sơ cấp cứu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngừng tuần hoàn, hô hấp

Nguyên nhân:

- Tai nạn

- Biến chứng bất ngờ của một bệnh

Triệu chứng

Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất mạch bẹn và mạch cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc từ từ. Khi có dấu hiệu đồng tử 2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não nặng nề.

Xử trí:

Yêu cầu:

- Bảo đảm tuần hoàn não

- Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả

- Chống nhiễm toan

- Phải cấp cứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào.

- Phải cấp cứu liên tục, không gián đoạn.

Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là : Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn. Hồi sinh trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi.

Xoa bóp tim:

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao.

- Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Dùng sức mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút. Lực ấn phải đủ cho xương ức và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá nặng tùy theo thể trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực ấn.

Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:

- Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập.

- Huyết áp động mạch: 70-100mmHg.

- Đồng tử không giãn to do não thiếu máu.

- Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn.

Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ máu, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi.

Biến chứng của xoa bóp tim:

- Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi... rất ít gặp.

- Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh.

- Tràn khí màng phổi có thể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt rất mạnh.

Thổi ngạt

- Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân.

- Chuẩn bị bệnh nhân: đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau sạch mồm họng, lấy hết dị vật, rǎng giả, thức ǎn, đờm rãi...; cổ ưỡn tối đa, độn gối dưới cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên cho lưỡi không tụt ra sau bịt khí quản.

- Tiến hành thổi ngạt:

Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ.

Đặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to.

Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì người ấn tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt).

Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông.

Nếu người cấp cứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt, cứ 15 lần ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu.

Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì có thể thổi vào mũi, ở trẻ nhỏ có thể thổi cả vào mũi lẫn mồm.

Trụy mạch cấp do mất nước, mất muối

Nguyên nhân: do nôn mửa, ỉa chảy, bệnh quá nặng mà bệnh nhân mệt quá không ǎn uống được.

Lứa tuổi nào cũng có thể bị, nhưng tình trạng này xảy ra nhanh và nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của mất nước:

- Đái ít hoặc không có nước tiểu, nước tiểu vàng sẫm.

- Sút cân đột ngột

- Miệng khô

- Mắt lõm, không có nước mắt

- Da kém đàn hồi hay không cǎng

- Trẻ sơ sinh: thóp lõm.

Mất nước nặng có thể gây trụy tim mạch.

Xử trí:

- Cho bệnh nhân nằm đầu thấp. Nếu trời lạnh: sưởi ấm, đắp chǎn.

- Nếu huyết áp tối đa <80mmHg, mạch nhanh nhỏ:

Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o 2-3 lít tốc độ 60 giọt/phút, lúc đầu có thể truyền nhanh hơn.

Vitamin C 0,10g x 5 ống.

Dung dịch muối 10% 20-40ml tiêm tĩnh mạch.

Tùy tình hình điện giải có thể bổ sung thêm clorua kali, clorua calci.

Trợ tim mạch: long não nước 0,20g tiêm tĩnh mạch 3 giờ một lần nếu cần.

- Nếu huyết áp không lấy được, mạch không bắt được, điều trị như trên, thêm:

+ Noradrenalin 1-2mg

Dung dịch glucose 5% 250ml

truyền tĩnh mạch XV-XX giọt/phút. Nếu cần có thể truyền 5 lần/ngày.

+ Depersolon 30mg x 1-2 ống tiêm tĩnh mạch.

+ DOCA 10mg x 1-3 ống tiêm bắp.

Nếu có triệu chứng nhiễm toan: truyền thêm dung dịch natri bicarbonat.

Nếu điều trị như trên mà huyết áp vẫn chưa lên: truyền thêm plasma hoặc Dextran, Moriamin 500ml.

- Nếu có điều kiện theo dõi số lượng nước mất đi do ỉa chảy và nôn. Cứ 1 lít nước mất đi do ỉa chảy phải bổ sung bằng truyền tĩnh mạch:

* 750ml dung dịch glucose đẳng trương 5%,

* 4g NaCl

* 2g KCl

*250ml dung dịch Na bicarbonat.

Nếu cần có thể cho thêm carbonat bismuth, Elixir parégorique, atropin, kháng sinh tùy theo nguyên nhân và kháng sinh đồ.

Đề phòng

: Người bị mất nước phải uống nhiều nước ngay từ ban đầu, không chờ tình trạng nặng xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ ỉa lỏng toàn nước. Tốt nhất là dùng dung dịch Oresol, nhấp liên tục cứ 5 phút một lần, kể cả khi bệnh nhân có nôn mửa, cho đến khi bệnh nhân đi tiểu bình thường

Điện rất cần thiết trong đời sống và cũng rất nguy hiểm tới tính mạng nếu chúng ta sử dụng chúng không cẩn thận.

Nguyên nhân bị điện giật

- Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện

- Chân người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất được coi là một cực, cực còn lại là một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể tiếp xúc với nguồn điện.

- Khi bị diện giật nạn nhân sẽ dính chặt vào nguồn điện mà không thể dứt ra được, mặc dù ban đầu vẫn còn biết mình đang bị nạn nhưng không thể điều khiển được các cơ duỗi ra.

Sau đây là cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật

- Cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.

- Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

- Tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện

Sau khi đã ngắt điện tiến hành sơ cứu cho nạn nhân

- Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

- Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.

- Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 đến 30 lần. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị điện giật, nếu có ngừng thở, phải thổi ngạt từ 30 đến 60 lần một phút.

- Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Ngừng tim trong vòng 1 phút, khả năng cứu sống có thể tới 95%. - - - Ngừng tim sau 5 phút, khả năng cứu sống chỉ còn 1%, và sẽ để lại di chứng thần kinh rất nặng nề vì tế bào não sẽ bị chết sau 5 phút thiếu Ôxy.

- Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

- Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần mỗi phút.

- Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, ngoại trừ trẻ sơ sinh là 3 lần ép tim thổi ngạt một lần.





Sơ cứu nhanh khi bị bỏng

Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp

- Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa bãi, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

- Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.

- Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi... thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.

- Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp... do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Tóm lại: Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.

Điều trị ngất xỉu như thế nào?

Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua, người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh. Hiện tường này thường xuất hiện khi dòng máu đến não thấp hơn mức tối thiểu hay do huyết áp giảm đột ngột.

Có nhiều nguyên nhân gây ngất, gồm cả lành tính và bệnh lý tim mạch. Có một số nguyên nhân phổ biến sau:

- Ngất do phản xạ thần kinh tim, thường gặp nhất là do thần kinh phế vị. Trước khi ngất, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và toát mồ hôi, sau khi ngất thường thấy mệt mỏi. Phản xạ này có thể xảy ra khi quay cổ đột ngột, mặc áo cổ chặt hoặc bàng quang rỗng sau khi đi tiểu. Cũng có một số trường hợp hiếm gặp là sau khi ho hoặc cười to.

- Ngất khi thay đổi tư thế là hiện tượng phổ biến, xuất hiện khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Người già gầy yếu và bệnh nhân đái tháo đường, hoặc những người bị mất nước do thời tiết quá nóng dễ bị ngất khi thay đổi tư thế và chịu hậu quả nặng nề nhất.

- Ngất do rối loạn nhịp: xảy ra khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 nhịp/phút) hoặc quá nhanh (180 nhịp/phút). Nếu ngất do rối loạn nhịp tim xảy ra ở bệnh nhân có bệnh tim mạch thì nguy cơ tử vong rất cao.

- Ngất ở bệnh nhân có bệnh tim mạch: Một số bệnh lý của cơ tim, van tim, mạch máu có thể gây ra ngất, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim. Cần chú ý tìm nguyên nhân ngất ở bệnh nhân tim mạch bởi đó thường là dấu hiệu báo trước nguy cơ tử vong.

Cách điều trị:

Khi gặp một người bị ngất, cần tránh cho bệnh nhân bị chấn thương và bảo đảm là vẫn đang tự thở, có mạch (kiểm tra động mạch cảnh ở ngay dưới hàm). Nếu người bệnh không tự thở hoặc không có mạch, phải gọi ngay cấp cứu. Nếu tự thở và có mạch, cần để bệnh nhân nằm dưới nền cứng và phẳng rồi từ từ nâng nhẹ chân lên cao, tuyệt đối không nâng ngay bệnh nhân dậy.

Đối với người có nguy cơ bị ngất do phản xạ thần kinh tim, cách tốt nhất là tránh môi trường quá nóng hoặc người quá đông. Cần uống nhiều nước, bổ sung thêm muối. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol. Nếu các biện pháp trên thất bại, có thể xem xét việc cấy máy tạo nhịp. Đối với người hay bị ngất khi thay đổi tư thế, cần dùng thuốc theo chỉ định và tránh đi tất chân chặt, nằm ngủ cao đầu. Còn với trường hợp ngất do rối loạn nhịp, có thể dùng máy tạo nhịp tim nếu nhịp chậm, hoặc dùng thuốc điều chỉnh nhịp hay sóng radio trong trường hợp nhịp tim quá nhanh.

Xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Phải lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, mệt lả hay co giật...

Gần đây, ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp, trường học... xảy ra thường xuyên. Điều đáng nói là do thiếu hiểu biết những kỹ năng xử trí tối thiểu ban đầu nên vô hình trung nhiều bệnh nhân thay vì sớm bình phục thì lại phải điều trị rất tốn kém, thậm chí tử vong.

Để có các các kỹ năng xử trí tối thiểu ban đầu, chúng ta cần biết hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm thường là do một trong ba nguyên nhân:

- Các hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ nấm, thuốc bảo quản rau quả...) với lượng vượt giới hạn cho phép.

- Các chất phụ gia thực phẩm dùng quá liều hoặc không cho phép (hàn the, phẩm màu công nghiệp...).

- Các vi sinh vật, vi khuẩn (có trong gia súc chết, ôi thiu...).

Sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày kể từ khi ăn loại thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ngay. Có khi nôn ra máu hoặc đau bụng đi ngoài nhiều lần (phân nước có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38°C.

Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng này thường nặng hơn. Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến trụy tim mạch và sốc.

Vì thế, phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý người già hay bị nặng lại không kêu khát do tuổi cao bị mất cảm giác khát), mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả hay co giật, nước tiểu ít, sẫm màu...

Đối với một người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm mà còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt, bằng cách dùng hai ngón tay để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây nôn. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.

Nếu đã biết chất gây độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu, thuốc chuột... thì không nên gây nôn vì có thể sẽ làm cho bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang nôn mà nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt tính (20 đến 30 g nếu là người lớn; 5 đến 10 g đối với trẻ em) vì than hoạt tính có tác dụng gắn giữ các chất độc không cho thấm vào máu.

Tiếp đó, cho uống sulfale magnesium, sorbitol để tống chất độc và than hoạt tính qua đường phân. Phải cho bệnh nhân uống nhiều nước để than hoạt tính dễ dàng đi ra ngoài. Lúc này, bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng nên cần bù nước và chất điện giải bằng cách cho uống Oresol hoặc nước cháo, nước cam, nước dừa, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.

Tiếp đó, cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu. Nếu thấy không cải thiện mà mất nước nặng, li bì, sốt cao hay phân có máu thì phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro