2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3-Relax - duy trì vóc dáng

- Mỗi ngày relax ( ăn thoải mái Carb) em bị tăng lên 2kg ? Làm sao bây giờ ? - Em đã đạt đƣợc số kg nặng nhƣ ý, vậy bây giờ phải làm thế nào để duy trì cân nặng ? 2 câu hỏi trên là những câu hỏi thƣờng gặp nhất đối với các bạn đang ăn kiêng theo chế độ DAS. Do đó mình viết bài này để giải thích ngọn ngành 2 vấn đề trên. Hy vọng từ nay trở đi mình ko bao giờ gặp phải những câu hỏi về 2 vấn đề trên nữa.

1. Relax-restdays

Relax-rest days tức ngày ăn thoải mái, thích ăn gì thì ăn. Đối với DAS thƣờng thì rest day sẽ xuất hiện sau tuần thứ 2, tức sau khoảng 12 ngày DAS triệt để thì vào ngày 13, 14 chúng ta sẽ "tự thƣởng" cho mình 2 ngày relax. Sau đó từ tuần 3 chúng ta sẽ áp dụng chế độ 5-2. 5 ngày DAS, 2 ngày cuối tuần relax ăn High Carb.

Thông thƣờng sau một khoảng thời gian nhất định khoảng 5-6 ngày khi DAS liên tục. Cơ thể sẽ bị rơi vào trạng thái ―depression‖ – chậm giảm mỡ. Điều này xảy ra do quá trình metabolism – chuyển hóa mỡ trong cơ thể bị chậm lại. Bởi vậy, 2 ngày cuối tuần ăn High Carb sẽ kích thích quá trình Fat metabolism diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn, kết quả là quá trình đốt mỡ sẽ diễn ra nhanh chóng và tốt hơn.

2 ngày relax này diễn ra trong vòng 48 tiến, thuờng relax đến khi đi ngủ thì thôi, bởi vì nhƣ

thế sáng hôm sau qua 1 giấc ngủ, đuờng huyết và Insulin sẽ trở lại bình thƣờng - và sáng hôm sau ngủ dậy chúng ta lại tiếp tục quay lại với cái máng lợn. Trong ngày relax – High Carb này các bạn ko nên ăn High Fat, và High Protein, mà chủ yếu nên ăn High Carb. Năng lƣợng từ Carb luôn chiếm khoảng 60-70 % tổng năng lƣợng nạp vào. Thực ra việc này ko có gì là khó cả. Chỉ cần các bạn ăn nhiều các loại thức ăn High Carb nhƣ xôi, bún, miến, phở, chè, bánh trái nọ kia, thì tự khắc sẽ là High Carb. Còn dĩ nhiên là nên tránh chủ động ăn các món mà Fat và Protein là chủ đạo, ví dụ nhƣ bò nƣớng, lẩu BBQ v...v là những món fat và protein là chủ đạo.

Lƣợng fat và protein trong 2 ngày High Carb nên nạp 1 cách tự nhiên qua các món High Carb chủ đạo ví dụ nhƣ xôi thịt, trứng, phở gà, bò, hay pizza v...v. Ở các món High Carb này thì lƣợng Protein và fat đều chiếm 1 tỉ lệ nhỏ so với Carb bởi vậy bạn cứ tự nhiên ăn các món High Carb kể trên là thỏa mãn yêu cầu của ngày High Carb.

Và cũng đừng nên quá tránh, quá kiêng Protein và fat trong ngày High Carb tới mức gạt bỏ 100% ra khỏi bữa ăn. Tuyệt đối tránh kiểu sáng DAS, chiều tối relax - nhƣ thế là vô ích và ko hiệu quả.

Chắc chắn sau 2 ngày High Carb khi trèo lên cân bạn sẽ thấy cân nặng bị tăng từ 1-2kg và sẽ hoảng hốt, sợ sệt, vì thấy bao nhiêu công sức của mình trong những ngày low carb đã bị đổ xuống sông xuống biển. Nhƣng thực tế ko phải vậy. Bởi vì, số kg bị tăng sau ngày rest day chỉ là nƣớc và thức ăn.

Vì Carb có đặc tính giữ nƣớc nên sau khi cơ thể dung nạp một lƣợng Carb rất lớn và kết quả là phần lớn lƣợng nƣớc bạn uống hàng ngày sẽ bị giữ lại. Và lƣợng thức ăn công với nứoc uống trung bình hàng ngày có thể lên tới 3-4 kg là chuyện hết sức bình thƣờng.

Dĩ nhiên, chỉ sau 1-2 ngày DAS tiếp tục, lƣợng Carb trong ngừoi bị thải ra ngoài, cơ thể ko còn Carb nứoc sẽ ko bị tích nữa, và cân nặng bạn lại trở lại trạng thái bình thƣờng và mỡ sẽ tiếp tục giảm. Do đó, đừng nên lo lắng khi bị tăng cân sau ngày relax.

Rest days - relax là biện pháp tâm lí rất tốt để "xả hơi" sau những ngày mệt nhọc vì phải căng dây thần kinh lên cữong lại những cám dỗ từ những kem, chè, bún, miến, phở xung quanh chúng ta đang ngày đêm mời gọi. Nếu thần kinh của chúng ta phải sống quá lâu trong tình trạng "căng thẳng" nhƣ thế rất dễ bị stress và dẫn đến đứt gánh giữa đƣờng. Do đó, mình khuyến khích các bạn nên tự set cho mình 1-2 ngày rest day trong tuần để cho công cuộc ăn kiêng trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.

Có nhiều bạn thắc mắc rằng, sau một thời gian DAS, nhƣng do bận công việc, nên bỏ dở giữa chừng, khi quay lại không biết có phải bắt đầu lại từ đầu với 2 tuần DAS triệt để hay ko ?

Điều này phụ thuộc vào các nhân từng ngƣời. Bởi vì nếu nhƣ bạn cảm thấy trong vài ngày đầu ăn kiêng theo DAS nếu nhƣ cơ thể bình thƣờng, không có dấu hiệu choáng váng, mệt mỏi ( nhƣ những ngày đầu tiên theo DAS ) thì có nghĩa rằng cơ thể bạn vẫn quen với Fat Metabolism. Nhƣ vậy là bạn không nhất thiết phải bắt đầu lại 2 tuần triệt để, mà có thể theo luôn 5-2 cũng đƣợc. Ngƣợc lại, nếu nhƣ cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn nhiều, thì bạn cần bắt đầu lại từ

đầu bằng 2 tuần DAS triệt để.

2. Giữ và duy trì vóc dáng.

Cách 1: : Xen kẽ ngày High Carb và Low Carb

Có lẽ đối với tất cả mọi ngƣời thì vấn đề nan giải nhất luôn là bảo vệ ―thành quả‖ sau những tháng ngày vật vã, kìm nén dằn lòng trƣớc những món ngon, ngọt bùi bùi từ các đồ ăn có chứa Carb.

Hiển nhiên, bánh ngọt, hoa quả, cơm gạo, phở, bún miến đã trở thành một phần cuộc sống của tất cả chúng ta. Thế nhƣng nếu nhƣ chúng ta ăn nó một cách vô tội vạ thì chắc chắn công sức sau bao tháng ngày sẽ đổ xuống sông xuống biển hết sạch. Vậy nhƣng, chúng ta vẫn phải hƣởng thụ cuộc sống trong khi lại muốn duy trì cân nặng ? Vậy phải làm sao ?

Các bạn hãy yên chí, chúng ta đã có cách giải quyết. Sau một thời gian dài tìm tòi nghiên cứu qua mọi phƣơng pháp ăn kiêng low carb, và thí nghiệm trên chính cơ thể của mình, ngƣời viết đã rút ra một quy tắc vàng để giúp các bạn giữ và duy trì đƣợc cân nặng của mình. Đó chính là nguyên lý ― Cắt mạch hấp thụ Carb của cơ thể‖ - nguyên lí xen kẽ

Theo các tài liệu nghiên cứu về low carb thì Carb chỉ có thể gây béo phì khi được dung nạp liên tục vào cơ thể trong vòng 2-3 ngày. Có nghĩa rằng, nếu nhƣ chúng ta ăn xả láng các loại Carb trong ngày đầu tiên và ngày thứ hai thì sang ngày thứ ba chúng ta lại ăn low carb với thịt cá, trứng, rau xanh thoải mái ko hạn chế. Thì mỡ vẫn ko thể tích tụ lại trong cơ thể đƣợc.

Mục đích chính của việc này nhƣ đã nói ở trên đó là cắt mạch chuyển hóa Carb trong cơ thể. Và với nguyên lí xen kẽ High Carb ( HC)-Low carb (LC) nhƣ trên chúng ta sẽ duy trì nó cho đến hết suốt cuộc đời. Vừa đảm bảo đƣợc ăn thỏa thích mọi thứ mình muốn và vẫn duy trì đƣợc cân nặng của mình

Do mỗi ngƣời có khả năng chuyển hóa Carb trong cơ thể khác nhau. Nên ko có một quy luật cụ thể cho tất cả mọi ngƣời. Bởi vậy mỗi ngƣời cần phải tự thí nghiệm và theo dõi trên cơ thể của mình, để tự rút ra tỉ lệ số ngày High Carb/Low carb cho riêng mình.

Nào chúng ta bắt đầu bƣớc vào giai đoạn kiểm tra khả năng hấp thụ Carb của cơ thể . Đầu tiên các bạn cần chú ý là thƣờng xuyên check mỡ bụng, check vòng bụng liên tục trong quá trình theo dõi này. Ngay sau khi đạt đƣợc tỉ lệ mỡ nhƣ ý muốn. Bạn nên cho cơ thể làm quen với Carb bằng chế độ 5 LC -2 HC trong một tuần đầu tiên.

Tiếp tục sang tuần thứ 2 bạn lại chuyển sang chế độ 4 LC – 1 HC lặp lại 2 lần (10 ngày ). Nếu sau 10 ngày vừa rồi, mọi thứ vẫn ổn, bạn check mỡ bụng ko thấy bị tăng, thì tiếp tục lại 3 LC – 1 HC . Nếu vẫn ổn tiếp tục 2 LC – 1 HC. Tiếp tục, 1 LC – 2 HC or 3 HC or 4 HC ( cái này có vẻ mạo hiểm đây ) v..v Dần dà bạn sẽ tự tìm ra tỉ lệ HC-LC phù hợp với bản thân mình. Nói chung đừng quá cứng nhắc có thể là 2HC-2LC v..v

Còn nếu nhƣ bạn đang bận low carb mà phải đi ăn uống với bạn bè thì ngày đó cứ ăn xả láng đi. Rồi lại bỏ 2-3 ngày sau low carb để tránh cơ thể bị tích tụ Carb liên tục. Cứ nắm giữ nguyên tắc vàng trên, bạn có thể tự chuyển đổi sao cho phù hợp với cuộc sống hàng ngày

của mình nhất.

Dĩ nhiên, có thể bạn cho mình quá đà đến 3,4 hoặc là 5 ngày xả láng vô độ. Nếu nhƣ ko thấy vấn đề gì thì ko sao ( có thể tiếp tục xả láng ). nhƣng nếu thấy mỡ bụng tăng lên ( mặc quần thấy chật ) thì ngay lập tức phải quay lại low carb vài ngày để cơ thể rút bớt mỡ.

Chú ý trong quá trình kiểm tra. Tuyệt đối ko kiểm tra cân nặng. Bởi nhƣ đã nói ở trên. Carb có đặc tính tích nứoc, và lƣu giữ "phế thải" ở trong bụng. Cho nên sau ngày High Carb, chắc chắn bạn sẽ bị tăng kg ( do nứoc và "phế thải" ). Do đó, nêu bạn kiểm tra cân nặng thì chắc chắn sẽ sai lầm và không đúng với mục đích của chúng ta đề ra. Bởi vì mục đích của chúng ta làm giảm và duy trì tỉ lệ mỡ, chứ ko phải là duy trì cân nặng.

Trên thực tế có rất nhiều ngừoi thành công với chế độ 4 HC - 2 LC. Có nghĩa rằng 4 ngày ăn xả láng Carb và chỉ cần 2 Low carb là okie. Hay thậm chí có ngƣời sau low carb ăn trở lại bình thừong vẫn ko thấy tăng cân. Nói tóm lại tất cả là do bạn chọn lựa và tự thí nghiệm với cơ thể của mình

Cách 2: Trạng thái tới hạn

Giả sử nhƣ mục đích ban đầu của bạn là vòng bụng khỏang 63,64. Nhƣng hãy cố gắng ép tới mức vòng bụng khỏang còn 59,60. Để rồi sau khi ăn kiêng DAS xong, các bạn quay lại chế độ ăn bình thƣờng, và theo dõi kiểm tra vòng bụng sao cho đến bao giờ vòng bụng béo lên và đạt ngƣỡng 63,64, hoặc là 65 - hơn 1 chút. Thì lúc đó, nếu nhƣ muốn bạn lại có thể quay trở lại DAS để hạ vòng bụng xuống mức 59,60 rồi lại tiếp tục thác loạn v...v cứ thế, cứ thế xoay vòng

Cách này đơn giản là tạo ra 1 khỏang biến chuyển tỉ lệ mỡ trong nguời trong nguỡng cho phép từ một mức thấp lên mức vừa vừa - chấp nhận đựoc. Trong mức này thì khỏang thời gian đó là lúc bạn có thể quay lại với chế độ ăn bình thƣờng mà ko cần phải suy nghĩ gì. Do DAS có đặc tính đốt mỡ rất nhanh và mạnh. Do đó, lƣợng mỡ mới tạo thành sau khi ăn trở lại bình thƣờng cần phải có 1 thời gian dài để tích tụ, và cơ thể cũng mất thời gian để "làm quen" lại với Carb. Bởi vậy, thực tế cho thấy, có rất nhiều nguời sau khi giảm cân xong với DAS, quay trở lại ăn bình thƣờng trong vòng 2-3 tháng trời mà vòng bụng chỉ tăng có 1-2 cm mà thôi.

Bởi vậy nếu thích các bạn có thể chọn lựa phƣong án này để duy trì cân nặng và tỉ lệ mỡ trong cơ thể.

Chúc các bạn thành công.

4-Lowcarb diet và lợi ích đối với sức khỏe

Low carb diet và các vấn đề liên quan tới sức khỏe

1. Low carb diet và lợi ích của nó đối với sức khỏe Có rất nhiều ngƣời khi nghe thấy low carb diet ăn nhiều chất béo ( high fat ), thì ngay lập tức gán cho nó là thủ phạm gây ra bệnh tim mạch, gout, ung thƣ, mỡ máu, huyết áp, suy gan, suy thận v..v . Thực ra đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc bởi những lí do sau đây :

Những nghiên cứu về tác hại của chất béo mà chúng ta tiếp nhận qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng chủ yếu đƣợc xây dựng trên chế độ ăn thông thƣờng ( high carb), tức lúc đó cơ thể con ngƣời hoạt động với cơ chế Carb Metabolism.

Còn đối với chế độ low carb, thì cơ thể lại hoạt động ở Fat Metabolism – một cơ chế khác hoàn toàn với chế độ ăn thông thƣờng, do đó những nghiên cứu về tác hại của chất béo đối với cơ thể không còn đúng nữa. Thậm chí ngƣợc lại đối với low carb diet, chất béo còn rất có lợi cho sức khỏe, giảm huyết áp, tiểu đƣờng, tim mạch và mỡ máu v..v

Điều này cũng tƣơng tự nhƣ chuyện đau bụng uống sâm thì tắc tử. Ngƣời bị đau bụng uống sâm thì có thể dẫn đến tử vong, nhƣng ngƣời bình thƣờng uống sâm thì lại khỏe mạnh. Vậy liệu ta có thể dựa vào chuyện ngƣời đau bụng uống sâm bị chết mà đổ hết tội tình cho sâm không ? Liệu chúng ta có thể dựa vào đó mà kết luận rằng, sâm là chất độc gây chết ngƣời ????

Dĩ nhiên là không rồi, do đó đối với low carb diet cũng vậy, không thể dựa vào tác hại của chất béo với chế độ ăn high carb để đánh đồng nó với chế độ low carb. Xin nhắc lại một lần nữa, với low carb diet, cơ thể chúng ta hoạt động với một cơ chế hoàn toàn khác, và chất béo rất có ích cho sức khỏe.

Những điều trên đây sẽ đƣợc làm sáng tỏ với những dẫn chững khoa học, dựa trên thực nghiệm, thí nghiệm với số liệu thực tế sau :

A. Đại học Stanford ( Mĩ ) đã tiến hành thí nghiệm với 311 phụ nữ với chế độ ăn kiêng Atkins ( low carb ) và trong vòng một năm những phụ nữ trên có kết quả về sức khỏe nhƣ sau : - Sức khỏe ổn định, không tìm thấy bất kì một tác nhân gây hại nào đến sức khỏe trên những ngƣời tham gia thí nghiệm. - Chỉ số cholestrol và huyết áp đều tốt hơn ( điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đã kiểm chứng của rất nhiều member theo DAS trong Box Làm Đẹp của trang www.webtretho.com ) [1].

B. Ngƣời Mông Cổ sống cuộc đời du mục nay đây mai đó trên các thảo nguyên và bữa ăn hàng ngày của họ đƣợc chế biến chủ yếu từ thịt , sữa của các đàn gia súc. Ngƣời Eskimo sống ở vùng cực Bắc của trái đất với một khí hậu lạnh giá khắc nghiệt quanh năm, nên họ không thể trồng cây lƣơng thực, hoa quả nhƣ những nơi khác trên trái đất. Nên bữa ăn hàng ngày của họ chỉ có thịt, cá, nội tạng hải cẩu – một dạng ăn kiêng no carb- high fat, nhƣng lại có một sức khỏe tuyệt vời, cơ thể cân đối và không bị béo phì [2].

C. Theo thống kê một cách không chính thức có khoảng 20 triệu ngƣời đã theo low carb diet từ hơn 50 năm nay, thế nhƣng không có bất kì một tài liệu nào ghi nhận, số lƣợng ngƣời khổng lồ trên bị chết hay bị những chứng bệnh vì low carb diet. Ngƣợc lại họ có sức khỏe ổn định, giảm béo và sống hoàn toàn khỏe mạnh. [3]

D. Trên tạp chí NewYork Times- tuần báo uy tín hàng đầu trên thế giới, với bài viết có nhan đề : What if It's All Been a Big Fat Lie? ( Sẽ ra sao nếu nhƣ tất cả chỉ là lời nói dối khủng khiếp về chất béo ) của tác giả Gary Taubes đã khẳng định rằng : Chất béo không bao giờ là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh nhƣ tim mạch, mỡ máu, và béo phì . [4]

E. Nền văn minh nông nghiệp mới ra đời đuợc 10.000 năm – tức con ngƣời ăn các sản phẩm tinh bột, ngũ cốc mới đuợc 10 000 năm. Trong khi đó lịch sử loài nguời là hàng chục triệu năm. Vậy truớc thời điểm 10 000 năm, chúng ta ăn uống nhƣ thế nào ? Câu trả lời rất rõ ràng, đó là ăn uống bằng săn bắt và hái lƣợm. Tức là ăn thịt động vật và hoa quả, rau rừng. Thế nhƣng, loài nguời vẫn trƣờng tồn, phát triển, khỏe mạnh đâu có bị các loại bệnh tật nhƣ cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch v...v.

Thậm chí theo rất nhiều nghiên cứu, nguời tiền sử còn có một sức khỏe sung mãn, các giác quan tinh nhanh, bén nhậy, khả năng thích nghi với môi trƣờng rất tốt. Và ở phƣơng Tây có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về chế độ ăn của nguời tiền sử - tổ tiên của chúng ta, và gọi đó là Cave man Diet hay Paleolithic Diet [5].

2. Low carb diet và tác hại của nó đối với sức khỏe

Dĩ nhiên vì là một cuộc cách mạng làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của nhân loại về vai trò thực sự của chất béo, nên kể từ lúc ra đời cho đến nay, low carb diet đã chịu rất nhiều chỉ trích, buộc tội là tác nhân chính gây ra tim mạch, mỡ máu, gout v..v.

Nhƣng tất cả những chỉ trích trên chỉ là những ý kiến cá nhân của các tác giả dựa trên tác hại của chất béo với chế độ ăn thông thƣờng. Còn không có bất kì tài liệu nào có thể đƣa ra đƣợc những số liệu thực tế, nghiên cứu khoa học nghiêm túc để phủ nhận đƣợc những điều sau : - Hơn 20 triệu ngƣời theo low carb đã hơn 50 năm nay và sức khỏe hoàn toàn ổn định.

- Ngƣời Mông Cổ, Eskimo từ hàng ngàn năm nay ăn chế độ no carb high fat, nhƣng họ vẫn sống khỏe mạnh từ đời này qua đời khác, không hề có dấu hiệu của bệnh tật. Thậm chí tuổi thọ ngƣời Mông Cổ còn cao hơn ngƣời Việt Nam. Vào thời Thành Cát Tƣ Hãn, đạo quân Mông Cổ đã từng đánh chiếm cả thế giới với sức khỏe và sự khéo léo phi thƣờng, khiến mọi kẻ thù phải khiếp sợ.

- Rất nhiều công trình nghiên cứu, thí nghiệm cho thấy low carb là chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, giảm bệnh tật.

Do đó từ hơn 50 năm nay, những ý kiến chỉ trích low carb diet mãi mãi chỉ là những câu kết luận thiếu dẫn chứng, và cơ sở khoa học đƣợc đăng tải trên mạng mà không có bất kì số liệu

thực tế, dẫn chứng và nghiên cứu khoa học.

Dĩ nhiên, 50 năm là một khoảng thời gian đủ để chúng ta có thể thu thập những số liệu, dẫn chứng về tác hại của low carb với số lƣợng hơn 20 triệu ngƣời áp dụng ( bằng ¼ dân số VN ).

Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến của bác sĩ VN cho rằng khi ăn theo Low Carb thì trí não sẽ bị ảnh hƣởng, do não bộ hoạt động là nhờ Carb. Điều này là hoàn toàn vô căn cứ bời vì trong y học có 1 trạng thái đuợc gọi là ketosis :

Khi cơ thể thiếu hụt chất Carb, lập tức gan huy động các mô mỡ trong người để phá hủy và sản sinh ra các ketones thay thế cho chất glucose để làm năng lượng cho não bộ và cơ thể hoạt động. Trạng thái sản sinh ketones này, đuợc gọi là ketosis và đây là hiệu ứng chống động kinh được dùng trong y học.

http://en.wikipedia.org/wiki/Ketosis

Nhƣ thế khi không có Carb làm năng lƣợng thì não bộ sẽ lấy fat và protein ra làm năng lƣợng thay thế. Khi lấy fat và protein làm năng lƣợng cho não bộ thì không những não bộ không bị ảnh hƣởng mà còn hoạt động rất tốt là đằng khác – do bản thân năng lƣợng từ fat ổn định và bền bỉ hơn là năng lƣợng từ Carb.

Ngƣời ta chỉ phán bừa rằng ăn Low Carb sẽ gây suy chức năng, gan thận v..v mà chẳng thế lí giải nổi những thực tế sau :

+ Vậy ngƣời Eskimo, Mông Cổ sống và tồn tại ra sao từ cả ngàn năm nay với chế độ cực đoan hơn cả low carb ( chế độ no carb ), còn low carb có ăn rau xanh và hoa quả ít ngọt. Nếu nói nhƣ những ngƣời chỉ trích lowcarb thì ngƣời Mông Cổ phải bị bệnh tật và tuyệt chủng từ lâu rồi chứ ? Họ lấy đâu ra sức khỏe để đi xâm lăng cả thế giới. Tại sao tuổi thọ của ngƣời Mông Cổ lại cao hơn cả ngƣời Việt Nam, trong khi ngƣời Việt Nam có chế độ ăn toàn Carb ( lúa, gạo ) ???

+ Hơn 20 triệu ngƣời từ hơn 50 năm nay tại sao lại không bị bệnh tật gì mà lại sống khỏe

mạnh cả về tinh thần lẫn cơ thể. + Vậy tại sao tổ tiên của chúng ta chỉ có ăn thịt và thịt, không hề có cơm, gạo, bánh mì v...v để ăn .Tại sao họ vẫn tồn tại và phát triển khỏe mạnh, để con cháu họ là chính chúng ta tồn tại tới ngày hôm nay ???

Kết luận: những bài viết không có khoa học, không có cơ sở thực tế thì chỉ nên gọi là một giả thuyết mang tính tham khảo ở mức hạn chế, chứ khó có thể dựa vào đó để kết luận rằng Low-carb diet là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, mỡ máu, huyết áp v..v

Chú ý: những người bị yếu gan thận bẩm sinh hoặc bị xơ gan do rượu, do ăn các chất độc hại thì không nên DAS.

Tài liệu tham khảo :

[1] :Atkins Is Best Diet Around, Says Stanford University Study [2] : Searles, Edmund. ―Food and the Making of Modern Inuit Identities.‖ Food & Foodways: History & Culture of Human Nourishment 10 (2002): 55–78. [3] : Atkins Facts - Atkins Diet: Help or Hoax? [4] : What if It's All Been a Big Fat Lie? - The New York Times [5]: The Paleo Diet: Lose Weight and Get Healthy by Eating the Food You Were Designed to Eat - Loren Cordain.

.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro