sốc phản vệ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

V. Điều trị cấp cứu trong choáng phản vệ

-      Đảm bảo thong khí đầy đủ, đặ nội khí quản cần thực hiện sớm, nếu gặp khó khăn do phù nề thanh quản cần mở khí quản. Thở oxy 100%.

-      Adrenalin: là thuốc lựa chọn để điều trị choáng phản vệ ngay từ đầu. Liều dung là từ 0,5ml Adrenalin 1/1000 tiêm dưới da; hoặc trong trường hợp nặng (có suy hô hấp, choáng nặng) thì tiêm tĩnh mạch 5ml Adrenalin 1/10000. Nếu đường tĩnh mạch bị chậm trễthì ngậm dưới lưỡi hoặc nội khí quản. Liề tiêm dưới da có thể lập lại sau 20-30 phút (tối đa 3 lần), liều tiêm tĩnh mạch có thể nhắc lại sau 5-10p nếu cần.

-      Khí dung kích thích beta2-adrenergic trong trường hợp co thắt phế quản kéo dài. Aminophyllin tĩnh mạch (6mg/kg liều tấn công tiêm chậm trong 30p, sau đó truyền duy trì 0.5mg/kg/giờ).

-      Truyền dịch là biện pháp điều trị quan trọng, thường truyền khá nhiều và có thể dung các dung dịch tinh thể hoặc keo.

-      Chất hoạt mạch như Dopamin, được dùng khi hạ huyết áp kéo dài, giảm tưới máu các tạng quan trọng.

-      Corticosteroid: tác dụng ngăn ngừa sự kéo dài hoặc tái phát cảu choáng phản vệ, thường dùng Hydrocortison 500mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6h

-      Kháng histamine. Như các thuốc ức chế thụ thể H1 như Diphenylhydramine 50mg tĩnh mạch, nhằm ngăn cản histamine gắn vào mô đích, đồng thời đề phòng choáng tái phát. Các thuốc kháng thụ thể H2 cũng tỏ ra có tác dụng trong điều trị choáng phản vệ và đảo ngược tình trạng choáng toàn thân không hồi phục.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro