slide thương mại điện tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.2 Một số khái niệm cơ bản…

n     Thương mại điện tử (Ecommerce) = Electronic + Commerce

n     Trong đó

n     Electronic là các phương tiện điện tử

n     Commerce là các giao dịch điện tử

2.2 Một số khái niệm cơ bản…

n     TMĐT (ECommerce) là các giao dịch mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin thông qua các phương tiện điện tử mà chủ yếu là Internet

n     TMĐT phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng (như cơ sở hạ tầng về kinh tế, Công nghệ,  Pháp lý, nguồn nhân lực)

n     Kinh doanh điện tử (EBusiness) là các hoạt động thương mại được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử. Các hoạt động cơ bản của Kinh doanh điện tử bao gồm

n     Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin

n     Dịch vụ khách hàng (customer service)

n     Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative)

n     Đào tạo từ xa (e-learning)

n     Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness

2.3 Các đặc trưng của TMĐT

n     Các bên tham gia vào giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước

n     Thị trường của TMĐT là không biên giới mà thống nhất trên toàn cầu, thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu

n     Các giao dịch trong TMĐT đều có ít nhất ba chủ thể, ngoài hai chủ thể giao dịch còn có thêm chủ thể chứng thực hoặc người cung cấp dịch vụ mạng …

2.4 Lợi ích và khó khăn của của TMĐT

n     Lợi ích

n     Cung cấp phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong mua bán, kinh doanh.

n     Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để quảng bá và bán sản phẩm, nắm được nhiều thông tin về thị trường và các đối tác.

n     Người mua lại có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của mình với giá thành rẻ hơn, thông tin về hàng hóa đầy đủ hơn, ….

n     TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất

n     Khó khăn

n     Hạ tầng Internet vẫn chưa phát triển rộng khắp, hơn nữa nhiều khách hàng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với thương mại điện tử.

n     Công nghệ phần cứng & phần mềm luôn thay đổi nhanh chóng , nếu doanh nghiệp không nắm bắt và ứng dụng kịp các công nghệ mới sẽ có thể bị tụt hậu và đánh mất lợi thế cạnh tranh.

n     Việc quản lý hệ thống TMĐT là phức tạp, độ tin cậy của hệ thống là thấp do các yếu tố công nghệ liên quan luôn biến động. Sự phát triển của những cuộc tấn công hệ thống TMĐT trái phép và nạn ăn cắp thông tin trên mạng tràn lan đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển các hệ thống TMĐT

n     Ví dụ về các ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc truy nhập, tấn công bất hợp pháp thông qua Internet vào các hệ thống TMĐT: Gây ngưng hoạt động của hệ thống trong 1 thời gian, cho đến làm sai lạc dữ liệu, xóa cơ sở dữ liệu, làm hỏng máy chủ web không thể khắc phục được…

n     Thương mại điện tử cũng có thể gặp phải rắc rối với vấn đề thanh toán qua mạng. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bán hàng cho 1 khách hàng với 1 số tài khoản hợp lệ nào đó. Nếu như đây là 1 tài khoản bị đánh cắp, thì doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng số tiền này khi phát sinh kiện tụng.

n     Ở Việt Nam, luật thương mại điện tử đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nên sẽ khó khăn khi xử lý các vấn đề tranh chấp xảy ra trong thực tế, nhưng chưa có trong luật.

Các yếu tố cơ bản hạn chế sự phát triển của TMĐT :

- Hạn chế về kỹ thuật :

          + Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

          +Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng đc yêu cầu của người dùng nhất là trong TMĐT

          + Các công cụ xây dựng phần mền vẫn trong giai đoạn đang phát triển

          + khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mền ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thông.

          + Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt ( công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.

          + Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

          + Thực hiện đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

- Hạn chế về thương mại:

          + An ninh và riêng tư là 2 vấn đề cản trở tâm lý đối với người tham gia TMĐT

          + Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán trong TMĐT do ko đc gặp trực tiếp

          + Nhiều vấn đề về luật, chính sách , thuế chưa đc làm rõ

          + Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo đk để TMĐT phát triển

          + Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

          + Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ tiền thực đến tiền ảo cần thời gian

          + Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp , giao dịch cần thời gian.

          + Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô ( hòa vốn và có lãi )

          +số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù TMĐT

          + Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt  của các công ty dot.com

2.5 Các điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT

n     Hạ tầng Internet có tốc độ truyền thông cao đảm bảo truyền tải các nội dung tin dưới dạng âm thanh, hình ảnh. Chi phí kết nối Internet phải rẻ

n     Phải có hạ tầng pháp lý rõ và đầy đủ nhằm công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử; Phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng,.. Để điều chỉnh các giao dịch qua mạng

2.6 Các cấp độ phát triển của TMĐT

n     Cấp độ 1: Doanh nghiệp có Website để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ,…

n     Cấp độ 2: Doanh nghiệp có Website để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ,…Website này có nhiều chức năng tương tác với khách hàng

n     Cấp độ 3: Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng, dịch vụ qua mạng. Chưa có CSDL nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng

n     Cấp độ 4: Thương mại điện tử

n     Cấp độ 5: TMĐT không dây

n     Cấp độ 6: Cả thế giới trong một máy tính

Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia

n     Người tiêu dùng

n     C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng

n     C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

n     C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

n     Doanh nghiệp

n     B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng

n     B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp

n     B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ

n     B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

n     Chính phủ

n     G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng

n     G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

n     G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ

2.9 Các giai đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng

n     Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...

n     Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp

n     Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch.

n     Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau FireWall và tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây thuê bao riêng.

n     Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet.

n     Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.

Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây. .

2.10 Thị trường điện tử

n     Thị trường là nơi dùng để trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ, thanh toán,...giữa người bán, người mua, người môi giới.

n     Thị trường có ba chức năng chính

n     Kết hợp người mua và người bán

n     Tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch

n     Cung cấp cơ sở hạ tầng về pháp luật, điều tiết hoạt động

n     Các yếu tố cấu thành thị trường điện tử

n     Khách hàng: Là người truy nhập vào Website, tìm kiếm, trả giá, đặt mua các sản phẩm dịch vụ

n     Người bán: Người bán thực hiện quảng cáo và bán hàng thông qua các Website

n     Hàng hóa: Các sản phẩm hữu hình hay vô hình

n     Cơ sở hạ tầng: Pháp lý, Công nghệ,…

n     Các yếu tố cấu thành thị trường điện tử…

n     Front – End: Catalogs điện tử, Giỏ hàng, công cụ tìm kiếm, cổng thanh toán

n     Back – End: Xử lý và thực hiện đơn hàng, quản lý kho hàng, xử lý thanh toán

n     Đối tác, nhà môi giới: Nhà môi giới là người trung gian đứng giữa người mua và người bán

n     Các dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ chứng thực điện tử, dịch vụ tư vấn

n     Các loại thị trường điện tử

n     Cửa hàng trên mạng: là một Website TMĐT

n     Siêu thị điện tử: Là một trung tâm bán hàng trực tuyến có nhiều cửa hàng điện tử

n     Sàn giao dịch: Là thị trường trực tuyến trong đó người mua và người bán có thể đàm phán với nhau

n     Sàn giao dịch riêng do một công ty sở hữu

n     Sàn giao dịch là một chợ dạng B2B do một bên thứ ba đứng ra tổ chức

n     Các loại thị trường điện tử…

n     Cổng thông tin: là một điểm truy cập thông tin duy nhất có thể thu nhận các loại thông tin từ bên trong một tổ chức. Người ta có thể phân loại cổng thông tin là nơi để tìm kiếm thông tin cần thiết, cổng giao tiếp là nới các doanh nghiệp có thể gặp gỡ và trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ và cao nhất là cổng giao dịch trong đó doanh nghiệp có thể lấy thông tin, tiếp xúc và tiến hành giao dịch.  Bản chất thương mại thì nó cũng là một sàn giao dịch TMĐT. Ví dụ: Cổng thông tin Hà Nội, Cổng thông tin Bộ Công thương

2.11 Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

n     Là việc thực hiện các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng

n     Các bên tham gia giao dịch

n     Người trung gian

n     Người bán

n     Người mua

n     Các loại giao dịch B2B

n     Mua ngay theo yêu cầu

n     Mua theo hợp đồng

n     Loại giao dịch

n     Mua ngay tại chỗ (Spot buying)

n     Mua hàng hóa/dịch vụ đáp ứng nhu cầu đang cần

n     Giá mua tự do tùy vào cung cầu

n     Ví dụ: mua xăng dầu, đường, ngũ cốc…

n     Mua dựa vào hợp đồng (Systematic sourcing)

n     Mua dựa trên hợp đồng dài hạn

n     Có thương thượng, đàm phán giữa bên mua và bên bán

n     Chiều hướng giao dịch

n     Chiều dọc

n     Mua bán chỉ trong 1 ngành nghề nào đó

n     Ví dụ: chuyên mua bán xe hơi, thép, hóa chất...

n     Chiều ngang

n     Tập trung vào một dịch vụ hay sản phẩm nào đó được dùng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề

n     Ví dụ: du lịch, dụng cụ văn phòng, máy tính...

n     Mua (purchase)

n     Nhận diện và đánh giá người bán

n     Chọn sản phẩm

n     Đặt hàng

n     Giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi nhận hàng

n     Giao hàng chậm

n     Sai số lượng

n     Không đúng hàng

n     Hàng bị lỗi

n     Hậu cần

n     Là làm sao để “cung cấp đúng hàng hóa, đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm”

n     Gồm các hoạt động

n     Tiếp nhận hàng

n     Bốc xếp hàng hóa vào kho

n     Kiểm kê hàng tồn kho

n     Lập lịch và điều kiển phương tiện vận chuyển

n     Vận chuyển hàng

n     Hỗ trợ (support)

n     Tài chính và quản lý

n     Thực hiện thanh toán

n     Xử lý tiền nhận từ khách hàng

n     Lên kế hoạch vốn cho các chi phí

n     Dự thảo ngân sách để nguồn vốn luôn có sẳn

n     Nguồn nhân lực

n     Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên

n     Phát triển công nghệ

n     Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp

n     Công bố kết quả nghiên cứu, liên kết với các nguồn và dịch vụ nghiên cứu khác

2.12 Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)

n     Là việc thực hiện các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trên mạng

n     Còn gọi là mô hình TMĐT bán lẻ điện tử trực tiếp cho người tiêu dùng

n     Mô hình B2C có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối

n     Hình thức mà 1 công ty có doanh thu từ việc bán hàng hóa/dịch vụ trên website của mình

n     Sử dụng danh mục hàng hóa

n     Hình ảnh, thông tin chi tiết, giá

n     Sản phẩm

n     Máy tính và hàng điện tử

n     Sách, nhạc và phim

n     Quần áo

n     Hoa và quà tặng

n     Hàng giảm giá

2.13  Một số ứng dụng của TMDDT

n     Quảng cáo, nghiên cứu thị trường trực tuyến

n     Bán lẻ trực tuyến

n     Lữ hành trực tuyến

n     Kinh doanh bất động sản trực tuyến

n     Giáo dục và đào tạo trực tuyến

n     Ngân hàng và đầu tư trực tuyến

n     Y tế, tư vấn sức khỏe, chăm sóc sức khỏe trực tuyến

n     Xuất bản trực tuyến

n     Giải trí trực tuyến

n     Kinh doanh trí tuệ trực tuyến

2.14  Môi trường pháp lý trong TMĐT

n     Sự cần thiết của môi trường pháp lý cho sự phát triển của TMĐT

n     TMĐT tiểm ẩn các nguy cơ rủi ro cho các cá nhân, tổ chức, nhà nước

n     TMĐT là một “sân chơi” cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại, cần phải có hệ thống pháp luật về TMĐT để định hướng, điều chỉnh các hoạt động thương mại, tạo niềm tin và điều kiện thuậnt lợi cho các bên tham gia vào các hoạt động thương mại

n     Sự cần thiết của môi trường pháp lý cho sự phát triển của TMĐT

n     Cần phải có hệ thống pháp luật giúp cho các bên tham gia vào giao dịch TMĐT có cơ sở để giải quyết các vấn đề tranh chấp, nhà nước có cơ sở để kiểm soát các hoạt động kinh

n     Hệ thống pháp luật của Việt Nam

LUật thương mại việt nam 2005( sửa đổi)

Luật giao dịch điện tử 2005      

Nghị định về thương mại điện tử(6/2006)       thông tư hướng dẫn nghị định TMDT về cung cấp thông tin và giao kêt đống trên website TMDT

Nghị định về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số(2/2007)

Nghị định về giao dịch ddieeenj tử trong hoạt động tài chính       : thông tư hướng dẫn 1 số điều khoản của nghị định; thông tư vè giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán;

Nghi định về giao dịch điện tử trogng hoạt động ngân hàng(3/2007)

Nghị định chống thư rác(8/2008)         :Thông tư hướng dẫn 1 số k\diều khoản của nghị định; thông tư về thủ tục dk dnah cho cac đơn vị quảng cáo cung cá dịnh vu liên quan đến thông điệp điện tử thương mại tự nguyện

Luaatjj công nghệ thông tin 2006

Nghị định về ứng dụng CNTT trong các cơ quan chính phủ(4/2007)

Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT(4/2007  

Nghị định hướng dẫn luật cong nghệ thong tin va f Luật cong nghiệp công ngệ thông(5/2007)

Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịc vụ trên mạng và cung cấp thông tin trên mạng(8/2008)

Hình thức xử phạt đối với gian lận và tranh giành không cong bằng trong thương mại điển tử: xử  phạt hành chính; xử phạt hinh sự…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro