ss

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có khi nào các bạn đã từng gửi bản CV của mình tới hàng loạt nhà tuyển dụng khác nhau sau đó chờ đợi một cuộc điện thoại với hy vọng rằng một trong số họ sẽ gọi các bạn đi phỏng vấn, nhưng kết quả lại là vô vọng hay chưa?

Thực tế có rất nhiều ứng viên cho rằng CV chỉ là công cụ để tự giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng còn cuộc phỏng vấn trực tiếp mới quan trọng. Tuy nhiên, họ lại không hiểu được một vấn đề mấu chốt. Đó là CV chính là cánh cửa đầu tiên để được gọi phỏng vấn.

Brad Turkin, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Comforce Corporation đã nói về CV như sau: “Có rất nhiều cách bạn có thể làm để tạo được những ấn tượng quan trọng đầu tiên với nhà tuyển dụng, nhưng chìa khóa của vấn đề chính là CV”.

CV là cầu nối giữa các bạn với nhà tuyển dụng và đây chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân mình, là chìa khóa để được gọi phỏng vấn. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu và viết CV một cách nghiêm túc là hết sức cần thiết.

Chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn hai bản CV mẫu, một bản của một sinh viên vừa mới ra trường và bản còn lại của một người đã đi làm. Từ đó bài giảng sẽ giải thích cho các bạn cách thức viết CV của họ, ưu điểm cũng như nhược điểm khi sử dụng cách viết ấy. Ngoài ra, sự khác nhau về cách viết giữa hai đối tượng: sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc vừa ra trường và người đi làm cũng sẽ được đề cập ở phần dưới đây. 

BẢN CV MẪU THỨ NHẤT

Trước tiên, các bạn hãy quan sát thật kỹ bản CV dưới đây:

 CURRICULUM VITAE

 PERSONAL DATA 

  

 Name: 

Sex: 

Nationality:

Date of Birth:

Place of Birth:

Marial Status:

Postal Address:

Telephone No: 

Email:XXXXXXXXXX

Male/ Female

XXXXXX

dd/mm/yy

XXXXXX

Single/married

XXXXXXXXXXXXXXXXXX

XXXXXXXXXX

XXXXXXXXXXXXX

  

 EDUCATION BACKGROUND 

 From 2004 to 2008HANOI UNIVERSITY, VIETNAM

Bachelor of International Studies

  

 WORKING EXPERIENCES 

 Jan/2009- present

HANOI UNIVERSITY, 

FACULTY OF INTERNATIONAL STUDIES.

Job description:

-Assisting American lecturers at the faculty in their lectures and doing tutorial sessions of the subject “people and their cultures” 

-Participating in writing researches on preservation of an ancient village in the North West of Hanoi

  

  July/2007- July/2008

BAVI DEVELOPMENT PROJECT

Job description:

-Teaching ESL to Bavi’s children

-Doing research on Bavi Development to make their livelihood better

  

 May/ 2008

JATROPHA RESEARCH

Job description:

-Interpreting from English to Vietnamese and vice versa

-Translating government’s documents from Vietnamese into English

-Writing reports after fieldtrips

  

 Dec/2007

DUONG LAM PRESERVATION AND DEVELOPMENT PROJECT

Job description:

-Teaching ESL to Duong Lam villagers to help them have a good preparation for tourism in this ancient village.

  

 Sep/2007

ORANGE GUM SINGAPORE at Vietnam Comm 07 Exhibition in Hanoi

Job description:

- Interpreting from English to Vietnamese and vice versa.

- Welcoming guests and new partners of the company.

- Contacting right people that the CEO needed to talk to.

  

 Aug/2007

JUNIOR TEAM CANADA

Job description:

- Assisting Canadian students during their trip in Hanoi, Ha Long bay.

-Interpreting from English to Vietnamese and vice versa as required.

-Joining Canadian junior team to help them do their project in economic. 

  

  Nov/2006

TIGER KOVI MOBILE COMPANY, HANOI

Job description:

-Marketing for new services of the company.

-Creating working schedule for promotion girls.

-Writing reports on effectiveness of marketing days.

  

 Dec/2004

CRAFT LINK, HANOI

Job description:

-Shop assisting and interpreting.

-Selling products to foreigners.

  

 KEY SKILLS

Communication skills 

  

 The experience at work as well as organizing outside activities has improved my ability to communicate effectively with every body. It also taught me the importance of listening, supporting and respecting the others.

 Computer Skills 

 MS Excel

MS Word

PowerPoint

Windows

Internet, Email

Intermediate

Advanced

Advanced

Advanced

Very efficient use of Internet for information searching and generating

 Languages Skills 

 Written Proficiency Spoken Proficiency

 VietnameseFluentFluent

 EnglishFluentFluent

  

 ACTIVITIES 

 Reading psychology books, watching movies, TV, swimming, playing piano and traveling

  

 PERSONAL QUALITIES 

 Sense of responsibility, carefulness in all the works done are my greatest strengths.

  

 REFEREES 

 Dr. xxxxxxxxxxxxxxxxx 

Dean of Faculty of xxxxxxxxxxxx, xxxxxxxxx University

E-mail: xxxxxxxxxxxxxxxxxxx 

Phone: xxxxxxxxxxxxxxxxx

  

 Ms. xxxxxxxxxxxxx 

Master student at University of xxxxxxxxx 

E-mail: xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx 

Phone: xxxxxxxxxxxxxxxx

Đây là bản CV của một bạn sinh viên mới tốt nghiệp và bắt đầu xin việc làm.

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy bản CV gồm có bảy phần cơ bản:

 PERSONAL DATATHÔNG TIN CÁ NHÂN

  

 EDUCATION BACKGROUNDQUÁ TRÌNH HỌC TẬP

  

 WORKING EXPERIENCESKINH NGHIỆM LÀM VIỆC

  

 KEY SKILLSKỸ NĂNG THEN CHỐT

  

 ACTIVITIESHOẠT ĐỘNG

  

 PERSONAL QUALITIESKHẢ NĂNG CÁ NHÂN

  

 REFEREESPHẦN ĐẢM BẢO

Trong đó phần kinh nghiệm làm việc, khả năng và kỹ năng của người ứng tuyển là phần quan trọng nhất, được nhà tuyển dụng lưu tâm nhiều nhất.

PERSONAL DATA (THÔNG TIN CÁ NHÂN) 

Trước hết, chúng ta sẽ đi phân tích về phần thông tin cá nhân, phần cơ bản đầu tiên mà bản CV nào cũng cần phải có.

Theo lời các chuyên viên tư vấn nhân sự, có các lỗi sau đây thường gặp phải trong quá trình ứng viên viết CV. Đó là:

 - Viết quá dài dòng và đề cập quá sâu về gia đình.

  

 - Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng một cách liên lạc không được là không thể liên hệ được với các bạn.

  

 - Không đưa kèm thông tin liên lạc vào bản CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của bản CV.

Các bạn hãy nhớ kỹ rằng nhà tuyển dụng thường không quan tâm nhiều đến việc bố mẹ hay anh chị em bạn làm gì, ở đâu mà điều quan trọng là chính bạn. Vì vậy phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nơi sinh, tình trạng hôn nhân và số điện thoại liên lạc, email, số fax là đủ.

Ngoài ra, các bạn lưu ý đưa ra thông tin liên lạc càng chi tiết và chính xác càng tốt để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn một cách dễ dàng, thuận lợi.

Bên cạnh đó, một vấn đề cũng đáng lưu tâm đó là các bạn hãy cố gắng đặt phần thông tin liên lạc của các bạn ở ngay trang đầu và ở phần trên cùng của bản lý lịch. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với các bạn để hẹn phỏng vấn.

Nhìn chung người viết bản CV trên đã trình bày khá đầy đủ, cặn kẽ những thông tin cá nhân cần thiết cũng như đặt những thông tin ấy ở vị trí phù hợp. Phần thứ tự của từng loại thông tin cũng được sắp xếp khá hợp lý, logic. Các bạn có thể dựa vào bản mẫu ấy để tham khảo cách thức trình bày của họ. 

EDUCATION BACKGROUND (QUÁ TRÌNH HỌC TẬP)

Thông thường khi viết CV các bạn hay trình bày dàn trải quá trình học tập theo khung như: Quá trình học tập của bạn kéo dài bao lâu? Ngoài ra, bạn còn tìm cách liệt kê tất cả những kiến thức và thành tích học hành của mình. Điều này đôi khi khiến nhà tuyển dụng nghi ngại mức độ chuyên nghiệp của bạn.

Các bạn hãy nhớ rằng quá trình học tập chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục được người đọc mức độ phù hợp của bạn với công việc bạn đang ứng tuyển. Hơn thế nữa các nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm những người có nhận thức về “chào hàng”. Vì vậy, hãy tập trung vào những chi tiết thực tế, cố gắng thể hiện kỹ năng “chào hàng” bằng việc nhấn mạnh đến những thành tích học tập phù hợp.

Các bạn không nên sử dụng bằng cấp giáo dục trung học chỉ trong trường hợp đó là chứng nhận giáo dục cao nhất của bạn hay bạn lần đầu tìm kiếm việc làm bởi điều đó sẽ “làm phiền” nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng nhấn mạnh vào bằng cấp cao nhất và có giá trị nhất của các bạn. 

Ngoài ra, trọng tâm của quá trình học tập phải được đặt vào thành tích nổi bật chứ không phải vào ngày tháng. Nếu các bạn đã từng học trung học phổ thông ở một trường chuyên rất nổi tiếng tập hợp những học sinh tài năng, được đánh giá cao hay các bạn đạt được giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh khi còn học trung học cơ sở thì đừng ngần ngại mà hãy đưa những thông tin giá trị ấy vào bản CV của các bạn. Bởi thời gian không thể xóa nhòa thành tích nổi bật ấy của các bạn. Nhà tuyển dụng sẽ bị gây ấn tượng bởi khả năng xuất sắc của các bạn.

Hơn thế nữa, nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến những bằng cấp và thành tích học tập liên quan trực tiếp cũng như bổ trợ cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Chính vì vậy, các bạn hãy thực sự lưu tâm đến điều đó.

Trường hợp bản CV mẫu trên, người viết chỉ đưa ra bằng cấp cao nhất, đó là bằng cử nhân tại trường "Đại học Hà Nội' và chuyên ngành "Quốc tế học". Tuy nhiên thông tin ngắn gọn ấy cũng đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và phù hợp với vị trí ứng tuyển là phiên dịch cho một công ty 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra, người viết còn đề cập đến thời gian học tập để nhận được tấm bằng đó (2004-2008), giúp thông báo cho nhà tuyển dụng về quá trình học tập của người viết và phần nào chỉ ra kinh nghiệm việc làm của họ (Sinh viên mới tốt nghiệp).

Phần tên trường và quốc gia được người viết bôi đen và viết hoa toàn bộ nhằm nhấn mạnh về giá trị bằng cấp người viết nhận được. Bởi đây là trường đại học công lập lâu đời và cũng có tiếng trong nước.

WORKING EXPERIENCES (KINH NGHIỆM LÀM VIỆC)

Đây là phần được nhà tuyển dụng lưu tâm khá nhiều. 

Sinh viên Việt Nam chúng ta thường chỉ tập chung đến việc học mà bỏ quên mất những cơ hội việc làm để tích lũy kinh nghiệm. Chính vì vậy nên họ thường khá bối rối khi bắt tay vào viết CV do thiếu thông tin để điền trong mục kinh nghiệm làm việc. 

Vì lẽ đó, ngay bây giờ các bạn hãy gấp rút lăn xả vào thực tế, tìm kiếm những việc làm thêm để đúc kết kinh nghiệm cũng như có thông tin để ghi vào mục này. 

Ngoài ra, các bạn đừng ngại tìm làm và liệt kê vào bản lý lịch của mình những kinh nghiệm như phát tờ rơi hay làm bồi bàn của mình. Bất kỳ công việc lao động chân chính nào cũng đều rất cao quý và giúp các bạn thu được kỹ năng, kinh nghiệm. 

Ví dụ, qua việc chạy bàn các bạn sẽ nâng cao được khả năng giao tiếp của mình một cách đáng kể. Trường hợp các bạn phục vụ cho một nhà hàng có nhiều người nước ngoài tới ăn thì khả năng về ngoại ngữ của các bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự linh hoạt, nhanh nhẹn và khả năng ứng phó với nhiều tình huống khó khăn của các bạn cũng sẽ được trau dồi. Những kinh nghiệm cũng như kỹ năng quí báu ấy mà các bạn thu được từ việc phục vụ bàn sẽ bổ trợ cho rất nhiều công việc khác. Điều đó sẽ gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Chính vì vậy các bạn hãy cảm thấy thoải mái khi đảm nhận và liệt kê vào bản lý lịch của mình những công việc như vậy.

Điều quan trọng là các bạn phải làm nổi bật được những điều mà mình đã gặp hái từ công việc ấy và điều đó sẽ giúp ích được gì cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Ngoài ra, đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:

 - Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang ứng tuyển.

  

 - Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển.

  

 - Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua.

Dựa vào bản CV mẫu trên các bạn có thể nhận thấy người viết đã đưa ra phần kinh nghiệm làm việc khá hiệu quả:

 - Kinh nghiệm làm việc được người viết trình bày khá rõ ràng theo trình tự thời gian lúi dần. Từ kinh nghiệm mới nhất đến cũ nhất.

  

 - Phần tên công ty và dự án người viết đã từng tham gia được viết hoa toàn bộ và bôi đen. Điều đó giúp gây ấn tượng tức thì với nhà tuyển dụng

Ví dụ: ORANGE GUM SINGAPORE at Vietnam Comm 07 Exhibition in Hanoi; TIGER KOVI MOBILE COMPANY, HANOI; JUNIOR TEAM CANADA đều là những công ty, dự án lớn chứng tỏ kinh nghiệm mà người viết thu được sẽ được đánh giá cao.

  

 - Sau khi liệt kê thời gian và tên công ty, dự án người viết đã miêu tả ngắn gọn công việc, vị trí của mình khi thực hiện những dự án đó. 

Việc trình bày ngắn gọn, rõ ràng như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận diện những kinh nghiệm họ đòi hỏi ở ứng tuyển một cách nhanh chóng.

  

 Phần miêu tả công việc được người viết sử dụng những cụm động từ ngắn, đứng đầu bằng V-ing và sử dụng chủ yếu những từ mang ý chính, súc tích để bổ trợ. 

Cách miêu tả ấy hết sức hợp lý và hiệu quả bởi việc sử dụng cụm động từ đứng đầu bằng V-ing sẽ thể hiện sự trang trọng của bản CV. Ngoài ra cách viết ấy sẽ giúp nhà tuyển dụng bắt ý chính rất nhanh và chính xác. Tiết kiệm thời gian và giảm ức chế cho họ. Bởi nhà tuyển dụng thường là những người rất bận rộn.

Tuy rằng phần liệt kê kinh nghiệm của bản CV mẫu trên khá tốt nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Đó là:

 - Người viết mới chỉ liệt kê và miêu tả phần kinh nghiệm làm việc của mình mà không đề cập đến những kết quả, thành tựu mà mình đã gặt hái được từ công việc ấy.

  

 - Ngoài ra, người viết cũng không nhấn mạnh được những kinh nghiệm mà họ thu được từ quá trình làm việc ấy sẽ bổ trợ như thế nào cho công việc người viết đang ứng tuyển.

KEY SKILLS (KỸ NĂNG THEN CHỐT)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kỹ năng là một phần hết sức quan trọng và cần thiết để có thể thành công trong công việc. Chính vì vậy các nhà tuyển dụng thường chú trọng đến việc đánh giá kỹ năng của người ứng tuyển. 

Nhà tuyển dụng thường rất bận rộn nên họ chỉ xem sơ qua hồ sơ của bạn. Và nếu họ thấy các kỹ năng của các bạn không liên quan đến công việc tuyển dụng thì họ sẽ đánh giá bạn không phù hợp với vị trí tuyển dụng. 

Đồng thời, họ cũng không có thời gian để đọc chi tiết phần mô tả kinh nghiệm để xác định bạn có được kỹ năng họ cần không. Vì vậy, các bạn hãy thiết kế bản CV thật rõ ràng và làm nổi bật được các thông tin quan trọng nhất về kỹ năng của các bạn. Điều này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ năng của các bạn khi lọc hồ sơ.

Người viết bản CV mẫu trên cũng trình bày phần kỹ năng khá tốt:

 - Người viết đã tách biệt từng kỹ năng và chia nhỏ từng phần hết sức ngắn gọn và rõ ràng.

  

 - Phần kỹ năng giao tiếp được người viết giải thích khá rõ quá trình tích lũy và thành quả thu được, từ đó sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận diện điểm phù hợp và có thể ứng dụng được của kỹ năng ấy với công việc họ đang tuyển.

  

 - Các kỹ năng được người viết bôi đen (Communication Skills, Computer Skills, Languages Skills) và đặt riêng phần, thẳng hàng để nhà tuyển dụng dễ quan sát và nắm bắt ngay cả khi đọc lướt.

Tuy nhiên, nếu như người viết bản CV mẫu không chỉ liệt kê kỹ năng mà còn giải thích những kỹ năng này có lợi như thế nào đối với công ty thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. 

Ví dụ: bản CV cho vị trí thư ký trình bày bạn có khả năng đánh máy 80 từ/phút. Bạn phải giải thích thêm tốc độ đánh máy nhanh và chính xác đem lại lợi ích gì cho công ty. Cách trình bày nên là: Có khả năng đánh máy 80 từ/phút, điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí thuê mướn nhân viên xử lý văn bản hàng năm. Như vậy sẽ gây được ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng. 

ACTIVITIES ( HOẠT ĐỘNG) 

Đây cũng là phần quan trọng không kém, thể hiện cá tính và năng lực của bạn. 

Một người tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là chương trình tình nguyện thì sẽ chứng tỏ người đó có sức khỏe tốt (điều này rất quan trọng vì nếu khỏe mạnh người ứng tuyển mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao). 

Ngoài ra, điều đó cũng thể hiện người ứng tuyển rất năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái. Điều đó sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Vì vậy cũng có thể nói rằng thành tích hoạt động của các bạn càng nhiều cơ hội có việc làm của các bạn càng cao.

Tuy nhiên trong phần CV mẫu trên, người viết đề cập chủ yếu đến những hoạt động giải trí cá nhân theo sở thích, chưa đề cập nhiều đến những hoạt động ngoại khóa giúp ích cho cộng đồng. Đây là một thiếu sót các bạn cần nhìn nhận và sửa đổi để có thể viết được một bản CV hiệu quả.

PERSONAL QUALITIES (KHẢ NĂNG CÁ NHÂN)

Một kết quả điều tra đã đưa ra thông tin rằng trong ba yếu tố: thái độ, khả năng làm việc, kỹ năng và kiến thức, nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất thái độ, khả năng làm việc. Chính vì vậy phần khả năng cá nhân trong bản CV nên được các bạn trau truốt cẩn thận. 

Các bạn nên dành thời gian và cố gắng để thể hiện khả năng phù hợp với công việc của mình. Hãy dồn sự tập trung vào công ty chứ không phải vào nhu cầu của bạn, chỉ bằng cách đó thông điệp của bạn mới “lọt tai” nhà tuyển tuyển dụng. Bởi Sarah Berry, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất với tựa đề: “Viết bản CV hoàn hảo vào cuối tuần” đã phát biểu rằng: "Một bản CV chung chung sẽ nói: Tôi cần một công việc, hãy giúp tôi. Một bản CV tốt cộng với thư xin việc sẽ hướng đến nội dung: Tôi yêu công ty bạn, bạn đang có một vấn đề cần giải quyết và tôi là người tốt nhất làm nhiệm vụ này."

Trong phần CV của bài mẫu trên, người viết đã đưa ra hai khả năng nổi bật, hết sức cần thiết cho mọi công việc đó là "Sense of responsibility và carefulness".

Việc đưa "Sense of responsibility và carefulness" lên đầu câu mà không viết bình thường như: "My greatest strengths in all the works done are sense of responsibility and carefulness." giúp cho bản CV của các bạn trang trọng và súc tích hơn. Đặc biệt mục đích chính của phép đảo ngữ này là nhấn mạnh đến hai khả năng thiết yếu ấy của người viết, khiến nhà tuyển dụng khó có thể bỏ sót.

Tuy nhiên, nếu người viết không chỉ liệt kê khả năng cá nhân đơn thuần như vậy mà giải thích thêm một chút về sự cần thiết và tính ứng dụng của khả năng ấy với công việc ứng tuyển thi hiệu quả sẽ cao hơn.

REFEREES (PHẦN ĐẢM BẢO) 

Phần đảm bảo không phải là một phần bắt buộc nhưng nên có trong bản CV.

Bởi lẽ phần đảm bảo sẽ xác nhận cho các bạn những thông tin các bạn đưa ra là đúng sự thật và đáng tin cậy. Điều đó sẽ giúp gây dựng lòng tin của nhà tuyển dụng vào bạn và khiến họ thiện cảm hơn với bạn.

Thông thường các bạn phải được sự cho phép của người đảm bảo trước khi đưa thông tin của họ vào phần này. 

Ngoài ra các bạn nên nhờ những người có học vị cao, có vị thế nhất định trong xã hội đảm bảo cho mình. Điều đó sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Phần đảm bảo của bản CV mẫu trên, người viết đã đưa ra rất chi tiết thông tin của người đảm bảo bao gồm: tên họ, chức vụ, nơi công tác, số điện thoại liên lạc và địa chỉ e-mail.

Ngoài ra phần trình bày cũng hết sức gọn gàng, rõ ràng.

Sau đây bài giảng sẽ giới thiệu cho các bạn một bản CV của người đã đi làm từ đó đưa ra những nhận định, so sánh với bản CV mẫu trên.

BẢN CV MẪU THỨ HAI

 CURRICULUM VITAE

 Mr. XXXXXXXXXX

  

 PERSONAL DATA 

 DATE OF BIRTH:

NATIONALITY:

dd/mm/yy

XXXXXXXXXX

 POSTAL ADDRESS:

TELEPHONE No: 

FAX No: 

EMAIL:XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

XXXXXXXXX

XXXXXXXXX

XXXXXXXXXXXXXXXXXX

 PRESENT POSITION:XXXXXXXXXX

 EDUCATION AND KEY QUALIFICATION: 

 -Graduated from Hanoi Civil Engineering University (1997) 

-Graduated from Hanoi National Economic University - Industrial & construction of Business Administration Department (2004)

-Certificate of construction supervision - Ministry of construction

 SKILLS: 

 LANGUAGES: 

 English: Speaking, reading and writing

 PROFESSIONAL EXPERIENCE 

 Project Supervision and Project Management

  

 2004-PRESENT:APAVE VIETNAM & SOUTH EAST ASIA

Manager- Construction Division - Hanoi Branch

CT1 apartment building- My Dinh Me Tri urban area (01 block of 25 storeys + 04 blocks of 9-12 storeys + 01 basement )

- Project Manager of construction supervision

Training center- Vietnam Bank for agriculture and rural development (18 storeys + 01 basement)

-Deputy Project Manager: Project management

Ham Rong ecological tourist resort- Sapa

-Project management

The Center of technology science study and international relation – Hanoi Teacher’s University

-Project Manager of construction supervision

251 Units of landed house – Ciputra Hanoi International City

-Project Manager of construction supervision

CT17 Building – Ciputra Hanoi International City

-Supervising the bored pile

Main gate- Ciputra Hanoi International City

-Supervising the construction execution

 1997 - 2004: 

 HEAD OFFICE OF LICOGI IN CONSTRUCTION TECHNICAL MANAGEMENT DEPARTMENT

Assistant for Department Manager in reporting working schedule, quality of Projects

Random Internal Technical Inspection for Projects

  

Management Board of Rural Area Improvement of LICOGI for five Bridges at Nam Dan - Nghe An:

-Technical supervision on site for the bridge

-Making construction method, working schedule, reports

Dong Nai Granit Factory Project Management Board of LICOGI

-Assistant for project management in construction technical management

-Paying up completed quantity

-Making construction method, working schedule, reports,...

Linh Dam North Urban Area Management Board of LICOGI - Hanoi

-Assistant for project management in construction technical management

-Technical supervision on site for the building Making construction method, working schedule, reports

Pha lai Bridge Management Board of LICOGI- Hai Duong-- - Technical supervision on site for the bridge

-Making construction method, working schedule, reports

Noi Bai T1 Airport Station Management Board of LICOGI - Ha noi

-Technical supervision on site for the T1 Air-port station

-Making construction method, working schedule, reports,...

Thang Long North Industrial Park Management Board of LICOGI – Hanoi

-Technical supervision on site for leveling works, internal road systems.

-Making construction method, working schedule, reports,...

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy nếu như bản CV mẫu thứ nhất gồm có bảy phần cơ bản thì bản CV mẫu này chỉ có bốn phần:

 PERSONAL DATATHÔNG TIN CÁ NHÂN

  

 EDUCATION AND KEY QUALIFICATION:HỌC VẤN VÀ BẰNG CẤP

  

 SKILLS:KỸ NĂNG

  

 PROFESSIONAL EXPERIENCEKINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN

Nhìn chung nội dung và cách thức của hai bản CV mẫu không có sự cách biệt nhiều.

Tuy nhiên do đây là một bản CV của một người đã đi làm và đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của họ (trường hợp này là ngành xây dựng), nên bản CV mẫu thứ hai này sẽ nhấn mạnh vào kinh nghiệm của người viết.

Ngoài ra, ở phần CV này chức vụ và vị trí làm việc của người viết cũng hết sức quan trọng và cần được nhấn mạnh.

Bên cạnh đó việc miêu tả công việc họ đã làm và liệt kê những thành tựu họ đã đạt được, phân tích tính phù hợp của ưu điểm ấy với công việc họ ứng tuyển là hết sức cần thiết.

Người viết bản CV mẫu trên nhìn chung trình bày khá rõ ràng. Phần tên dự án và địa điểm thực hiện đều được bôi đen để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận diện. 

Bên dưới đó là phần chức vụ, vị trí công việc họ đảm nhận. Đưa ra thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của người ứng tuyển với công việc dự tuyển. 

Tuy nhiên, nếu phân tích thông tin sâu hơn một chút theo hướng giải thích những kinh nghiệm và kỹ năng họ đạt được sẽ bổ trợ cho công việc họ ứng tuyển như thế nào sẽ làm bản CV có giá trị hơn. 

Ngoài ra, người viết cũng bỏ sót phần đảm bảo để xác nhận những thông tin họ đưa ra là đáng tin cậy và tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng có thể kiểm chứng được. Đây là thiếu sót cần phải được sửa đổi. 

1.GIỚI THIỆU VỀ BẢN LÝ LỊCH

CV là từ viết tắt của từ "CURRICULUM VITAE", có nghĩa là " BẢN LÝ LỊCH". Trong đó từ Vita hoặc Vitae là phần miêu tả chi tiết tiểu sử của một người về quá trình học tập và làm việc. Nó khác với "résumé", bản tóm tắt ngắn gói gọn trong một trang trình bày sơ lược kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của một người.

Nguồn gốc của cụm từ "curriculum vitae" là xuất phát từ tiếng La-tinh và có nghĩa là “the course of one’s life or career.” (quá trình sống và làm việc của một người).

Bản lý lịch bao gồm những thông tin chi tiết về những khoá học chuyên ngành, kinh nghiệm về công việc hay những sản phẩm đã được xuất bản, vv... của một người nào đó.

Bản lý lịch đã được sử dụng từ rất lâu trong số những người chuyên nghiệp có trình độ học vấn cao và bây giờ đã trở nên phổ biến với những người chưa tốt nghiệp cũng như là những ngươì xin việc trong những lĩnh vực như là nghiên cứu, giảng dạy và quản lý. 

Hơn thế nữa, do xu hướng sử dụng những mẫu đơn xin việc vắn tắt (thường chỉ gồm hai trang) ngày càng tăng nên những người xin việc được khuyến khích gửi kèm bản lý lịch. Vì vậy, bản lý lịch nhiều khi còn được ví như là "academic résumé" ( bản tóm tắt học thuật.) 

VÍ DỤ:

CURRICULUM VITAE

JUDE WESLEY GREEN

26 River Road Box

Bainbridge, GA 31728

(912) 555-3973928, Bowdoin College 

Brunswick, ME 04011 

(207) 555-0922

PROFESSIONAL OBJECTIVE

Ph.D. in African American Studies 

RESEARCH OBJECTIVE 

To develop psycholinguistic profiles through study of autobiographical narratives of ex-slaves of African descent in 

eighteenth-, nineteenth-, and twentieth-century America 

EDUCATION 

1996 B.A. Bowdoin College, Brunswick, ME

Major in African American Studies (GPA 3.7); minor in psychology (GPA 3.7) and computer science (GPA 3.6) 

Cumulative GPA 3.7 

Candidate for high honors in African American Studies 

1994–1995 Tougaloo College, Tougaloo, MS 

Studied linguistics, music, and anthropology 

Summer 1995 Yale University, New Haven, CT 

Studied psycholinguistics, African American literature of the Colonial Period, and computer 

applications for research in the humanities 

COURSEWORK 

African American Studies 

African American History 

The African Diaspora 

Race and Ethnicity 

African American Fiction 

Africa and the Slave Trade

Computer Science

Microcomputing Concepts Applications

Advanced Microcomputer Topics

Microsoft Networking II 

Visual Basic Web Programming

Psychology 

Introduction to Psychology 

Developmental Psychology 

Personality 

Language: A Developmental Perspective 

Other 

Swahili 

Survey of American Literature 

Printmaking 

Forms of Narrative 

HONORS AND AWARDS 

Phi Beta Kappa, Alpha of Maine. Bowdoin College, 1996

Dean’s Award, seven of seven semesters, Bowdoin College

Abraxas Award for highest standing during first year, Bowdoin College

The George Duane Kimbrough Prize for Academic Excellence in Computer Science, Bowdoin College, 1995

The Adam Clayton Powell Scholarship for Excellence in African American Studies, Bowdoin College, 1995

SKILLS 

Academic: Strong problem-solving, critical judgment, conceptualization, and research skills; effective in unstructured academic environments where initiative and creativity are encouraged

Languages: Conversant in Latin; proficient in reading Swahili and French

Computer: Word Processing: WordPerfect 

Microsoft Word 

Windows 2000

Spreadsheet: Excel

Programming: C, C++, Java (dBase III for AIX)

AFFILIATIONS 

National Urban League 

Association for the Study of African American Life and History 

EXPERIENCE 

Coach, Junior Tennis Teams, Hutto High School, Bainbridge, GA. Summer 1994

Recreation Assistant/Counselor, City of Bainbridge Parks and Recreation Program, Bainbridge, GA. Summer 1993

Research Assistant, Dean of Students Office, Bowdoin College. Wrote computer program for housing lottery 1994

Student Representative, Board of Proctors, Bowdoin College, 1993–1995

INTERESTS 

Spirituals, philately, tennis, swimming

2. ĐỐI TƯỢNG 

Bài giảng sẽ đưa ra những phương hướng hiệu quả và kịp thời cho những đối tượng sau:

 • Những sinh viên sắp tốt nghiệp

 • Những sinh viên đã tốt nghiệp

 • Những người chuyên nghiệp cần phải chuẩn bị bản lý lịch

 • Những người chuyên nghiệp cần phải cập nhật thêm thông tin cho bản lý lịch

 • Những người chuyên nghiệp có ý định chuyển nghề

Ngoài ra bài giảng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của những ban, bộ chuyên đưa ra những chỉ dẫn, lời khuyên thuộc về học thuật, cá nhân hay nghề nghiệp, việc làm cho những người đang chuẩn bị viết bản lý lịch và cần có sự hướng dẫn.

3. YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ VIẾT CV TỐT 

3.1 Kỹ năng tư duy kỹ càng, thấu đáo 

Khi chuẩn bị bản lý lịch các bạn hãy lưu ý rằng điều quan trọng nhất là phải sử dụng "critical-thinking skills" (kỹ năng tư duy kỹ càng thấu đáo) mà các bạn đã đúc kết đựơc qua quá trình học tập. 

Chỉ có một số ít người nhận biết đựơc rằng họ đã nắm bắt được kỹ năng tư duy kỹ càng, thấu đáo trong quá trình học tập để giành được học vị cao. Ta hãy lấy kỹ năng phân tích làm ví dụ. Sau khi tốt nghiệp, một người có thể đạt được kỹ năng phân tích như giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Như ở môn Sinh vật, kỹ năng phân tích sẽ đựơc dần dần hình thành qua việc tham gia những khoá học để rèn luyện trí óc, thực nghiệm ở các phòng thí nghiệm, viết báo cáo dựa trên quan sát thực tế và sử dụng tài liệu để xem xét lại những điều kiện. Những kỹ năng này đã đựơc dùng đến khi họ bắt đầu viết CV và xem xét lại toàn bộ đời sống và công việc của họ.

Các bạn hãy làm bài kiểm tra được đưa ra ở cuối bài giảng để xem xét lại về cuộc sống cũng như là công việc của bạn. Khi làm bài tập các bạn hãy nhớ kiểm tra kỹ càng những kỹ năng mà bạn đã lĩnh hội được qua quá trình học tập và làm việc .

3.2. Xác định lại cảm xúc của bạn

Quá trình viết CV có thể là một kinh nghiệm rất vui và đáng nhớ đối với các bạn vì nó giúp tăng thêm niềm tự hào về những thành tựu mà bạn đã đạt được cũng như giúp bạn nhận biết rõ hơn những kỹ năng của mình. 

Chính vì vậy các bạn hãy bắt đầu quá trình này bằng sự hăng hái nhiệt tình và niềm mong muốn được chia xẻ những thông tin cá nhân của bạn. Nếu các bạn bắt đầu viết với tâm trạng lo lắng hoặc không chắc chắn về năng lực của mình thì việc viết CV sẽ khó có thể để lại những kinh nghiệm vui vẻ và đáng nhớ. Đồng thời cũng không đảm bảo được CV của bạn sẽ thật sự chất lượng. 

Nếu bạn giống như hầu hết mọi người khác, có thể bạn sẽ trải nghiệm sự giao thoa của những cung bậc cảm xúc từ việc thờ ơ, dửng dưng cho đến phủ nhận sự cần thiết của việc chuẩn bị CV. Rất có thể những cung bậc cảm xúc cao hay thấp của bạn sẽ ảnh hưởng đến những mặt khác của công việc. Chính vì vậy điều cốt yếu là phải nhận ra những cảm xúc của bạn về bản thân mình để tạo dựng sự tự tin giúp bạn hoàn thành quá trình viết CV một cách hiệu quả. Việc xem xét lại nội tâm, cảm xúc trước khi viết CV sẽ giúp mọi việc đi theo đúng trình tự hợp lý. Đó là điều cần thiết và nên làm.

Các bạn hãy nhận định rõ rằng quá trình chuẩn bị viết một bản lý lịch hiệu quả không đơn thuần chỉ là ghi lại những thông tin về học tập và làm việc của bạn. Thay vào đó các bạn hãy biến việc làm ấy trở thành một kinh nghiệm khiến bạn thấy thực sự hài lòng cũng như lột tả được sâu sắc cuộc sống của bạn. 

Với tâm trạng đó các bạn hãy coi những bài tập dưới đây như một công cụ hữu dụng để giúp các bạn phát triển những nền tảng về cảm xúc và trí tuệ, điều đó sẽ tạo điều kiện cho bạn viết CV hiệu quả. Do việc chuẩn bị viết CV phải bắt đầu với việc phản ánh cảm xúc, bạn hãy kết nối những cảm xúc đó lại với nhau để có thể lưu giữ chúng lại. Việc làm đó bạn có thể giúp bạn tự tin để viết một bản lý lịch tốt, hiệu quả. 

Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ trong đầu rằng sự sửa chữa, xem xét lại, bổ sung và phân loại sẽ diễn ra hết sức tự nhiên. Một bản lý lịch không thể chỉ viết một lần mà phải thay đổi liên tục theo những thay đổi về học vấn, nghề nghiệp cũng như nhu cầu về công việc của bạn. 

4. BÀI TẬP 

Bài tập dưới đây sẽ giúp bạn khám phá những cảm xúc của mình về quá trình viết CV. Để bắt đầu các bạn hãy tìm cho mình một chỗ yên tĩnh và đưa ra cho mình một định mức thời gian phù hợp. Các bạn hãy sử dụng những khoảng trống dưới đây để ghi lại câu trả lời của bạn.

1.Các bạn hãy miêu tả lại cảm xúc của mình khi bắt đầu viết CV: 

  

2.Các bạn hãy liệt kê ra những điểm mạnh của mính và những phạm vi mà mỗi điểm mạnh được biểu đạt: 

  

3.Điều cốt yếu là các bạn phải đối diện được với bất kỳ sự khó khăn, không thoải mái hay những cảm xúc tiêu cực về kết quả học tập cũng như kinh nghiệm làm việc cuả bạn. Các bạn hãy viết tất cả những cảm xúc ấy ra rồi đặt chúng sang một bên. Các bạn hãy lưu ý không được nhìn lâu, chăm chú vào những điểm ấy.

4.Bây giờ các bạn hãy tự hỏi mình lý do bạn viết CV: 

 1. Trước khi đi phỏng vấn hãy tiến hành một cuộc khảo sát xem những công ty có đặc điểm tương tự: cùng lĩnh vực hoạt động, cùng quy mô, cùng địa điểm, cùng loại hình, … trả cho một người có số năm kinh nghiệm như bạn mức lương bao nhiêu. 

2. Trước khi đi phỏng vấn, ngoài việc luyện trả lời các câu hỏi khác bạn cũng hãy ngồi trước gương và tập đi tập lại việc nói ra mức lương bạn mong muốn để trước nhà tuyển dụng bạn sẽ nói ra điều đó thật tự tin. Nhiều ứng viên quên mất điều này. 

3. Đánh giá bản thân: kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, … là một trong những bước quan trọng để bạn có thể đưa ra lời đề nghị cho một mức lương phù hợp. Nếu biết đánh giá đúng thì bạn sẽ có một mức lương không quá thấp (điều này sẽ khiến bạn không có động lực làm việc) và không quá cao (có thể khiến bạn không lọt vào mắt nhà tuyển dụng). 

4. Trong buổi phỏng vấn đừng vội vàng đề cập đến vấn đề lương bổng ngay từ đầu nếu bạn không muốn bị “mất điểm” trước nhà tuyển dụng. Vội vàng đề cập đến chuyện này sẽ khiến người phỏng vấn cho rằng bạn không nhiệt tình với công việc, động lực duy nhất khi xin vào vị trí này của bạn chỉ là để kiếm tiền. Họ sẽ để mắt tới các ứng viên khác, những người cũng đi làm để kiếm tiền nhưng ở họ còn có sự say mê với công việc. 

5. Trong đa số các buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến chuyện lương bổng trước vào cuối buổi phỏng vấn bằng cách đưa ra câu hỏi trên. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhà tuyển dụng cố tình “lờ” nhằm để “thử” bạn! Họ muốn xem bạn có phải là người thẳng thắn và cũng biết đấu tranh vì quyền lợi hay không. Trong những trường hợp như vậy thì bạn nên lên tiếng trước.

Nhiều sinh viên, người tìm việc bị nhà tuyển dụng từ chối vì thiếu kinh nghiệm làm việc. Vậy kinh nghiệm nằm ở đâu? Cơ hội xin được việc khá mong manh, nhưng người trẻ thiếu kinh nghiệm vẫn có thể rút ngắn hoặc xóa sạch khoảng cách giữa ứng tuyển và trúng tuyển.

"Khoe" tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông với năm, sáu cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi, Q.5 (TP.HCM) mà không nhận được một cái gật đầu, Thu Hằng than thở: "Xin việc khó khăn quá. Người ta đòi kinh nghiệm bán hàng mà mình mới học năm nhất...". Không ít bạn trẻ muốn xin vào làm ở các cửa hàng thời trang với mức lương hơn 1 triệu đồng/tháng đã bị từ chối vì chưa từng bán hàng.

Bên cạnh những việc làm không đòi hỏi kinh nghiệm như phát tờ rơi quảng cáo, nhân viên giao hàng, giao báo, cộng tác viên các báo, gia sư..., một số nhà tuyển dụng đòi hỏi người đến xin việc phải có kinh nghiệm làm công việc ấy ít nhất một năm trở lên.

Anh Nhật Nam-trợ lý giám đốc một công ty đèn chiếu sáng, người đứng ra tuyển dụng nhân viên mới - khẳng định: "Ngoài nhân viên giao hàng, tất cả các vị trí khác của công ty đều yêu cầu người xin việc phải có kinh nghiệm". Chị Phương Thủy - phó giám đốc một công ty sản xuất phim - cho biết: "Công ty không tuyển người mới vì phải bỏ thời gian và tiền bạc đào tạo lại. Do đó chỉ tuyển những người đã từng làm việc trong lĩnh vực này và có tiềm năng". Những yêu cầu đó không lạ bởi những nhà đầu tư luôn muốn việc làm ăn, kinh doanh của mình sinh lãi nhiều trong thời gian ngắn nhất.

Tuy cơ hội xin được việc khá mong manh, nhưng người trẻ thiếu kinh nghiệm vẫn có thể rút ngắn hoặc xóa sạch khoảng cách giữa ứng tuyển và trúng tuyển.

Nhiều bạn sinh viên rỉ tai nhau những công việc làm thêm hấp dẫn để vừa tích lũy kinh nghiệm vừa gánh đỡ tiền học và phí sinh hoạt cho cha mẹ. Bạn Thanh An nói: "Lúc học đại học, tụi mình làm nhiều việc bán thời gian như phát tờ rơi, bán hàng, làm gia sư... nên ra trường xin việc cũng có nhiều thuận lợi".

Với kinh nghiệm xin việc trót lọt... bốn lần, anh Tuấn Anh cho biết: "Nên làm ở những nơi không yêu cầu kinh nghiệm để học kinh nghiệm, dù có thể công việc đó sẽ phù hợp với mình. Nếu không, chúng ta có thể đem những kinh nghiệm này đến xin việc ở công ty khác. Những kinh nghiệm làm việc mà mỗi bạn tích lũy được sẽ không bao giờ thừa".

Chia sẻ cách tích lũy kinh nghiệm trên  một bạn tên Ngọc Hoàng cho biết: "Kinh nghiệm thực tế được đánh giá qua các đề tài nghiên cứu khoa học, đồ án tốt nghiệp, nơi thực hành, làm tại các công ty trong thời gian sinh viên. Hãy cố gắng thể hiện những gì mình từng làm và có liên quan tới nơi bạn xin việc. Cũng rất chú ý khi trình bày khả năng của mình, làm sao thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự chắc chắn và rõ ràng đối với các thông tin bạn đưa ra".

Theo nhiều chuyên gia, điều đầu tiên người tìm việc cần làm là viết một lá đơn xin việc thật tốt. Đơn phải rõ ràng, sạch sẽ và thể hiện được phần nào kiến thức, sự năng động, trách nhiệm trong học tập của bạn sẽ là một điểm cộng đầu tiên.

Trong đơn xin việc và khi được phỏng vấn nên nhấn mạnh sự chăm chỉ, tinh thần cầu tiến và việc bạn sẵn sàng cố gắng làm tốt công việc được giao để có kinh nghiệm làm việc trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời nêu những dự án bạn từng tham gia, sở trường và các khóa học bổ trợ cho công việc bạn ứng tuyển cũng góp phần giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng, hay chí ít là tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu.

4 cách sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình hình:

Chú trọng đến mục tiêu

CV của bạn có mục tiêu rõ ràng và trọng tâm không? Nó có thể hiện được tiêu đề công việc mà bạn đang tìm kiếm không?

Hãy bắt đầu CV với một câu cho tiêu đề công việc mà bạn đang tìm kiếm thật ngắn gọn và trọng tâm. Ví dụ “Chief Financial Officer” (Giám đốc tài chính). Không cần gì hơn.

Từ khóa

Hầu hết các công ty hiện nay đều sử dụng các phần mềm máy tính để phân loại CV qua các từ khóa. Cho nên, phải chắc rằng trong CV của bạn bao gồm không chỉ các từ khóa thông dụng mà còn phải là những từ khóa cho các kỹ năng chính của bạn chẳng hạn "problem-solving," (cách giải quyết vấn đề),  "leadership" (lãnh đạo) và "oral/written communication." (giao tiếp tốt).

CV của bạn sẽ chỉ ấn tượng với nhà tuyển dụng qua 20 giây đầu tiên. Vì thế, hãy chắc chắn rằng trong đó có những câu thể hiện phong cách riêng của bạn.

Một câu khẳng định cá tính

Dù bạn là một CFO hay một quản lý phần mềm thì cũng nên trả lời câu hỏi này “Điều gì tạo nên sự khác biệt của bạn với các ứng viên khác?” Đừng nghĩ rằng chỉ cần có các kỹ năng quan trọng hoặc là giàu năm kinh nghiệm thì bạn có thể tạo được ấn tượng ngay tức khắc với nhà tuyển dụng. Nhớ rằng, nhiều ứng viên khác cũng có những kỹ năng giống bạn thậm chí còn tốt hơn. Cho nên, tốt nhất là hãy tạo một "thương hiệu" cho bản thân.

Vậy làm thế nào để tạo được một "thương hiệu" riêng? Hãy xem lại CV của bạn. Đó phải là một câu miêu tả bạn là ai và đang cần tuyển dụng ở vị trí nào. Câu này được gọi là câu thể hiện giá trị và thương hiệu bản thân. Không nên nhầm lẫn điều này với một bản tóm tắt những khả năng của bạn bởi điều đó không thể làm cho bạn nổi bật được.

Câu "thương hiệu" là câu miêu tả bạn là ai và những lợi ích quan trọng mà bạn có thể cống hiến cho công ty mới. Nó cũng miêu tả điểm mạnh nhất và những lợi ích mà bạn mang về cho công ty trước như thế nào (doanh thu bạn mang về, số tiền và thời gian bạn tiết kiệm cho công ty trước.)

Các thành quả đặc biệt

Các công ty tuyển những nhân viên là tìm kiếm tài sản cho họ. Điều đó có nghĩa là công việc của bạn liên quan đến việc giúp một công ty kiếm được tiền cũng như tiết kiệm tiền. Hơn hết đó là cách mà bạn có thể sử dụng để sinh lợi cho công ty.

Bằng việc liệt kê các thành quả đặc biệt mà có thể tạo thành tiền và tiết kiệm tiền cho công ty, bạn sẽ khác biệt và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Bị hỏi về "điểm yếu nhất của bạn" trong một cuộc phỏng vấn xin việc, đối với rất nhiều ứng viên, được xem như một trong những câu hỏi "khủng khiếp nhất", "khó nhằn" nhất. Thế nên, nếu muốn phân biệt "thật - giả" về năng lực của một ứng viên, nhà tuyển dụng nên thử dùng câu hỏi này. Và ứng viên, cũng nên biết cách để ứng phó với những câu "xoay" thế này.

Nguyên tắc chung: Thành thật trước!

DeLynn Senna là giám đốc quản lý một công ty lớn ở Mỹ. Senna cho hay, cô rất hay dùng câu hỏi: Điểm yếu nhất của anh/chị là gì trong khi phỏng vấn. Theo cô, cô sử dụng câu hỏi này không phải vì muốn "ép" ứng viên vào thế bí và làm cho họ không thoải mái mà đơn giản chỉ muốn ứng viên cho thấy họ đang thiếu kỹ năng gì, cần cải thiện ra sao và họ đang có kế hoạch gì với nó. Theo Senna, trước một câu hỏi như thế, nguyên tắc duy nhất đúng của mọi ứng viên là nên hoàn toàn trung thực, không chỉ về điểm mạnh mà còn về điểm yếu và hướng khắc phục của chúng ta.

Senna khuyên rằng, các ứng viên nên thành thật trước khi bị lật tẩy. Đừng nói rằng bạn không có điểm yếu hay điểm yếu là làm việc quá tích cực.Thay vào đó hãy nói với nhà tuyển dụng điểm bạn cho rằng mình đang yếu, hướng cải thiện và những kỹ năng khác bạn đang xây dựng để củng cố tốt hơn cho điểm yếu ấy.

Một điều bạn nên hiểu trước khi đi phỏng vấn: Nếu như điểm yếu của bạn có liên quan trực tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển hoặc có thể làm cho bạn trượt khỏi cuộc chơi, khả năng trúng tuyển của bạn sẽ không cao và đó có thể không phải là công việc phù hợp với bạn.

Nắm vững tính chất công việc

Tuy nhiên, theo lời Amanda Mertz, chuyên gia tuyển dụng của Wells Fargo Home and Consumer Finance Group, ngoài sự trung thực khi phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đến và chắc rằng bạn thực sự hiểu nhiệm vụ của vị trí ứng tuyển trước khi bước chân vào phòng phỏng vấn. Diễn đạt theo cách nào đó để điểm yếu của bạn - thứ mà mọi người cho rằng không tốt ở các vị trí khác lại được coi là điểm mạnh ở vị trí tuyển dụng này.

Chẳng hạn, bạn có thể ghi điểm yếu của mình là: hơi quá chắc chắn. "Trước khi đưa ra lời tư vấn, tôi thường dùng rất nhiều thời gian để lắng nghe hơn là đưa ngay ra những lời tư vấn. Tuy nhiên tôi cho rằng thời gian này tôi sử dụng là cần thiết để tôi hiểu được nhu cầu của khách hàng" - Nếu bạn ứng cử vào vị trí bán hàng, câu này chắc chắn sẽ ăn điểm bởi bao giờ người bán hàng cũng rất cần phẩm chất: biết lắng nghe.

Tương tự, nếu bạn ứng cử vào vị trí nào đó quá chi tiết tỷ mỉ, bạn có thể ghi vào mục điểm yếu: quá cầu toàn. Trong những công việc như thế, bao giờ nhà tuyển dụng cũng đặc biệt chú ý tới những mẫu ứng viên như bạn.

Hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng

Câu hỏi "đâu là điểm yếu nhất của bạn?" hay các dạng tương tự được coi là một mẫu câu hỏi khá phổ biến và thường được các nhà tuyển dụng dùng trong thi tuyển ứng viên. Tuy nhiên các ứng viên cần hiểu rằng: chẳng có ai là hoàn hảo cả. Điểm yếu có thể là một lĩnh vực khá khó nói nhưng không có nghĩa là phải giấu diếm hay nói dối quanh về nó. Mục đích của các nhà tuyển dụng trong trường hợp này chỉ đơn giản là: Hoặc dùng nó để chắc chắn thứ mà bạn thiếu không phải là cái mà công ty đang cần - thậm chí cần ở mức chuyên gia và cần ngay lập tức. Hoặc để xem xét xem bạn ứng phó thế nào với áp lực và thái độ của bạn khi gặp phải câu hỏi khó.

Theo lời khuyên ucả Kathy Gans, Phó giám đốc của Professional Staffing thì các ứng viên cần nhất là phải trung thực và điểm yếu của bạn phải là thứ nằm ngoài 3 điểm cần nhất trong vị trí ứng tuyển. Tất nhiên, cái quan trọng hơn việc thú nhận điểm yếu chính là cho các sếp tương lai của bạn thấy, bạn đương đầu với nó thế nào và tìm cách "hạ gục" nó ra sao. Đó mới là điều quan trọng hơn cả.

Sau khi nộp hồ sơ xin việc, ai cũng mong muốn nhận được cú điện thoại: “Tôi là...Tôi gọi đến từ công ty…Tôi muốn biết bạn có còn quan tâm đến vị trí…không?…” Có thể khi đó bạn sẽ vui sướng reo vì cuộc phỏng vấn sắp tới… Tuy nhiên ngay sau đó hàng loạt câu hỏi được đặt ra: “Nên mặc gì bây giờ?” “Nên nói như thế nào?”…Nói chung là cần phải chuẩn bị những gì trước khi phỏng vấn?

Sự chuẩn bị chu đáo sẽ là tín hiệu tốt cho một cuộc phỏng vấn thành công. Bạn nên chuẩn bị tư thế trước khi nhận lịch phỏng vấn ít nhất 3 ngày. Trong thời gian này hãy tạm gác mọi chuyện và ưu tiên việc chuẩn bị cho phỏng vấn lên hàng đầu.

Chuẩn bị trang phục

Bạn cần phải giặt sạch quần áo, giày dép, túi xách…. Trước khi đi phỏng vấn phải đảm bảo mọi thứ đều tươm tất và sạch sẽ. Đặc biệt nên là quần áo cho phẳng để tránh phải diện mình trong những bộ đồ nhầu nát.

Nếu thấy khả năng hôm sau trời sẽ mưa, hãy chuẩn bị ô, áo mưa, quần áo đề phòng.

Đừng quên mang theo Resumes

Nên chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ chu đáo, đầy đủ kể cả trong trường hợp nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu một số giấy tờ nhất định. Đừng quá tiết kiệm hay cẩu thả, hãy chọn giấy in sáng và đẹp, photo một bản đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Cần giữ cho bộ hồ sơ của mình được sạch đẹp, không tẩy xoá hay vấy mực bẩn.

Lưu ý mang theo tất cả những giấy tờ liên quan có thể nhà tuyển dụng cần tới, như giấy khen, giấy chứng nhận, bài báo đã đăng, công trình đoạt giải…Cũng đừng quên mang theo một cái bút (tuyệt đối không phải là bút chì), một cuốn sổ tay, kẹo cao su, một chiếc lược và một chiếc khăn giấy.

Thực hành phỏng vấn

Bạn sẽ thấy cuộc phỏng vấn thành công hơn nếu được thực hành trước ở nhà. Hãy dành cho mình một buổi tối để thực hành phỏng vấn với người khác hoặc có thể tự mình hỏi và trả lời trước gương.

Đừng lo rằng những câu hỏi bạn đặt ra hôm nay sẽ không phải là của nhà tuyển dụng vào ngày mai. Mục đích đặt ra là bạn đang khởi động cho việc trả lời hàng loạt câu hỏi của nhà tuyển dụng. Khi đó bạn sẽ không còn cảm giác hoang mang trong buổi phỏng vấn.

Tìm hiểu trước về công ty

Dành ít nhất 2 ngày trước buổi phỏng vấn để tìm hiểu về công ty và ghi nhớ những thông tin quan trọng. Đây là cách hữu hiệu để ghi điểm với nhà tuyển dụng. 

Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn luôn là điều kiện tiên quyết, tối quan trọng. Chỉ cần vài giờ tìm hiểu về công ty, thực hành với những câu hỏi phỏng vấn, chuẩn bị trang phục chu đáo…sẽ mang lại tự tin và góp phần vào sự thành công của bạn

Học hỏi kinh nghiệm

Hãy hỏi một người đã từng tìm việc thành công: đó có thể là người hàng xóm, người bạn thân, anh chị em, … Đây là một nguồn thông tin vô giá để bạn tìm việc thành công. Bạn có thể học tập từ những thành công cũng như sai lầm của họ và rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân mình.

Cởi mở

Làm một người cởi mở, gửi hồ sơ đi khắp nơi, đến các công ty bạn quan tâm để hỏi ngay cả khi họ không đăng tuyển dụng.

Thay vì đến một công ty và nói tôi muốn xin làm ở vị trí này, vị trí kia thì hãy nói rằng tôi biết cái này, tôi có những kỹ năng kia. Bạn biết đấy, một kỹ năng có thể phù hợp với nhiều vị trí làm việc khác nhau.

Kỹ năng chấp nhận

Để có được một công việc lý tưởng đôi khi bạn phải chấp nhận một công việc không phù hợp lắm với ý muốn của mình. Nhiều người đã từng tìm được công việc lý tưởng trong một lĩnh vực mà trước đây chưa bao giờ họ nghĩ tới. Chỉ cần làm việc chăm chỉ, nhiệt tình rồi bạn sẽ thành công.

Thư xin việc nổi bật

Có những người có thể tìm được một công việc rất nhanh sau khi tốt nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến họ làm được điều đó. Một trong các nguyên nhân đó có thể là họ có một bộ hồ sơ xin việc nói chung và một lá thư xin việc nói riêng thật thu hút, thật nổi bật so với các ứng viên khác. Một bộ hồ sơ xin việc nổi bật cần liệt kê tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa thật nổi bật và có một hình thức thật bắt mắt.

Đừng bỏ qua các hệ thống tìm việc

Hệ thống tìm việc ở đây bao gồm từ những người quen, bạn bè, người thân cho đến các trang web chuyên về việc làm. Nhiều người có thể kiếm được một công việc tốt mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian đi tìm kiếm vì có người chỉ cho. Đăng hồ sơ lên các trang web việc làm cũng là một cách tìm việc đơn giản và tiện dụng. Các nhà tuyển dụng sẽ chủ động gọi cho bạn nếu thấy hồ sơ của bạn phù hợp.

“Để có một mức lương khởi điểm thật cao thì bạn phải có những kỹ năng đáng giá” Steve Plant, giám đốc marketing của một công ty nói. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có những kỹ năng nào, bạn có gì vượt trội hơn các ứng viên đối thủ của mình. 

Như bất kỳ một cuộc thương lượng thành công khác, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, nó như cánh tay phải của bạn, giúp bạn có đủ điều kiện để đưa ra một con số thật cao như mình muốn. 

“Tìm hiểu mức lương của thị trường lao động hiện thời bằng cách nói chuyện với các đồng nghiệp, những nhân viên ở các lĩnh vực khác nhau và quan sát các hướng dẫn về lương” Plant nói. “Nghiên cứu quá trình trả lương của các công ty cho những vị trí tương tự như vị trí mà bạn muốn làm, cũng như khả năng trả lương của họ cho nhân viên tới đâu”. 

Sử dụng C.V (lý lịch làm việc) như một công cụ hiệu quả, Plant khuyên bạn nên nhấn mạnh những kinh nghiệm cũng như những bằng cấp nổi bật nhất của mình trong C.V. Và, bạn cũng đừng quên nhắc đến những giá trị mà vị trí của bạn có thể mang tới công ty. 

Việc nghiên cứu và định lượng giá trị cho mình đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng không chỉ giúp bạn đưa ra một con số hợp lý cho mức lương của mình mà còn không bị “hớ” trong nhiều tình huống. Đồng thời, việc này cũng cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn, kể cả trong việc thương lượng mức lương cho mình. 

Khi thương lượng về lương, có thể bạn sẽ rơi vào tình huống nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương thấp hơn dự tính cũng như mong muốn của bạn. Khoan hãy nói đến chuyện từ chối, bạn hãy nghe hết những lời họ nói vì có thể đây là cách để họ “thử” bạn, và cũng là để bạn có cơ hội thuyết phục họ vì sao phải trả cho bạn mức lương X, Y nào đấy. Chính sự tự tin, những lý lẽ hợp lý của bạn lúc này sẽ khiến họ trả cho bạn một mức lương khởi điểm thật cao. 

Xin nhắc lại, thông tin đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm cả việc bạn biết mình sẽ chấp nhận những gì ở phía trước. Vì vậy, đặt ra cho mình một giới hạn và quyết định ở một thời điểm nhất định là một điều vô cùng cần thiết, nếu cần bạn có thể từ chối công việc nếu chúng không có được mức lương như mình mong muốn. 

Nhưng, nếu nhà tuyển dụng và bạn không gặp nhau về quan điểm (họ đưa ra mức lương khởi điểm thấp hơn bạn muốn), hãy yêu cầu cho bạn có thời gian để suy nghĩ, đánh giá lại mọi thứ một cách toàn diện. Với cách này, bạn có thể quay trở lại với họ (nhà tuyển dụng) khi bạn muốn – tốt hơn rất nhiều so với việc bạn thẳng thừng từ chối ngay lúc đầu. 

Và nếu bạn thật sự muốn làm công việc này, việc xem xét mức lương (khởi điểm) nên dựa vào những phúc lợi khác như tiền thường hàng tháng, quí, ngày nghỉ lễ, hay lương tháng 13, 14, … 

Cuối cùng, bạn nên nhớ một điều rằng: Nếu bạn không chứng minh được giá trị của mình, bạn sẽ rất khó để có thể thuyết phục “ông chủ” mới của mình giữ nguyên được mức lương ban đầu (vốn rất cao) cho bạn, họ có thể điều chỉnh thấp xuống bất cứ lúc nào nếu năng lực của bạn không đúng như những gì bạn nói, hoặc tệ hơn là không có khả năng đáp ứng được công việc. 

Ngược lại, nếu bạn chấp nhận một đề xuất lương khởi điểm thấp nhưng bạn là người có năng lực thực sự, sẽ không khó để bạn nâng con số trong bảng lương của mình chẳng bao lâu ngay sau đó. Có thể nói, tất cả là do bạn quyết định.

Sau khi đã xác định được cảm xúc của các bạn trong quá trình chuẩn bị viết CV, bước tiếp theo các bạn cần phải làm sẽ liên quan đến việc mô tả "your competencies and skills" (khả năng và kỹ năng của các bạn.)

Trước hết chúng ta hãy xem xét những khái niệm cơ bản này. "Competency" (khả năng) là cái mà một người có thể làm tốt. Chúng bao gồm tất cả những điều mà người đó đã học được. Đó là kết quả của quá trình học tập, đào tạo và cả những kinh nghiệm mà họ đã trải qua. 

Bên cạnh đó, "skill" (kỹ năng) thì được định nghĩa là cấp độ mà một người thể hiện khả năng của họ. 

Khi một người trưởng thành và liên tục phát huy họ sẽ nhận được những giấy chứng nhận khả năng và kỹ năng mà họ đã đạt được cũng như sự thành thạo trong việc sử dụng chúng. Giấy chứng nhận thường có những dạng sau: diplomas (bằng cấp), degrees (học vị), licenses (chứng chỉ), certificates (văn bằng), vv...

Tách biệt khả năng và những kỹ năng mà một người đạt được qua quá trình học tập và kinh nghiệm cuộc sống thật không dễ dàng. Hầu hết mọi người đều khẳng định rằng những kinh nghiệm đạt được trong khi học tập sẽ được đưa ra trong bản lý lịch. Không chỉ có vậy, những khả năng và kỹ năng bạn thu được qua quá trình đào tạo bài bản sẽ là một công cụ rất hữu ích giúp bản lý lịch của bạn chất lượng hơn.

Chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn những khả năng và kỹ năng của mình. Đồng thời các bạn cũng được khuyến khích đưa những phần khả năng và kỹ năng của mình vào CV. Hơn thế nữa, bài giảng sẽ đưa ra các bước để nhận định khả năng qua giáo dục và không qua giáo dục cũng như những kỹ năng có thể được liệt kê trong bản lý lịch của bạn. 

BƯỚC 1: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG CỦA BẠN

Phần phân loại dưới đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để giúp bạn liệt kê những khả năng, kỹ năng của mình cũng như gợi ý cách đưa những thông tin ấy vào bản lý lịch một cách hiệu quả nhất.

Bảng liệt kê dưới đây sẽ đưa ra theo luật xa gần—đó là chỉ ra một người nhìn nhận học vấn và kinh nghiệm của họ như thế nào, họ nhìn nhận những điều họ biết như thế nào. Sự hiểu biết rộng và hiểu biết sâu hay sự chín chắn trong nhận thức (khả năng suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo về thông tin nào đó) của các bạn sẽ giúp bạn đưa ra những khả năng và kỹ năng phù hợp.

Các bạn hãy quan sát bảng liệt kê dưới đây:

Intellectual Disposition

Sự hiểu biết rộng

CommitmentLời cam kết

CreativityÓc sáng tạo

CuriositySự ham hiểu biết

EnthusiasmSự hăng hái nhiệt tình

ImaginationSức tưởng tượng

Predisposition for DiscoveryThiên hướng tìm tòi, khám phá

Sympathy/EmpathySự thông cảm, đồng tình/ Sự thấu cảm

Intellectual MaturitySự hiểu biết sâu (Nhận thức chín chắn)

AnalysisSự phân tích

Assimilation of InformationSự nhận biết thông tin

CommunicationSự giao tiếp

ConceptualizationThuyết khái niệm

Critical JudgmentSự phê bình, đánh giá

Cultural PerspectiveTầm nhìn xa về văn hóa

Decision MakingĐưa ra quyết định

DiscriminationÓc phán đoán, óc suy xét

InterpersonalSự liên kết giữa cá nhân với nhau

Problem SolvingGiải quyết vấn đề

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng bảng liệt kê dưới đây như là một sự chỉ dẫn để viết một vài câu miêu tả khả năng và kỹ năng của bạn.

Sau đây bài giảng sẽ đưa ra vài ví dụ để hướng dẫn các bạn phát triển những câu tự nói về mình, bước đầu tiên trong việc phác họa những khả năng và kỹ năng của bạn. 

Ví dụ A và B sẽ miêu tả cụ thể, chi tiết những điều bạn có thể sử dụng để phác họa sự hiểu biết rộng và sâu của các bạn

Ví dụ A 

 sympathetic toward economically disadvantaged

 imaginative in creating scenarios for social change

  committed to community involvement in decision-making processes

Ví dụ B 

 committed to consensus in policy decisions

  effective utilization of mathematical and quantitative reasoning in marketing strategies

 enthusiastic development of profits

 employment of state-of-the-art communication techniques to interpersonal interactions

Bài tập ứng dụng: Sau khi quan sát hai ví dụ trên các bạn hãy tự mình ghi lại 5 điều hiểu biết sâu và rộng của mình vào chỗ trống dưới đây.

#Intellectual Disposition 

(Sự hiểu biết rộng )Intellectual Maturity 

(Sự hiểu biết sâu)

1. 

  

2. 

  

3. 

  

4. 

  

5. 

  

BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH KỸ NĂNG CỦA BẠN

Các bạn hãy ghi lại những khả năng và kỹ năng cũng như là những ứng dụng của chúng ở bài tập dưới đây. Các bạn đừng quan tâm đến việc chúng có thể xuất hiện như thế nào trong bản lý lịch của bạn bởi mục đích của bài tập là thu thập được càng nhiều càng tốt những thông tin về cá nhân bạn.

Các bạn hãy sử dụng phần liệt kê dưới đây như là phần chỉ dẫn đầu tiên để phác họa khả năng và kỹ năng của bạn. Phần trước đã đề cập đến cho các bạn rằng khả năng là kết quả của quá trình học tập, đào tạo. Khả năng sẽ phản ánh nội dung và kiến thức chủ yếu ở một số lĩnh vực sau:

1.• Accounting• Sự tính toán, giải thích

  

2.• Commmunication• Sự liên kết

  

3.• Economics• Kinh tế

  

4.• Humanities• Khoa học nhân văn

  

5.• Language• Ngôn ngữ

  

6.• Mathematics• Toán học

  

7.• Natural Sciences• Khoa học tự nhiên (thuộc thiên nhiên)

  

8.• Physical Sciences• Khoa học tự nhiên (thuộc vật chất)

  

9.• Quantitative Reasoning• Lý luận lượng

  

10.• Social Sciences• Khoa học xã hội

Mặt khác, kỹ năng lại phản ánh cách bạn ứng dụng những điều đã biết hoặc là bằng cấp công nhận khả năng, kỹ thuật hoặc tay nghề của bạn. Chúng được minh họa bởi những lĩnh vực dưới đây:

1.• Written/Spoken Language• Ngôn ngữ viết/ nói

  PrecisionSự chính xác

 FluencySự trôi chảy

 ClaritySự rõ ràng

  PersuasionSự thuyết phục

 ConcisionSự súc tích

  

2.• Information Processing• Xử lý thông tin

  SelectLựa chọn

 InterpretGiải thích

 Place Information into a Larger ContextĐặt thông tin vào văn cảnh

  

3.• Observation• Quan sát

  

4.• Research• Sự nghiên cứu

  

5.• Analysis• Sự phân tích

  

6.• Organization• Sự tổ chức

  

7.• Problem Solving• Giải quyết vấn đề

  

8.• Logical Reasoning• Lý luận lôgíc

  

9.• Historical Method• Phương pháp sử học

  

10.• Scientific Method• Phương pháp khoa học

  

11.• Stimulated Listening• Khuyến khích lắng nghe

  

12.• Rhetorical Style• Phong cách hùng biện

  

13.• Evaluation• Sự đánh giá, ước lượng

  

14.• Improvisation• Sự ứng khẩu, ứng biến

  

15.• Conceptualization• Thuyết khái niệm

  

16.• Counseling Theories• Lý thuyết hướng dẫn

  

17.• Advising• Khuyên nhủ

  

18.• Decision Making• Đưa ra quyết định

  

19.• Evaluation• Sự ước lượng

  

20.• Negotiation Strategies• Chiến lược đàm phán

  

21.• Argumentation 

• Luận chứng 

Khả năng sử dụng những kỹ năng đã lĩnh hội được qua quá trình học tập, đào tạo vào trong văn cảnh cụ thể của một người được gọi là khả năng ứng dụng (kiến thức và kỹ năng). Ví dụ một người có chuyên môn về ngôn ngữ sẽ có khả năng sử dụng kỹ năng về ngoại ngữ để dịch trong một hội nghị quốc tế.

Những nhà tuyển dụng nhân sự, những trường cao đẳng, đại học tất nhiên sẽ rất quan tâm đến những điều bạn biết và việc bạn biết được đến đâu. Tuy nhiên họ đặc biệt quan tâm đến việc bạn có thể ứng dụng những kiến thức và kỹ năng mà bạn đạt được vào công việc hoặc vị trí mà bạn xin tuyển hay không. Chính vì vậy đưa ra những khả năng, kỹ năng có thể ứng dụng được là hết sức cần thiết. 

Các bạn hãy quan sát ví dụ sau đây để thấy được sự liên kết giữa khả năng, kỹ năng và sự ứng dụng.

VÍ DỤ 

COMPETENCY

KHẢ NĂNGSKILL

KỸ NĂNGAPPLICATION 

ỨNG DỤNG

  

• Advanced Gaelic Classes Dublin University, Dublin, Eire, Ireland• Fluent in oral and written• Member, The Gaelic 

Gaelic League, New York, NY 

• Tutor, Beginning Gaelic, Boston College, Chestnut Hill, MA• Assistant coach, County Galway, Irish AILLIMH, 

Football Team, Galway, 

Ireland

 • Translated, from Gaelic to

English, paper on “Short 

History of Gaelic League,” 

2001

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy quan sát ví dụ và những bảng liệt kê trên, sau đó ghi lại những khả năng, kỹ năng và sự ứng dụng của các bạn vào bảng sau.

#COMPETENCY

KHẢ NĂNGSKILL

KỸ NĂNGAPPLICATION 

ỨNG DỤNG

1. 

  

2. 

  

3. 

  

4. 

  

BƯỚC 3: ĐỊNH MỨC NĂNG LỰC CỦA BẠN

Các bạn hãy sử dụng những kỹ năng mà bạn thu được sau thực hiện bước hai để đánh giá mức độ thành thạo của bạn trong việc sử dụng chúng. Bảng liệt kê dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Những từ hạn định đó sẽ giúp bạn miêu tả rõ mức năng lực của bạn. Các bạn hãy chú ý quan sát bảng dưới đây:

1. accurate (in)

2.adept (in, at)

3.advanced (knowledge of)

4.alert (in)

5.competent

6.concise

7.conversant (in)

8.detailed (knowledge of)

9.effective (in)

10.empathy

11.exceptional

12.exemplary

13.expert (in, at)

14.extraordinary

15. fluent (in)

16.functions (well)

17.gifted

18.good (at)

19.great

20.high (degree of)

21.intermediate (knowledge of)

22.judicious keen (sense of, understanding of)

23. knowledge (of)

24.master (master of)

25.perception (of)

26.perceptive

27.practical (experience in)

28.proficient (in)

29.relentless (in pursuit of)

30.rudimentary

31.sensitive (to)

32.skilled (at, in)

33.sophisticated (understanding of)

34.strong (sense of, background in)

35.successful (in, at)

36.uncommon

37.understanding (of)

38. unusual

BƯỚC 4: ĐƯA RA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẢM BẢO CHO NHỮNG KỸ NĂNG CỦA BẠN 

Ở bước này, các bạn cần đưa ra những giấy chứng nhận bất kể là bằng cấp, văn bằng, chứng chỉ mà bạn đã đạt được trong suốt quá trình học tập và tham gia đào tạo của mình. Ngoài ra các bạn cũng nên cân nhắc toàn bộ những kinh nghiệm mà bạn đạt được trong quá trình học tập để đạt được những giấy chứng nhận trên cũng như quyết định xem những kỹ năng nào là kết quả của việc học tập. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây:

VÍ DỤ 

 Professional Degree (business, law, medicine) 

 Credentials:

 Postgraduate (certificate)

 Specialization:

 Credentials:

 Graduate Degree (doctorate)

 Specialization:

  Credentials:

  Graduate Degree (master’s)

 Majors:

 Minors:

 Credentials:

 Undergraduate Degree (bachelor’s)

 Majors:

 Minors:

 Credentials:

Tiếp sau đây bài giảng sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ về việc xác định độ thành thạo của những kỹ năng mà bạn đạt được. Các bạn hãy quan sát kỹ ví dụ.

VÍ DỤ

SKILLS 

KỸ NĂNGLEVEL/DEGREE OF PROFICIENCY

MỨC ĐỘ THÀNH THẠO

Improvisation (music composition)Gifted trombonist; expert in creating extemporaneous 

jazz idioms using folk elements indigenous to 

southeastern United States; master in use of 

counterpoint rhythms

BƯỚC 5: ÔN LẠI 

Các bạn hãy xem lại toàn bộ bốn bước đã được giới thiệu ở trên sau đó tóm tắt lại những khả năng và kỹ năng quan trọng nhất mà bạn đã đạt được khi sử dụng chúng. 

Để quyết định xem kỹ năng nào là quan trọng nhất các bạn phải cân nhắc xem kỹ năng nào phù hợp và cần thiết nhất với công việc và vị trí mà bạn xin làm. 

Các bạn hãy lưu ý những yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến phần khả năng và kỹ năng mà bạn lựa chọn:

• Mục đích công việc 

• Chương trình hoặc vị trí mà bạn ứng tuyển

• Tầm quan trọng của việc đưa ra những khả năng và kỹ năng của bạn để quảng cáo bản thân cho người tuyển dụng

Khi đã thu thập được những thông tin đó các bạn hãy nhớ kỹ rằng mục đích của bạn sẽ quyết định nội dung bao gồm trong CV của bạn. 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy liệt kê năm khả năng và kỹ năng quan trọng nhất của mình vào chỗ trống dưới đây.

Bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được những khả năng và kỹ năng của mình, còn bài giảng hôm nay sẽ liệt kê những thành phần chủ yếu mà một bản lý lịch thường thấy để tạo dựng cho các bạn phần cơ sở giúp xác định nội dung cơ bản của CV. 

Thông thường một bản lý lịch sẽ gồm có những thành phần cơ bản sau:

1.• Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives• Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu

  

2.• Education• Học vấn

  

3.• Coursework• Khóa học

  

4.•Honors/Achievements/Awards/Kudos• Thành tích, giải thưởng

  

5.• Thesis/Dissertation Abstract• Phần tóm tắt luận văn, luận án

  

6.• Research Interests• Sở thích nghiên cứu

  

7.• Research and/or Laboratory Experience• Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm

  

8.• Teaching Interests and Experience• Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy

  

9.• Instrumentation Experience• Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc

  

10.• Specialized Skills• Những kỹ năng chuyên môn

  

11.• Publications/Presentations/Works-in-Progress• Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm

  

12.• Work Experience• Kinh nghiệm làm việc

  

13.• Professional Associations• Hội chuyên nghiệp

  

14.• Background• Kiến thức

  

15.• Community Service• Tham gia hoạt động cộng đồng

  

16.• Cocurricular Activities 

• Các hoạt động hợp tác

  

17.• Interests• Sở thích

  

18.• Travel• Du lịch

  

19.• References/Letters of Recommendation• Chứng nhận /Thư giới thiệu

  

Những thành phần trên không hạn chế, vì vậy các bạn nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. Các bạn hãy sắp xếp chúng theo quy tắc phần quan trọng nhất sẽ xuất hiện ở trên cùng còn phần dưới cùng là những thông tin ít được quan tâm nhất. 

Phần tiếp theo bài giảng sẽ mô tả cho các bạn cụ thể từng thành phần cũng như đưa ra những gợi ý giúp bạn chuẩn bị bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng cho mỗi thành phần. Những thông tin đó sẽ là bản lý lịch nháp trước khi các bạn đưa ra bản chính thức.

Các bạn hãy quan sát kỹ 4 chỉ dẫn sau:

1.Các bạn đừng cố ép mình phải hoàn thành tất cả các phần trong một lần. Hãy bắtt đầu với những thông tin quen thuộc về cuộc sống hàng ngày sau đó mới chuyển sang những phần yêu cầu phải có sự hệ thống chính xác hoặc tổ chức linh hoạt.

  

2.Ban đầu, các bạn chỉ nên tập trung vào phần nội dung. Hãy miêu tả chi tiết những kinh nghiệm của mình sau đó hãy xem lại kỹ càng để chọn lọc những thông tin quan trọng và cần thiết.

  

3.Các bạn hãy lờ đi những phần lặp lại trong số các thành phần của bản lý lịch, bởi những phần thừa đó sẽ được giản lược khi các bạn viết lại bản nháp của mình. Phần còn lại có thể được chọn lọc thêm khi các bạn hỏi ý kiến những chuyên gia hoặc giáo viên nhiều kinh nghiệm.

  

4.Các bạn hãy cân nhắc một trong hai phương án được thảo luận dưới đây để tổ chức thông tin của mỗi phần.

  

4.1.Phương án đầu tiên là bản tóm tắt theo mẫu sử dụng chương trình xử lý văn bản chuẩn do Yana Parker phát triển. 

Yana Parker miêu tả bản mẫu với phần cấu trúc rất chi tiết, cung cấp những phần hỗ trợ về đồ họa rất sinh động để đưa ra sản phẩm cuối cùng. 

Ngoài ra phương án này còn đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về những loại thông tin sẽ xuất hiện trong mỗi phần, vị trí cụ thể của chúng. 

Làm thế nào để liên kết mỗi phần thành một bản tập trung, mạch lạc và súc tích cũng là một vấn đề được đưa ra trong phương án đó. 

Yana Parker cũng cảnh báo rằng bản tóm tắt của các bạn sẽ không giống hoàn toàn phần mẫu mà phải phù hợp với khổ, mẫu của bản lý lịch. 

  

4.2Phương án hai là sử dụng bất kỳ chương trình xử lý văn bản nào để mô tả thành phần của bản lý lịch. Điều đó sẽ cho phép người viết linh hoạt hơn và dễ dàng sửa lại bản viết hơn trong toàn bộ quá trình. 

Sau đây các bạn hãy đi tìm hiểu chi tiết từng thành phần của bản lý lịch:

1. Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives ( Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu)

Đây là phần đầu tiên của bản lý lịch, đưa ra mục đích hay lý do bạn chuẩn bị và nộp bản lý lịch. Phần mục đích của bạn có thể chỉ cần gói gọn trong một câu cũng có thể là một đoạn văn ngắn nhưng cả hai đều phải đưa ra được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi viết bản lý lịch này.

Các bạn hãy chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu kỹ tất cả những chương trình đã tốt nghiệp hoặc chuyên nghiệp và những khu vực tuyển dụng khiến bạn thấy hứng thú. Sau đó các bạn hãy liên kết phần mục tiêu đã được trình bày một cách rõ ràng và lôgíc của mình với chương trình hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra các bạn nên tránh sử dụng ngôn ngữ tối nghĩa, mơ hồ để có thể truyền đạt đúng nhất mục đích của bạn. 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives

Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

2. Education (Học vấn)

Mục đích của phần này là đưa ra những khóa học các bạn đã từng tham gia, cung cấp những trường học bạn đã tốt nghiệp và những trường chuyên nghiệp mà bạn đã học. Qua đó nhà tuyển dụng tương lai của bạn sẽ nắm được tình hình chung về quá trình học tập của bạn.

Cụ thể, ở phần này các bạn nên đưa ra những thông số sau:

Thông số 

 • Ngày tốt nghiệp

  

 • Bằng cấp và ngày được nhận bằng

  

 • Văn bằng

  

 • Chứng chỉ

  

 • Tên trường đại học, cao đẳng hoặc những trung cấp chuyên nghiệp mà các bạn đã từng tham gia

  

 • Những môn học, chuyên đề mà bạn đã từng tham gia cùng với số điểm của mỗi phần.

  

 • Xếp hạng và điểm trung bình của mỗi bằng cấp mà bạn đã được nhận.

Các bạn hãy đặt những bằng cấp mà bạn đã tốt nghiệp cũng như những khóa học mà bạn đã hoàn thành đứng trước những văn bằng bạn chưa tốt nghiệp. Những thành tựu đáng kể như điểm cao trong một số môn cụ thể hoặc bất kỳ kiến thức nền bao quát nào bạn thu được trong quá trình học tập các bạn hãy làm nổi bật chúng. Nếu các bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp hay là ứng cử viên cho những giải thường danh giá, có giá trị các bạn hãy đề cập điều đó trong phần này.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Education 

Học vấn

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

3. Coursework (Khóa học)

Các bạn hãy dùng những bản sao mới nhất đưa ra đầy đủ thông tin về tên khóa học, miêu tả ngắn gọn những điểm được đánh giá cao của khóa học. Nhờ vậy nhà tuyển dụng mới có thể phân tích rõ ràng xem nội dung của khóa học có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không. Ngoài ra nếu bạn đưa ra số điểm mà bạn đã đạt được của một số môn học sẽ rất thuận lợi trong việc nêu bật sự thể hiện xuất sắc của bạn. 

Các bạn hãy liệt kê tất cả các cả các khóa học có thể hỗ trợ và làm tăng thêm mục đích chuyên nghiêp, công việc hoặc nghiên cứu của bạn.

Ví dụ, nếu như mục đích của bạn là tìm một vị trí về cố vấn tài chính có liên quan đến tiếng Đức và kiểm toán, chúng tôi gợi ý các bạn nên liệt kê những khóa học sau:

Coursework 

Khóa học

Accounting CoursesGerman Courses

  

Advanced StatisticsBibliography and Research Methods

  

Accounting Software ApplicationsHistory of the German Language

  

International AccountingHeidelberger and Berliner

  

Electronics Spreadsheet AnalysisRomantiker

  

Business ManagementGerman Philosophers

  

 Seminar Clemens Brentano

  

  Seminar Walther von der Vogelweide

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Coursework

Khóa học

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

4. Honors/Achievements/Awards/Kudos (Thành tích, giải thưởng)

Các bạn hãy liệt kê và miêu tả sơ lược những thành tích đáng kể, được công nhận mà bạn đã đạt được. Chúng có thể là thành tích học tập, những hoạt động cộng đồng, giải thưởng của khoa, giải thưởng thuộc thể thao. Ngoài ra các bạn cũng nên liệt kê những giải thưởng của của trưởng khoa, những xuất học bổng, những thành tích về chuyên môn hay đơn thuần chỉ là việc bạn là thành viên của một tổ chức chuyên ngành. 

Cũng giống như quy tắc chung, các bạn nhớ không đưa ra những thành tích hay giải thưởng từ thời trung học. Điều đó làm giảm giá trị của những thành tích hay giải thưởng của giai đoạn bạn sắp hoặc đã tốt nghiệp.

Tuy nhiên, nếu như bạn có thành tích hay hay giải thưởng nào đặc biệt mà bạn muốn giới thiệu, các bạn hãy bàn bạc với những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái của bạn xem có nên đưa chúng vào bản lý lịch hay không.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Honors/Achievements/Awards/Kudos

Thành tích, giải thưởng

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

5. Thesis/Dissertation Abstract (Phần tóm tắt luận văn, luận án)

Các bạn hãy tóm tắt ngắn gọn phần luận văn, luận án của mình rồi đưa thông tin đó vào bản lý lịch. Chúng có thể bao gồm tên đầy đủ của luận văn, luận án đó, ngày hoặc kỳ nộp bài. Các bạn hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái để đưa ra đoạn tóm tắt chất lượng, phù hợp và được đánh giá cao. 

Các bạn hãy lưu ý, một số môn học (ví dụ: Hóa học, Tâm lý học) sẽ có những mẫu viết tóm tắt riêng. Chính vì vậy nếu như bạn gặp phải những môn học như vậy các bạn hãy cố gắng tìm những sách hướng dẫn riêng cho lĩnh vực của bạn. Do phần mẫu cho từng môn học quá rộng, thời lượng của bài giảng không cho phép nên chúng tôi chỉ đưa ra tên một số sách để các bạn có thể tham khảo, tìm đọc nếu những môn học của bạn cần có những mẫu viết riêng.

1.American Society of Journalists & Authors Staff. Tools of the Trade: 

Successful Writers Tell All About the Equipment & Services They 

Find the Best. New York: HarperCollins, 1990.

  

2.American Psychological Association. Publication Manual of the 

American Psychological Association. 4th ed. Washington, DC: 

American Psychological Association, 2001.

  

3.Dodd, Janet S., and Marianne C. Brogan. The ACS Style Guide: A 

Manual for Authors and Editors. Washington, DC: American 

Chemical Society, 1997. 

  

4.Jordan, Lewis. The New York Times Manual of Style and Usage. New 

York: Quadrangle New York Times Book Co., 1999. 

  

5.Luey, Beth. Handbook for Academic Authors. rev. ed. Cambridge, MA: 

Cambridge University Press, 2002.

  

6. Zacharias, Johanna. A Style Guide for CBO. Washington, DC: 

Congress of the U.S., Congressional Budget Office, 1984. 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Thesis/Dissertation Abstract 

Phần tóm tắt luận văn, luận án

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

6. Research Interests (Sở thích nghiên cứu)

Các bạn hãy cố gắng miêu tả thật chi tiết, chính xác và rành mạch sở thích nghiên cứu của mình. Các bạn hãy cố gắng cân bằng giữa việc miêu tả rõ ràng và khái quát. Rõ ràng, rành mạch để đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích của bạn và chương trình, vị trí bạn đang muốn dự tuyển. Và miêu tả khái quát để loại bớt những phần không cần thiết mà bạn đang theo đuổi trong trường hợp mục đích nghiên cứu của các bạn khá linh hoạt. 

Làm cho bài viết cân bằng giữa hai yếu tố kể trên quả thực rất khó. Chính vì vậy phần này của bản lý lịch thường phải có sự tham khảo ý kiến, thảo luận với các giáo sư, giáo viên, đại diện của trường học và nhóm tuyển dụng sau này.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Research Interests

Sở thích nghiên cứu

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

7. Research and/or Laboratory Experience (Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm)

Các bạn hãy đưa ra chi tiết, cụ thể những kinh nghiệm làm nghiên cứu và thí nghiệm của bạn. Ngoài ra để có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng các bạn hãy đưa thông tin về kinh nghiệm hữu ích đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Hơn thế nữa các bạn hãy nhớ nêu tên gọi của từng dự án cũng như những thông tin liên quan đến việc xuất bản hoặc có tiềm năng xuất bản dự án đó.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên liệt kê tên của những giáo sư và những cá nhân khác đã và đang giám sát quá trình nghiên cứu của bạn. Điều đó khiến những thông tin bạn đưa ra xác thực và đáng tin cậy hơn.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Research and/or Laboratory Experience

Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm 

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

8. Teaching Interests and Experience ( Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy)

Ở phần này, các bạn chỉ nên miêu tả những kinh nghiệm và sở thích giảng dạy có thể đưa ra những tư liệu làm dẫn chứng. Có như vậy bạn mới chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. 

Tuy nhiên bạn cũng có thể đưa thêm vào bản lý lịch của mình những kinh nghiệm như làm trợ giảng hay kinh nghiệm lãnh đạo một nhóm học ở những phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu.

Teaching Interests and Experience 

Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

 Bài giảng trước chỉ mới liệt kê một phần của những yếu tố cơ bản mà một bản lý lịch thường thấy, chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ tiếp tục phần việc còn lại, tổng kết toàn bộ thành phần của CV, giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về nội dung của bản lý lịch.

9. Instrumentation Experience (Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc)

Nếu các bạn đã từng sử dụng những dụng cụ, máy móc tiêu chuẩn ở phòng thí nghiệm như cương liệu máy điện toán, máy chụp hay những thiết bị về hình ảnh hoặc âm thanh, các bạn hãy miêu tả kỹ càng những kinh nghiệm này. 

Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải kể những chi tiết bao quát, quá rộng về những dụng cụ máy móc đó. Nếu đưa ra những thông tin đó người tuyển dụng cũng không quan tâm.

Mặt khác, nếu các bạn đã từng sử dụng những thiết bị phức tạp tinh xảo về mặt kỹ thuật, đại diện cho mức độ phát triển hiện tại của các thành tựu kỹ thuật thì các bạn nên miêu tả cả những dụng cụ đó và phạm vi bạn sử dụng chúng. Khi đó trình độ và khả năng của bạn sẽ được đánh giá cao hơn. 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Instrumentation Experience

Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

10. Specialized Skills (Những kỹ năng chuyên môn)

Các bạn hãy xem lại những thông tin đã được giới thiệu ở cuối bài hai để đưa ra quyết định sẽ đề cập đến những kỹ năng nào trong phần này. Các bạn nên miêu tả kỹ những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, tổ chức hay kỹ năng phân tích, đánh giá của bạn và cả những phạm vi bạn đã sử dụng chúng. 

Ngoài ra, những kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ, công nghệ máy tính, nhu liệu điện toán,vv... các bạn cũng nên miêu tả giống với cách làm bên trên. 

Những sinh viên sắp tốt nghiệp bên cạnh việc miêu tả những kỹ năng đó còn cần nói rõ thêm mức độ thành thạo trong một số lĩnh vực nhất định. Các bạn hãy lưu ý rằng những lời miêu tả mập mờ, không rõ ràng chỉ chứng tỏ rằng bạn không thực sự thành thạo khi sử dụng những kỹ năng đó.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Specialized Skills

Những kỹ năng chuyên môn

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

11. Publications/Presentations/Works-in-Progress ( Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm)

Nếu bạn có những tác phẩm đã được xuất bản hoặc đồng xuất bản với người khác các bạn hãy cung cấp những phần miêu tả thuộc thư mục thích hợp. Ngoài ra, bạn chỉ nên đưa ra những bản thảo nếu chúng thực sự có tiềm năng được xuất bản. 

Bên cạnh đó, những họa sĩ và nhạc sĩ nên cung cấp những bản miêu tả hoàn chỉnh về quá trình sáng tác của mình.

Ngoài ra các bạn cũng nên miêu tả chi tiết những phần thuyết trình, chủ yếu là trước học viện hoặc những tổ chức học thuật. Những tài liệu đó nên bao gồm tên của bài thuyết trình, tên của tổ chức, địa điểm và thời gian của hội nghị.

Những bài thuyết trình trên lớp sẽ không được đề cập trến trong phần này. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn là sinh viên được chọn khoặc khuyến khích thuyết trình trước lớp nhờ sự thể hiện xuất sắc, vượt bậc hoặc do bạn đã nghiên cứu những đề tài được giảng dạy trên lớp thì những kinh nghiệm thuyết trình ấy nên được đưa ra. 

Nếu các bạn muốn làm nổi bật phần thuyết trình trước lớp các bạn có thể cân nhắc để tách chúng thành một phần riêng trong bản lý lịch.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Publications/Presentations/Works-in-Progress

Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

12. Work Experience (Kinh nghiệm làm việc)

Trong phần này, các bạn hãy liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc của mình bao gồm cả những công ciệc như giáo sinh thực tập, làm thêm dịp hè và làm theo thời vụ, chiến dịch. 

Các bạn hãy đưa ra những thông tin vắn tắt nhưng phải cụ thể về tinh thần trách nhiệm của mình khi làm những công việc kể trên. Những thông tin các bạn cần đưa ra nên bao gồm tên của tổ chức hoặc công ty, địa điểm và thời gian bạn tham gia.

Với mỗi cá nhân, các bạn hãy đưa những thông tin theo thứ tự của mức độ quan trọng dựa trên ý kiến đánh giá của riêng bạn. Ví dụ bạn muốn nhấn mạnh đến tên của công việc, vậy thì bạn hãy đặt chúng ở phần đầu. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây:

 EXPERIENCE 

KINH NGHIỆM

 Coach, Junior Tennis Teams, Hutto High School, Bainbridge, GA. Summer 1994

  

 Recreation Assistant/Counselor, City of Bainbridge Parks and Recreation Program, Bainbridge, GA. Summer 1993

  

 Research Assistant, Dean of Students Office, Bowdoin College. Wrote computer program for housing lottery. 1994

Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhấn mạnh đến tổ chức, công ty nơi bạn làm việc hoặc làm tình nguyện thì những thông tin ấy nên để lên đầu. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây:

RESEARCH EXPERIENCE

KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨUFORD FOUNDATION, Lagos, Nigeria 1991 

Trained and monitored 300 rural women to enhance 

development potential of their indigenous association; 

formed Abo Umulolo Women’s Cooperative as forum for 

installing motorised engines for cracking palm kernels and 

milling maze, beans, and cassava

UNICEF, Imo, Nigeria 

Research Consultant 1990 Monitored and evaluated 

impact of participatory approach to Rural Drinking Water 

Supply and Sanitation Project

Các bạn hãy lưu ý không đưa ra địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, công ty mà bạn làm việc nhưng phải bao gồm tên viết tắt của tỉnh, thành phố, bang theo qui ước của bưu điện Hoa Kỳ hoặc Canada.

Nếu các bạn có kinh nghiệm về chữa bệnh thì các bạn hãy quan sát cách đưa thông tin ở ví dụ dưới đây để học tập.

CLINICAL 

EXPERIENCE

KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH1993–1994UNIVERSITY OF MINNESOTA 

MENTAL HEALTH CENTER 

Minneapolis, MN 

Predoctoral Intern (APA approved)

  

 Researched data on adjustment of 

first semester National Merit 

Scholars under supervision of Dr. 

Sven Lindstrom.

Để đảm bảo việc miêu tả một cách toàn diện tất cả những kinh nghiệm của mình, các bạn nên thảo luận từng phần với những nhà tư vấn, giáo sư, giáo viên nhiều kinh nghiệm hoặc người điều hành của trung tâm phát triển việc làm tại trường của bạn.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Work Experience

Kinh nghiệm làm việc

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

13. Professional Associations (Hội chuyên nghiệp)

Các bạn hãy liệt kê tất cả những tư cách thành viên của mình ở trong các tổ chức như American Chemical Society, Modern Language 

Learned/ Association, American Psychological Association, Mathematical Association of America,vv...

Việc gia nhập những hội đó có thể được coi là thước đo mức độ nhiệt tình của các bạn đối với ngành mình đang học. Một điều thuận lợi khi tham gia những tổ chức đó là họ thường xuất bản những tạp trí chuyên ngành viết về lĩnh vực họ quan tâm.

Ngoài ra, những tổ chức này thường xuyên triệu tập những hội nghị quốc gia và quốc tế, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các bạn giao lưu với những học giả khác. Hơn thế nữa, đó cũng là nguồn thông tin rất phong phú về những cơ hội việc làm trong lĩnh vực đó.  

Dưới đây, bài giảng sẽ đưa ra một số những hội chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và Canada để các bạn tham khảo:

 HOA KỲ 

AnthropologyAmerican Anthropological Association 

4350 North Fairfax Drive, Suite 640 

Arlington, VA 22202 

Tel: (703) 528-1903 

Fax: (703) 528-3546 

Internet: www.aaanet.org 

ArchitectureAmerican Institute of Architects 

1735 New York Avenue NW 

Washington, DC 02215-5292 

Tel: (202) 626-7300 

Fax: (202) 626-7426 

Internet: www.aia.org 

ArtsAmerican Council for the Arts 

1 East Fifty-Third Street 

New York, NY 10022 

Tel: (212) 233-2787 

Fax: (212) 980-4857 

Internet: www.artsusa.org 

ChemistryAmerican Chemical Society 

1155 Sixteenth Street NW 

Washington, DC 20036 

Tel: (202) 872-4600 

Fax: (202) 872-4615 

Computer ScienceComputing Research Association 

1100 Seventeenth Street NW, Suite 507 

Washington, DC 20036-4632 

Tel: (202) 234-2111 

Fax: (202) 667-1066 

E-mail: [email protected] 

Internet: http://cra.org 

EconomicsAmerican Economic Association 

2014 Broadway, Suite 305 

Nashville, TN 37203-2418 

Tel: (615) 322-2595 

Fax: (615) 343-7590 

E-mail: [email protected] 

GeographyAmerican Geographical Society 

4220 King Street 

Alexandria, VA 22303 

Tel: (703) 379-2480 

Fax: (703) 379-7563

HistoryAmerican Historical Association 

400 A Street SE 

Washington, DC 20003-3889 

Tel: (202) 544-2422 

Fax: (202) 544-8307 

E-mail: [email protected] 

LanguageModern Language Association of America 

10 Astor Place 

New York, NY 10003-6981 

Tel: (212) 475-9500 

Fax: (212) 477-9863 

Internet: www.mla.org 

 CANADA

Sociology and AnthropologyCanadian Sociology and Anthropology Association 

Concordia University 

1445, boulevard de Maisouneuve ouest 

bur. LB-615 

Montréal, QC H3G 1M8 

Tel: (514) 848-8780 

Fax: (514) 848-4539 

Architecture

The Royal Architecture Institute of Canada 

55 Murray Street, Suite 330 

Ottawa, ON K1N 5M3 

Tel: (613) 241-3600 

Fax: (613) 241-5750

Society for the Study of Architecture in Canada 

Box 2302, Suite D 

Ottawa, ON K1P 5W5 

Tel: (416) 961-9956 

Fax: (416) 585-2389 

ArtsCanadian Conference of the Arts/Conférence canadienne des arts 

c/o Keith Kelly, National Director 

189 Laurier Avenue E 

Ottawa, ON K1N 6P1 

Tel: (613) 238-3561 

Fax: (613) 238-4849 

E-mail: [email protected] 

ChemistryThe Chemical Institute of Canada 

130 Slater Street, Suite 550 

Ottawa, ON K1P 6E2 

Tel: (613) 232-6252 

Fax: (613) 232-5862 

E-mail: [email protected] 

Internet: www.chem-inst-can.org 

Computer ScienceComputing Research Association 

1100 Seventeenth Street NW, Suite 507 

Washington, DC 20036-4632 

Tel: (202) 234-2111 

Fax: (202) 667-1066 

E-mail: [email protected] 

Internet: http://cra.org 

EconomicsCanadian Economics Association 

University of Toronto 

Department of Economics 

150 St. George Street 

Toronto, ON M5S 3G7 

Tel: (416) 978-6295 

Fax: (416) 978-6713 

E-mail: [email protected] 

Geography

Canadian Association of Geographers/L’Association canadienne des geographes 

Burnside Hall 

McGill University 

805 rue Sherbrooke ouest 

Montréal, QC H3A 2K6 

Tel: (514) 398-4946 

Fax: (514) 398-7437 

E-mail: [email protected]

Royal Canadian Geographical Society 

39 McArthur Avenue 

Vanier, ON K1L 8L7 

Tel: (613) 745-4629 

Fax: (613) 744-0947 

HistoryCanadian Historical Association/Société historique du Canada 

395 Wellington Street 

Ottawa, ON K1A 0N3 

Tel: (613) 233-7885 

Fax: (613) 567-3110 

E-mail: [email protected] 

LinguisticsCanadian Linguistic Association, Inc./L’Association canadienne de 

liguistique inc. 

Memorial University 

St. John’s, NG A1C 5S8 

Tel: (709) 737-8255 

Fax: (709) 737-2135 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Professional Associations

Hội chuyên nghiệp

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

14. Background (Kiến thức)

Phần này được đưa ra để liệu trước trường hợp người ứng tuyển bị yêu cầu phải cung cấp thêm những kiến thức hoặc thông tin không được đề cập đến ở những phần khác của bản lý lịch.

Bên cạnh đó, phần này cũng có thể bao gồm những thông tin về tư cách và quyền công dân, nơi cư trú ở nước ngoài hoặc những quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc ít quen thuộc.

Các bạn có thể quan sát ví dụ sau: 

 BACKGROUND 

 Dual Japanese/Canadian citizenship with permanent residence in the United

States. Past residence in the Netherlands and Canada. Fluent in Japanese;

conversant in Dutch.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Background

Kiến thức 

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

15. Community Service (Tham gia hoạt động cộng đồng)

Phần này sẽ bao gồm những công việc tình nguyện, những đóng góp, cống hiến cho cộng đồng hoặc tư cách thành viên của những ủy ban liên kết giữa các trường đại học.

Phần này có thể sẽ bị trùng lặp với những hoạt động hợp tác giảng dạy của những sinh viên chưa tốt nghiệp.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Community Service

Tham gia hoạt động cộng đồng 

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

16. Cocurricular Activities (Các hoạt động hợp tác)

Ở phần này, các bạn hãy liệt kê và miêu tả những chương trình và những hoạt động ở trường học mà bạn đã từng tham gia rất tích cực. Bài giảng sẽ đưa ra cho các bạn một số ví dụ như: hội thể thao, hội phụ nữ (thuộc trường đại học), hội sinh viên đại học, câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ ngôn ngữ. 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Cocurricular Activities

Các hoạt động hợp tác 

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

17. Interests (Sở thích)

Phần này sẽ bao gồm những thú tiêu khiển, giải trí như ngắm cảnh, sưu tập tem, chơi cờ, chơi bóng bầu dục hay nghe nhạc hoặc một số thú sưu tầm những thứ đặc biệt như vỏ bút, nắp chai, vv...

Các bạn nên liệt kê những sở thích đó thành một phần riêng và đặt ở một vị trí phù hợp trong bản lý lịch tùy theo cách nhìn nhận, đánh giá của bạn. 

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Interests

Sở thích

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

18. Travel (Du lịch)

Phần này sẽ bao gồm những chuyến du lịch quốc tế mở rộng như là những khóa học ở nước ngoài, vì vậy các bạn không nên liệt kê những chuyến đi chơi với tư cách là khách du lịch. 

Mặt khác, nếu các bạn có những chuyến du lịch nội địa liên quan đến mục tiêu của công việc thì bạn hãy liệt kê vào bản lý lịch của mình. 

Khi thích hợp các bạn hãy liệt kê những thành phố, bang, vùng và nước theo thứ tự abc cùng với những miêu tả về thời gian của chuyến đi và những kinh nghiệm mà bạn thu được. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây:

 ACADEMIC STUDY ABROAD 

 Sea Semester, Greece, summer of 2000 

Semester spent on schooner to study marine life and to maintain ship

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

Travel

Du lịch

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

19. References/Letters of Recommendation (Chứng nhận /Thư giới thiệu)

Trong bản lý lịch, đây là phần không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn viết thì bạn chỉ cần liệt kê tên của những cá nhân đã viết thư giới thiệu cho bạn.

Về phương thức trình bày, nếu cảm thấy phù hợp bạn chỉ cần chọn một trong hai cách sau để đưa ra giấy chứng nhận trong bản lý lịch của bạn:

1.Sắp xếp giấy ủy nhiệm sẵn có theo tên của tổ chức hoặc cơ quan tương ứng

  

2.Chứng nhận sẵn có theo yêu cầu

Những giáo sư đại học, trưởng khoa hoặc những người giám sát quá trình làm việc của bạn thường là những người được đề nghị chứng nhận. Tuy nhuên các bạn hãy hỏi ý kiến của họ và nếu như được cho phép các bạn mới được khi đưa tên họ vào phần này.

Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.

References/Letters of Recommendation

Chứng nhận /Thư giới thiệu

Preliminary Version Bản nháp sơ bộ 

Revised Version Bản duyệt lại 

Final Version Bản nháp cuối cùng 

Như vậy, bài giảng đã đưa ra cho các bạn 19 thành phần cơ bản cần có trong bản lý lịch. Tuy nhiên các bạn lưu ý đây chỉ là phần hướng dẫn, gợi ý cho các bạn. Ngoài những thông tin cơ bản đó các bạn có thể đưa thêm hoặc lược bỏ một số thông tin làm sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển cũng như là quan niệm của cá nhân bạn.

Những bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được khả năng và kỹ năng của mình cũng như giới thiệu cho các bạn thành phần chủ yếu mà một bản lý lịch thường thấy. Vì vậy bài giảng hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách đánh bóng thông tin để bản lý lịch của bạn hiệu quả và thuyết phục nhất cũng như đưa ra cho các bạn những bản lý lịch mẫu để các bạn tham khảo. 

POLISHING YOUR CV (ĐÁNH BÓNG BẢN LÝ LỊCH CỦA BẠN)

Các bài giảng trước tập trung chủ yếu vào phần nội dung của bản lý lịch mà không đề cập đến những vấn đề như đối tượng nhận đơn, thông lệ khi viết bản lý lịch và cách trình bày (khổ, cách bố trí, vv...). Vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn những yếu tố nêu trên. 

Để có một bản lý lịch hiệu quả bạn không nên chỉ tập trung vào phần thông tin đưa ra mà còn phải lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ, việc sử dụng đúng ngữ pháp và văn phong mạch lạc. 

Các bạn nên lưu ý đến những phần sau: 

ĐỐI TƯỢNG NHẬN ĐƠN

Bản lý lịch được dùng để truyền đạt thông tin cho những người có những điểm tương đồng về mặt kiến thức, từ vựng trong một lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy điều quan trọng cần lưu ý là khi miêu tả kinh nghiệm của mình các bạn hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lĩnh vực đó. 

Bên cạnh đó, các bạn hãy nhớ rằng đây không phải là thời điểm để các bạn khiêm tốn, các bạn hãy tự ủng hộ và tán thành mình trước tiên. 

Xác định được rõ đối tượng sẽ đọc bản lý lịch của bạn là điều cần thiết bởi nhờ vậy các bạn sẽ lựa chọn được thông tin và cách viết cho phù hợp, tạo thiện cảm với người đọc. 

THÔNG LỆ VIẾT, NGỮ PHÁP VÀ VĂN PHONG

Các bạn hãy sử dụng lối viết tự tin, có căn cứ những cũng hết sức sinh động đủ để thuyết phục người đọc xuyên suốt toàn bộ bản lý lịch của bạn. Ngoài ra các bạn hãy cố gắng để phần nội dung và cấu trúc của bản lý lịch nhất quán, ngắn gọn súc tích. 

Bên cạnh đó, các bạn hãy lưu ý sử dụng phong cách viết điện báo (vắn tắt) và tránh dùng ngôi thứ nhất. Các mạo từ cũng nên dùng một cách chọn lọc, không sử dụng bừa bãi.

Ngữ pháp và chính tả phải chính xác tuyệt đối, tuân thủ đúng những qui tắc chuẩn về ngữ pháp và dấu câu. Hơn thế nữa, các bạn nên sử dụng ngữ chủ động, thì của câu phải luôn đồng nhất với thời điểm của những hành động bạn liệt kê cũng như với những cụm cấu trúc ngữ pháp ngang hàng.

Các bạn nên tránh sử dụng dấu chấm than và thán từ. Những từ viết tắt chuẩn theo qui tắc của bưu điện nên được sử dụng ở những chỗ thích hợp. Ví dụ: NM thay thế cho New Mexico, AK để chỉ Arkansas, ON viết tắt cho Ontario, và QC muốn nói đến Quebec. 

Hơn thế nữa, các bạn hãy nhờ một vài đồng nghiệp hoặc bạn bè đưa ra ý kiến phê bình cho bản lý lịch nháp của bạn để sửa lại. Nếu bạn nhờ được những chuyên gia tư vấn, giáo sư, giáo viên nhiều kinh nghiệm phê bình thì thực sự rất tốt. 

Có một điều các bạn nên nhận định rõ ràng rằng bạn sẽ không đồng tình với tất cả những lời phê bình đó, tuy nhiên quan trọng là bạn phải biết đánh giá để sửa đổi lại bản lý lịch (cả về nội dung và bố cục) để có thể làm bạn cũng như nhà tuyển dụng thấy hài lòng.

Bản lý lịch là yếu tố đại diện cho bạn và là điều gây ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng nên các bạn hãy viết thật cẩn thận, bản lý lịch phải thật hoàn hảo. Chính vì vậy các bạn nên xem lại, duyệt lại cẩn thận, dò lỗi và chỉnh sửa từng bản nháp một. 

Sau đây bài giảng sẽ định nghĩa rõ cho các bạn về qui trình duyệt lại bài, chỉnh sửa và dò lỗi để các bạn dễ nắm bắt.

• Revising (Duyệt lại bài):

Đây là quá trình các bạn xem lại và đưa ra những thay đổi về cả nội dung và cấu trúc bản lý lịch.

• Editing (Chỉnh sửa): 

Đây là quá trình các bạn xem lại và đưa ra những thay đổi về cấu trúc câu, những phần ngữ pháp cơ bản và phần lựa chọn từ.

• Proofreading (Dò lỗi): 

Đây là quá trình các bạn xem kỹ lại và sửa những lỗi về cách dòng, lỗi in, lỗi chính tả.

Sau khi đã đưa ra được bản lý lịch cuối cùng, hoàn thiện nhất các bạn hãy in ra một bản và lưu file trên máy tính cẩn thận. Các bạn hãy liên tục cập nhật thông tin cho bản lý lịch của mình, mỗi năm một lần hoặc khi bạn có thêm thông tin cần được bổ sung.

SẮP XẾP, TRÌNH BÀY

Các bạn hãy sử dụng máy tính để viết bản lý lịch sau đó in ra giấy. Về phông chữ, các bạn có thể chọn phông Times New Roman hoặc Tahoma. Còn về cỡ chữ, cỡ 10 hoặc 12 là vừa phải và dễ đọc.

Các bạn hãy dùng cách dòng đơn trong cùng một phần và cách dòng đôi giữa các phần với nhau. Các bạn có thể lùi đầu dòng và tạo những chỗ trống để giúp nhà tuyển dụng đọc dễ dàng hơn.

Để nhấn mạnh và làm bản lý lịch của mình đa dạng các bạn hãy gạch chân, viết hoa và bôi đen, in nghiêng những thông tin cần làm nổi bật. Tuy nhiên nếu các bạn đã viết hoa tất cả cụm thì không nên gạch chân cụm đó. Ngoài ra các bạn không nên dùng một thủ thuật nhấn mạnh với nhiều hơn một thông tin.

Các bạn cũng nên tránh miêu tả dài dòng những kinh nghiệm làm việc và học chuyên ngành của mình. Bởi một phần miêu tả dài hơn sáu dòng có thể gây khó khăn cho người đọc trong việc định hướng và tiếp nhận thông tin. Vì vậy các bạn hãy lựa chọn nội dung thật súc tích. 

 Bài giảng trước đã hướng dẫn bạn cách đánh bóng bản lý lịch của bạn còn bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một cách đánh bóng CV khác, không kém phần quan trọng. Đó là soạn thư từ trao đổi với những cá nhân hoặc tổ chức có thể đáp ứng được mục tiêu công việc của các bạn. Viết những lá thư hiệu quả là yếu tố then chốt trong quá trình tìm việc và ứng tuyển. 

Cover letter là thư gửi kèm với bản lý lịch của các bạn. Nó được định nghĩa, định hình theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người viết.

Có nhiều loại cover letter như thư xin ứng tuyển, thư thông báo thay đổi, thư chấp nhận hay thư chỉ định

Cùng với cover letter, quá trình tìm việc và ứng tuyển có thể đòi hỏi các bạn phải viết thêm những dạng thư khác như thư thăm dò, thư tìm việc, thư cảm ơn, thư xin rút. Cuối bài giảng các bạn sẽ được giới thiệu những lá thư mẫu của những loại đã kể trên để tham khảo.

OBJECTIVES OF CORRESPONDENCE (MỤC TIÊU CỦA THƯ TRAO ĐỔI) 

Một lá thư trao đổi được viết tốt phải đáp ứng được những mục tiêu sau đây: 

• Tạo cơ hội cho người viết đưa ra mục đích của họ khi gửi bản lý lịch cho một đối tượng cụ thể nào đó

• Cho phép người viết có thể hướng mối quan tâm trực tiếp đến những kỹ năng cụ thể được người đọc quan tâm và đánh giá cao

• Giúp người viết trình bày cụ thể lý do tại sao họ hứng thú với vị trí, công việc, tổ chức đó

• Mở ra cánh cửa cho sự trao đổi sâu hơn và xuyên suốt

Mặc dù thư trao đổi khá linh hoạt về nội dung, giọng văn, văn phong và những điểm tập trung nhấn mạnh, nhưng phần cấu trúc và bố cục cốt yếu thì nên tuân thủ theo những phần hướng dẫn đã được công nhận rộng rãi.

Các bạn hãy xem xét thật cẩn thận bài viết của mình, phải trình bày thật rõ ràng, thuyết phục, chân thực và ngắn gọn, súc tích. Chỉ khi đáp ứng được những điều đó các bạn mới có thể tạo ra bức thư chất lượng nhất cũng như lột tả hết cảm xúc thật của bạn.  

Về phần ngữ pháp, những điều lưu ý khi viết hay văn phong, bố cục, hình thức thì các bạn hãy xem lại những qui tắc khi viết bản lý lịch bởi viết thư cũng yêu cầu giống như vậy.

Sau khi đã hoàn thiện phần thư gửi kèm các bạn hãy in ra rồi dò lỗi vài lần để tìm những lỗi chính tả, ngữ pháp, cấu trúc, bố cục không hiệu quả hay lỗi in.

Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tìm việc và ứng tuyển. Thư gửi kèm có tốt hay không sẽ quyết định việc bạn được gọi đến phỏng vấn hoặc không.

CHARACTERISTICS OF EFFECTIVE CORRESPONDENCE (ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BỨC THƯ TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ)

• Gửi thư của bạn đến người có thẩm quyền (có thể tuyển dụng bạn hoặc tác động để bạn được nhận). Nếu có thể các bạn hãy gửi đến một người cụ thể chứ không gửi đến phòng, ban hay công ty chung chung.

• Các bạn hãy lưu ý ghi tên người, chức vụ, phòng ban hoặc công ty chính xác, tránh viết sai chính tả. Nếu không các bạn sẽ tạo ấn tượng không tốt với người nhận thư.

• Các bạn hãy tìm hiểu thật nhiều và chi tiết về vị trí, công ty, tổ chức mà bạn đang ứng tuyển.

• Các bạn hãy sử dụng giọng văn sao cho thể hiện được sự thích thú và say mê của bạn với công việc bạn đang ứng tuyển.

• Các bạn hãy tỏ ra chuyên nghiệp, nhiệt tình và thân thiện.

• Các bạn hãy xác định cụ thể điều bạn mong muốn và những điều bạn có thể đáp ứng.

• Các bạn hãy làm mình nổi bật hơn hẳn so với những người ứng tuyển khác. Cố gắng đưa ra ít nhất một điều khiến bạn đặc biệt nổi trội cũng như khiến bạn phù hợp với vị trí hoặc chương trình mà bạn đang ứng tuyển.

GUIDELINES FOR EFFECTIVE CORRESPONDENCE (CHỈ DẪN ĐỂ VIẾT MỘT LÁ THƯ TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ)

Eric Martin and Karyn Longhorne, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "How to Write Successful Cover Letters", đã cung cấp những thông tin quan trọng về quá trình tự đánh giá điểm mạnh của bạn, sở thích và phong cách cá nhân. Đó chính là bước mở đầu quan trọng trước khi các bạn bắt tay vào viết thư. Ngoài ra, họ cũng cung cấp những thông tin bổ ích giúp xác định những điều các bạn cần biết về cá nhân hoặc tổ chức mà bạn ứng tuyển để định hướng cho lá thư của bạn.

• Các bạn hãy sử dụng những từ khóa và cụm từ để chỉ về những kỹ năng của bạn cũng như những thông tin về nghề nghiệp, môn học của bạn để người đọc có thể dề dàng nắm bắt và hiểu phần nào về bạn. Ngoài ra những phần quảng cáo, giới thiệu hay sách miêu tả về công ty, tổ chức đó cũng nên được giới thiệu bằng từ khóa và cụm từ. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tổ chức hoặc cá nhân bạn đang trao đổi qua thư. 

• Có một điều cốt yếu các bạn cần hiểu đó là giọng văn của bức thư sẽ phản ánh nội dung chính mà bạn muốn truyền đạt. Chính vì vậy, các bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng ngôn ngữ cũng như cấu trúc của bức thư thể hiện được những đặc điểm tích cực như chín chắn, kỹ càng trong công việc, hăng hái, nhiệt tình, thông minh, sáng tạo, có nghị lực, có tính tổ chức,vv... Các bạn hãy cố gắng tập trung, đi sâu vào những kỹ năng phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.

• Richard Beatty, tác giả của cuốn sách "The Perfect Cover Letter" khẳng định rằng thư đi kèm nên được viết theo hướng mà người nhận muốn đọc. Chính vì vậy trước khi viết các bạn hãy phân tích rõ mong muốn và nhu cầu của người đọc. Điều này sẽ hướng bức thư theo nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức mà các bạn ứng tuyển. Để có thể làm được điều đó, trước khi viết các bạn hãy tự hỏi mình xem trong số những kỹ năng của bạn kỹ năng nào sẽ khiến người đọc đặc biệt quan tâm, khi đã có câu trả lời các bạn hãy đưa phần đó vào thư đi kèm.

• Phần thư trao đổi chỉ nên gói gọn trong một trang. Tuy nhiên, vẫn chưa có phần hướng dẫn chung và cụ thể về quy ước đó nên cũng có những trường hợp thư đi kèm có thể vượt quá một trang. Cụ thể đó là những trường hợp các bạn phải tập trung vào nội dung trao đổi của thư hơn là để ý đến những quy ước về độ dài của thư đi kèm. 

• Điều quan trọng là các bạn phải đưa ra được những thông tin cụ thể phản ánh mục đích viết thư đi kèm, ví dụ: ngày bạn sẽ được nhận vào làm, mức lương và những ưu đãi bạn muốn được nhận hoặc thông tin về những cá nhân đã đồng ý viết thư giới thiệu cho bạn.

• Thư đi kèm nên bao gồm những thông tin cụ thể và phù hợp miêu tả quá trình học tập và làm việc của các bạn cũng như những kỹ năng, sở thích, vv... nhưng phải thật ngắn gọn, súc tích và nổi bật. Điều đó sẽ khiến người đọc hứng thú tìm hiểu kỹ thêm những thông tin của bạn trong bản lý lịch.

MARKETING & DISTRIBUTING YOUR CURRICULUM VITAE (TIẾP THỊ & PHÂN PHỐI BẢN LÝ LỊCH CỦA BẠN)

Những bài giảng trước chủ yếu đi sâu vào phần nội dung và chất lượng của bản lý lịch cũng như thư đi kèm, vì vậy bài giảng hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách tiếp thị và phân phối chúng. Điều đó cũng không kém phần quan trọng, quyết định đến khả năng nhận được việc làm của các bạn. 

Việc này cũng đòi hỏi ở các bạn sự sáng tạo, tính tỉ mỉ, kỹ lưỡng và sự tập trung để có thể đạt được mục tiêu đã định. Các bạn hãy coi quá trình phân phối bản lý lịch và thư gửi kèm là công cụ cốt yếu để tự tiếp thị bản thân.

Để tiếp thị một cách hiệu quả các bạn cần sử dụng những chiến lược phù hợp với tính cách của bạn cũng như đủ khiến bạn thấy thoải mái khi đưa bản lý lịch của mình ra cho người khác đánh giá. Chính vì vậy nếu bạn là một người dè dặt thì không nên sử dụng chung chiến lược với một người thích giao du.

Những chiến lược tiếp thị và phân phối nên gồm có:

• Sự phù hợp, tương đồng giữa mục tiêu nghề nghiệp và chiến lược tiếp thị của các bạn. Những mục tiêu khác nhau cần có những chiến lược khác nhau thì mới đem lại kết quả tốt. Hơn thế nữa các bạn cần phải đảm bảo rằng thông tin trong bản lý lịch của bạn phải bổ trợ cho mục tiêu về nghề nghiệp của bạn.

• Các banh hãy nghiên cứu kỹ những phương hướng và kỹ năng bạn đã đạt được để thu thập thông tin về cá nhân hoặc tổ chức bạn định liên hệ. Kết quả của sự điều tra này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đàm phán mà các bạn sử dụng để có thể được phỏng vấn. Chính vì vậy các bạn hãy cố gắng thu thập thật nhiều thông tin quan trọng về nhà tuyển dụng để có thể nâng cao cơ hội cho chính mình.

• Các bạn phải tự quản lý việc tiếp thị và phân phối bản lý lịch cũng như thư đi kèm của mình. Điều đó có nghĩa là các bạn phải quan tâm kỹ lưỡng đến những vấn đề như quản lý thời gian cho hợp lý, ghi chép cẩn thận thông tin hay những chiến lược tiếp theo và những chiến lược thương lượng, đàm phán. Các bạn cần biết chính xác, cụ thể mình đang ở vị trí nào trong toàn bộ quá trình để có thể kiểm soát được từng yếu tố, điều đó sẽ đảm bảo sự thành công của kết quả bạn mong muốn.

Tự quản lý có thể được coi là vấn đề khó khăn nhất trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và phân phối bản lý lịch và thư đi kèm. Mặc dù ở bài giảng đầu tiên, một số vấn đề về tâm lý liên quan đến việc chuẩn bị bản lý lịch đã được giải quyết nhưng ở bài giảng này vẫn cần phải đưa ra một vài vấn đề liên quan đến việc quản lý tâm lý,

Đối với một số cá nhân thời gian tồi tệ nhất khi tìm việc là họ không có sẵn một vị trí nào cả và phải chịu sức ép bắt buộc phải tìm được một công việc trong thời gian ngắn. Áp lực của việc phải tìm được việc có thể dẫn đến sự không tương xứng, phù hợp giữa bản lý lịch của các bạn và chiến lược tiếp thị, điều đó sẽ lấy đi những cơ hôi thực sự của các bạn.

Cũng như vậy, thời hạn ứng tuyển đang treo lơ lửng có thể gây ra sự hoang mang, hoảng sợ đối với một số người và dẫn đến kết quả không được như mong đợi.

Tuy nhiên cũng có một số người được tiếp thêm nghị lực bởi thời hạn ứng tuyển hoặc tình trạng thất nghiệp đang treo lơ lửng trước mặt họ, họ làm việc tốt hơn khi có áp lực. Bởi trong một số trường hợp, nếu các bạn làm được điều gì đó trong những phút cuối thì sẽ cảm thấy rất vinh dự và được đề cao.

Cho dù bạn sử dụng phương thức quản lý nào thì cũng nên lưu ý đến khả năng và giới hạn của phương thức đó. Điều đó sẽ giúp các bạn xây dựng và quản lý những chiến lược tiếp thị và phân phối một cách phù hợp. 

DISTRIBUTION & MARKETING CHECKLIST (DANH SÁCH KIỂM VỀ PHÂN PHỐI VÀ TIẾP THỊ)

Danh sách kiểm sau sẽ giúp phần phân phối và tiếp thị bản lý lịch cũng như thư gửi kèm của các bạn dễ dàng và hiệu quả hơn. Các bạn hãy sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu của bạn rồi ứng dụng chúng.

1.Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn, giáo sư hoặc những giáo viên giàu kinh nghiệm về việc tiếp thị và phân phối bản lý lịch của bạn trong lĩnh vực, chuyên ngành phù hợp.

  

 Trau dồi khả năng chuẩn bị, viết lại những chú ý quan trọng và giữ tiến độ làm việc nhanh, phù hợp với mục tiêu về tiếp thị và phân phối bản lý lịch mà bạn đã đề ra.

Các bạn hãy chuẩn bị một danh sách về những trường hợp có khả năng được nhận và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng trên quan điểm, lập trường của bạn.

Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu giữ lại toàn bộ những phần thư trao đổi bạn đã viết và gửi. Tất cả những thông tin đó sẽ giúp bạn duy trì những chiến lược tiếp theo một cách hiệu quả.

  

2.Các bạn hãy lưu số của những tổ chức hoặc cá nhân mà bạn đã liên hệ trong giới hạn bạn có thể kiểm soát, quản lý được.

Trong khi việc phân phát số lượng lớn bản lý lịch có thể tạo ra cảm giác bạn đã hoàn thành tốt thì những chiến lược tiếp theo sẽ hết sức khó khăn để có thể quản lý. 

Chính vì vậy các bạn hãy chú ý gửi thông tin của mình ở những thời điểm khác nhau để có thể nhận được những phản hồi ở các giai đoạn khác nhau. Như vậy khả năng thành công sẽ cao hơn.

  

3.Các bạn hãy gửi kèm bản lý lịch và thư trao đổi đơn xin việc, đơn xin cấp học bổng, vv..., điều đó sẽ giúp bản lý lịch của các bạn được quan tâm hơn.

Chính vì vậy ngay cả trong trường hợp chúng không được yêu cầu các bạn cũng nên gửi kèm trừ khi những nhà tuyển dụng hoặc tài trợ ngăn cấm điều đó.

Các bạn hãy điền đầy đủ những thông tin được yêu cầu ở trong đơn. 

Tuy nhiên, khi không đủ chỗ để điền hoặc các bạn được hướng dẫn, khuyến khích gửi kèm một tờ giấy khác ghi những thông tin đó thì bạn nên làm theo chỉ dẫn.

  

4.Các bạn hãy đưa ra bản lý lịch và thư gửi kèm khi đề nghị được biết thông tin về vị trí không được thông báo, quảng cáo. 

Việc đưa ra bản lý lịch và thư gửi kèm có thể giúp bạn không bị động trong trường hợp bị yêu cầu nộp những hồ sơ đó.

  

5.Các bạn chỉ nên dùng loại giấy chất lượng tốt và tương ứng với phong bì cho bản CV của bạn. 

Các bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn, giáo viên nhiều kinh nghiệm về màu được chấp nhận của bản lý lịch trong lĩnh vực, chuyên môn của bạn.

COMMON QUESTIONS ABOUT CVS (NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BẢN LÝ LỊCH)

1.Độ dài của bản lý lịch thường là bao nhiêu?

 Thông thường không nên dài hơn hai mặt. Những bản lý lịch của tiến sĩ có thể là ba mặt hoặc dài hơn.

  

2.Có cần thiết phải có phần chứng nhận ở trong bản lý lịch không?

 Không thực sự cần thiết trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu. Nhưng đó cũng là một ý kiến hay. Nếu bạn không đủ chỗ trong bản lý lịch có thể đưa phần này vào thư đi kèm hoặc đề nghị sẽ cung cấp thông tin về phần này nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.

  

3.Có cần phải liệt kê tất cả những công việc đã từng làm không?

 Bạn chỉ nên tập trung vào những công việc yêu cầu kỹ năng phù hợp và liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

  

4.Nên dùng giấy màu gì?

 Giấy A4 màu trắng là thích hợp nhất.

  

5.Có cần thư đi kèm không?

 Có! Nhưng không nên dài hơn 1 trang A4. Kết quả một cuộc điều tra bởi 3 diễn đàn đưa ra thông tin rằng những người gửi kèm thư trao đổi với CV hơn những người không gửi 10% về khả năng được phản hồi.

  

6.Phải gửi cho ai?

 60% bản lý lịch gửi nhầm người, thường là giám đốc điều hành. Vì vậy một cách khôn ngoan là các bạn hãy gọi điện trước hoặc email đến công ty, tổ chức để xác minh cụ thể tên của người bạn sẽ gửi CV (lưu ý ghi đúng chính tả tên và chức danh của họ).

  

7.Nguyện vọng về mức lương nên được đề cập trong bản lý lịch như thế nào?

 Không nên đề cập đến mức lương mong muốn trong bản lý lịch, trừ khi được yêu cầu. Phần đó nên được đề cập cùng với mục đích công việc của bạn trong thư đi kèm.

  

8.Thông tin của bản lý lịch hơi cũ thì có dùng được không?

 Không nên, trừ khi nó thực sự ăn nhập với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro