sông Đà,sông Hương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa văn bản và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà?

- HCST: Người lái đò sông Đà được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960). Viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958 vừa để thỏa mãn thú phiêu lãng, vừa tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười “thứ vàng mười được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động và chiến đấu vùng Tây Bắc trong thực tiễn cuộc sống mới. “Người lái đò Sông Đà” đã khẳng định: ông lái đò Lai Châu là hình tượng trung tâm của bài viết. 

- Ý nghĩa vb: Tác giả đã giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.

Câu 2. Nêu ngắn gọn hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà?

PCNT của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà là rất độc đáo: tài hoa, uyên bác, khai thác được kho cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất. Người lái đò Sông Đà thể hiện rõ nét sở trường ở thể loại tùy bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.

Câu 3. Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào đựơc Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?

- Viết về sông Đà, Ng/ Tuân phát hiện hai nét nổi bật nhất của sông Đà: hung bạo và trữ tình.

- Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, t/g đã v.dụng kết hợp nhiều BPNT:

+ Trước hết, phải kể đến nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục, bày “thạch trận” để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước thì kêu rống lên, vào hùa với đá để đánh những miếng đòn “hiểm độc nhất”.

+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình của con sông “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”. 

+ sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con thuyền, người lái đò,… Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,… 

_____________________________________

BÚT KÍ AI ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Câu 1. Ý nghĩa nhan đề bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của n/v Hoàng Phủ Ngọc Tường? 

- Bài kí lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Rất có thể tác giả muốn khẳng đinh: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”. 

- Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích:

+ Lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông hương, sông thơm. 

+ Nói lên khát vọng của con người muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp v/hóa và l/sử cho qhđn. 

+ Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về qh. Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông.

Câu 2. Vài nét chung về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Có sở trường về tuỳ bút, bút kí

- Lối viết văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa.

- Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Hoa trái quanh tôi (1995), 

Câu 3. Trình bày HCST, nội dung và nghệ thuật của bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”?

- Hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích: Bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bài tùy bút đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được viết ở Huế vào dịp tiết Cốc Vũ ngày 4.1.1981. Sau được in trong tập bút kí cùng tên (1986). Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của toàn tác phẩm. Tuy nhiên đoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hóa của cố đô Huế. Tác phẩm tiêu biểu cho văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Nội dung (Ý nghĩa văn bản): Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

- Nghệ thuật: Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,... Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.

Câu 4. Thông qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn nhắn gửi đến bạn đọc điều gì?

- Khi đứng trước một dòng sông văn hoá rất cần đến một tư thế và tâm thế văn hoá của con người. Hãy biết đánh động tình yêu trong tâm hồn mình trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.

- Hãy luôn sống trong tâm thế có trách nhiệm với cuộc đời, luôn biết ngạc nhiên về cái bí ẩn, phong phú vô tận của tạo vật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro