ss thue

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.      Phân biệt thuế vi phí và l phí:

Giống nhau:

+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.

+Do các cơ quan quản lý tài chớnh tiến hành

+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan  nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Phõn biệt thuế với phớ và lệ phớ:

-Cỏc khỏi niệm

 Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

Lệ phớ là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Phớ là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

Tiêu chí phân biệt

Thuế

Phí, lệ phí

Cơ sở pháp lý

Văn bản có hiệu lực pháp lý cao, do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết)

Được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật, do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

Vai trò trong hệ thống Ngân sách nhà nước

Là khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước

Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí.

Tính đối giá

Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp

Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp.

Phạm vi áp dụng

- Không có giới hạn, không có sự khác biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ.

- Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, tổ chức.

- Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng.

- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó.

2.phân biệt thuế gián thu và thuế trực thu.

Thuế gián thu

Thuế trực thu

- Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ.

- Tiền thuế không được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ.

- Nhà nước điều tiết thu nhập của người chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.

- Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của người chịu thuế.

- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau.

- Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một.

- Phạm vi tác động của thuế gián thu là rất rộng rãi.

- Phạm vi tác động của thuế trực thu là tương đối hẹp.

- Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế.

- Việc thu thuế là tương đối khó khăn vì tâm lý phản ứng với thuế của nười tiêu dung.

3.      Dựa trên vic xác định đối tượng nộp thuế và người chịu thuế chúng ta phân biệt một số điểm sau:

Đối tượng nộp thuế

Người chịu thuế

-Được qui định cụ thể trong đạo luật.

- Không được xác định trong đạo luật.

- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc nộp thuế cho cơ quan thuế.

- Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng không phải lúc nào cũng nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế.

- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ.

4.       

Không nộp thuế

Miễn thuế

Thuế suất 0%

- Là những trường hợp đạo luật thuế dự liệu trước, khi các tổ chức, cá nhân tác động vào hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp này sẽ không phải nộp thuế. Họ không được coi là đối tượng nộp thuế.

- Là những trường hợp đạo luật dự liệu trước, các tổ chức, cá nhân khi thoả mãn các điều kiện đặt ra sẽ được miễn thuế. Họ vẫn là đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Là những trường hợp đạo luật qui định nhằm tạo sự ưu đãi cho đối tượng nộp thuế khi họ có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế trong những trường hợp đặc biệt. Tổ chức, cá nhân khi tác động vào đối tượng chịu thuế này sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% và họ vẫn là đối tượng nộp thuế của loại thuế đó.

- Không thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo luật thuế.

- Thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo luật thuế.

- Thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo luật thuế.

- Hệ quả của việc không phải nộp thuế là hệ quả đương nhiên. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân không phải lập hồ sơ về hành vi của mình.

- Hệ quả được miễn thuế là hệ quả có điều kiện. Cần phải xin phép cơ quan thuế có thẩm quyền.

- Hệ quả số tiền thuế phải  nộp là 0 đồng là hệ quả đương nhiên. Các tổ chức, cá nhân không cần phải làm đơn xin phép.

- Không phải tiến hành kê khai, nộp thuế.

- Phải tiến hành kê khai, nộp thuế.

- Phải tiến hành kê khai, nộp thuế.

Về mặt số học (tiền thuế phải đóng) là giống nhau nhưng bản chất và hệ quả pháp lý của nó là khác nhau. Việc phân biệt 3 khái niệm này là điều cần thiết để phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật thuế, tư vấn thuế..

Câu 2: (3đ) So sánh đối tượng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp và đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật hiện hành.

·       Điểm giống nhau:

-Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân là người có nghĩa vụ nộp thuế hay là người trực tiếp phải gánh chịu thuế

-Cơ sở để xác định đối tượng nộp thuế là dựa vào thực trạng của đời sống kinh tế - xã hội.

-Việc xác định đối tượng nộp thuế nhằm tạo nguồn thu cho NSNN, điều tiết nền kt, điều hòa thu nhập xã hội.

·       Điểm khác nhau:

TCPB

Đtg nộp thuế TNDN

Đtg nộp thuế TNCN

Chủ thể nộp

Mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

-> ko phải mọi tổ chức doanh nghiệp cứ có thu nhập là đối tượng chịu thuế mà Đối với tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thì chỉ trở thành người nộp thuế nếu tổ chức có thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

Là cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích điều tiết một phần thu nhập của họ để thực hiện công bằng xã hội…

à cá nhân có thu nhập là thuộc đối tượng nộp thuế không phân biệt cá nhân đó có tư cách chủ thể, tức là độ tuổi hay xác định năng lực trách nhiệm pháp luật…

Cơ sở xác định đối tượng chịu thuế

- mối quan hệ quốc tịch (nhà nước và công dân) và mối quan hệ lãnh thổ (nhà nước và chủ quyền lãnh thổ quốc gia

- có thu nhập phát sinh trong hay ngoài lãnh thổ việt nam

- thu nhập phát sinh có liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú tại Việt Nam không

- Cá nhân cư trú hay không cư trú:

+ cá nhân cư trú: * Phải hiện diện: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam

*Phải có nơi ở thường xuyên: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam

+ cá nhân không cư trú: không đáp ứng được những điều kiện trên

- có thu nhập phát sinh trong hay ngoài lãnh thổ việt nam

Cơ sở pháp lý

NĐ 124/2008/NĐ-CP; Luật thuế TNDN năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

NĐ 100/2008/NĐ-CP; Luật thuế TNCN 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập cá nhân;

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro