quao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

sau khi làm chủ đất đai từ Thanh Hóa trở vào. Quân ta tổng tiến công ra bắc và chia ra làm 3 đạo quân

- Đạo thứ 1 : tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang.

-Đạo thứ 2 : giải phóng hạ lưu sông Hồng, chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang

- Đạo thứ 3 tiến thẳng vào Đông Quan

Bấy giờ, Quân ta đánh đâu thắng đó, đi đến đâu được nhân dân ủng hộ đến đó. Quân Minh phải rút về Đông Quan cố thủ.

tháng 10/1426 :Vương Thông mang quân sang tiếp viện, hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn. Sau 1 tháng muốn giành thế chủ động đã tiến đánh chủ lực nước ta ở Cao Bộ.

Dựa trên những thông tin thu thập được từ tù binh đối phương, các tướng lĩnh Lam Sơn đã nắm bắt được kế hoạch của Vương Thông và dựa vào đó để "tương kế, tựu kế", thành công mai phục quân Minh ở Tốt Động và Chúc Động. Quân Vương Thông thua to, tổn thất 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.

Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh Thành Tổ năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần (vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên Minh Thành Tổ đã lấy danh nghĩa muốn lập lại nhà Trần mà mang quân sang đánh nhà Hồ, nay Vương Thông muốn vin vào đó), ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.

Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua.

Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về nước xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.

Sau khi cắt đứt giảng hòa, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc Bộ như Điêu Diêu, Tam Giang, Xương Giang , Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.

Đầu năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Hồng, đóng đinh ở Bồ Đề. Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai văn thần là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.

Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện 10 vạn viện binh 1 đạo do Liễu Thăng chỉ huy, 1 đạo do Mộc Thạnh chỉ huy

Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.

Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hóa, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai người mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho quân Lam Sơn cố thủ không đánh.

Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Liễu Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 10/10/1427, Liễu Thăng bị phục binh đổ ra chém chết. Tới tận ngày 25 tháng 12 năm 1427, vua Minh mới nhận được tin Liễu Thăng bị giết.

Mộc Thạnh đóng quân ở vùng ải Lê Hoa đến Lãnh Thủy, nghe tin Liễu Thăng thua to nên kinh hồn, bèn rút chạy. Quân ta đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa ở Lãnh Thủy câu và Đan Xá.

Vương Thông nghe tin hai đạo viện binh bị đánh tan, sợ hãi xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi đồng ý cho giảng hòa để quân Minh rút về nước. Ông cùng Vương Thông tiến hành làm lễ thề trong thành Đông Quan, hẹn đến tháng chạp âm lịch năm 1427 rút quân về.

Các tướng muốn giết địch để trả thù nhưng lê lợi không đồng ý vì muốn giữ hoà khí 2 nước nên đã cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về nước. Tháng chạp năm 1427, quân minh rút về nước Trần Cảo trên danh nghĩa là vua đã chạy trốn nhưng không chạy thoát và đã bị bắt về.

Năm 1428 sau chiến thắng, Bình Định Vương Lê Lợi sai Văn Thần Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc nước Đại việt đã được khôi phục. Lê lợi lên ngôi hoàng đế tức là vua lê Thái Tổ dựng lên nhà hậu lê, gây dựng cơ nghiệp nhà Lê hơn gần 400 năm sau đó.

Sau đây là một phần trích đoạn của Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý thường Kiệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hjh