song ngoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*Khái niệm sông: dòng nước tự nhiên chảy theo những nơi trũng của địa hình có lòng dẫn tương đối ổn định, có nguồn cung cấp nước là nước mặt và nước ngầm được gọi là sông

*Dòng sông trực tiếp đưa nước ra biển và đại dương gọi là sông chính. Các sông đưa nước vào sông chính được gọi là sông nhánh

*Mạng lưới các ống chính và sông nhánh có quan hệ dòng chảy hay nguồn nước với nhau gọi là hệ thống sông hay lưới sông

*Hệ thống toàn bộ sông ngòi ao hồ, đầm lầy của 1 khu vực nào đó gọi là hệ thống địa lý thủy văn của khu vực ấy (hệ thông sống là 1 phần của hệ thống địa lý thủy văn của khu vực)

*Dạng lông chim: các nhánh sông phân bố tương đối đều 2 bên bờ (tả ngạn và hữu ngạn) sông chính, các điểm nhập lưu cũng phân bố khá đều dọc theo sông chính, vd: sông Thao...

*Hình nan quạt: cửa các sông nhánh phân bố gần nhau và hệ thống sông có hình nan quạt, vd: sông Lô...

*Hình cành cây: các sông nhánh đổ vào sống chính theo hướng gần như // với nhau, vd: sông Đà...

*Lòng sông: là phần sông có nước chảy quanh năm. Mùa kiệt, nước ít, nước trong sông chảy trong phần thấp nhất, ta gọi đó là lòng sông.

*Bãi sông: là phần đất đâi bị ngập lụt về mùa lũ. Phần lớn chỉ có sông vùng trung lưu và hạ lưu mới có bãi. Nếu sông không có bãi thì khả năng điều tiết dòng chảy kém: khi lũ về lưu lượng và mực nước rất lớn, tác dụng phá hoại của sông rất cao. Ngược lại nếu sông có diện tích bãi lớn, khi lũ về, một phần thể tích nước sẽ tràn vào các bãi, do đó làm giảm đáng kể lượng lũ trong dòng chính, dòng chảy lũ sẽ đc điều tiết ôn hòa hơn.

Quá trình hình thành lòng sông và bãi sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn và quá trình hình thành lòng sông, bãi sông lại có tác dụng điều tiết dòng chảy trong sông, đặc biệt là dòng chảy lũ

*Phân đọan sông:

1. Nguồn sông: là nơi bắt nguồn của 1 dòng sông, thường ở các nơi núi cao, rừng rậm, nơi có nhiều khe suối nhỏ chằng chịt nước chảy quanh năm, cũng có khi bắt nguồn từ 1 nguồn nước ngầm lớn hay 1 hố lớn.

2. Thượng lưu: đoạn đầu của sông, thường có độ dốc rất lớn, lòng hẹp, nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh, xói lở mạnh theo chiều sâu, thường nằm trong các thung lũng núi đá.

3. Trung lưu: tiếp sau đoạn thượng lưu, có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông phát triển rộng ra 2 bờ, ít thách ghềnh, sông quanh co uốn khúc.

4. Hạ lưu: là đoạn cuối cùng, độ dốc nhỏ, nước chảy chậm, lòng sông rộng, bồi nhiều hơn xói, nếu sông đổ ra biển thì đoạn sông này có thể chịu ảnh hưởng của thủy triều

5. Cửa sông: nới sông đổ ra biển, hồ, hay nhập lưu với 1 con sông khác. TH cửa sông thông với biển thì chế độ dòng chảy của đoạn sông này chịu sự chi phối mạnh của thủy triều và nước biển.

*Đường phân nước: là đường chi nguồn nước cho 2 lưu vực nằm kề nhau. Lưu vực phải nói rõ là vị trí nào trên sông.

- đường phân nước mặt: xác định trên mặt đất, nối liền các điểm cao nhất của địa hình, chia mặt đất thành 2 hướng sườn dốc, từ đó nước mưa rơi xuống sẽ chảy về 2 phía đối nhau của đường phân nước tới 2 lưu vực khác nhau.

- đường phân nước ngầm: đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước ngầm chảy về 2 phía đối lập

ĐPNM và ĐPNN nói chung là ko trùng nhau, do đó sẽ có hiện tg nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác, tạo nên các lưu vực hở. Sự khác nhau này là do hình dạng, đặc tính cấu tạo địa chất cụ thể của lưu vực.

Thực tế rất khó xác định DPNN, vì vậy coi là trùng nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro