VN 1919-1925

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh, nội dung của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Những tác động về kinh tế, xã hội của Việt Nam sau chương trình khai thác như thế nào?
* Hoàn cảnh
- Sau CTTG1, P là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề
- Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh, khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam.
* Nội dung chương trình khai thác:
Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ Phơ - răng (trong vòng 6 năm từ 1924 - 1929)
- Nông nghiệp: Số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su, diện tích cao su tăng, nhiều công ty cao su mới ra đời.
- Công nghiệp: Tư bản Pháp coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than , ngoài than còn có thiếc, kẽm, sắt....bên cạnh đó Pháp còn mở một số ngành công nghiệp chế biến: dệt, rượu, muối, xay xát......
- Thương nghiệp: Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh.
- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông được phát triển, các đô thi được mở rộng, dân cư đông hơn
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Pháp thi hành biện pháp tăng thuế => Kết quả: Ngân sách Đông Dương1930 tăng gấp 3 lần so với 1912
* Tác động về kinh tế:
Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Pháp có đầu tư kỹ thuật và nhân lực song rất hạn chế.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
* Tác động về xã hội: Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt rưộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất.
- Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ
- Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp công nhân: giai cấp công nhân ngày càng phát triển ( trước chiến tranh 10 vạn sau chiến tranh tăng lên 22 vạn), bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
=> Cuộc KTTĐ lần thứ 2 của Pháp đã tác động lớn tới kinh tế và xã hội VN. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.Câu 2: Trình bày phong trào DTDC ở VN từ 1919-1925
- Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
+ 1919 Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá
+ 1923 Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở Nam kỳ của tư bản Pháp
+ 1923 Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ
- Phong trào của tiểu tư sản tri thức:Sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ:
+ Thành lập nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn , Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên,
+ Ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê..để đấu tranh đòi tự do dân chủ..
+ Thành lập nhà xuất bản như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã... phát hành các loại sách báo tiến bộ
+ Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
- Hoạt động của công nhân.
Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên còn lẻ tẻ và tự phát
+ Năm 1920 công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son đã bãi công phản đối Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc => Cuộc bãi công kết thúc thắng lợi, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của phong trào Công nhân.Câu 3: Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925? Ý nghĩa của quá trình đó? Hãy cho biết công lao to lớn nhất của Người đối với dân tôc VN?
* Quá trình tìm đường cứu nước.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây.
- Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 Người trở về Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919).
- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xai "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin. Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên..
Như vậy sau bao nhiêu năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là Con đường cách mạng vô sản.
* Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng:
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp, ra báo "Người cùng khổ" để vạch trần tội ác của chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra còn viết bài cho các báo "Nhân đạo", "Đời sốngcông nhân... và viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp"...
- Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và ở lại làm việc tại Quốc tế 3, viết bài cho báo Sự thật, Tạp chí thư tín Quốc tế...
- Năm 1924, Người dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V.
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Như vậy sau khi tìm được con đường cứu nước , Người còn chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng để truyền bá vào VN.
* Công tác tuyên truyền lý luận , chuẩn bị về mặt tổ chức để thành lập Đảng cộng VN.
- Tháng 6/1925 Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Cho xuất bản tờ báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội (21-6-1925).
- Năm 1927 Xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh
- Năm 1928 thực hiện chủ trương Vô sản hóa để đẩy nhanh quá trình thành lập Đảng.
- Ngày 6/01/1930 trước sự ra đời của Ba tổ chức Cộng sản hoạt động độc lập.Nguyễn Ái Quốc triêu tập Hội nghị thống nhất 3 tổ chức thành Đảng cộng sản Việt Nam.
* Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc:
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản - đây là công lao to lớn nhất.
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sư