SỰ RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sự biến đổi về kinh tế xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp (trong cuối những năm của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

·           Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân, Pháp từng bước thiết lập bộ máy      thống trị ở VN

  Cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội

·           Các mâu thuẫn chủ yếu:

-      Mâu thuẫn chủ yếu giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến

-      Mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam và thực dân pháp xâm lược.

-      Trước bối cảnh đó, ở Việt Nam đặt ra 2 yêu cầu:

+     Thứ nhất, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

+     Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân.

Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

1.                     Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Tại đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) đã xảy ra sự bất đồng giữa các đại biểu về việc thành lập Đảng cộng sản, thực chất là sự khác nhau giữa các đại biểu muốn thành lập ngay một Đảng cộng sản và giải thể tổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh niên, với nhưng đại biểu cũng muốn thành lập Đảng cộng sản nhưng không muốn tổ chức đảng ở giữa đại hội thanh niên và không muốn giải tán Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Trong bối cảnh đó các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.

-            Đông Dương cộng sản Đảng:  ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, do đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền bắc thành lập.

-            An Nam cộng sản Đảng: vào mùa thu năm 1929, do các đại biểu trong hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập.

-            Đông Dương cộng sản liên Đoàn: Sự ra đời của hai tổ chức cộng sản trên làm cho nội bộ Đảng tân việt phân hoá, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đứng ra thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn.

Cả ba tổ chức đều gương cao ngọn cờ chống đế quốc và phong kiến, nhưng hoạt động phân tán, chia rẽ ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam. Vì vậy cần phải khắc phục những khó khăn trên là nhiệm vụ cấp bách của tất cả những người cộng sản Việt Nam.

1.                     Hội nghị thành lập Đảng

-            Cuối năm 1929 những người cộng sản Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất.

-            Ngày 27-10-1929, Quốc tế cộng sản gửi những người ở Đảng cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, để khắc phục sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một Đảng của giai cấp vô sản.

-            Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm Đến Trung Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng từ 6-1 đến 8-2. Nhưng Đại hội III (10-9-1960) chọn ngày 3-2 làm ngày thành lập Đảng.

-            Thành phần hội nghị: 01 đại biểu quốc tế cộng sản; 2 đại biều Đông Dương cộng sản đảng; 2 địa biểu An Nam cộng sản đảng, Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm 5 điểm lớn:

+     Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thất hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.

+           Định tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam.

+           Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng.

+           Định kế hoạch việc thực hiện thống nhất trong nước.

+           Cử ban chấp hành trung nương lâm thời gồm 9 người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương.

Hội nghị thống nhất với năm điểm lớn của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

-            Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành trung ương lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhân Đông dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

2.                     Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng như: chánh cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt của Đảng, hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tien của Đảng cộng sản Việt Nam.

Những vấn đề cơ bản của cương lĩnh:

-            Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

-            Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:

+           Về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.

+           Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của đế quốc pháp để giao cho chín phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

+           Về văn hoá xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,.. phổ thông giáo dục theo công nông hoá.

-            Về lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, là gốc; đồng thời phải mở rộng rãi hơn các lực lượng khác đó là: tư sản vừa và nhỏ, trung tiểu địa chủ.

-            Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

-            Xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận cấu thành của cách mạng thế giới, phải tranh thủ cách mạng thế giới.

3.                     ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

-            Sự ra đời của Đảng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức đảm đương sứ mạng lịch sử của mình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

-            Định hình ra được quy luật ra đời và phát triển của Đảng cộng sản ở nước ta: Kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới sự ra đời cua Đảng.

-            Đảng có cương lĩnh chính trị là bước vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa vạo thực tế Việt Nam. Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận vào thực tiễn.

-            Về thực tiễn: chấm dứt thời kỳ khủng hoảng và bế tắc về đường lối của phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam, đã có một cương lĩnh hoàn chỉnh, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho cách mạng Việt Nam.

-            Tranh thủ được sự  ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, đồng thời cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro