Số phận bi thương của Vĩ Nương trong tác phẩm Chuyện Người Con Gái Năm Xương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Dữ quê ở Thanh Miện, Hải Dương. Ông học rộng, tài cao, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quần về ở ẩn ở vùng núi rừng Thành Hoá. Ông để lại một sự nghiệp văn học khiêm tốn, nổi bật đó là tiểu thuyết Truyền kì mạn lục trong đó có một tác phẩm là Chuyện người con gái Năm Xương. Được lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian "Vợ chàng Trương" được viết bằng chữ Hán. Nói về một người con gái quê ở Nam Xương có một vẻ đẹp thùy mị, nết na nhưng phải nhận một số phận bi thương đó chính là Vũ Nương.
Vũ Nương là một người con gái quê ở Nam Xương, Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết là một người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp  người nông dân, nàng là" Con nhà kẻ khó" . Vũ Nương mang vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ theo quan niệm Nho Giáo xưa, gồm có" Công-Dung-Ngôn-Hạnh" . Nàng là một người vợ thủy chung, luôn giữ gìn khuôn phép, yêu thương chồng con hết mực, khao khát có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, hay ghen tuông nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa . Nàng là một người vợ hiền thục, luôn có ý thức, xây dựng, vun vén cho mái ấm gia đình, giữ gìn hạnh phúc trọn vẹn. Đây cũng là ước mơ của bất kỳ người phụ nữ nào. Khi đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải đầu quân ra trận. Vũ Nương đã rót chén rượu đầy, dặn dò và tiễn chồng đi lính. Lời dặn ấy của Vũ Nương xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, khi Trương Sinh đã đi lính, ở xa chồng nàng luôn nhớ nhung về chồng và một mực giữ gìn tiết hạnh. Vũ Nương đã thay chồng gánh vác, lo toan tất cả công việc gia đình, vừa nuôi con nhỏ vừa phụng dưỡng mẹ già. Nàng là một người con dâu vô cùng hiếu thảo. Vũ Nương thay Trương Sinh làm tròn bổn phận của một người con, chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau " Lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn, thuốc thang, lễ bái thần Phật" . Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng thương xót"Phàm việc ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình".
Yêu thương con hết mực, nuôi dạy con thơ, tìm cách khoả lấp nỗi trống vắng người cha trong lòng con, nàng lo cho con khi thiếu thốn tình cảm của cha nên nàng đã chỉ vào cái bóng ở trên vách và nói là" cha Đản". Qua đó tác giả đã khắc họa lên vẻ đẹp của Vũ Nương và cũng cho chúng ta thấy Vũ Nương không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là trụ cột của gia đình, người đem lại ngọn lửa ấm áp tình yêu thương thắp lên trong ngôi nhà vắng bóng một người đàn ông trụ cột. Nàng xứng đáng được nhận lại những điều hạnh phúc tuyệt vời nhất, nhưng chớ trêu thay, nàng lại bị một lý do hết sức đơn giản, để rồi bị đẩy đến một cái chết oan uổng và đau đớn. Vũ Nương là một người hết sức giàu lòng vị tha, trọng tình nghĩa, sống ở nơi làng mây cung nước, nàng vẫn luôn nhớ về trần thế cùng với mong muốn được giải oan, trở về trong lễ giải oan, nàng không trách Trương Sinh, sẵn sàng tha thứ cho chồng mà còn đa tạ tràng vì hiểu nữ oan của mình. Nàng chính là hiện thân của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh nhưng lại có số phận bi thương, bất hạnh trong xã hội phong kiến.
Vũ Nương đã không nhận được những điều tốt đẹp, hạnh phúc, mà nàng còn bị chính người chồng của mình nghi oan, và đối xử rất tàn nhẫn, Trương Sinh đã đánh đập và mắng nhiếc nàng ấy. Tùy Vũ Nương đã hết lòng giải thích nhưng Trương Sinh không nghe dù chỉ một lời mà vẫn đinh ninh là vợ hư, thất tiết, không còn cách nào khác Vũ Nương đành phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. Bi kịch của Vũ Nương còn thể hiện ở chi tiết Kỳ ảo cuối truyện. Vũ Nương được các nàng tiên cứu sống và đưa về thủy cung của Linh Phi. Khi được chồng lập đàn giải oan nàng hiện về cùng lời tạ từ rồi biến mất.
Do lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên một mối hiểu lầm của Trương Sinh, sự ghen tuông mù quáng, tính cách đa nghi, hay ghen và cách hành xử hồ đồ, không chịu suy sét trước sau của Trương Sinh, cũng có một phần là do xã hội phong kiến đương thời: cuộc hôn nhân không được bình đẳng, trong xã hội cũ Trọng nam khinh nữ, người phụ nữ trong gia đình không có tiếng nói. Vũ Nương là một những nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa bi kịch của Vũ Nương cũng là bi kịch chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Nguyễn dữ đã khắc họa lên tính cách của nhân vật qua lời nói, ngôn ngữ và nội tâm, xây dựng tình huống bất ngờ kịch tính. Lối kể chuyện kỳ ảo làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kỳ, hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật. Qua tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy một số phận bi thương của những người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn mỹ xong số phận nàng thật bi thương, bất Hạnh cũng là đại diện cho những người phụ nữ. Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Nguyễn Dữ bày tỏ biết bao tình cảm trân trọng thương xót, cảm thông cho họ chính điều đó đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro