Sơ đồ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Thuyết minh sơ đồ hệ thống tời neo của Siemens

Cấu tạo

-         m1 động cơ thực hiện, là động cơ dị bộ rotor lồng sóc rãnh sâu, stator có hai cuộn dây. Cuộn thứ nhất được đổi nối D - YY có số đội cực 8/16, cuộn thứ hai có số đôi cực là 4.

-         S1 phanh điện từ một chiều, được cấp nguồn từ biến áp m2 (380V/220V) và bộ chỉnh lưu n1. Sử dụng phanh điện từ một chiều để tạo lực hút ổn định.

-         R4 điện trở phóng điện cho cuộn phanh, bảo vệ cầu chỉnh lưu khỏi bị đánh thủng.

-         R5 điện trở hạn chế, được điều khiển bởi công tắc tơ C8. Khi hút thì cần lực hút lớn nhưng khi đã hút xong thì chỉ cần lực hút nhỏ, đưa điện trở hạn chế vào để khỏi cháy cuộn phanh.

-         b1 tay điều khiển có 7 vị trí, vị trí 0 và 3 vị trí mỗi phía thu thả neo tương ứng với 3 cấp tốc độ.

-         b2 nút dừng khẩn cấp,đặt tại tay điều khiển.

-         d1, d2 các rơ-le trung gian.  

-         d4, d5, d6 các rơ-le thời gian.

-         C1, C2 các công tắc tơ đảo chiều.

-         C3, C4, C5, C6 các công tắc tơ tốc độ 1, 2, 3.

-         C7 công tắc tơ cấp nguồn cho phanh điện từ.

-         C8 công tắc tơ trung gian.

-         b3 ngắt hành trình, gắn ở phanh điện từ S1, khi má phanh được hút hoàn toàn về phía lõi thép thì má động sẽ tác động mở tiếp điểm b3.

-         e6 rơ-le dòng cực đại, bảo vệ quá tải ở tốc độ cao cho động cơ.

-         e5 rơ-le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ ở tốc độ 1.

-         e4 rơ-le nhiệt bảo vệ quá tải chung cho cả ba cấp tốc độ

Nguyên lý hoạt động

Cấp nguồn cho hệ thống sẵn sàng làm việc. Giả sử tay trang đang nằm ở vị trí 0 thì tiếp điểm 1-01 đóng, b2 đóng dẫn đến role d1 có điện, tiếp điểm d1(1-2) đóng cấp điện cho hệ thống điều khiển, tiếp điểm d1(3-4) đóng để tự duy trì nguồn cấp cho d1. C8 có điện, tiếp điểm C8(15-16) mở ra. Khi đưa tay trang từ vị trí 0 sang vị trí 1 thu neo (phía trên),1-01 nhả,5-05 đóng,7-07 đóng, công tắc tơ C1, C3 có điện đóng tiếp điểm C1(13-14) cấp nguồn cho mạch điều khiển sau, đóng tiếp điểm C1, C3 mạch động lực cấp điện cho động cơ hoạt động theo chiều thu neo. Lúc này động cơ được nối D. Tiếp tục đưa tay trang sang vị trí 2 thu neo,7-07 nhả,9-09 đóng, công tắc tơ C4, d4 có điện, mở tiếp điểm C4(21-22) ngắt điện C3, đóng tiếp điểm C4(17-18) cấp điện cho C5. C4, C5 đóng tiếp điểm động lực cấp điện cho động cơ hoạt động ở tốc độ 2 (nối YY). Sau một khoảng thời gian trễ thì tiếp điểm d4(3-4) đóng nằm chờ tốc độ 3. Tiếp tục đưa tay điều khiển sang tốc độ 3 thu neo, 11-011 đóng thì C6 có điện, mở tiếp điểm C6(19-20) ngắt điện C4, C5, đóng tiếp điểm C6 mạch động lực cấp điện cho động cơ hoạt động ở tốc độ 3. Sau một khoảng thời gian trễ của d5 thì tiếp điểm d5(3-4) đóng đưa mạch bảo vệ quá tải ở tốc độ 3 vào làm việc.

Khi động cơ hoạt động ở các cấp tốc độ thì công tắc tơ C7 có điện mở phanh trục động cơ, khi phanh mở hết thì tiếp điểm b3 mở ngắt điện C8 đưa điện trở hạn chế vào nối tiếp cuộn phanh. Nếu phanh bị kẹt không mở được thì C8 vẫn có điện và sau một khoảng thời gian trễ của d6 thì tiếp điểm d6(3-4)mở ra làm d1 mất điện toàn hệ thống

Bảo vệ

Bảo vệ gia tốc: Khi đưa nhanh tay điều khiển từ vị trí 0 sang vị trí 3, động cơ không hoạt động ngay ở tốc độ 3 mà khởi động ở tốc độ 2 sau đó mới chuyển sang tốc độ 3 (nhờ rơ-le thời gian d4 ).

Bảo vệ quá tải: khi động cơ ở tốc độ 3 được thực hiện nhờ rơ-le dòng điện e6. Khi động cơ bị quá tải, e6 (6-7) đóng cấp nguồn cho d2, tiếp điểm d2(15-16) mở ra, C6 mất điện, C4, C5 có điện, động cơ chuyển về hoạt động ở tốc độ 2. Động cơ sẽ không tự động chuyển lên tốc độ 3 khi e6 mở ra vì d2(1-2) đóng tự duy trì.

Bảo vệ quá tải cho động cơ ở tốc độ 1 nhờ rơ-le nhiệt e5, bảo vệ quá tải chung cho thiết bị nhờ rơ-le nhiệt e4.

Bảo vệ ngắn mạch: cho mạch điều khiển nhở các cầu chì e1, e2, e3. bảo vệ ngắn mạch cho phanh điện từ nhờ các cầu chì e7, e8. Bảo vệ ngắn mạch cho toàn thiết bị nhở aptomat đặt trên bảng điện chính.

Bảo vệ không: khi hệ thống đang làm việc ở bất kì tốc độ nào mà mất điện thì toàn hệ thống dừng và khi có điện trở lại thì hệ thống không tự làm việc trở lại mà ta phải đưa tay trang về vị trí 0 thì hệ thống mới sẵn sàng làm việc trở lại. Quá trình này do tay trang và d1 đảm nhiệm.

Câu 2. Thuyết minh sơ đồ hệ thống làm hàng hãng siemens

     Cấu tạo

-                M1 động cơ thực hiện, là loại động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc có 3 cuộn dây riêng biệt đấu Y có số đôi cực 8/16/32.

-         M2 động cơ quạt gió làm mát cho M1.

-         S11 phanh điện từ, sử dụng phanh điện từ một chiều (có lực hút ổn định), nguồn cấp cho phanh điện từ lấy qua cầu chỉnh lưu n11.

-         m13  biến áp hạ áp 380V/220V-110V để cấp nguồn cho phanh điện từ và thiết bị bảo vệ quá tải.

-         r12 điện trở phóng điện cho cuộn phanh. Với cuộn hút một chiều nói chung phải có điện trở phóng điện để bảo vệ cho cầu chỉnh lưu khỏi bị đánh thủng.

-         r11 điện trở hạn chế.

-         A11a11 và B11b11 hai tay điều khiển tương ứng với hai vị trí điều khiển khác nhau. Mỗi tay điều khiển có bảy vị trí, 0 và ba vị trí cho mỗi phía nâng và hạ hàng.

-         b12 công tắc hành trình, đặt ở cửa gió làm mát động cơ, khi cửa gió mở thì công tắc này đóng lại.

-         1b1 nút dừng khẩn cấp, được đặt ở tay điều khiển chính.

-         C16 công tắc tơ khống chế quạt gió.

-         C11, C12 công tắc tơ khống chế đảo chiều.

-         C17 công tắc tơ khống chế mạch phanh điện từ, đây là công tắc tơ điện từ một chiều.

-         d11 rơ-le trung gian thực hiện chức năng bảo vệ “không”.

-         d12, d13 các rơ-le trung gian đảo chiều.

-         d14 rơ-le trung gian.

-         d15 rơ-le thời gian, có chức năng duy trì cho động cơ làm việc ở tốc độ 1 khi đưa nhanh tay điều khiển từ vị trí 2, 3 về vị trí 0.

-         d16, d17 các rơ-le thời gian có chức năng chuyển dần từng nấc tốc độ khi đưa nhanh tay điều khiển từ vị trí 0 sang vị trí 2, 3.

-         d41  rơ-le chọn tay điều khiển, cấp điện cho d41 để chọn tay điều khiển là A11a11, nếu không thì tay điều khiển mặc định là B11b11.

-         U11d1 và U12d2 các phần tử cảm biến nhiệt dùng để bảo vệ quá tải chung và quá tải ở tốc độ cao của động cơ.

-         f1, f2, f3 là các phần tử cảm biến nhiệt, là các điện trở nhiệt có hệ số nhiệt dương (điện trở tăng tỷ lệ với nhiệt độ). Các điện trở  này được đặt trong các cuộn dây của động cơ và cảm biến nhiệt độ các cuộn dây.

-         e11, e12, e13 các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho hệ thống điều khiển.

-         e14, e15 cầu chì bảo vệ mạch phanh.

-         e16 rơ-le nhiệt bảo vệ quá tải cho quạt gió.

-         C13, C14, C15 các công tắc tơ khống chế tốc độ 1, 2, 3

Nguyên lý hoạt động

-         Để cấp điện cho thiết bị, đóng aptomat tương ứng ở bảng điện chính, đóng aptomat trong tủ điều khiển. Lúc này ba pha R, S, T của mạch động lực và mạch điều khiển có điện, hệ thống sẳn sàng hoạt động.

-         Nếu cửa gió đã mở, b12 đóng, công tắc tơ (CTT) C16 có điện, cấp điện cho quạt gió hoạt động. Tiếp điểm C16(D12) đóng nằm chờ sẵn sàng cho tốc độ cao.

-         Có thể điều khiển bởi một trong tay điều khiển A11a11 hoặc B11b11.

-         Giả sử chọn tay điều khiển B11b11. khi tay điều khiển ở vị trí 0 thì tiếp điểm 1-01 đóng,role d11 có điện đóng tiếp điểm d11 [D3] duy trì, đóng d11 [A4] cấp điện cho mạch điều khiển phía sau. C13 có điện, động cơ sẳn sàng hoạt động ở tốc độ 1.

Đưa tay điều khiển từ vị trí 0 sang vị trí 1 nâng hàng (lên trên):1-01 nhả,3-03 đóng làm cho  d12 có điện: đóng tiếp điểm d12 [D6] cấp điện cho C11 đóng tiếp điểm động lực cho động cơ quay theo chiều nâng hàng ở tốc độ 1. Đóng tiếp điểm d12 [D10] và C11 [C10] cấp điện cho d16, C17.

Sau thời gian trễ của d16 (thời gian đủ cho động cơ khởi động ở tốc độ 1), đóng tiếp điểm d16 [D12], trước đó d14 đã có điện đóng tiếp điểm d14 [C8, C12].

Tiếp tục đưa tay điều khiển từ vị trí 1 lên vị trí 2, tiếp điểm 9-09 đóng cấp điện cho C14, d17, C14 mở tiếp điểm C14 [F9] ngắt điện C13 và đóng tiếp điểm động lực cho động cơ chuyển sang hoạt động ở tốc độ 2.

Sau một thời gian trễ của d17 thì tiếp điểm d17 [G14] đóng. Sẵn sàng cho tốc độ 3. Tiếp tục đưa tay điều khiển lên vị trí 3, 11-011 đóng, C15 có điện, ngắt tiếp điểm C15 [G12] cắt điện C14 và đóng tiếp điểm động lực cho động cơ chuyển sang hoạt động ở tốc độ 3.

Khi hoạt động ở bất kì tốc độ nào thì C17 đều có điện để tác động làm phanh nhả ra để trục động cơ tự do dễ dàng hoạt động.

Các bảo vệ

Bảo vệ gia tốc: Đưa nhanh tay điều khiển từ vị trí 0 sang vị trí 3 thì động cơ sẽ lần lượt khởi động ở tốc độ 1, sau thời gian trễ của d16, chuyển sang tốc độ 2, sau thời gian trễ của d17 chuyển sang tốc độ 3. Như vậy động cơ chỉ được khởi động ở tốc độ 1.

Bảo vệ đảo chiều:Khi đưa nhanh tay điều khiển từ vị trí 3 nâng hàng sang vị trí 3 hạ hàng (hoặc ngược lại), động cơ sẽ chuyển từ tốc độ 3 xuống tốc độ 1 sau đó được khởi động với tốc độ 1 phía ngược lại và lần lượt gia tốc lên tốc độ 2 và 3. Quá trình này tránh trường hợp thay đổi tốc độ đột ngột làm hư hỏng hàng hóa và thiết bị làm hàng. Quá trình này do d15 đảm nhiệm.

Bảo vệ ngắn mạch: ở mạch điều khiển bằng cầu chì. Bảo vệ ngắn mạch của mạch động lực do aptomat cấp nguồn đảm nhiệm.

Bảo vệ quá tải: Nếu động cơ ở các tốc độ bằng cảm biến nhiệt. Khi động cơ đang hoạt động ở tốc độ 2, 3 mà bị quá nhiệt, U12d12 [C8] mở, d14 mất điện, C14/ C15 mất điện, động cơ chuyển về hoạt động ở tốc độ 1. Khi động cơ hoạt động ở tốc độ 1 mà bị quá tải, U11d11 mở, d11 mất điện, tiếp điểm d11 [A4] mở, mạch điều khiển mất điện, động cơ dừng.

Nếu quạt gió bị quá tải thì e16 mở ra làm C16 mất điện, tiếp điểm C16(D12) mở ra dẫn đến hệ thống chỉ có khả năng làm việc ở tốc độ 1.

               Bảo vệ không: Khi hệ thống đang làm việc ở bất kì tốc độ nào mà bị mất điện thì toàn hệ thống dừng và khi có điện trở lại thì hệ thống không có khả năng tự khởi động trở lại mà ta phải đưa tay trang về vị trí 0 thì hệ thống mới sẵn sàng làm việc trở lại. Quá trình này do tay trang và d11 đảm nhiệm

Câu 3. Đọc bản vẽ hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hãng Still.

Nguyên lý hoạt động:

Tín hiệu dòng lấy qua biến dòng ba pha cộng với tín hiệu áp lấy qua cuộn kháng tuyến tính ba pha đưa vào biến áp kích từ. Tín hiệu ra khỏi biến áp kích từ được đưa qua bộ chỉnh lưu cấp cho cuộn kích từ. Khi dòng tải hoặc tính chất tải thay đổi, sẽ có tín hiệu qua chỉnh lưu làm thay đổi dòng kích từ, qua đó giữ ổn định điện áp cho máy phát. Bộ tụ cộng hưởng mắc song song với cầu chỉnh lưu để cải thiện quá trình tự kích ban đầu.

Trong hệ thống này trở kháng của cuộn cảm tuyến tính tương đối lớn so với điện trở của cuộn kích từ nên điện áp của máy phát không phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nhiệt độ của cuộn kích từ.

Câu 4. Vẽ sơ đồ hệ thống khởi động  Y - /\  và khởi động qua cuộn kháng của động cơ dị bộ 3 pha lồng sóc.

Dùng điện kháng nối tiếp

Trên hình 6-7b, lúc khởi động ta đóng cầu dao K1 và mở cầu dao K2. Điện kháng X đấu nối tiếp với động cơ nên nếu U1 là điện áp pha của nguồn thì điện áp pha của động cơ chỉ còn là U1/k (k > 1). Dòng khởi động được giảm k lần nhưng mô-men khởi động bị giảm k2 lần

Đổi nối sao – tam giác (Y-D)

Động cơ làm việc bình thường với dây quấn stator đấu D. Ta dùng một bộ đổi nối Y-D (hình 6-8) để đấu dây quấn stator thành Y lúc mở máy, sau đó chuyển sang cách đấu D bình thường.

Gọi U1 là điện áp pha của nguồn. Lúc đấu Y, dòng đây khởi động bằng dòng pha khởi động và bằng:

                                                                                     (6-30)

Nếu không dùng phương pháp đổi nối Y-D mà khởi động trực tiếp với cách đấu D, dòng dây khởi động sẽ là:

                                                                (6-31)

Tóm lại, với phương pháp đổi nối Y-D dòng dây khởi động giảm đi 3 lần. Tất nhiên, vì điện áp đưa vào stator lúc đấu Y giảm  lần so với đấu D nên mô-men khởi động bị giảm ()2 = 3 lần.

Câu 5. Đọc bản vẽ sơ đồ lái lặp

Hình 4.16b là sơ đồ minh họa một hệ thống lái lặp máy lái thủy lực bơm biến lượng hình sao. Để điều khiển vành định tâm bơm người ta sử dụng động cơ trợ động ĐC (là động cơ dị bộ 3 pha công suất nhỏ, cỡ 500W). có hãm động năng để dừng nhanh.

Bộ khuếch đại là hai khuếch đại từ MY1 và MY2. Khuếch đại từ có cấu tạo tương tự máy biến áp nhưng có nhiều cuộn dây, cuộn điều khiển WY điều khiển dòng qua cuộn công tác, dòng qua cuộn công tác tỷ lệ thuận với dòng qua cuộn điều khiển.

Tín hiệu ra lấy từ cuộn rotor của sensin thu được chỉnh lưu nhạy pha đưa đến điều khiển hai cuộn điều khiển của khuếch đại từ WYP và WYT. Tín hiệu ra của khuếch đại từ lấy trên cuộn công tác Wp. Tùy thuộc chiều quay của vô-lăng sang trái hay phải mà rơ-le KT hay KP có điện điều khiển quay bánh lái sang trái hoặc phải. Khi bánh lái quay, rotor sensin thu quay theo, tín hiệu điện áp ra của XXT giảm dần, khi bánh lái đến đúng vị trí yêu cầu (bằng góc quay vô lăng) thì tín hiệu ra XXT bằng 0, bánh lái dừng.

Câu 6. Thuyết minh sơ đồ điều khiển, báo động và bảo vệ diesel lai máy phát điện

1SW là công tắc xoay 3 vị trí chọn chế độ khởi động của máy phát (Run – khởi động từ xa, Standby – sẳn sàng, OFF – nghỉ).

Rơ-le tốc độ SPR có hai tín hiệu ra tương ứng với tốc độ khởi động thành công 1n1 và tốc độ vượt tốc 1n2. Khi 1SW đặt ở vị trí Standby (có nghĩa là máy 2 đang hoạt động), thì máy 1 sẽ tự động khởi động khi máy 2 bị quá tải (rơ-le quá tải OCR2 hoạt động) hoặc khi máy 2 bị sự cố phải dừng (2R4 hoạt động). Khi đặt 1SW tại vị trí RUN thì việc khởi động động cơ diesel được thực hiện thông qua nút nhấn start.

Khi có tín hiệu khởi động thì role 1R1 có điện làm cho cuộn Start valve có điện, cấp gió khởi động vào động cơ và động cơ bắt đầu khởi động. Khi tốc độ động cơ đạt được vào quay có khả năng tự làm việc với nhiên liệu thì role 1n1 có điện làm mất điện role 1R1 làm mất điện cuộn Start valve ngưng cấp khí khởi động vào động cơ, đồng thời đóng 2 tiếp điểm 1n1 lại để đưa mạch Stop máy và mạch báo động và bảo vệ vào làm việc. Khi máy đang làm việc mà có sự cố xuất hiện thì quá trình báo động và bảo vệ diễn ra như sau:

Với các thông số báo động: giả sử thông số thứ nhất xuất hiện(áp lực dầu bôi trơn thấp) thì cảm biến LO-P đóng làm cho d1 có điện => 1R3 có điện, lúc này đèn RL quay và còi BZ kêu, đồng thời đèn L1 sáng nhấp nháy. 

Với các thông số bảo vệ: giả sử thông số thứ 5 xuất hiện (áp lực dầu bôi trơn quá thấp) thì cảm biến LO-P đóng làm cho d5 có điện => 1R3, 1R4 có điện, lúc này đèn RL quay, còi BZ kêu, đèn L1 sáng nhấp nháy và đồng thời role 1R2 có điện làm cho role thời gian 1T và cuộn Stop valve có điện ngắt nhiên liệu vào động cơ sau khoảng thời gian từ 1-3 phút thì tiếp điểm 1T nhả làm 1R2 mất điện, Stop valve mất điện. 

Khi xác định được sự cố xuất hiện thì người trực ca nhấn xác nhận sự có lúc này các đèn chuyển từ sáng nhấp nháy sang sáng liên tục và còi BZ ngừng kêu, đèn RL ngừng quay. Khi sự cố mất thì các đèn này quay về trạng thái bình thường.

Khi muốn dừng máy phát ta ấn nút dừng lúc này quá trình dừng máy diễn ra tương tự như khi máy bị sự cố nhưng không có tín hiệu báo động.

Khi ta muốn điều khiển tốc độ của động cơ thì ta tác động vào GS11 để điều khiển tăng tốc hay giảm tốc động cơ diesel lai máy đèn tức là thay đổi tần số của điện áp máy phát. GS1 là công tắc tự trả 3 vị trí: tăng(raise), giảm(lower), và vị trí không. LS11 và LS12 là hai ngắt cuối giới hạn thanh răng nhiên liệu

Câu 7. Thuyết minh sơ đồ máy nén khí

Giới thiệu các phần tử trong sơ đồ:

M: Động cơ thực hiện, là một động cơ dị bộ 3 pha rotor lồng sóc, khởi động trực tiếp                                                       

T1, T2: BA cấp nguồn cho mạch điều khiển và cho đèn báo động cơ hoạt động

e1: Cầu dao cấp nguồn cho hệ thống

e5, e6: Cầu chì bảo vệ mạch điều khiển

e4: Cầu chì bảo vệ BA cấp nguồn cho đèn báo

C1: Contactor mạch chính

PT: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ M

T3: Biến dòng

A: Đồng hồ chỉ báo dòng động cơ

B1, B2, D: Các nút nhấn khởi động, dừng

B4: Nút nhấn reset hệ thống khi bảo vệ

MV: Van điện từ xả nước đọng máy nén

TH: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát, đóng khi nhiệt độ cao quá mức cho phép

PS: Cảm biến áp lực dầu bôi trơn máy nén, đóng khi áp lực dầu thấp hơn mức cho phép

2-1: Rơle thời gian, set = 10 s

2-2: Rơle thời gian, set = 13 phút

83T: Rơle thời gian, set = 13 s

PS (1, 2): Áp lực chai gió 1, 2

Đ1, Đ2: Đèn báo nguồn và báo máy nén hoạt động

4, Ry1, Ry2: Rơle trung gian

Nguyên lý hoạt động:

Bật cầu dao e1 cấp nguồn cho hệ thống. Đèn Đ1 sáng báo nguồn sẵn sàng.

     Chế độ chạy bằng tay:

Chuyển công tắc chọn chế độ sang vị trí HAND.

Nhấn nút khởi động B1, hoặc B2:

-           C1 có điện: đóng các tiếp điểm chính mạch động lực, cấp nguồn cho động cơ, động cơ chạy; tiếp điểm phụ C1a đóng, duy trì nguồn cấp cho C1 khi thả nút nhấn B1(B2).

-           Đồng thời, rơle 83T có điện: sau khoảng thời gian đặt cho 83T là 13 giây thì đóng tiếp điểm 83Ta, sẵn sàng đưa mạch bảo vệ nhiệt độ nước làm mát cao và áp suất dầu bôi trơn thấp vào hoạt động.

-           Lúc này, van điện từ MV không có điện, cửa xả nước động máy nén mở, động cơ máy nén khởi động với tải nhẹ.

-           2-1 có điện: sau khoảng thời gian đặt cho 2-1 là 10 giây thì tiếp điểm 2-1a đóng, cấp nguồn cho 2X và 2-2:

2X có điện:

-           2Xa đóng, MV được cấp điện, cửa xả nước đọng máy nén đóng, khí được nạp vào chai gió.

-           2Xb mở: 2-1 mất điện nên 2-1a mở. Ngắt nguồn cung cấp cho 2X và 2-2 theo đường 2Xb.

-           2Xc đóng: duy trì nguồn cho 2X và 2-2.

2-2 có điện, sau khoảng thời gian đặt 13 phút thì 2-2b mở 2X mất điện; quá trình lại tiếp diễn như từ đầu.

Như vậy, hệ thống hoạt động nén khí trong thời gian 13 phút và xả nước đọng trong thời gian 10 giây.

       Chế độ chạy tự động:

Chuyển công tắc chọn chế độ sang vị trí AUTO.

Nhấn nút khởi động B2, rơle trung gian 4 có điện:

-           Đóng tiếp điểm 4a1 duy trì nguồn cấp cho rơle 4 khi thả nút B2.

-           Đóng tiếp điểm 4a2 cấp nguồn sẵn sàng cho mạch điểu khiển.

Nếu như áp lực trong chai gió thấp hơn giá trị đặt khởi động máy nén thì cảm biến PS (1, 2) đóng lại, cấp nguồn đến cho mạch điều khiển, hoạt động máy nén giống như trường hợp điều khiển bằng tay.

Khi áp lực khí trong chai gió đạt giá trị ngắt thì cảm biến PS (1, 2) mở ra, cắt nguồn cấp cho mạch điều khiển, máy nén dừng.

Hoạt động bảo vệ:

Bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực là các cầu chì e1.

Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển là các cầu chì e2, e3, e4.

Bảo vệ “không”: C1 chế độ HAND và rơle 4 chế độ AUTO.

Bảo vệ quá tải nhờ rơle nhiệt PT.

Bảo vệ áp lực dầu bôi trơn thấp nhờ cảm biến áp lực PS.

Bảo vệ nhiệt độ nước làm mát cao nhờ cảm biến nhiệt TH.

Khi có sự cố mạch bảo vệ hoạt động, phải reset bằng tay sau khi khắc phục sự cố mới điều khiển lại được.

Câu 8. Thuyết minh sơ đồ báo động các thông số buồng máy. ( hệ rơle )

Cấu tạo

-         LT: nút kiểm tra đèn

-         ACC: nút xác nhận sự cố

-         SENSOR 1 đến SENSOR R: cảm biến từ 1 đến R

-         R1 đến Rn : các role trung gian

-         S1 đến Sn: các role trung gian

-         L1 đến Ln: đèn báo động cho từng thông số

-         Tk đến Tn : role thời gian

-         L đèn báo động chung

-         BZ: còi báo động

-         Clock: tín hiệu nhấp nháy

Nguyên lý hoạt động

Khi bình thường, rơ-le R1, S1 không có điện, đèn không sáng, còi không kêu;

Khi xảy ra sự cố, tiếp điểm SENSOR 1 đóng, rơ-le R1 có điện, đóng tiếp điểm R1 cấp nguồn xung (1 – 2Hz) cho đèn nháy, đóng tiếp điểm R1 cấp điện cho role R làm cho  còi và đèn quay hoạt động;

Ấn nút nhận biết sự cố (ACCept/Reset), rơ-le S1 có điện, mở tiếp điểm thường đóng ngắt điện R1, đóng tiếp điểm S1 cấp nguồn liên tục cho đèn, đèn L1 chuyển từ nháy sang sáng liên tục, R1 mở tiếp điểm ngắt điện còi và đèn quay.

Khi hết sự cố, tiếp điểm SENSOR 1 mở, đèn tắt. Hệ thống trở lại bình thường.

Với các kênh có trễ, giả sử kênh thứ k.

Khi bình thường, rơ-le Rk, Sk không có điện, đèn không sáng, còi không kêu;

Khi xảy ra sự cố, tiếp điểm SENSOR k đóng, rơ-le Tk có điện, sau một khoảng thời gian trễ thì đóng tiếp điểm Tk cấp nguồn cho role Rk có điện, đóng tiếp điểm Rk cấp nguồn xung (1 – 2Hz) cho neon Lk nhấp nháy, đóng tiếp điểm Rk cấp điện cho role R làm cho  còi và đèn quay hoạt động;

Ấn nút nhận biết sự cố (ACCept/Reset), rơ-le Sk có điện, mở tiếp điểm thường đóng ngắt điện Rk, đóng tiếp điểm Sk cấp nguồn liên tục cho đèn, đèn Lk chuyển từ nháy sang sáng liên tục, Rk mở tiếp điểm ngắt điện còi và đèn quay.

Khi hết sự cố, tiếp điểm SENSOR k mở, đèn tắt. Hệ thống trở lại bình thường.

Thử đèn: Ấn nút Test, tất cả các đèn đều sáng, đèn nào không sáng là bị hỏng, cần được thay thế.

Ưu điểm của hệ thống sử dụng rơ-le là đơn giản, tin cậy. Nhược điểm là chỉ thực hiện được những thuật toán cơ bản, và các kênh ON/OFF, khó thực hiện cho các kênh tương tự.

Câu 9: Đọc bản vẽ sơ đồ báo động chung các thông số buồng máy ( hệ kỹ thuật số )

IC1  gồm 4 mạch nhân đảo (4011);   IC2 gồm 4 mạch cộng đảo ( 4001); IC3 gồm mạch khuyếch đại (4050).

Trạng thái bình thường : Cảm biến đóng nên đầu 11 của IC3 có điện thế 0v. Thế 0v từ đầu 12 của IC3 được đưa tới đầu 6(IC1) và 8(IC2). Như vậy đầu 11(IC1) có thế 0v,  đầu 1(IC2) có thế 0v, đầu 10(IC2) có thế 12v dẫn tới đầu 11(IC2) có thế 0v do vậy đèn không sáng. Đồng thời đầu 3(IC2) có thế 0v nên còi không kêu.

Khi trạng thái sự cố : Cảm biến hở mạch đầu  11(IC3) có thế 12v,  thế 12v từ đầu 12(IC3) đưa tới đầu 6(IC1) nhưng không làm thay đổi trạng thái của đầu 11(IC1) (vẫn có thế 0v). Và đưa tới đầu  8(IC2) làm thay đồi trạng thái đầu 10(IC2) – thế 0v dẫn tới đèn nhấp nháy, Đồng thời đầu 3(IC2) có thế 12v làm cho còi kêu.

Khi khẳng định sự cố:  Người đi ca sau khi đã biết sự cố nhấn nút “Accep”  làm cho đầu 3(IC1) tức thời lên 12v, điện thế này đưa vào đầu 8(IC1). Kết hợp với đầu 9(IC1) đang có thế 12v, làm cho đầu 12(IC1) có thế 0v, điều này làm cho đầu 11(IC1) lên 12v.

Xét IC2 : đầu 8(IC2) đang có thế 12v, khi đầu 1(IC2) có thế lên 12v làm cho đầu  10(IC2) và đầu3(IC2) xuống thế 0v.  Kết quả là còi bị tắt và đèn sáng liên tục ( mặc dù đầu 11(IC2) ra tín hiệu nhấp nháy, nhưng đầu 11(IC1) đang có thế 12v làm cho đèn sáng).

Khi sự cố được loại bỏ đèn tắt như trạng thái bình thường.

Câu 10. Đọc bản vẽ sơ đồ tự động khởi động máy phát sự cố

Cấu tạo

F1, F2, F3 cầu chì

C1 contactor máy phát sự cố

C2 contactor trạm phát chính

VCU: bộ tự động điều chỉnh điện áp

G máy phát sự cố

DE: động cơ diesel

DC: động cơ 1 chiều khởi động diesel lai máy phát

K: role cảm nhận điện áp

S: van điện từ

N: role cảm nhận tốc độ

Nguyên lý hoạt động

Khi máy phát điện chính cấp điện lên lưới máy phát điện sự cố ko hoạt động và điện năng trên bảng điện sự cố được lấy từ bảng điện chính

Khi máy phát điện chính bị sự cố không còn khả năng phát điện và đưa điện lên lưới thì bảng điện chính mất điện role cảm nhận điện áp K mất điện, tiếp điểm K đóng lại dòng điện từ acquy qua động cơ để cấp điện cho cuộn hút và cuộn giữ đẩy bộ ly hợp vào để động cơ đề bắt đầu để khởi động diesel lai máy phát sự cố. ( cuộn hút chỉ có điện trong khoảng 1 thời gian ngắn sau khi ly hợp đã vào được thì cuộn hút nghỉ hoạt động mà lúc này chỉ có cuộn giữ làm việc để cho động cơ đề và diesel khớp với nhau)

Khi động cơ đạt vòng quay có khả năng tự làm việc với nhiên liệu thì tiếp điểm n được mở ra ngắt điện cơ cấu vào ly hợp và động cơ đề. Lúc này việc đưa điện lên bảng điện sự cố có 2 cách

Khi SW đặt ở chế độ auto thì khi trạm phát điện chính gặp sự cố ko còn khả năng phát điện thì ngay lập tức máy phát sự cố được khởi động và sau khi máy phát sự cố phát ra đủ điện áp định mức thì C1 có điện đóng tiếp điểm của nó lại đưa điện lên lưới sử dụng. đồng thời mở tiếp điểm thường đóng C1 để khóa không cho phép C2 tự động làm việc trở lại khi sự cố ở trạm phát điện chính được khắc phục xong

Khi SW đặt ở chế độ MAN nhấn nút ON tiếp điểm C1 đóng đưa điện từ máy phát sự cố lên bảng điện sự cố

Khi máy phát điện chính hoạt động bình thường ta đưa SW về vị trí OFF làm C1 mất điện, ngay lập tức C2 có điện đóng tiếp điểm của nó vào đưa điện từ máy phát chính lên lưới

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro