So sánh KT cộng sản thời chiến và NEP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các chính sách KT "Cộng sản thời chiến" và chính sách "Kinh tế Mới " ra đời ở Liên Xô trong những điều kiện khác nhau nhưng đều nhằm giải quyết vấn đề đưa Liên Xô quá độ lên chủ nghĩa xã hội .

1. Hoàn cảnh ra đời :

- CSTC ra đời trong hoàn cảnh nước Nga Xô Viết bị thù trong giặc ngoài tấn công , cần tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho cuộc nội chiến.

- NEP ra đời khi nội chiến đã kết thúc , đất nước bước vào giai đoạn khôi phục và khi chính sách CSTC bắt đầu gây ra những tiêu cực đối với nền kinh tế .

2. Sở hữu tư liệu sản xuất:
-CSTC:  Tất cả nền công nghiệp được quốc hữu hóa và áp dụng cơ chế quản lý tập trung nghiêm ngặt. Quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất của địa chủ, nhà tù và nhà thờ, giữ lại một phần (14%) xây dựng nông trường quốc doanh, còn một phần lớn đem chia cho nông dân sử dụng. 

-NEP: Chuyển nền kt do nhà nước độc quyền sang nền kt hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
3. Cách thức vận hành nền kinh tế.
-CSTC:  + Các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, bưu điện đã quốc hữu hóa, được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng kinh tế tối cao.

            + Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm ở trên thị trường, nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho người tiêu dùng, xóa bỏ ngân hàng nhà nước.

-NEP: +các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

+Giải quyết các mối quan hệ giữa nông dân và công nhân, giữa nông nghiệp và công nghiệp bằng các quan hệ kinh tế bình đẳng, như thực hiện Chính sách thuế lương thực, dùng quan hệ hàng hóa để trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp...

+NEP đã sử dụng một loạt biện pháp kinh tế đồng bộ thay cho các biện pháp hành chính thuần túy trước đây, như thay chế độ trưng thu, trưng mua lương thực bằng chính sách thuế lương thực; chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa và sử dụng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ; chuyển từ cơ chế quản lý tập trung đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp của Nhà nước sang cơ chế hạch toán theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

+Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, Nhà nước vẫn nắm “chóp bu” đó là “chỉ đạo tối cao” nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế.

***Bài học kn:  Vận dụng bài học kinh nghiệm của NEP vào công cuộc đổi mới ở nước ta còn thể hiện ở đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là một nền kinh tế nhiều thành phần, đã được nhận thức từ Đại hội VI của Đảng, và tư tưởng này được các Đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng tiếp tục tái khẳng định, bổ sung và hoàn thiện với nhiều nội dung, biện pháp, chính sách mới, như giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khuyến khích phát triển và định hướng thành phần kinh tế tư nhân theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài...

Vận dụng bài học kinh nghiệm của NEP, Đảng ta có sự đổi mới nhận thức về sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa trong thời kỳ quá độ, chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi liền với đó, Đảng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, “Xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”(7); đổi mới công tác kế hoạch; thực hiện hạch toán kinh doanh và giao quyền tự chủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước; ổn định tiền tệ, khắc phục có hiệu quả lạm phát; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước...

Sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của NEP đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Trong hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững.

Từ những bài học kinh nghiệm của NEP và sự vận dụng thành công trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, có thể thấy, mặc dù ra đời cách đây gần 90 năm, nhưng NEP vẫn còn nguyên giá trị đối với cách mạng thế giới. Sự vận dụng NEP đòi hỏi phải sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, không dập khuôn, máy móc. Bảo vệ và tiếp tục bổ sung, phát triển NEP là nhiệm vụ quan trọng đặt ra hiện nay đối với phong trào cộng sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam./.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#breakid