so sanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

So sánh hợp đồng liên danh và hợp đồng hợp tác kinh doanh

về bản chất hai loại hợp đồng trên khác nhau như sau:

- Tổ chức trung gian:

+ HDLD: thành lập công ty liên doanh, có tư cách pháp nhân, có dkkd, có con dấu và MST riêng.

+ HD BCC: Không thành lập pháp nhân, tuy nhiên thường thì hai bên hợp doanh thành lập ban điều phối và cử đại diện của hai bên vào ban điều phối này để phối hợp hoạt động của hai bên. Ban điều phối này không phải là pháp nhân, không có dấu, MST và đkkd riêng.

- Quy chế trách nhiệm:

+ HDLD: vì thành lập ra công ty liên doanh (hiện nay sẽ theo một trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp) nên ngoài việc thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ thì còn phải căn cứ vào cổ phần/vốn góp của các bên cũng như vị trí, chức vụ của từng cá nhân trong công ty (quy định trong Điều lệ và Luật DN tương ứng từng loại hình công ty).

+ HĐ BCC: vì không có căn cứ khác ngoài HĐ nên trong HĐ cần thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ, lợi nhuận và rủi ro của từng bên...

- Việc sử dụng dấu, tư cách trong giao dịch:

+ HĐLD: Sau khi thành lập công ty liên doanh sẽ là pháp nhân độc lập và giao dịch với các bên khác.

+ HĐ BCC: Sau khi ký HĐ, thường các bên phải thỏa thuận sử dụng dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch. Ví dụ: Công ty A là chủ đầu tư một dự án, muốn huy động tiền công ty B, hai bên ký hợp đồng BCC thì thường thường hai bên thỏa thuận vẫn nhân danh và sử dụng dấu của công ty A để thực hiện dự án.

- Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác liên quan...

3. Đồng ý với tienbeo123. Vì pháp luật chưa có khái niệm "Hợp đồng liên doanh" nhưng bạn xem các khái niệm tương tự như "Hợp đồng BCC," xem điều 53, 54 Nghị định 108 hướng dẫn Luật Đầu tư bạn sẽ thấy quan điểm của các nhà làm luật là " Hợp đồng liên doanh" chỉ được ký kết nhằm thành lập "Công ty liên doanh". Còn nếu hai pháp nhân trong nước ký kết HĐ thì tùy từng mục đích mà được coi là: Hợp đồng kinh tế, HĐ góp vốn đầu tư, thỏa thuận hợp tác...

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Công ty cổ phần thực chất là dạng lớn hơn của công ty trách nhiệm hữu hạng, có nghĩa là như tên gọi của hình thức kinh doanh thì nhà đầu tư chỉ chịu mất mát với khoản mình đầu tư, khi công ty phá sản thì coi như mình bị coi như mất khoản tiền đó, còn như doanh nghiệp tư nhân có thể bạn sẽ bị siết nợ. Điểm mấu chốt và tính chất chính của công ty trách nhiệm hữu hạn là phát cổ tức.

Cái khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là phát cổ tức cho bạn bè những người thân quen, còn cổ phần là phát hành ra ngoài cho công chúng, chính vì quy mô lớn hơn thế nên công ty cổ phần có thể huy động dc nhiều nguồn vốn hơn. Giá của mỗi cổ tức ở cong ty TNHH chỉ có những cổ đông mới biết, còn giá của cổ tức ở công ty cổ phần sẽ dc niêm yết trên sàn, để ông chúng biết. Chính vì lý do này mà mặc dù công ty cổ phần có quy mô to hơn nhưng kém về mặt hạn chế là. Chi phí để trở thành công ty cổ phần sẽ lớn hơn rất nhiều, khi là công ty cổ phần hàng tháng bạn phải dưa ra bản báo cáo kinh doanh, đây sẽ là miếng mồi ngon cho công ty đối thủ của bạn nắm dc tình hình công ty bạn, nguy cơ để mất quyền vào tay người khác cũng dễ xảy ra hơn ví dụ nhé, giờ bạn làm chủ một công ty cổ phần bạn nắm trong tay 35% cổ phiếu, người dứng thứ hai sau bạn chiếm 25 % cổ phiếu chỉ cần người thứ hai kia nhờ một người nào đó mua một giá trị cỡ khoảng 11% thế là coi như bạn mất quyền chủ tịch. Nhưng công ty cổ phần thì dc quảng cáo miễn phí.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, Công ty TNHH và Công ty cổ phần có những khác biệt cơ bản sau:

1. Vốn: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; còn vốn của các thành viên của công ty TNHH tính không được chia thành từng phần mà tính theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên.

2. Quyền phát hành cổ phiếu: Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiểu còn công ty TNHH không có quyền này.

3. Cơ cấu tổ chức: Công ty Cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất đó là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) còn Công ty TNHH được có thể được tổ chức dưới hình thức CT TNHH 1 thành viên hoặc CT TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình mà cơ cấu tổ chức của công ty TNHH được tổ chức theo cơ cấu nhất định.

4. Số thành viên: Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là một tổ chức.Còn số thành viên Công ty TNHH 2 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

1. Đối với công ty TNHH một thành viên

- công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

- công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

- công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

- Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu

2. Đối với công ty TNHH hai thành viên

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

- Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty).

- công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.

- công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: (i) Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; (i) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; (i) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 nên trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như: (i) do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; (ii) số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; (iii) Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như: (i) do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; (ii) công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; (iii) việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu và không được giảm vốn điều lệ.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên trở lên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iii)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập; (iv)Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

Lợi thế của công ty cổ phần là: (i) chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; (ii) khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; (ii) cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; (iv) khả năng huy động vốn của công ty cổ phầnrất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; (v) việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như: (i) việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; (ii) Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.

Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.

Doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư việt nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư việt nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và do Nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.

Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng...

HÌNH THỨC ĐẶC ĐIỂM

SỔ THÀNH VIÊN SÁNG LẬP TRÁCH NHIỆM TƯ CÁCH PHÁP NHÂN PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

DNTN 1 VÔ HẠN KHÔNG KHÔNG

CTY TNHH 1 TV 1 HỮU HẠN CÓ KHÔNG

CTY TNHH 2 TV TRỞ LÊN 2-50 HỮU HẠN CÓ KHÔNG

CTY CỔ PHẦN ≥ 3 HỮU HẠN CÓ CÓ

Ưu nhược điểm của các hình thức

1- Doanh nghiệp Tư nhân

• Ưu điểm: Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp

• Hạn chế:Không có tư cách pháp nhân; chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp

2- Công ty TNHH

• Ưu điểm: Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh; Có tư cách pháp nhân; chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

• Hạn chế: Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng h́nh thức đầu tư trực tiếp không có

3- Công ty cổ phần:

• Ưu điểm:

- Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

- Có tư cách pháp nhân

- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

- Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty

• Hạn chế: Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng h́nh thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng h́nh thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)

4- Công ty hợp danh

• Ưu điểm:

- Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

- Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty

- Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên

• Hạn chế: Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty. Không có tư cách pháp nhân

5- Hợp tác xã

• Ưu điểm:

- Có tư cách pháp nhân

- Xã viên cùng góp vốn, cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và được nhận lợi nhuận.

• Hạn chế: Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn tại.

6- Hộ kinh doanh cá thể

• Ưu điểm:

- Quy mô gọn nhẹ

- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản

- Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ

• Hạn chế:

- Không có tư cách pháp nhân

- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể

- Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún

Phân biệt đối xử nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, WTO. Một trong những nguyên tắc bắt buộc đối với chính sách kinh tế của các nước thành viên khi gia nhập WTO là không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế với nhau, cũng như giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì thế, trước khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã phải nội luật hóa nhiều nguyên tắc của luật pháp quốc tế bằng cách sửa đổi, bổ sung hàng loạt các luật, bộ luật của mình cho tương thích với luật pháp quốc tế. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005[1] là một trong những minh chứng cho điều đó. Trên nguyên tắc, hai đạo luật này đã không còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế cũng như nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, nhưng thực tế pháp luật nước ta vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài:

Thứ nhất, trong việc bổ sung thành viên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị bất lợi hơn. Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh được Chính phủ ban hành ngày 20/8/2006 quy định chi tiết về cơ quan đăng ký kinh doanh và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Theo Nghị định này và Thông tư số 03/2006/TT-BKHĐT ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh thì Hồ sơ khi thay đổi thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm sáu loại giấy tờ:

1. Thông báo thay đổi thành viên (theo mẫu) có chữ ký của người đại diện pháp luật.

2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc của Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên).

3. Biên bản họp về việc thay đổi thành viên công ty của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc của Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên);

4. Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty.

5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của thành viên mới được tiếp nhận vào công ty theo quy định sau:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

6. Nếu thành viên mới tiếp nhận là tổ chức, cần nộp thêm các loại giấy tờ sau:

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 5.1 của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.

Nếu thành viên được bổ sung là tổ chức, cá nhân trong nước thì không có gì đáng bàn. Điều đáng nói ở đây là việc bổ sung thành viên là tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Mặc dù Nghị định 88 và Thông tư hướng dẫn không yêu cầu khi bổ sung thành viên phải nộp Hồ sơ dự án được duyệt của thành viên mới, nhưng thực tế, Cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn buộc phải nộp hồ sơ dự án được duyệt. Điều này được Cơ quan đăng ký kinh doanh lý giải là việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và trở thành thành viên của một pháp nhân tại Việt Nam là một hình thức đầu tư vào Việt Nam. Do đó, ngoài việc dùng Luật Doanh nghiệp để điều chỉnh thì còn phải áp dụng cả Luật Đầu tư. Theo Điều 50 Luật Đầu tư năm 2005 thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thì buộc phải có dự án.

Cách giải thích này có vẻ hợp lý nhưng không ổn. Một là, nếu hiểu máy móc, chỉ dựa vào câu chữ như vậy thì kể cả nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên muốn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phải có dự án đầu tư. Vì Điều 50 Luật Đầu tư không nói rõ là đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp. Đứng ở góc độ nhà đầu tư nước ngoài thì đây là sự phân biệt đối xử, vì nhà đầu tư trong nước không buộc phải có dự án trước khi góp vốn trở thành thành viên. Sở dĩ Điều 50 Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam là phải có dự án là nhằm mục đích đảm bảo cho việc đầu tư được thực hiện trên thực tế. Theo chúng tôi, đối với việc góp vốn, trở thành thành viên của một doanh nghiệp tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải có dự án. Hơn ai hết, chính các pháp nhân Việt Nam phải tìm hiểu rõ đối tác trước khi bắt tay làm ăn. Và không ai không có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại đi làm thủ tục tăng thành viên góp vốn. Thiết nghĩ, nhà nước chỉ lo tập trung vào việc kiểm tra những lĩnh vực, ngành nghề nào cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia, hình thức đầu tư, tỷ lệ tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, để từ đó cho đăng ký bổ sung cho phù hợp. Như vậy sẽ vừa đảm bảo được sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích và tăng tốc độ của dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam.

Thứ hai, việc thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông, doanh nghiệp 100% vốn trong nước khó khăn hơn.

Theo Điều 52 và Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2005, tỷ lệ tối thiểu để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, quyết định của Đại hội cổ đông là số phiếu biểu quyết phải đại diện cho ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp (đối với công ty TNHH) hoặc tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (đối với công ty cổ phần). Những quy định này đã làm cho các thành viên WTO lo ngại sâu sắc đến quyền của những cổ đông chính (tức là sở hữu ít nhất 51% nhưng không quá 65% hoặc 75%) trong việc kiểm soát đầu tư và đưa ra những quyết định cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp. Để giải tỏa những quan ngại này, tại Đoạn 502, Báo cáo của Ban công tác Việt Nam gia nhập WTO có tuyên bố: "Đại diện Việt Nam thừa nhận tính hợp lý của những quan ngại của các thành viên về khả năng của các cổ đông đa số (tức là sở hữu ít nhất 50%) trong việc đưa ra những quyết định như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực Việt Nam đưa ra những hạn chế vốn góp nước ngoài trong biểu cam kết dịch vụ. Đại diện Việt Nam khẳng định kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bảo đảm bằng, mặc dù đã có những yêu cầu tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, các nhà đầu tư thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu Cam kết dịch vụ của Việt Nam sẽ có quyền xác định trong Điều lệ doanh nghiệp, tất cả những loại quyết định cần phải đệ trình xin phê duyệt của Hội đồng thành viên hay Đại hội cổ đông; các quy định về số đại biểu cần thiết, nếu có, trong quy trình bỏ phiếu; và tỷ lệ đa số phiếu chính xác cần có để đưa ra tất cả các quyết định, gồm tỷ lệ đa số đơn giản là 51%".

Về vấn đề này, Nghị quyết 71/2006/QH 11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO cho phép áp dụng trực tiếp nội dung của cam kết WTO cũng nêu rõ: "Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm.

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quyền quy định trong Điều lệ công ty các nội dung sau:

1. Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;

2. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;

3. Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông".

Tại Khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, trong trường hợp có sự khác biệt giữa các điều khoản của Luật này với các cam kết trong điều ước quốc tế thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.

Nghị quyết không nói rõ nội dung cam kết WTO này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay cho cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cho rằng, Cam kết này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong các ngành mà Việt Nam áp dụng hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ[2]. Mặc dù về mặt pháp lý, giải thích của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không có giá trị, vì đây không phải là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật. Nhưng đứng ở góc độ nghiệp vụ hướng dẫn của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, thì các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương phải thực hiện.

Theo chúng tôi, nếu hiểu theo cách của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư thì các quy định của Luật Doanh nghiệp không chỉ quan ngại cho nhà đầu tư nước ngoài mà còn làm quan ngại cho những nhà đầu tư trong nước. Sẽ xảy ra một nghịch lý là quyền hành của chủ đầu tư tỷ lệ nghịch với vốn góp. Họ bỏ vốn với một tỷ lệ áp đảo nhưng không quyết định được những vấn đề cơ bản trong doanh nghiệp mà phải phụ thuộc vào những thành viên, cổ đông khác. Theo chúng tôi, một khi đã gia nhập WTO thì các thành phần kinh tế, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu phải được đối xử bình đẳng với nhau và sử dụng cùng một luật chơi. Lẽ ra pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước hơn nhà đầu tư nước ngoài, nhưng Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư lại đi làm điều ngược lại, giải thích theo hướng bất lợi cho nhà đầu tư trong nước. Mặt khác, nếu chúng ta hiểu như cách hiểu của Tổ công tác thì sẽ không khuyến khích nhà đầu tư trong nước tăng vốn đầu tư. Từ đó không thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải cho xã hội. Thiết nghĩ Uỷ ban thường vụ Quốc hội nên có giải thích thoả đáng theo chức năng của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#11111