Su hinh thanh tu duy DH VI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7/ Khái quát s hình thành tư duy ca đng v kinh tế th trường t DH VI toi DH X

vTư duy:

-  Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân lọai. Rõ ràng kinh tế thị trường là con đẻ của kinh tế hàng hóa, là giai đoạn phát triễn cao của kinh tế hàng hóa, mà kinh tế hàng hóa ra đời từ chế độ chiếm hữu nô lệ, sau đó bắt đầu hình thành chế độ phong kiến và phát triễn rực rỡ nhất ở chủ nghĩa tư bản. Do đó, đảng nhận định kinh tế thị trường là cái riêng của chủ nghĩa tư bản là sai lầm, đây là quan điểm trước đổi mới, nhưng sau đổi mới ta thừa nhận rằng kinh tế thị trường k phải là sản phẩm của cn tư bản, kinh tế thị trường là sản phẩm của con người và nó sẽ còn tồn tại khách quan lâu dài trong thời kì quá độ đi lên cnxh. Khi đã hoàn thành xây dựng cnxh, việc xóa bỏ kinh tế thị trường thay vào đó là chế độ tập trung bao cấp còn tùy thuộc vào thực tiễn đất nước

-         Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển TBCN và xây dựng kinh tế XHCN không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường còn tồn tại lâu dài trong CNXH. Thể hiện ở vấn đề phân công lao động XH và nhiều hình thức sở hữu. Đại hội VII khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Đại hội VIII đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới tòan diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

-         Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta. Các đặc điểm của kinh tế thị trường:

o     Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh,

+     trước đổi mới, các chủ thểở đây là người mua, người bán, họ k có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh mà nhà nước có vai trò quyết định. Nên đây là điều đáng mừng, là bước đột phá trong đổi mới tư duy của đảng

o     Nền kinh tế có tính mở cao, vận hành theo các quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh

+       Đây là quy luật tự nhiên, trước đổi mới ta đi ngược quy luật tự nhiên ta vận hành theo quy luât chủ quan do chúng ta tự đặt ra, do đó mình thất bại

o    Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hòan hảo

à thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản là những thị trường hết sức mới mẻở nước ta. Hệ thống thị trường ở nước ta rất đa dạng nhưng phát triễn k đồng bộ, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản là 2 thị trường hết sức béo bở, đem lại nguồn lợi cực kì to lớn, nhưng mặc khác thì 2 thị trường này cũng có nguy cơ rủi ro rất cao. Các nhà đầu tư khi mới bước đầu gia nhập thị trường chứng khoán đã gặp rất nhiều rủi ro.

o    Có hệ thống pháp quy kiện tòan và sự quản lý vĩ mô của nhà nước à Kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Đại hội IX xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH  Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta có 5 thành phần kinh tế: kt nhà nước, kt tập thể, kt tư nhân, kt tư bản nhà nước, kt có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kt tư nhân nhằm thúc đẩy nền kt nước nhà, còn kt tư bản nhà nước và kt có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư, thực hiện chuyển giao công nghệ vì ta là nước sinh sau đẻ muộn. Khâu chuyển giao công nghệở nước ta được đánh giá la chậm vì nhiều lý do 1 trong số đó là trình độ chưa cao nên ta còn lúng túng

-      Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện:

o   Mục đích phát triển

+       Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

+       Giải phóng LLSX

+       Nâng cao đời sống nhân dân

+       Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

Nghị định 134 – 135, nghị định xóa đói giảm nghèo của nước ta được thực hiện ở tỉnh cần giờ. Sau khi cần giờ đã thực hiện rất thành công thì lập tức các tỉnh lân cận cũng thực hiện rất thành công và nhanh chóng unesco công nhận vn ta vượt qua ngưỡng cửa nghèo đói và hiện nay vn được đánh giá là đã bước ra khỏi nhóm chậm phát triển. Kinh tế thị trường tbcn lấy lợi nhuận làm trọng tâm, nhưng kt thị trường định hướng xhcn lấy con người làm trọng tâm vì ta lấy mục tiêu là xây dựng cnxh công bằng, dân chủ, văn minh, nên mục đích phát triển là giảm khoảng cách giàu nghèo, thu hẹp sự bất công, bình ổn đời sống người dân trong xh. Khiến các nước đi theo tbcn tồn tại sự cách biệt lớn về giàu nghèo, tệ nạn xã hội tràn lan, và một hệ lụy nữa đó là người dân o các đất nước này dần đi theo chủ nghĩa vật chất, họ đánh giá nhau qua hình thức bên ngoài à kinh tế tuy có phát triễn nhưng văn hóa k phát triễn, kt và vh k phát triễn tương xứng.

+         Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng

o     Phương hướng phát triển

+     Tồn tại nhiều hình thức sở hữu

+     Nhiều thành phần kinh tế

+     Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

o     Định hướng xã hội và phân phối

+     Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển

+     Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo.

+     Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả KT, phúc lợi XH, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, k làm khỏi hưởng

o     Quản lý

+     Phát huy vai trò làm chủ XH của nhân dân

+     Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro