spdvnhtna3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương4  ĐỊNH GIÁ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Các loại giá sản  phẩm của ngân hàng thương mại.

Giá các sản phẩm của ngân hàng có thể chia thành hai phần: Lãi suất và phí.

1.1. Lãi suất  ( năm): Là tỷ lệ (%) của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định (1 năm

1.1.1. Lãi suất huy động và lãi suất tài trợLà các loại lãi suất ngân hàng trả cho nguồn huy động bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm và lãi suất tài trợ như lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay.. Để đảm bảo thu nhập ròng, lãi suất huy động bình quân phải nhỏ hơn lãi suất tài trợ bình quân.

1.1.2. Lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung, dài hạn: Lãi suất được phân biệt theo thời hạn của sản phẩm. Thời hạn càng dài rủi ro càng lớn, do vậy, lãi suất dài hạn thường cao hơn ngắn hạn.

1.1.3.Lãi suất cố định, thả nổi hoặc hỗn hợp.

Lãi suất thả nổi: Là lãi suất thay đổi theo cung cầu trên thị trường ( lãi suất thị trường). Khi ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi, lãi sẽ tính theo lãi suất thị trường vào thời điểm tính lãi. Lãi suất thả nổi có thể hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng, tuy nhiên, lại gây khó khăn cho khách hàng trong việc lập kế hoạch đầu tư và vì vậy có thể gây rủi ro cho khách hàng. Phần lớn doanh nghiệp vay và người gửi tiết kiệm đều muốn chọn lãi suất cố định.

Lãi suất cố định: Là lãi suất được định trước trong hợp đồng và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng. Lãi suất cố định giúp cho ngân hàng và khách hàng biết trước số lãi ( thu được hoặc phải trả), tuy nhiên, có thể tạo ra rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi lớn. Lãi suất thả nổi thường được áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa lãi suất thả nổi và cố định: cố định trong một số lần trả lãi và thay đổi sau một số lần trả lãi.

1.1.4. Lãi suất trần và sàn.

Lãi suất trần là mức lãi suất cao nhất. Lãi suất sàn là mức lãi suất thấp nhất.

Thứ nhất, lãi suất trần và sàn có thể do ngân hàng nhà nước đặt ra và bắt buộc ngân hàng thương mại phải tuân thủ.

. Thứ hai, lãi suất trần và sàn do Ngân hàng thương mại đặt ra ( hợp đồng tài chính). Nếu Ngân hàng đang áp dụng lãi suất thả nổi mà nhà quản lý cho rằng lãi suất có xu hướng tăng ngân hàng có thể bán hợp đồng trần lãi suất tiền gửi, tức là lãi suất tiền gửi cao nhất mà ngân hàng có thể trả; nếu lãi suất có xu hướng giảm, ngân hàng bán hợp đồng sàn lãi suất cho vay tức là lãi suất cho vay thấp nhất mà khách hàng có thể trả. Hợp đồng lãi suất này nhằm hạn chế rủi ro lãi suất đối với ngân hàng thương mại.

1.1.5. Lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi:

Lãi suất thông thường được áp dụng cho đa số khách hàng của ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng trang trải ch phí và có thu nhập ròng cần thiết.

Lãi suất ưu đãi có thể do Nhà nước quy định đối với khách hàng, ngành, vùng đặc biệt như ngành cần khuyến khích, các vùng có nhiều khó khăn… Khi có chính sách ưu đãi lãi suất, Nhà nước có thể có chính sách cấp bù lãi suất cho tổ chức tín dụng. Lãi suất ưu đãi cho ngân hàng thương mại quy đinh, áp dụng cho những khách hàng lớn, có uy tín. Lãi suất này thấp hơn lãi suất thông thường song vẫn đảm bảo thu nhập ròng cho ngân hàng do khách hàng không có rủi ro hoặc mức vay rất lớn…

1.1.6.Lãi suất nội tệ, ngoại tệ:  Lãi suất áp dụng cho nội tệ và ngoại tệ do các loại tiền khác nhau thường có cung cầu và mức độ rủi ro khác nhau

1.1.7. Lãi suất cơ sở ( Lãi suất cơ bản)

Lãi suất của ngân hàng thương mại bao gồm hai phần: Phần cứng và phần mềm, hoặc phần cố định và biến đổi, hoặc phần chung và phần riêng.

Trong chính sách đặt giá hiện nay các ngân hàng hay sử dụng lãi suất cơ bản làm phần chung, phần cứng trong công thức lãi suất.

Lãi suất cơ sở ( lãi suất cơ bản) là lãi suất tài trợ áp dụng cho khách hàng tốt nhất ( rủi ro bằng không).

1.2. Phí

Bên cạnh lãi suất, phí ( hay còn gọi là lệ phí) thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên quy mô sản phẩm.

Phí cũng có thể được tính bằng số tuyệt đối trong những trường hợp như số phí tối đa, đô phí tối thiểu, phí thuê két, phí tư vấn…. Phí thường được áp dụng cho một số loại hình dịch vụ của ngân hàng như thanh toán, mua bán hộ, bảo lãnh…

Trong hoạt động tài trợ ( cho vay, bảo lãnh…) ngân hàng thường sử dụng phí để bù đắp một phần chi phí của ngân hàng.

2. Định giá các sản phẩm của ngân hàng

2.1. Tầm quan trọng của việc định giá các sản phẩm

- Khuyến khích tiết kiệm

Khi gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng được hưởng một lãi suất tỷ lệ thuận với thời gian và quy mô của tiền gửi. Bên cạnh mục tiêu an toàn, khách hàng ngày càng quan tâm đến lãi suất: Họ so sánh lợi ích của tiêu dùng và tiết kiệm. Nếu lãi suất của ngân hàng hấp dẫn hơn, khách hàng có xu hướng gia tăng tiết kiệm.

- Khuyến khích đầu tư

Nhiều doanh nghiệp và cá nhân mở rộng quá trình kinh doanh bằng cách vay  ngân hàng. Lãi trả ngân hàng là một phần chi phí của doanh. Vì vậy, nếu lãi suất tài trợ của ngân hàng thấp hơn tỷ lệ sinh lời dự kiến, các khoản đầu tư có xu hướng được mở rộng.

- Tăng sức cạnh tranh

Giá sản phẩm của ngân hàng là một bộ phận cấu thành chất lượng sản phẩm. Định giá sản phẩm đúng, kịp thời và đa dạng sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, cho phép ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh lợi.

- Tăng thu nhập cho ngân hàng

Thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào quy  mô hoạt động, lãi suất và phí. Định giá thấp có thể tăng tính cạnh tranh, mở rộng quy mô. Tuy nhiên, giá thấp có thể sẽ hạn chế thu nhập của ngân hàng nếu việc gia tăng quy mô không bù đắp được việc giảm giá. Do vậy, ngân hàng cần tính toán giá các sản phẩm để đạt được mục tiêu tối đa hoá thu nhập.

- Bù đắp tổn thất

 Tổn thất là không tránh khỏi trong hoạt động mang đầy tính rủi ro của ngân hàng. Những tổn thất đến mức độ nào đó có thể dẫn đến sự phá sản. Để hạn chế ảnh hưởng xấu của tổn thất đến hoạt động của ngân hàng, quỹ dự phòng ( cho rủi ro) được thiết lập và tính vào chi phí của ngân hàng. Bên cạnh đó, thu nhập giữ lại ( sau khi nộp các khoản thuê và chia các cổ tức) làm tăng vốn của chủ, tức là tăng sức mạnh của ngân hàng, tạo khả năng chống đỡ rủi ro ngoài dự tính. Do vậy, việc định giá nhằm bù đắp chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với bù đắp rủi ro.

2.2. Phương  pháp định giá.

2.2.1. Phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập

Phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập còn được gọi là mô hình đặt giá rộng. Nội dung chính của phương pháp này là định giá cho các sản phẩm trên cơ sở tổng hợp chi phí và mức thu nhập sau thuế cần thiết. Phương pháp này có thể áp dụng đối với cả sản phẩm tiền gửi, tài trợ và thanh toán và có thể được tính cho từng loại sản phẩm…. Chi phí và thu nhập được tính toán dựa trên các yếu tố thị trường và khả năng chấp nhận của thị trường. Trong tình trạng cạnh tranh kém, giá sản phẩm sẽ mang tính áp đặt.

Phương pháp định giá rộng áp dụng cho những khách hàng không muốn ràng buộc chặt chẽ toàn bộ nhu cầu của họ về dịch vụ của ngân hàng vào một ngân hàng, tức là không cần thiết phải tạo ra mối quan hệ phân biệt đặc biệt. Đặt giá rộng là phù hợp với họ trong môi trường cạnh tranh với những người cho vay khác. Đặt giá rộng cũng thích hợp với những khách hàng ít sử dụng hoặc sử dụng không đa dạng cá dịch vụ ngân hàng.

2.2.2. Phương pháp định giá cá biệt.

Phương pháp định giá cá biệt hay còn gọi là mô hình đặt giá hẹp. Nội dung chính của phương pháp này là định giá trên cơ sở tính toán thu nhập và chi phí riêng đối với loại khách hàng, hoặc từng mục tiêu cần phân biệt, trên cơ sở mối quan hệ tổng thể của khách hàng đó với ngân hàng, nhằm tạo ra các mức giá (lãi suất và phí) riêng cho những khách hàng cụ thể hoặc trong những giai đoạn, những thị trường cụ thể.

Phương pháp này khác phục nhược điểm của phương pháp chi phí và thu nhập. Phương pháp định giá chi phí và thu nhập đã không tính đến riêng biệt của mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm của khách hàng, tính riêng biệt của thị trường hoặc mục tiêu chiến lược của từng giai đoạn.

Tuy nhiên, việc mở rộng thành phần sử dụng giá cá biệt sẽ tạo cho ngân hàng những khó khăn nhất định. Thứ nhất, công tác thống kê phải rất chi tiết và chính xác, phải có hệ thống biểu mẫu, sổ sách, tài khoản để theo dõi, làm tăng chi phí của ngân hàng. Thứ hai, định giá cá biệt một mặt sẽ có tác dụng cuốn hút các khách hàng lớn, an toàn ( hướng giá tốt) song mặt khác lại hạn chế lôi cuốn các loại khách hàng khác ( phải chấp nhận giá không tốt so với giá của các ngân hàng khác). Do vậy, chính sách phân biệt giá của ngân hàng phải tính đến mục tiêu tăng trưởng khách hàng và tăng thu nhập.

2.2.2.1. Định giá sản phẩm trên mối quan hệ tổng thế với khách hàng

Ngân hàng thường định giá cá biệt – lãi suất và phí sử dụng vốn thấp hơn hoặc lãi suất tiền gửi cao hơn cho các khách hàng lớn, các khách hàng an toàn hoặc truyền thống. Những khách hàng này có thể có quy mô tiền gửi hoặc quy mô vay lớn vì vậy có chi phí trên một đơn vị tiền gửi ( vay) thấp. Những khách hàng truyền thống sẽ giảm chi phí phân tích tín dụng hoặc giảm rủi ro.

2.2.2.2. Định giá sản phẩm nhằm mục tiêu trọng điểm

Mỗi ngân hàng đều xây dựng mục tiêu trọng điểm trong chiến lược hoạt động. Mục tiêu t rọng điểm có thể gắn với lợi thế và duy trì lợi thế so sánh của ngân hàng, hoặc tạo ra lợi thế so sánh. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm là xác định giá mang lại lợi thế so sánh cho khách hàng qua đó ngân hàng mong muốn thu hút các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền hoặc vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác.

2.2.2.3. Định giá sản phẩm nhằm mục tiêu xâm nhập thị trường

Định giá thâm nhập thị trường phải xác định được độ nhạy cảm của quy mô các sản phẩm đối với giá. Nếu thị trường đó có nhiều hình thức cạnh tranh phi giá, đặt giá hấp dẫn hơn cho khách có thể sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn cho ngân hàng.

Trong giai đoạn xâm nhập thị trường, ngân hàng phải chấp nhận lỗ hoặc lợi nhuận thấp. Việc cắt đứt quan hệ với ngân hàng sẵn có có thể gây ra những thiệt hại cho khách nên khách hàng có xu hướng duy trì quan hệ với ngân hàng họ đã lựa chọn. Khách hàng gửi tiền, đặc biệt là tiền tiết kiệm thường ít nhạy cảm với lãi suất. Nếu ngân hàng có thể đưa ra lãi suất cao hơn mức bình quân thị trường trong một thời gian đủ dài để tạo ra mối quan hệ của khách hàng vẫn gửi tiền tiết kiệm. Ngược lại, các doanh nghiệp lại ưu tiên chọn các ngân hàng có khả năng cho vay tốt. họ cũng quan tam đến chất lượng cán bộ ngân hàng và chất lượng dịch vụ tư vấn mà ngân hàng cung cấp. Do vậy, đặt giá cho vay thấp phải kèm theo các điều kiện cho vay mềm hơn, hoặc chi phí dịch vụ hỗ trợ thấp hơn.

3. Định giá tài sản sinh lời.

Tài sản sinh lời mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, có một số tài sản như tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoản Chính phủ hoặc trái phiếu công ty…. Lãi suất được quyết định từ phía đối tác. Các tài sản sinh lời chủ yếu khác đều do ngân hàng định giá.

Khả năng thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào việc đặt giá như thế nào cho các khoản tài trợ và dịch vụ có liên quan so với chi phí trả lãi cho các nguồn và các chi phí khác. Thu lãi từ hoạt động tín dụng là một nguồn thu nhập quan trọng nhất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa tín dụng còn là hoạt động cơ bản của ngân hàng, là mối liên hệ lớn nhất của ngân hàng và khách hàng nên đặt giá cho các khoản tín dụng trở thành điểm trong tâm của quản lý doanh thu và chi phí.

Những ngân hàng lớn có khả năng định giá sản phẩm hơn các ngân hàng nhỏ. Trong môi trường cạnh tranh cao, ngân hàng nhỏ thường phải theo giá của ngân hàng lớn, buộc phải tiết kiệm chi phí để có lợi nhuận mong muốn.

3.1. Định giá theo phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập

Ngân hàng xác định lãi suất tín dụng sao cho thu đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận dự kiến.

Trước hết, ngân hàng tổng hợp chi phí liên quan đến sản phẩm bao gồm các chi phí như lãi, phí, lương phải trả, chi phí quản lý như tiền nhà, điện, nước, khấu hao, các chi phí về giấy tờ…. Các chi phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên quy mô sản phẩm hoặc trên thu nhập mà sản phẩm mang lại.

Thứ hai, ngân hàng tổng hợp tổn thát ròng có thể xảy ra đối với các sản phẩm như mất trộm, tiền giả, khách hàng không trả được nợ…. Các tổn thất này thường dựa trên thống kê kinh nghiệm ( kỳ trước) và phán đoán xu hướng sắp tới. Các tổn thất dự đoán này cũng được tính theo tỷ lệ % trên quy mô của sản phẩm.

Thứ ba, ngân hàng tính toán các loại thuế phải nộp dựa trên các loại thuế suất quy định.

Thứ tư, ngân hàng phân loại các sản phẩm có thể mang lại thu nhập cho ngân hàng như các sản phẩm mang lại thu nhập lãi, phí, chênh lệch giá… Các chi phí trên sẽ được phân bổ trực tiếp và gián tiếp cho các sản phẩm sinh lời.

Thứ năm, ngân hàng dự tính thu nhập sau thuế đảm bảo lợi ích kỳ vọng của chủ sở hữu.

Trên cơ sở chi phí tổng hợp, ngân hàng sẽ cân nhắc định giá phù hợp với yêu cầu của thị trường (đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng) và có thu nhập dự tính. Thu lãi tín dụng được chia cho dư nợ để tính lãi suất tín dụng. Nếu giá bán của sản phẩm không được thị trường chấp nhận, ngân hàng buộc phải giảm chi phí hoặc thu nhập dự tính.

