Full bài

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ với khao khát sống, yêu thương, đồng thời cũng đầy nhạy cảm, lo âu trước giới hạn của tình yêu và cuộc đời"

            Sóng không phải là một hình tượng mới lạ trong thơ ca khi viết về tình yêu. Người ta bắt gặp sóng trong cái dào dạt nơi thơ của Xuân Diệu :" Anh xin làm sóng biếc/Hôn mãi cát vàng em" hay qua mấy dòng đầy tha thiết của Đỗ Trung Quân "Em là sóng nhưng xin đừng là sóng/Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi" . Có chăng, vì sóng mang cho mình một sức sống mãnh liệt, thế nên thi nhân mới đem sóng để ví cho tình yêu, cũng dào dạt và trường tồn đến vậy. Và rồi một lần nữa, ta bắt gặp một phiên bản khác của "Sóng" nơi Xuân Quỳnh, bài ca của đại dương dạt dào với những tâm tình, những cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu, để rồi từ đó làm bật lên cái tôi trữ tình của nhà thơ, đầy khát vọng, cùng những suy tư trong đời người. " Đó là cái tôi khát khao sống, khát khao yêu, nhưng đồng thời cũng đầy nhạy cảm, lo âu trước giới hạn của tình yêu và cuộc đời". Và có lẽ, ta cảm nhận rõ nhất những điều ấy qua những đoạn thơ

" Con sóng dưới lòng sâu
...
Để ngàn năm còn vỗ"

               Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ đặc biệt. Người ta nhớ đến bà, không chỉ qua hồn thơ hồn hậu, da diết, đầy nữ tính mà đặc biệt hơn, thơ Xuân Quỳnh diễn tả đúng con người bà, rất thật, rất chân thành cùng những khát vọng hạnh phúc đời thường. Cái tôi trữ tình ở đây có thể hiểu là chính nhà thơ, trong hình tượng của em và sóng, để rồi từ đó bộc lỗ nỗi lòng mình, nỗi lòng của một trái tim đang yêu, rạo rực, mãnh liệt, đằm thắm. Cái tôi ấy thế nào ? Khao khát sống và yêu thương. Qua những con sóng trùng điệp nơi câu chữ, ta sẽ thấy nỗi nhớ mênh mông khắc khoải. Qua những tâm tình cùng lòng chung thủy và lòng yêu tận hiến, ta sẽ rõ cái tôi ấy yêu da diết đến dường nào. Nhưng ròi cái tôi ấy yêu, bằng cả tâm hồn và trí óc, nên mới "nhạy cảm lo âu" trước những giới hạn, và tất cả hòa lại trong cái tôi đầy độc đáo nơi " Sóng"

" Sóng" được sáng tác tại biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967, in trong tập "Hoa dọc chiến hào", dưới ngòi bút của nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Giọng thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ, với nhiều trắc ẩn, vui tươi  mà hồn nhiên, đằm thắm chân thành cũng nỗi lòng da diết về một hạnh phúc đời thường.

Cái tôi của bài thơ, mở đầu , có lẽ được thể hiện qua nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải muốn vượt lên tât thảy không gian và thời gian.

"Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước, Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được, Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức."

Nỗi nhớ không thể nào nguôi yên, cuồn cuộn như con sóng biển kia, vô hồi, vô tận. Và nhịp sóng ở khổ thơ này là rõ ràng nhất, sôi nổi nhất trong cả bài thơ. Đoạn thơ đặc biệt hẳn, vì mang sáu câu thơ. Sáu câu thơ trải dài những nôi nhớ nhung, mong chờ nơi em, nơi sóng. Phép điệp " Con sóng" cùng phép đối " mặt nước – lòng sâu", ẩn ý cho những đối nghịch của những con sóng triền miên, là có chăng vì mang hai thứ sóng chìm nổi mà sóng chưa bao giờ nguôi yên, và cái tôi nơi em, cũng bị những nối nhớ mong, thương nhớ người yêu ám ảnh , cồn cào. Phép nhân hóa " Không ngủ đươc" được gắn vào cho sóng đầy tính tế, là nhớ thương bờ bến đến mất ngủ, là em nhớ mong anh đến lòng cứ mãi xao xuyến. Như Hàn Mặc Tử từng có lời ghi " Người đi một nữa hồn tôi mất, một nữa hồn tôi hóa dại khờ" 

Để rồi mượn lời sóng dường như chưa đủ, em tách ra khỏi sóng để trực tiếp bộc lộ trái tim mình. Là em , là lòng em nhớ anh. Nỗi khát vọng yêu , khát vọng hanh phúc của cái tôi ở đây rực sáng. Chăng phải khi yêu , nỗi nhớ chính là một biểu hiện của một trái tim rung động hay sao. Và trái tim, tấm lòng ấy, mãnh liệt đến mức sóng có thể có bến bờ, có ngày đêm, có cõi thực. Nhưng em yêu,thì yêu nồng nàn mà không giới hạn nào của không gian và thời gian có thể so sánh, là yêu cả trong cõi thực và mơ. Vậy cho nên, qua nỗi nhớ đây mãnh liệt, cũng không khó hiểu khi cái tôi trữ tính của nhà thơ, được nhận xét là mang trong mình những khao khát hạnh phúc, yêu, mãnh liệt.

Đâu chỉ có nhớ, có yêu, là khát vọng yêu của cái tôi chiếm trọn cả tấm hồn người phụ nữ khi yêu, dù là nơi nào, thì vẫn cứ mãi thủy chung, một khát vọng yêu chân thành.

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương

Đất có 4 mùa : xuân hạ thu đông, trời có 4 hướng đông tây nam bắc. Nhưng rồi đã sao. Cho dù có nhiều phương hướng hơn, trái tim cũng chỉ có anh, phương anh là duy nhất. Yêu, khát vọng được yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, trong em tất cả là anh. Anh là kim chỉ nam, cho dù là bắc hay nam, phương hướng có đổi dời, nơi em hướng về cứ mãi thủy chung chì có một. Cái tôi ấy yêu một cách chân thành, mang vẻ đẹp truyền thông của những người Việt Nam trong tình yêu.

Khao khát hạnh phúc nơi cái tôi trữ tính còn thể hiện qua một lòng tin yêu, qua niềm tin, tình yêu dù trải qua bao sóng gió, rồi cũng sẽ tìm được về với nhau, như sóng về với bờ, như em về bên anh. Tình yêu không trải qua thử thách thì làm sao có thể bền vững. Giọng thơ chân thành, da diết, nỗi nhớ của những con sóng ngoài biển xa, nỗi lòng em, cái tôi trữ tình với khao khát tìm đến bờ, tìm đến hạnh phúc cuộc đời.

Yêu điên cuồng, mãnh liệt là thế nhưng cái tôi vẫn rất tinh táo, khao khát là thế, nhưng rồi ai có thể vượt qua những giới hạn của cuộc đời, để rồi ôm nỗi lòng lo âu, day dứt.

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Cuộc sống này chỉ như một giấc mộng phù du, là cái tạm bợ, chẳng có gì là mãi mãi, như cách viết của Tagore " Chẳng ai sống đời đời kiếp kiếp/ Chẳng có gì là vĩnh viễn không phai" Thế nên nhà thơ đứng trước những chiêm nghiệm này của cuộc đời, với trăm nổi ngỗn ngang, giọng thơ như chìm hẳn xuống. Tình yêu này , khát vọng này, rồi cũng sẽ tan biến sau tất cả. Và rồi chấp nhận buông bỏ ư ? Không. Cái tôi ấy, nhạy cảm là thế, nhưng rồi bằng nhữn khát vọng sống, yêu, cứ muốn vượt qua giới hạn của mọi sự li biệt, để chạm đến hạnh phúc cuốc đời, ấy chính là được hòa vào biển lớn.

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ

Hình ảnh ẩn dụ "biển lớn tình yêu" ở đây là một hình tương đặc sắc. Đâu chỉ thuần là sóng hòa mình vào đại dương, biển lớn ấy là tình yêu thoát ra khỏi tình yêu đôi lứa, trở thành một tình yêu lớn, là tình yêu với quê hương, đất nước, với cả một dân tộc, Khao khát tình yêu vĩnh hằng, ấy cho nên cái tôi trữ tình muốn được hòa mình vào tình yêu chung, vì "Một giọt nước hòa biển cả/ Mãi mãi là sức sống thanh xuân" Một giọt nước sống đơn lẻ rồi cũng có ngày tan biến, chỉ có khi hòa mình vào biển mới có thể trường tồn. Và Xuân Quỳnh hiểu đó. Sóng không phải là một hình tượng đơn lẻ, càng không phải cái tôi trữ tình cá nhân đơn độc hay kiểu ngạo, mà nó muốn được sống và cống hiến. Tình yêu riêng muốn được hòa vào tình yêu lớn của cộng đồng để rồi mai sau dù thân xác này có hữu hạn mà tan biến thì những khát vọng hạnh phúc, vẫn tồn tại mãi.

Cái tôi trữ tình trong "Sóng" có lẽ đa để lại được dấu ấn riêng của nó trên cung đàn văn học,vì sóng không phải là hình tượng mới, nhưng chính sức chứa và tâm tình ẩn bên trong đã tạo được điểm khác lạ. Nếu ở Xuân Diệu, cũng cùng là sóng, nhưng con sóng ấy vô cùng mạnh mẽ, táo bạo " Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt" hay "Cũng có khi ào ạt/ Như nghiền nát bờ em" thì ta mới thấy sóng của Xuân Quỳnh, cũng mãnh liệt như thế, nhưng độc đáo hơn còn là ở cái tôi trữ tình đong đầy khát vọng yêu thương, chân thành, là lòng nhạy cả, lo âu mà vẫn thủy chung, đằm thắm.

Bằng giọng thơ da diết, là tiếng nhạc sóng qua từng con chữ, là thể thơ cùng những phép ẩn dụ, đối nghịch, nhân hóa và quan trọng hơn là sự chân thật, nỗi lòng dầy chân thành của nhà thơ mà có chăng, "Sóng" đến ngày nay vẫn òn mãi. Trải qua biết ao thăng trầm của thời gian, bao đổi thay của thời đại thì "Sóng" vẫn khẳng định được mình, để lại trong lòng người đọc một chỗ đứng nhất định.

                      Có chăng, chính cái tâm, cái tài của thi nhân cũng đã góp một phần giá trị của tác phẩm sống mãi, và một phần tài năng cho văn học cho nước nhà. Và quả thật, qua" Sóng", cái tôi trũ tình nơi bài thơ sáng ngời, để lại trong bạn đọc nhiều dư vị tốt đẹp, về một cái tôi khao khát sống, khao khát yêu, chạm đến hạnh phúc tuyệt đích mà vẫn chân thành mãnh liệt, hạnh phúc đời thường, về sự mãnh liệt nhưng vẫn rất nữ tính, với những âu lo về sự hữu hạn của đời người, và khát vọng được vượt qua tất cả để được bờ yêu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro