so sanh SBV,FED,ECB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

So sánh về cơ chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)

Tiêu chí

SBV

FED

ECB

Thành lập

Ngày 6/5/1951 theo sắc lệnh 15/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký.

Năm 1913 theo Federal Reserve Act được Quốc hội Mỹ thông qua.

Năm 1998 theo Hiệp định Amsterdam được Liên minh châu Âu thông qua

Vị trí

Là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Là cơ quan độc lập với Chính phủ và quốc hội Mỹ.

Là một cơ quan của liên minh châu Âu, độc lập với chính phủ và quốc hội các nước thành viên.

Nhiệm vụ

Phát hành tiền tệ, quản lý tiên tế, tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam, quản lý hoạt động các ngân hàng thương mại.

Thực thi chính sách tiền tệ, giám sát và quản lý các tổ chức tín dụng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ.

Chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 13 nước thành viên với nhiệm vụ chính là ổn định giá trị đồng Euro.

Các ngân hàng thành viên

Gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố

Gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng thành viên.

Gồm Ngân hàng Trung ương Châu Âu và ngân hàng trung ương các quốc gia thành viên

Ngân sách hoạt động

Được sử dụng các khoản thu để trang trải chi phí hoạt động của mình, chênh lệch thu chi sau khi trích quỹ được nộp Ngân sách nhà nước.

Độc lập về tài chính, doanh thu đến từ tiền lãi của các tài sản nắm giữ.

Được tổ chức như một công ty cổ phần với cổ phần do các ngân hàng thành viên nắm giữ.

Lãnh đạo

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam do quốc hội bầu, là thành viên Chính phủ ngang bộ trưởng.

Chủ tịch hội đồng thống đốc do Tổng thống chỉ định

Chủ tịch Ngân hàng do Liên minh châu Âu chỉ định.

Bộ máy tổ chức

Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Thống đốc và các Vụ trưởng

Hội đồng thống đốc, Giám đốc các ngân hàng dự trữ, Hội đồng thị trường mở.

Ban giám đốc, Ủy ban trung ương

Đồng tiền phát hành

Việt Nam đồng

Federal Reserve Note (hay còn gọi là đô la Mỹ)

Euro

Tính độc lập (bao gồm độc lập về việc lựa chọn công cụ và độc lập về lựa chọn mục tiêu khi thực thi chính sách tiền tệ)

Thấp do trực thuộc và phải nhận chỉ thị từ Chính phủ (các chính sách cũng phải có Chính phủ quyết), ngân sách hoạt động cũng do Chính phủ xét duyệt

Cao do hoạt động độc lập với chính phủ (để thanh đổi quy chế của FED quốc hội thậm chí phải sửa đổi hiến pháp), các lãnh đạo có nhiệm kì dài và không được tái cử, ngân sách hoạt động độc lập.

Cao nhất do chỉ chịu tác động từ hiệp ước Maastricht (muốn thay đổi hiệp ước này cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên)

Quốc hội quyết định mức lạm phát hàng năm, Chính phủ quyết định các mục tiêu về cung ứng tiền, còn Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng công cụ phù hợp để thực thi mục tiêu đó.

Hoàn toàn độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu và các công cụ sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ.

Các công cụ sử dụng điều hành chính sách tiền tệ

-          Nghiệp vụ thị trường mở.

-          Tỉ lệ tái chiết khấu.

-          Tỉ lệ dữ trữ bắt buộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dùng