3.1.1. Sử dụng chi phí bình quân.

 lãi suất cho vay được xác định dựa trên lãi suất bình quân nguồn huy động, rủi ro, chi phí quản lý….. trong kỳ trước có tính đến sự thay đổi trong kỳ này.

Lãi suất bình quân có thể tính cho một nguồn trong khoảng thời gian, hoặc tính chung cho một nhóm nguồn cung tài trợ cho một loại cho vay ( có cùng lãi suất cho vay). Ví dụ, ngân hàng sử dụng nguồn huy động 3,6,12 tháng với các lãi suất khác nhau để cho vay ngắn hạn ( một mức lãi suất). Ngân hàng có thể sử dụng lãi suất bình quân của các nguồn để tính chi phí trả lãi chung khi đặt giá cho khoản cho vay.

Lãi suất huy động là lãi suất bình quân của kỳ trước được sử dụng để tính lãi suất đầu vào của các khoản cho vay kỳ này.

3.1.1.1. Định giá chung cho các tài sản sinh lời theo lãi suất bình quân ( tổng hợp chi phí thu nhập)

Giả sử lãi suất bình quân nguồn được xác định dựa trên lãi suất thị trường, phản ánh chi phí cho từng nhóm nguồn. Ngân hàng có thể xác định chi phí trả lãi bình quân chung cho tổng nguồn hoặc cho từng nhóm nguồn có chung tiêu thức sử dụng.

3.1.1.2. Định giá cho một tài sản sinh lời theo lãi suất bình quân

Tính lãi suất cho một hoặc nhóm tài sản sinh lời, ngân hàng có thể tính lãi suất chi trả của từng nhóm nguồn dùng để tài trợ cho tài sản đó, chi phí dự phòng tổn thất, phân bổ các khoản chi phí và thu khác cho tài sản đó

Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, lãi suất nguồn vốn tài trợ chính là suất hỗn hợp giữa lãi suất trung, dài hạn với lãi suất ngắn hạn. Ngân hàng có thể không phân bổ chi phí nguồn ( dành cho các khoản mục dự trữ) cho các khoản tín dụng trung và dài hạn, song chi phí quản lý trực tiếp gắn với việc thẩm định dự án, theo dõi dự án, chi quỹ dự phòng rủi ro gắn liền với tín dụng trung và dài hạn đều cao hơn ngắn hạn. Đó là các yếu tố làm lãi suất tín dụng trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn.

3.1.2. Sử dụng lãi suất biên để xác định lãi suất nguồn huy động

Sử dụng lãi suất trung bình trong định giá có thể dẫn đến sai sót trong điều kiện lãi suất có xu hướng tăng ( hoặc giảm) nhanh. Nếu lãi suất huy động đang có xu hướng tăng mà lãi suất cho vay dự tính lại dựa trên lãi suất bình quân thì có thể lãi suất cho vay không đủ bù đắp lãi suất huy động. Sự gia tăng liên tục của lãi suất huy động sẽ làm cho chi phí trung bình kỳ trước không phản ánh trung thực chi phí thực tế sắp tới.

Chi phí cận biên – chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới - được sử dụng trong việc định giá các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng sẽ huy động thêm. Lãi suất biên phản ánh sự thay đổi và xu hướng thay đổi trong lãi suất huy động. Lãi suất huy đọng biên là cơ sở tính lãi suất cho vay biên cũng như ra các quyết định về quy mô, cấu trúc nguồn huy độg.

3.2. Định giá tài  sản sinh lời theo lãi suất cơ bản.

Theo phương pháp này, lãi suất sinh lời bao gồm 2 phần chính: Lãi suất cơ bản và phần bù rủi ro. Trong đó, lãi suất cơ bản là phần chung cho mọi khách hàng, mọi loại hình tín dụng, phần bù rủi ro áp dụng riêng cho từng loại khách hàng hoặc từng loại hình tín dụng.

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản + Phần bù rủi ro

Có nhiều phương pháp xác định lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên tổng chi phí và thu nhập, áp dụng cho khách hàng vay tốt nhất ( rủi ro bằng không)

Thu lãi tín dụng ( tài sản sinh lời

=

Chi phí trả lãi cho nguồn huy động

+

Chi phí quản lý

+

Chi phí dự phòng tổn thất

-

Thu lãi ( ngoài tín dụng ) và thu khác

+

Các khoản thuế phải nộp

+

Lợi nhuận

 dự định

Lãi suất tín dụng

( Tài sản sinh lãi)

=

Thu lãi tín dụng ( tài sản sinh lãi

Dư nợ bình quân

Lãi suất tài sản A

=

Chi phí trả lãi của nhóm nguồn tài trợ cho tài sản A

+

Chi phí khác phân bổ cho tài sản A

+

Thuế

+

Thu nhập dự tính đối với tài sản A

Tỷ lệ chi phí cận biên

=

Mức thay đổi chi phí dự tính

Quy mô nguồn huy động tăng

Lãi suất cơ bản

=

Lãi suất

 huy động

+

Chi phi

Ròng khác

+

Thuế

+

Thu nhập

dự tính

Lãi suất cơ bản dựa trên lãi suất thị trường liên ngân hàng, là lãi suất các ngân hàng cho nhau vay. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng nổi tiếng như LIBORE, SIBORE thường trở thành lãi suất cơ bản của nhiều ngân hàng thương mại. Lãi suất này thường xuyên thay  đổi. Do đó, nếu ngân hàng áp dụng cho vay với lãi suất thả nổi thường chọn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hình thành lãi suất cơ bản.

Những ngân hàng nhỏ chọn lãi suất cho vay của các ngân hàng lớn làm lãi suất cơ bản. Từ đó, một tỷ lệ phần trăm được cộng thêm để bù đắp chi phí của ngân hàng nhỏ.

4. Định giá nguồn huy động

Định giá nguồn huy động là một mắt xích trong quy trình định giá của ngân hàng, bao gồm xác định lãi suất huy động và các chi phí khác có liên quan tới huy động, trong đó lãi suất là phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động. Một số chi phí khác có liên quan trực tiếp tới huy động như chi phí thuê quầy tiết kiệm, lương của cán bộ phòng nguồn vốn, sổ sách… Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn.

Xác định lãi suất huy động là công việc phức tạp, quyết định tới chất lượng của nguồn huy động, từ đó tới chất lượng của tài sản, đòi hỏi tính nhạy bén của nhà quản lý ngân hàng. Ngân hàng cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô nguồn huy động để xác định lãi suất và các chi phí huy động khác.

4.1. Theo nguyên lý chung, các ngân hàng huy động với lãi suất thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.

Với mỗi mức giá cụ thể, ngân hàng có phương pháp riêng để tính toán

Tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của ngưởi gửi tiền phụ thuộc vào rủi ro của mỗi ngân hàng, tỷ lệ sinh lợi của các họat động đầu tư khác và những tiện ích mà người gửi hy vọng nhận được từ ngân hàng. Những loại tiền gửi mà tiện ích thu được từ ngân hàng càng cao thì lãi suất ngân hàng trả cho nguồn tiền càng thấp

4.2. Trong quá trình phát triển của thị trường tài chính, nguồn cung ứng tiền từ ngân hàng Trung ương, từ các tổ chức tài chính khác ngày càng có ý nghĩa hơn đối với các ngân hàng thương mại.

Với môi trường này, ngân hàng thương mại xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc. Những lãi suất gốc quan trọng là lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng Trung ương ( Ngân hàng Nhà nước), lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hoặc lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ. Những ngân hàng lớn, ở các trung tâm tài chính, thường lấy các lãi suất này làm điểm xuất phát khi xác định lãi suất huy động.

Ngân hàng sử dụng lãi suất gốc để xác địn lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi ngắn hạn. Từ lãi suất gốc, ngân hàng đa dạng các tỷ lệ lãi suất khác nhau theo nguyên tắc.

- Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn và sinh lợi với các hoạt động đầu tư khác như mua vàng, bất động sản, chứng khoán.

- Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất cho vay với cùng kỳ hạn

- Lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn

- Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô

- Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản

- Lãi suất tỷ lệ thuận với khả năng sử dụng của tiền gửi

- Lãi suất tỷ lệ nghịch với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp.

4.3. Trong điều kiện cạnh tranh để tìm kiếm nguồn tiền, nhiều ngân hàng nỗ lực tiết kiệm chi phí khác ( như chi phí quản lý) và chấp nhận tỷ lệ thu nhập ròng thấp để gia tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng có thể xác định lãi suất huy động tối đa trong mối tương quan với lãi suất sinh lời của các tài sản.

Lãi suất

Cơ bản

=

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

+

Thuế

+

Thu nhập dự tính

Lãi suất

Huy động

=

Tỷ lệ lạm phát bình quân

+

Tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền

Lãi suất

nguồn (nhóm nguồn)

=

Lãi suất gốc (lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất liên ngân hàng, lãi suất trái phiếu Chính phủ)

+

Tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền

Lãi suất nguồn

( nhóm nguồn)

=

Tỷ lệ sinh lời dự tính từ tài sản được tài trợ bằng nguồn

 ( nhóm nguồn)

-

Tỷ lệ chi phí khác ròng phân bổ cho nguồn

( nhóm nguồn)

-

Tỷ lệ thuế thu nhập và thu nhập ròng tính trên  nguồn

(nhóm nguồn)

4.4. Một số ngân hàng nhỏ đặt giá trên cơ sở lãi suất của ngân hàng lớn ( Ngân hàng trung gian)

Tuỳ trường hợp cụ thể mà lãi suất này sẽ cộng thêm phần bù rủi ro của ngân hàng nhỏ. Trong điềukiện thị trường xa cách, người gửi khó tiếp cận với các ngân hàng lớn, ngân hàng nhỏ đặt lãi suất huy động tương quan với lãi suất sinh lời.

5. Định giá cá biệt

Nguyên tắc định giá:

- Xác định các đối tượng cần định cá biệt, xác định mục tiêu định giá cá biệt

+ Giá cá biệt phải phản ánh chất lượng sản phẩm cá biệt của ngân hàng

+ Giá thâm nhập thị trường cần phải nghiên cứu và định giá thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh

+Giá cá biệt phải đảm bảo tăng thu nhập cho ngân hàng

Nội dung:

Ngân hàng sử dụng phương pháp chi phí và thu nhập áp dụng cho một khách hàng cần

6. Định giá các dịch vụ khác của ngân hàng

Nguyên tắc định giá:

- Xác định các loại dịch vụ miễn phí và chịu phí, các đối tượng miễn phí.

- Phân bổ các chi phí liên quan tới dịch vụ chịu phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Các dịch vụ có liên quan chặt chẽ với nhau có thể san sẻ chi phí cho nhau, các - dịch vụ mới có thể san bớt chi phí sang các dịch vụ đã được sử dụng rộng rãi, thu nhập cao.

- Định giá dịch vụ theo quy mô: Quy mô sử dụng càng cao, phí suất có thể càng thấp

- Định giá dịch vụ có so sánh với giá tương quan của các tổ chức khác có cung cấp dịch vụ cùng loại.

- Giá dịch vụ phải bù đắp được chi phí cho các dịch vụ và đạt thu nhập ròng dự tính ( có so sánh với thu nhập từ các hoạt động khác)

Giá dịch vụ = chi phí cho dịch vụ + Thuế và thu nhập ròng dự tính

Một số ngân hàng chuyển trọng tâm từ cạnh tranh về lãi suất danh nghĩa sang cạnh tranh phi lãi, như cung cấp dịch vụ miễn giảm phí ( miễn phí cam kết, phí mở tài khoản và duy trì tài khoản, phí tư vấn, giảm phí uỷ thác…) hoặc giảm chi phí của khách hàng khi tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng như thiết lập các hệ thống chi nhánh, ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, khi cạnh tranh lãi suất diễn ra gay gắt, các ngân hàng phải thu hẹp phạm vi miễn giảm phí. Đồng thời,mỗi dịch vụ phi lãi thường được định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả hoặc phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng.

Thứ nhất: Ngân hàng tính các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán

Thứ hai, Ngân hàng phân bổ các chi phí khác có liên quan cho dịch vụ thanh toán, như chi phí quản lý ngân hàng, khấu hao nhà cửa, chi phí đào tạo, chi phí quảng cáo….

Thứ ba, ngân hàng có thể ước tính thu nhập ròng cho các dịch vụ

Đối với thuê – mua, ngân hàng xác định tiền thuê thu hàng kỳ dựa trên hao mòn của tài sản cho thuê ( hao mòn vô hình và hữu hình), lãi suất dự tính và khả năng bán ( giá bán) của tài sản đó khi hết hạn…. Lãi suất để cấu thành tiền thuê cũng được xác định như trong cho vay.

7. Xác định nhân tố phi lãi suất

Người vay quan tâm không chỉ lãi suất của các khoản vay, phí dịch vụ, mà còn quan tâm tới nhiều yếu tố khác có thể tạo thành chi phí của khoản vay. Chi phí này có thể được tạo thành từ yêu cầu của ngân hàng như lãi suất, phí, chi phí công chứng, chi phí bảo quản và giám sát tài sản, chi phí đi lại…. Nhưng chi phí này hình thành phí suất tín dụng đối với khách hàng. Vì vậy, ngân hàng phải quan tâm tới tất cả các khoản phí tạo thành phí suất tín dụng.

7.1. Các nhân tố trực tiếp

Hai nhân tố tác động trực tiếp tới lãi suất cho vay là số dư bù và phí cam kết.

7.1.1. Số dư bù

Ngân hàng yêu cầu người vay duy trì số tiền gửi tối thiểu trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong quá trình vay. Số dư bù được xác định trung bình trên các khoản cho vay, nhằm giảm rủi ro ngân hàng từ phía khách hàng. Hơn nữa, nó cho phép ngân hàng thanh toán các chi phí ngầm ( khi khoản vay của khách là đáng chú ý đối với ngân hàng, ngân hàng có thể gia tăng chi phí ngầm đối với khoản vay này). Chi phí của số dư bù đối với người vay có thể phản ánh trực tiếp trong chi phí của khoản vay.

7.1.2. Phí cam kết

 Phí cam kết, được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết còn lại mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Về thực chất, phí này là giá để gọi ( tìm) nguồn trong tương lai, liên quan tới chi phí của ngân hàng để duy trì tính thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay. Do vậy, phí cam kết làm gia tăng ch phí vay vốn của khách hàng.

7.2. Các nhân tố gián tiếp

Quan trọng nhất là quy định về kỳ hạn trả nợ, phương pháp tính lãi, các yêu cầu về tài sản đảm bảo ( chi phí thuê kho bãi, nhân viên để quản lý tài sản đảm bảo, chi phí đánh giá tài sản đảm bảo…) chi phí để xây dựng dự án, thẩm định dự án. Việc xác định kỳ hạn trả có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng, gây khó khăn về ngân quỹ cho khách hàng. Thời gian và chi phí bằng tiền để công chứng tài sản thế chấp và các giấy tờ có liên quan có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng và làm tăng phí tổn tín dụng. Chi phí để thẩm định, tái thẩm định dự án theo yêu cầu của ngân hàng cũng làm tăng chi phí của khách hàng… Các yếu tố này được đặt ra làm giảm rủi ro của ngân hàng và tăng chi phí hiệu dụng của khách hàng trong đó xác định cấu trúc của lãi, phí và các chi phí khác mà khách hàng phải trả cho ngân hàng và cho các chủ thể khác.

Định giá là hoạt động phức tạp, liên quan đến hầu hết các dịch vụ của ngân hàng thương mại. Định giá cần phản ánh lợi ích tương quan giữa ngân hàng và khách hàng nhằm góp phần tạo tăng trưởng bền vững cho cả hai bên. Định giá cần mang tính đa dạng, thể hiện sự khác biệt trong tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng khác nhau. Trong môi trường cạnh tranh và hợp tác, định giá của các ngân hàng thương mại ngày càng linh hoạt, trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược hoạt động của ngân hàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro