôi có bảo ông là bố tôi đâu.” Tôi mượn lại câu nói của thằng bạn.

“Vậy thì cậu đi ra khỏi nhà tôi đi.”

“Tôi không đi. Ông làm gì được tôi nào?” Tôi đến bên ông.

“Cậu muốn gì mới chịu đi nào?”

“Không biết nữa. Để xem.” Một ý nghĩ tinh quái chợt loé lên trong óc. Tôi mỉm cười nhẹ nhìn ông. “Tôi muốn hỏi ông câu này thôi.”

“Câu gì?”

Chỉ chờ đến đó. Tôi tiến lại gần sát khuôn mặt đang đỏ của người sốt nặng như ông để đặt một nụ hôn nhẹ vào đó. Môi ông ấm nóng và hơi khô.

Nụ hôn kéo dài hơi lâu và tôi tin chắc ông chẳng nghĩ được gì đâu qua đôi mắt đang mở to vì ngạc nhiên ấy.

“Ông thấy thế nào khi tôi hôn ông?” Tôi nhìn ông tươi cười, nụ cười của một con quỷ nhỏ.

“Cậu…ơ…”

“Thế ông nghĩ gì khi tôi nói TÔI YÊU ÔNG.”

“Sao cơ?”

“Này, ông định để tôi chủ động thế nào nữa đây. Tôi đã hôn ông rồi, đã nói yêu ông rồi thế mà ông chẳng nói gì hết là sao hả?” Tôi phụng phịu đôi má như trẻ con. Ừ, tôi trẻ con thế đấy thì ông làm được gì nào?

“Cậu đừng đùa nữa. Cậu về đi.” Trước kia tôi không hiểu ông vì tôi ngốc. Nhưng giờ có lẽ tôi “thông minh” ra được ít nhiều rồi khi hiểu được cái đôi mắt không dám nhìn thẳng kia gọi là trốn tránh, cái khuôn mặt đỏ hơn bình thường của một người bị sốt kia chính là vì…

“Ông có yêu tôi không?” Tôi giữ ông lại bằng đôi tay và đôi mắt của mình.

“Tôi…”

“Ông mà trả lời không thành thật là tôi ở đây không về nữa đâu đấy.”

“…” Ông nhìn tôi một lúc lâu lắm. Ông như đắm chìm trong vô vàn điều gì đó mà tôi mơ hồ có thể hiểu được. Rồi như thoát khỏi chúng, ông chậm rãi trả lời tôi trong khi tôi hồi hộp nén nhịp đập con tim lại: “Vậy… cậu ở đây mãi nhé… có được không?” Ông e dè nhìn tôi.

Tôi cười và dùng đôi môi đáp lại ông.

“Tôi phải ở bên ông mãi chứ. Tôi phải để ông nấu ăn và chăm sóc tôi mãi chứ. Tôi yêu ông.”

“Ừ. Tôi cũng yêu cậu.”

Cả hai chúng tôi cùng cười và cùng trao lửa lòng yêu thương cho nhau.

The end….

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro