So sánh các đặc điểm của pháp luật Anh và pháp luật Hoa Kỳ.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

So sánh các đặc điểm của pháp luật Anh và pháp luật Hoa Kỳ.

Trả lời:

- Giống:

+ Cùng họ pháp luật common law.

+ Coi trọng vai trò của thẩm phán, án lệ.

+ Thủ tục tố tụng tranh tụng.

- Khác:

+ Mỹ là nhà nước liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật của Liên bang và tiểu bang, Anh chỉ có một vì là nhà nước đơn nhất.

+ Hệ thống toà án Mỹ cùng gồm 2 cấp liên bang và tiểu bang, tổ chức toà án Anh rất phức tạp.

+ Mỹ có sự tách bạch quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, Anh thì không vì Thượng viện kiêm luôn chức năng xét xử phúc thẩm.

+ Tuy thuộc họ common law nhưng Mỹ coi trọng luật thành văn, có hiến pháp thành văn, Anh thì không.

Phân tích các loại nguồn và giá trị của từng loại nguồn của pháp luật Anh.

Trả lời:

Các loại nguồn pháp luật của Anh:

a. Án lệ:

- Những nguyên tắc pháp lý rút ra từ những phán quyết của toà do thẩm phán sáng tạo ra, cung cấp tiền lệ hay cơ sở pháp lý để các thẩm phán giải quyết vụ việc có tình tiết tương tự trong hiện tại và tương lai.

- Sản phẩm của cơ quan tư pháp.

- Nguyên tắc stare decisis: Toà án cấp dưới phải tuân thủ án lệ do toà án cấp trên đặt ra.

- Giá trị: Nguồn luật quan trọng, tạo ra sự khác biệt của pháp luật Anh. Tuy nhiên cũng làm hạn chế sự sáng tạo khi đưa ra phán quyết.

b. Luật thành văn:

- Do Nghị viện ban hành và các văn bản pháp luật Nghị viện uỷ quyền ban hành.

- Ra đời muộn.

- Có giá trị cao hơn án lệ, có thể bổ sung hoặc thay thế án lệ.

- Ngoài ra còn thế xem xét luật của liên minh châu Âu.

c. Tập quán:

- Pháp luật Anh có nguồn gốc từ tập quán.

- Có nguồn gốc xa xưa, tồn tại lâu dài, được cộng đồng dân cư thừa nhận và có lý.

- Tập quán ngày nay vẫn có thể được áp dụng nhưng không cưỡng bức tuân thủ.

- Một nguồn bổ sung của pháp luật.

d. Các học thuyết pháp lý, tác phẩm có uy tín:

- Có thể được trích dẫn tại toà án.

e. Lẽ phải (equity)

- Bổ sung những thiếu sót của common law.

- Làm hệ thống pháp luật Anh trở thành hệ thống mở.

 Đặc điểm đa hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ phát sinh từ đâu và dẫn tới hệ quả gì?

Trả lời:

Nguyên nhân của đa hệ thống pháp luật:

- Không có sự đồng nhất về chính trị trong các thuộc địa, các thuộc địa thuộc quyền nhiều nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

- Nhiều thuộc địa của các nước khác nhau gia nhập có các hệ thống pháp luật khác nhau.

Hệ quả:

- Chịu ảnh hưởng của Common law nhưng không sâu sắc.

- Tạo ra hệ thống luật liên bang và luật tiểu bang.

Những đặc điểm của hệ thống tư pháp các nước theo truyền thống Civil Law:

Trả lời: Các đặc điểm của hệ thống tư pháp các nước theo truyền thông civil law:

- Có một hệ thống toà án đơn nhất, độc lập, tổ chức chặt chẽ từ trung ương lên địa phương.

- Sự hiện diện của Toà án Hiến pháp thực hiện chức năng kiểm hiến.

- Số lượng toà chuyên trách nhiều. vd: toà hành chính, toà hình sự, toà dân sự, hôn nhân, toà kinh tế...

- Phân cấp xét xử chặt chẽ.

- Thường có 3 hệ thống toà án: toà hiến pháp, toà hành chính, toà tư pháp.

Hệ thống luật châu Âu lục địa (civil law) là sự pháp điển hóa đặt thành một hệ thống bao hàm toàn diện các quy tắc được áp dụng và làm sáng tỏ bởi các quan tòa. Đây là hệ thống luật được thực thi lớn nhất trên thế giới, với khoảng 60% dân số thế giới sống tại các quốc gia được điều hành bởi hệ thống luật này.
Sự khác biệt quan trọng nhất của hệ thống luật này với thông luật (common law), hay luật Anh-Mỹ, là thông thường thì chỉ có các quy định trong các đạo luật mới được coi là có giá trị ràng buộc pháp lý mà không phải là các tiền lệ, ngoại trừ các trường hợp tương tự đã được phán quyết tại tòa án tối cao. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử đối với các trường hợp tương tự thì các tòa án thông thường theo các phán quyết trước đây của mình. Ngoài ra, tại một số hệ thống luật pháp theo hệ thống luật châu Âu lục địa (chẳng hạn tại Đức), các văn bản của các học giả pháp lý cũng có ảnh hưởng đáng kể tại tòa.

Đặc điểm cơ bản của hệ thống luật chung là dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khi muốn nói đến việc pháp luật Anh quốc không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở của luật chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ; đây là đặc điểm cơ bản chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của LaMã – Đức quốc.

Mặt hạn chế của hệ thống luật chung trước đây là tinh cứng rắn, kém linh hoạt. Về nội dung cũng như về thủ tục, các tòa án chỉ theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm , nên không thích nghi được với những tình huống phức tạp mới mẽ. Vì vậy, tại Anh quốc, bên cạnh các luật chung còn có lẽ công bằng tự nhiên (equity) được áp dụng khi luật chung không có. Tình hình này tồn tại cho đến tận thế kỷ 19. Năm 1848, tạiNew York(Mỹ), một bộ luật tố tụng dân sự được ban hành, bắt buộc mọi việc kiện đều phải theo cùng một thủ tục. Bộ luật này sau đó được chính quyền liên bang và các tiểu bang ở Mỹ chấp nhận. Ở Anh , Đạo luật Tư pháp ( Judicature Act) năm 1873 cũng qui định sự kết hợp giữa luật chung với các qui định của lẽ công bằng.

Sự phát triển của hệ thống luật chung ra khắp thế giới cũng khác với cách thức phát triển của hệ thống dân luật. các nước theo hệ thống luật chung đều có mối quan hệ chính trị trực tiếp với nước Anh nhưÚc,Canada, An độ,Ireland, Tân Tây Lan, và Hoa Kỳ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro