sử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU : VAI TRÒ CỦA NGA NGÀY NAY

Trong những năm gần đây, sự chuyển mình và cả những bước đi trong chiến lược đối ngoại, chính trị và kinh tế của nước Nga luôn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trong hơn 12 năm với tư cách là “nhạc trưởng”- cả hai nhà lãnh đạo thay nhau cầm quyền Vladimia Putin và Dmitry Medvedev đã chèo lái đất nước gặt hái nhiều thành công mang tính bước ngoặt, đưa nước Nga từng bước phát triển, trở lại chính mình, với tư cách là cường quốc

Nga nỗ lực bảo vệ lợi ích của Nga trên thế giới và chủ động điều chỉnh các mối quan hệ với các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới, cũng như với các nước lớn khác. Đồng thời, Nga cũng thể hiện vai trò lớn trong giải quyết các vấn đề quốc tế nóng bỏng: khủng bố quốc tế, an ninh năng lượng, dịch bệnh, nghèo đói và lạc hậu, chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Iran, vấn đề liên quan đến quy chế tương lai của Côxôvô, hòa bình ở Trung Đông... 

Nếu như trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX tiếng nói của Nga về các vấn đề quốc tế bị coi nhẹ thì giờ đây tiếng nói của Nga không thể không tính đến. Nga bắt đầu quyết liệt bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình và với tiềm năng về mọi mặt, Nga đang phấn đấu trở thành một cực trong một thế giới đa cực mà Nga và nhiều nước khác đang hướng tới xây dựng.

Những thành công trên cộng với đà tăng trưởng kinh tế 4%/năm được duy trì trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã giúp nước Nga tự tin hơn và có những quyết định thể hiện vai trò của một cường quốc thực sự trên trường quốc tế. Tiêu biểu trong số đó là chính sách bảo vệ quyền tự quyết của Xyri trước sức ép của Mỹ và EU. Nga đã sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an (HĐBA LHQ) để bác bỏ một nghị quyết mà có tới 13 phiếu ủng hộ. Hơn thế, ngoài khuôn khổ LHQ, những hoạt động tích cực của Nga tại các diễn đàn đa phương như G20, APEC..., cho thấy, dưới thời Tổng thống Medvedev, nước Nga không chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế dầu lửa để khẳng định vị thế mới.

Cho đến này, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới với GDP năm 2011 đạt 1.885 tỉ USD (theo IMF), tốc độ tăng trưởng 4,2%. Đầu năm 2012, kinh tế Nga có nhiều tín hiệu tích cực (tăng trưởng 4,9% trong quý I/2012). Trong khi đó, vị trí trên trường quốc tế của Nga đã được khẳng định. Nga còn là một trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, là thành viên Nhóm G8, G20, BRICS và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác...

Đặc biệt, với việc trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tin tưởng chắc chắn rằng, làn gió mới ngay từ đầu nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Putin sẽ tiếp tục chèo lái nước Nga tiếp tục gặt hái những thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của một siêu cường trong xu thế phát triển mới của thế giới

CÂU : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ASEAN

Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập.

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ.

Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết.

Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời.

Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia - được thành lập.

Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.

ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.

Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)....Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN.

Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.

Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế. Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.

Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).

ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).

Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.

CÂU : SỰ KHỞI SẮC CỦA ASEAN ĐÁNH DẤU = HIỆP ƯỚC BALI

Ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).Hiệp ước nhằm thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á

CÂU : BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHẬT

- Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế năng động, là kết

quả tổng hợp của các nhân tố trong quá trình sản xuất xã hội. Do vậy,

muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đủ các yếu tố và

biết kết hợp chung một cách hài hoà.Thế mạnh là lao động nhưng nếu

không có chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi mô đúng để khai thác thế

mạnh thì không đạt được kết quả mong muốn. Tất cả các nguồn lực cần

được phân bổ hợp lí, đem lại hiệu quả tối đa, người lao động được đóng

góp và hưởng thụ đúng như phần đóng góp của họ. Một cơ cấu kinh tế hài

hoà cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo được

sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng. Do vậy chiến lược tăng trưởng

nhanh sẽ trở thành cầu nối để các quốc gia lạc hậu bước ra khỏi tình trạng

nghèo khổ, dần dần vươn đến văn minh và tiến bộ xã hội.

- Để duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh cần phải có năng lực chính phủ

đủ mạnh, nghĩa là cần một chính phủ có tổ chức gọn nhẹ, điều hành hoạt

động với hiệu suất cao, biết dẫn dắt mọi hoạt động kinh tế đi vào đúng quỹ

đạo, chống đỡ một cách có hiệu quả với những khó khăn bất thường xảy ra

biết tạo ra một môi trường hoạt động kinh tế – thương mại thuận lợi cho

mọi thành phần trong xã hội. Chính phủ đó, hơn tất cả mọi yêu cầu, biết

cách can thiệp như thế nào đối với hoạt động kinh tế; việc định hướng

đúng vai trò, can thiệp của nhà nước sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát

triển. Mô hình kết hợp giữa chủ trương để mặc tư nhân với điều tiết có

chọn lựa của nhà nước ở VN là một điển hình đối với các nước đang phát

triển trên con đường công nghiệp hoá của mình

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là kết quả của qúa trình công nghiệp hoá

mở cửa – xu hướng tích cực để các nước chậm tiến hoà nhập và phát triển

theo kịp trình độ văn minh thế giới. Mặc dù có lao động giá rẻ nhưng nhìn

chung VN đều là quốc gia có quy mô dân số trung bình. Nguồn tài nguyên

thiên nhiên tương đối nghèo nàn không thể làm chỗ dựa ban đầu thuận lợi

cho công nghiệp hoá. Vì vậy, hướng về xuất khẩu dường như là yêu cầu

bắt buộc đặc biệt vào thời kì đầu tích luỹ vốn cũng như tích luỹ kinh

nghiệm cấn thiết cho các chương trình mở rộng về sau này.

- Sau khi quyết định mở cửa, các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước

chậm tiến cần được triển khai từng bước từ thấp đến cao, trước tiên phải

đáp ứng đòi hỏi của phân công lao động và hợp tác quốc tế với các nước

có tiềm lực công nghiệp lớn và giàu có hơn là với các nước nghèo. Cố

nhiên, trong quá trình này, nước nghèo có thể phải trả một giá nhất định có thể phải đi đường vòng hơn là đường thẳng nhưng không vì thế mà thay

đổi định hướng lâu dài của mình.

- Công nghiệp hoá gắn liến với sự hình thành cơ cấu công nghiệp và kinh tế

xã hội mới trong đó năng suất lao động cao hơn. Để đạt được mục tiêu

này, căn cứ để lực chọn kỹ thuật công nghệ không thể dựa trên nền tảng

nào khác là nó phải phù hợp vơí trình độ dân trí, kỹ thuật thích hợp cần

được coi trọng không kém việc quy định vốn lớn và sức lao động dồi dào Trong nhiều trường hợp, rõ ràng là bí quyết công nghệ đóng vai trò quan

trọng hơn vốn, nó quyết định khả năng cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng.

Mở cửa và hội nhập quốc tế, tranh thủ điều kiện thuận lợi của quốc tế để

phát triển đất nước thông qua các chính sách thương mại và đầu tư

- Xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung chống độc quyền trong kinh doanh

- Thực hiện giao đất cho nông thôn

- Tập trung phát triển công nghiệp. Đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp

- nặng và các ngành sử dụng cường độ lao động cao

- Trình độ công nghiệp phải hiện đại. Mô hình quản lí xí nghiệp tương đối

hoàn chỉnh, chi phí ít, năng suất lao động cao, chất lượng tốt để sức cạnh

tranh hàng hóa của VN trên thị trường quốc tế cao.

- Chính sách của VN vừa hướng về xuất khẩu, vừa thay thế nhập khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh

- Nhanh chóng hoàn thành thời kì tự do hoá thương mại và đầu tư.

- Phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

- Đổi mới và đơn giản hoá các thủ tục đầu tư

- Nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài

- Ban hành một số chính sách khuyến khích nội địa hoá sản phẩm

- Giảm thuế thu nhập, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu, nguyên vật liệu và thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu

- Khuyến khích đầu trong nước bằng biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư nhà nước thông qua quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia

- Mở rộng thị trường vốn thông qua các hình thức huy động vốn như lien doanh, liên kết, góp phần bảo hiểm song song với việc phát triển thị trường vốn ngắn hạn, xúc tiến việc làm thành lập và phát triển thị trường vốn

trung hạn và dài hạn, đặc biệt là thị trường mua bán cổ phiếu, trái phiếu tiến tới lập thị trường chứng khoán

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro