Trận 1:Hổ và Sư tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một trong những trận đấu gây tranh cãi nhất chính là hổ và sư tử.trong lịch sử,nhiều giả thuyết đã được đặt ra,và có không ít sự khác nhau về diễn biến cũng như kết  quả.Đây chính là giả thuyết  của riêng bản thân tôi khi so sánh 2 loài động vật hung dữ này:

+Phân tích:

1.Cân nặng,chiều dài và chiều cao:

+Hổ:Hổ có cân nặng 360-400kg,chỉ xếp sau gấu nâu và gấu trắng trong bộ ăn thịt,có chiều dài 3-3,5m,chiều cao 0,7-1,2m

+Sư tử:Có cân nặng 200-250kg,có chiều dài 2,7-3,2m,chiều cao 0,9-1,25m,do có thói quen ngẩng cao đầu và cái bờm to lớn nên sư tử trông càng cao hơn

KL:Hổ có cân nặng và chiều dài vượt xa sư tử.tuy nhiên nếu 2 con đánh nhau,hổ sẽ sợ hãi hơn  một chút nếu nó và con sư tử cùng hướng về nhau theo 1 đường thẳng,vì xét về,chiều cao thì sư tử nhỉnh hơn,và nhờ các yếu tố tự nhiên làm nó trông to lớn hơn so với kích thước hiện tại.

2.Vũ khí,kĩ thuật và sức mạnh tấn công

+Hổ:hổ có móng dài đến 8cm,một cú tát của hổ có sức mạnh đến nỗi làm trẹo cổ trâu nếu hết sức,khi đánh nhau hổ thường đứng thẳng lên  bằng 2 chi sau và cho đối thủ ăn những cú tát cực nhanh nhẹn,khiến đối thủ lãnh đủ nội thương từ lực tát và ngoại thương từ móng vuốc.răng hổ dài đến 10cm và sắt như dao cạo,khi dứt điểm hổ sẽ cắn vào cổ  hoặc chỗ nào khiến đối thủ không thể phản khán được  với lực cắn nặng tới 738.000 kg/m2,và nếu bị 1 con hổ đớp cho 1 phát thì đó sẽ kỉ niệm khó phai lắm đấy

+Sư  tử:không hề thua kém hổ,sư tử cũng có móng dài đến 8cm.nhưng chỉ tiết là không thể đứng vững được bằng 2 chi sao như hổ,sư tử cần ít nhất 3 chân để trụ vững.khi đánh,hai con sư tử đực sẽ lao vào nhau và lấy đối phương làm điểm tựa để trụ vững,những cú tát sư tử tung ra cũng thiếu linh hoạt hơn và hầu như ít gây choáng hơn hổ rất nhiều.răng của sư tử chỉ dài 7,5cm thôi,và không thể có được một đớp khủng khiếp như hổ với lực cắn chỉ với 457.000 kg/m2.tuy nhiên,sư tử cũng đừng buồn,nhiêu đó cũng khủng khiếp lắm rồi

KL:Sư tử dù rất mạnh,có vũ khí và thể lực tốt nhưng vẫn còn thua xa hổ.đặc biệt là về kĩ thuật tấn công,với những bất lợi này,sư tử sẽ gặp khó khăn rất lớn nếu phải giao chiến với hổ

3.Lá chắn bảo hộ,khả năng né tránh các đòn và sức chịu đựng bền bĩ:

+Hổ:không có chiếc bờm bảo hộ như sư tử ,nhưng hổ lại có phản xạ rất nhanh và rất tốt tránh đòn,điều này được thể hiện khi một con hổ gặp một bầy trâu,nó liền lao vào và túm lấy một con,rồi bị mấy con còn lại cố gắng hút trúng,nhưng dù là 5-6 con trâu thay nhau lao vào hút nó,vẫn có rất ít phát trúng và chỉ gây chút đau đớn chứ không nguy hiểm đến tính mạng.hổ còn có thể chịu được một lực nặng gấp đôi nó,và có thể kéo vật đó dễ dàng trên mặt đất

+Sư tử:giống sư tử đực có một chiếc bờm rất dày,có thể đỡ được một phần khi bị đánh vào.nhưng bù lại,sư tử lại thiếu sự linh hoạt khi né tránh,khi 3 con sư tử bao quanh 1 con trâu thì vẫn có con bị nó hút đến bay cả người lên và việc nâng nổi một vật nặng ngang nó thôi cũng là quá sức rồi chứ đừng nói chi gấp đôi

KL:Sư tử,có thể chịu được các đòn tấn công ban đầu tốt hơn hổ tuy nhiên về sau sư tử sẽ đuối sức nhanh hơn do không có khả năng né tránh,và nếu đánh nhau với một con hổ nhút nhát hơn,sư tử vẫn có thể chiến thắng khi sát thương con hổ thấy sư tử không choáng nhiều với sát thương mà nó gây ra,nhưng nếu đó là một con hổ đang tức giận thì sư tử  sẽ nhanh chóng bị hạ

4.tốc độ chạy và tính hiếu chiến

Hổ:dù là con hổ có tốc độ ra đòn của hổ nhanh hơn,nhưng cách săn mồi của hổ là rình mồi chứ ko phải rượt mồi,đó là lý giải cho việc vì sao hổ chỉ chạy được với vận tốc 65km/h,hổ không hề hiếu chiến,nó chỉ muốn săn mồi và sống qua ngày.

Sư tử:sư tử dù thăng bằng không tốt,nhưng nhiều lúc đã phải chạy đua với loài động vật anh cỏ như trâu rừng...(do hơi vụng về nên dễ bị lộ) nên phối hợp rất tốt chi trước và chi sau rất ăn ý,sư tử cũng rất hiếu chiến và sẵn sàng chiến đấu hết mình mọi lúc mọi nơi

KL:sư tử có thể bắt kịp con hổ nếu con hổ cố gắng chạy do ko thích chiến đấu,tuy nhiên điều này chưa chắc đã khiến sư tử có lợi thế,có khi nó vô tình làm con hổ nổi giận rồi quay lại tấn công điên cuồng

Từ những kết luận trên,diễn biến trận đấu là:

-nếu một con sư tử gặp một con hổ,con hổ sẽ cố gắng tránh né  con sư tử ra.Sư tử khi nhìn thấy hổ sẽ gầm lên để thể hiện bản lĩnh,con hổ sẽ gầm  lại một tiếng  nhằm cảnh báo con sư tử.Dù vậy,sư tử nghĩ tiếng gầm đó là để thách thức nó,nó sẽ lao về phía con hổ và con hổ sẽ đứng dậy,nhanh chóng tát phát đầu tiên vào mặt con sư tử,con sư tử hơi choáng nhưng nhờ cái bờm,nó đứng dậy và vật lộn với hổ.Hổ bằng khả năng trụ vững của 2 chi sau nên dễ dàng quật ngã con sư tử xuống và cắn vào cổ con sư tử,sư tử dù được chắn bởi lớp bờm nhưng cũng rất đau đớn,con sư tử cổ gắng vùng vẫy và nhờ được sự trợ giúp từ cái bờm nên con hổ  có hơi bất ngờ khi sư tử vẫn chưa chết,sự bất ngờ làm con hổ giật mình đôi chút,đủ để con sư tử thoát ra.Con sư tử dù bị dưới cơ nhưng vẫn cố trả lại cho hổ đợt tấn công vừa nãy,nó điên cuồng lao lên và gầm gừ;hổ nhanh chóng chạy đi khi nó nhận ra được nó có thể bị thương và ko có ích lợi khi chiến thắng.Nhưng con sư tử với tốc độ của mình đã nhanh chóng đuổi kịp con hổ và quật ngã con hổ từ phía sau,con hổ đưa chi trước tát vào mặt nó vài phát thì nó cắn vào tay con hổ,nhiêu đó là ko nhằm nhò gì với những  vết thương con hổ phải đi săn đơn độc hằng ngày nhưng đã đủ làm trỗi dậy máu sát thủ của loài hổ khi nó nhận thấy được con sư tử đang cố gắng ko cho nó đường thoát thân.với sức mạnh của mình,từ dưới nó dễ dàng đẩy con sư tử  ra bằng tứ chi của mình,nó tấn công dồn dập con sư tử bằng những phát tát và nó luồn ra đằng sau khóa tay con sư tử,họng nó cắn thật mạnh và siết vào bờm con sư tử,cái bờm chỉ là 1 lớp lông,không thể chặn hết đau đớn từ 1 cú cắn như vậy được,nó cố gắng siết mạnh miệng vào và xé ra,con sư tử rống lên trong  đau đớn,sau một thời gian,con sư tử bị xé toạt một lớp da bờm ra và  nhanh chóng chết vì mất máu

Theo ý kiến riêng :nếu hổ và sư tử đánh nhau

hổ chiếm đến:85% khả năng chiến thắng

sư tử thì chỉ :15% thôi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro