So sánh truyền thoại trên PSTN và VoIP? Đưa ra ưu nhược điểm của VoIP?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. So sánh truyền thoại trên PSTN và VoIP? Đưa ra ưu nhược điểm của VoIP?

Trả lời:

PSTN:

+ Mạng chuyển mạch kênh:

+ Một kênh truyền dẫn "dành riêng" được thiết lập giữa 2 thiết bị đầu cuối thông qua một hoặc nhiều nút chuyển mạch trung gian.

+ Dòng thông tin là dòng liên tục

+ Băng thông của kênh được đảm bảo, cố định 64kbs

+ Độ trễ thông tin là rất nhỏ (cỡ thời gian truyền thông tin)

VoIP :

+ Sử dụng hệ thống lưu trữ rồi chuyền (Store and forward system) tại các nút mạng.

+ Thông tin được chia thành các gói, mỗi gói được thêm gắn thêm các thông tin điều khiển cần thiết cho quá trình truyền (địa chỉ nơi gửi/nhận,...)

+ Tại các nút mạng các gói tin được xử lý và truyền đến các nút tiếp theo (thông qua các thuật toán tìm đường)

+ Không có một kênh "dành riêng" nào được thiết lập, băng thông giữa hai thiết bị đầu cuối không cố định.

+ Độ trễ thông tin là rất lớn (so với chuyển mạch kênh)

Ưu điểm của VoIP:

+ Giảm chi phí cuộc gọi (các cuội gọi đường dài liên tỉnh và quốc tế).

+ Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu

+ Khả năng mở rộng

+ Không cần thông tin điều khiển để thiết lập các kênh truyền vật lý

+ Quản lý băng thông tốt

+ Nhiều tính năng dịch vụ mới

+ Khẳ năng multimedia

Ngoài ra VoIP có nhược điểm là:

+ Vấn đề bảo mật:

+ Kỹ thuật phức tạp:

2. Trình bầy ưu nhược điểm của VoIP (có giải thích) và các loại hình dịch vụ VoIP có thể cung cấp:

Trả lời:

Ưu điểm của VoIP:

+ Giảm chi phí cuộc gọi (các cuội gọi đường dài liên tỉnh và quốc tế):

+ Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu:

+ Khả năng mở rộng:

+ Không cần thông tin điều khiển để thiết lập các kênh truyền vật lý:

+ Quản lý băng thông tốt:

+ Nhiều tính năng dịch vụ mới:

+ Khẳ năng multimedia:

Ngoài ra VoIP có nhược điểm là:

+ Vấn đề bảo mật:

+ Kỹ thuật phức tạp:

Các loại hình dịch vụ VoIP có thể cung cấp:

+ EP to EP: tức là từ điểm cuối nọ đến điểm cuối kia trong mạng IP sử dụng các phần mềm như NetMeeting...

+ EP to phone: Cuộc gọi từ điểm cuối trong mạng IP tới máy điện thoại thông thường ở mạng bên ngoài qua Gateway

+ Phone to phone: Cuộc gọi từ hai máy điện thoại thông thường qua mạng IP.

Các loại hình dịch vụ cụ thể:

+ Thoại thông minh:

+ Dịch vụ tính cước cho bên bị gọi:

+ Dịch vụ Callback Web:

+ Dịch vụ fax qua IP:

+ Dịch vụ Call Centrer

3. Trình bầy ứng dụng của VoIP đối với các doanh nghiệp lớn (Doanh nghiệp có nhiều cơ sở cách xa nhau về mặt địa lý).

Trả lời:

Phân tich 2 mô hình để thấy được:

+ Mô hình truyền thống: Sử dụng 2 đường kết nối: Thoại và Internet riêng biệt. Chi phí phải trả là thoại và Internet riêng.

+ Mô hình sử dụng công nghệ VoIP thì dùng một kết nối duy nhất là Internet để truyền thoại và truy cập Internet, như vậy tiết kiệm được chi phí. Đối với các doanh ngiệp lớn có nhiều cơ sở phân bố ở nhiều vùng địa lý nếu sử dụng đường thuê kênh riêng thì có thể truyền thoại trên kênh đó mà không tốn phí cho thoại.

4. Vẽ chồng giao thức TCP/IP, nêu chức năng các lớp trong chồng giao thức và so sánh với mô hình OSI.

Trả lời:

Chồng giao thức TCP và so sánh với mô mình OSI

TCP/IP là họ giao thức cung cấp các phương tiện liên kết các mạng nhỏ với nhau để tạo ra một mạng lớn hơn gọi là liên mạng Internet. Bộ giao thức TCP/IP là tổ hợp nhiều giao thức ở các tầng khác nhau và được xem là mô hình giản lược của OSI.

Trình bầy chức năng cơ bản của các tầng trong chồng giao thức TCP/IP

1-Lớp ứng dụng: Các nhà thiết kế TCP/IP cảm thấy rằng các giao thức mức cao nên bao gồm các chi tiết của lớp trình bày và lớp phiên. Để đơn giản, họ tạo ra một lớp ứng dụng kiểm soát các giao thức mức cao, các vấn đề của lớp trình bày, mã hóa và điều khiển hội thoại. TCP/IP tập hợp tất cả các vấn đề liên quan đến ứng dụng vào trong một lớp, và đảm bảo dữ liệu được đóng gói một cách thích hợp cho lớp kế tiếp.

2-Lớp vận chuyển: Lớp vận chuyển đề cập đến các vấn đề chât lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển luồng và sửa lỗi. Một trong các giao thức của nó là TCP, TCP cung cấp các phương thức linh hoạt và hiệu quả để thực hiện các hoạt động truyền dữ liệu tin cậy, hiệu suất cao và ít lỗi. TCP là giao thức có tạo cầu nối (Connection-Oriented). Nó tiến hành hội thoại giữa nguồn và đích trong khi bọc thông tin lớp ứng dụng thành các đơn vị gọi là Segment. Tạo cầu nối không có nghĩa là tồn tại một mạch thực sự giữa 2 máy tính (như vậy sẽ là chuyển mạch kênh - Circuit Switching), thay vì vậy nó có nghĩa là các Segment của lớp 4 di chuyển tới và lui giữa hai Host để công nhận kết nối tồn tại một cách luận lý trong một khoảng thời gian nào đó. Điều này được coi như là chuyển mạch gói (Packet Switching).

3-Lớp Internet: Mục tiêu của lớp Internet là truyền các gói bắt nguồn từ bất kỳ mạng nào trên liên mạng và đến được đích trong diều kiện độc lập với đường dẫn và các mạng mà chúng đã trải qua. Giao thức đặc trưng khống chế lớp này được gọi là IP. Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển mạch gói diễn ra tại lớp này. Cũng có thể tư duy chúng trong các thuật ngữ của hệ thống bưu chính. Khi chúng ta gửi thư, bạn sẽ không biết làm cách nào thư đến được nới cần gửi (có nhiều con đường có thể), nhưng bạn chỉ cần nó đến là được.

4-Lớp truy xuất mạng: Tên của lớp này có nghĩa khá rộng và có phần hơi rối rắm. Nó cũng được gọi là lớp Host-to-Network. Nó là lớp liên quan đến tất cả các vấn đề mà một gói IP yêu cầu để tạo một liên kết vật lý thực sự, và sau đó tạo một liên kết vật lý khác. Nó bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN và WAN, và tất cả các chi tiết trong lớp liên kết dữ liệu cũng như lớp vật lý của mô hình OSI.

So sánh mô hình OSI và mô hình TCP/IP:

* Các điểm giống nhau:

- Cả hai đều là phân lớp.

- Cả hai đều có lớp ứng dụng, qua đó chúng có nhiều dịch vụ khác nhau.

- Cả hai có các lớp mạng và lớp vận chuyển có thể so sánh được.

- Kỹ thuật chuyển mạch gói được chấp nhận

*Các điểm khác nhau:

- TCP/IP tập hợp các lớp trình bày và lớp phiên vào trong lớp ứng dụng của nó.

- TCP/IP tập hợp lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu trong OSI thành một lớp.

- Các giao thức TCP/IP là các chuẩn cơ sở cho Internet phát triển, như vậy mô hình TCP/IP chiếm được niềm tin chỉ vì các giao thức của nó. Ngược lại, các mạng thông thường không được xây dựng dựa trên nền OSI, và nó sử dụng chủ yếu cho mục đích nghiên cứu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro