Sohuutritue

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.a)Shtt là gì?

Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thương mại.

b)Nội dung quền sở hữu trí tuệ

- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

-Bảo hộ quyền shtt: nhà nước ban hành các luật về bảo vệ quyền shtt nhằm bảo vệ quyền sh hợp pháp của các chủ thể

-Bảo vệ quyền shtt: bp tác động = laws thông qua các bp dân sự, hình sự, hành chính, kiểm soát biên giới đối với quyền sh hàng hóa nhằm bảo vệ quyền shtt được nhà nước bảo hộ, chống các hành vi xâm phạm quyền.

-Thực thi quyền shtt: đảm bảo thực hiện đúng trật tự quyền bảo vệ shtt và hành vi xâm phạm quyền shtt sẽ bị xử lí nghiêm khắc

2.Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

=Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc chung:

Nhà nước bảo hộ các tác phẩm mà không có sự phân biệt về :

- Hình thức, ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm

- Chất lượng, giá trị và mục đích sử dụng của tác phẩm

Phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác

Tác phẩm phải được thể hiện và định hình trên một đối tượng vật chất nhất định

Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

=Nội dung quyền tác giả

Quyền nhân thân

- Đặt tên cho TP

- Đứng tên, nêu tên thật hoặc bút danh khi công bố,sử dụng TP

- Công bố hoặc cho người khác công bố TP

- Bảo vệ sự toàn vẹn của TP, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả

- Là quyền lợi về tinh thần (phi tài sản), luôn gắn liền với nhân thân tác giả

- Không thể chuyển nhượng, chuyển giao, cho thừa kế

- Được bảo hộ vô thời hạn

Quyền tài sản

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương tình máy tính.

- Là quyền lợi về tài sản

- CSH được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện

- Có thể chuyển nhượng, chuyển giao, cho thừa kế

- Các cá nhân, tổ chức khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hoặc quyền công bố phải xin phéptrả tiền nhuận bút, thù lao cho CSH

- TP điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 50 năm kể từ khi được công bố/ định hình

- TP còn lại: Bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả / tác giả cuối cùng (trong đồng tác giả) chết

=Phạm vi,giới hạn bảo hộ quyền tác giả

Điều 25 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, làm phim tài liệu

Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

Sao chép tác phẩm để lưu giữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

*Điều kiện cho trường hợp ngoại lệ (K2,3-Đ25)

- Không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm

- Không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

- Không áp dụng với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính

= Căn cứ phát sinh quyền tác giả:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký

=Chủ thể quyền tác giả

*Phân biệt tác giả và chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả

-Chủ sở hữu tác phẩm: Là người sở hữu tác phẩm (về mặt vật chất) à tác phẩm có thể được sở hữu (về mặt vật chất) bởi nhiều người

-Tác giả: Là người sáng tác ra tác phẩm và có quyền nhân thân đối với tác phẩm à một tác phẩm có thể do một hoặc nhiều tác giả (đồng tác giả) cùng sáng tác

-Chủ sở hữu quyền tác giả: Là người nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản của một tác phẩm.

*Các loại chủ thể quyền tác giả

-Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm; Có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. (Đ37)

-Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả: Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm; có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. (Đ38)

(Ngoài ra nếu tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì à tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó. )

-Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả: có các quyền tài sản và quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm. (Đ39)

-Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: có các quyền tài sản và quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm. (Đ40)

-Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hoặc quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng (Đ41)

-Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước (Đ42)

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau:

- Tác phẩm khuyết danh

- Tác phẩm còn trong thời gian bảo hộ nhưng CSH quyền tác giả chết mà không có người thừa kế

- Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước

- Tác phẩm thuộc về công chúng (Đ43):

Là những tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ.Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng với điều kiện phải tôn trọng quyền nhân thân đối với tác phẩm

3.a)*Chuyển nhượng quyền shtt là gì?

-Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu quyền SHCN chuyển giao quyền sở hữu của mình (mua đứt bán đoạn) cho tổ chức, cá nhân khác.

-Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN).

*Đối tượng chuyển nhượng quyền shtt

- Sáng chế/ Giải pháp hữu ích

- Bí mật kinh doanh

- Thiết kế bố trí

- Kiểu dáng công nghiệp

- Nhãn hiệu

- Tên thương mại (cùng với cơ sở KD)

Không được phép chuyển nhượng chỉ dẫn địa lý

*Những điều kiện hạn chế về việc chuyển nhượng quyền SHCN – Điều 139 Luật SHTT

- CSH chỉ được chuyển nhượng quyền trong phạm vi được bảo hộ

- Việc chuyển nhượng quyền với nhãn hiệu không được gây nhầm lẫn đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

- Tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó

- Không được chuyển nhượng chỉ dẫn địa lý

4. a) Chuyển giao quyền sử dụng

- Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

- Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN)

b)Các loại chuyển giao quyền sử dụng:

Li xăng (Licence)

Chuyển nhượng quyền tm ( Franchise )

Câu 5:Li-xăng là gì? Các loại li-xăng? Đối tượng chuyển giao li-xăng? Tại sao phải chuyển giao li-xăng?

+ Khái niệm:

Là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng SHCN (Bên giao lixăng) cho phép tổ chức, cá nhân khác (Bên nhận lixăng) sử dụng đối tượng SHCN đó trong một thời gian nhất định.

+ Các loại li-xăng:

- Theo phạm vi quyền của bên li-xăng: li-xăng độc quyền và li-xăng không độc quyền.

- Theo tính chất của bên giao li-xăng: li-xăng cơ bản và li-xăng thứ cấp.

- Theo ý nguyện của bên giao li-xăng: li-xăng tự nguyện và li-xăng bắt buộc.

+ Đối tượng chuyển giao li-xăng:

- Sáng chế/giải pháp hữu ích

- Bí mật kinh doanh

- Thết kế bố trí

- Kiểu dáng công nghiệp

- Nhãn hiệu

Không được phép chuyển giao li-xăng tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Li xăng là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu công nghiệp không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Chuyển quyền sử dụng còn góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu - triển khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Vì vậy có thể nói rằng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đem lại lợi ích cho cả chủ sở hữu công nghiệp, người được chuyển quyền sử dụng và toàn xã hội nói chung.

Câu 6:Nhượng quyền thương mại là gì? Lợi thế của việc nhượng quyền thương mại? Nhược điểm của nhượng quyền thương mại? Điều kiện để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại?

+ K/n:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

+ Lợi thế:

Bên nhận quyền:

- Giảm thiểu rủi ro

- Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền

- Tận dụng các nguồn lực

- Bên nhận được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi

Bên nhượng quyền:

- Mở rộng hoạt động kinh doanh

- Giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường

+ Nhược điểm:

- Bên nhượng ko giám sát chặt sẽ xuất hiện cửa hàng nhái ảnh hưởng đến uy tín

- Bên nhận nhượng không trung thực có mưu toan chiếm đoạt tên TM, làm trái Quy định

- Bên nhận ko thực hiện đầy đủ cam kết hỗ trợ kinh doanh của mình

+ Điều kiện:

Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

Bên nhận quyền

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Câu 7:Nguyên tắc,nội dung,hệ thống cơ quan quản lí nhà nước?

+ Nội dung:

1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.

4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

+ Nguyên tắc:

1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

+ Hệ thống cơ quan:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Câu 8:Quản lí của doanh nghiệp về shtt?

- Thống kê tài sản trí tuệ của DN

- Bảo vệ tài sản trí tuệ của DN

- Khai thác,sử dụng tài sản trí tuệ của DN và nhân loại

- Xác lập quyền shtt

.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#taeng