Chỉ Là Câu Chuyện Truyền Miệng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU CHUYỆN TRUYỀN MIỆNG RÙNG RỢN VỀ "THẦN CHẾT" TOTORO!

My neighbor Totoro là một trong những bộ phim hoạt hình kinh điển nổi tiếng của đạo diễn Miyazaki được nhiều người cho rằng phim dựa trên truyền thuyết về "Sự kiện Sayama" xảy ra vào năm 1963.

"Sự kiện Sayama" là một vụ án giết người vào ngày 1 tháng Năm năm 1963, tại thị trấn Sayama, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Một nữ sinh trung học 16 tuổi bị bắt cóc, cưỡng bức và cuối cùng là bị giết chết. Hung thủ giết cô nữ sinh lại thuộc nhóm người thuộc bộ lạc dân (nhóm người có thành phần gốc gác ti tiện trong xã hội từ thời Tokugawa) nhưng hắn vẫn luôn mồm kêu mình bị bắt và định tội oan, cảnh sát đã thất bại trong việc bắt kẻ tình nghi khi họ có cơ hội. Từ những lý do này, vụ việc này không chỉ dừng lại ở một vụ giết người đơn thuần mà còn dính líu tới chính trị.

Tên của hai nạn nhân là Satsuki và Mei (có phát âm giống với May). Ở ngoài đời thực, cô em gái bị mất tích trước và cô chị đã đi tìm kiếm khắp nơi trong vùng. Ngày hôm sau, thi thể cô em gái được tìm thấy ở trong rừng. Người ta xác định rằng cô bé đã bị đâm tới chết. Người chị bị sốc mạnh và những ngày sau đó cứ liên mồm nói với cảnh sát rằng có một con quái vật mèo, một con gấu trúc quái vật khổng lồ. Sau đó cô chị gái cũng chết nhưng không thấy nói rõ nguyên do. Trước đấy, mẹ của hai chị em đã chết vì bệnh tật...

Trong phim, cô chị gái có tên "Satsuki" nghĩa là tháng Năm trong tiếng Nhật còn cô em gái tên là "Mei" có phát âm gần với từ May (tháng Năm) trong tiếng Anh. Ngoài ra, bộ phim lấy bối cảnh tại thị trấn Tokorozawa, ngay bên cạnh thị trấn Sayama, nơi diễn ra sự việc (điều này giải thích có cái tên "Hàng xóm" của bộ phim).

Khi hai chị em Satsuki và Mei (trong phim) trú mưa nhờ trong một ngôi đền nhỏ ven đường, ngôi đền đó vốn được dựng lên như một tượng thờ những trẻ em bị chết và bức tượng đặt trong đền là của Thần Ojizou, vị thần bảo trợ của trẻ em theo quan niệm nhà Phật.

Nếu nói Totoro là thần chết và xe buýt mèo là chiếc xe buýt một chiều đưa người ta tới thiên đường (trên chiếc xe bút có ghi "Không một ai có thể thấy chúng tôi) dựa trên tình tiết trong phim, khi Mei bị lạc (nhiều người nghĩ Mei đã chết khi người dân tìm thấy chiếc dép của cô bé), Và khi Satsuki nhờ Totoro đưa cô đến chỗ Mei, người ta cũng quả quyết rằng đây là chi tiết cô muốn cùng em mình đi đến thiên đường.

Nếu sự thật dân làng tìm được một chiếc dép giữa ao là dép của May. Đồng nghĩa với việc May đã bị chết đuối ở dưới ao. Satsuki nói dối rằng đấy không phải là dép của em mình. Cũng kể từ đó cho tới cuối phim, người xem không nhìn thấy bóng của hai chị em nữa.
Khi nghĩ theo chiều hướng hai chị em cô bé đã chết, điều này giải thích cho việc hai chị em tới bệnh viện thăm mẹ lần cuối trước khi họ tới thiên đường, bà mẹ trong phim đã nói "Hình như mình vừa thấy Satsuki và Mei ngồi cười trên cái cây ngoài kia". Thực tế, hai chị em trong sự kiện Sayama cũng có một người mẹ chết bệnh. Bệnh viện Shichikokuyama mà mẹ hai chị em nằm lấy cảm hứng từ bệnh viện Hachikokuyame có thật ngoài đời, và đó là bệnh viện dành cho các bệnh nhân bị lao vô phương cứu chữa.

Những diễn giải này hoàn toàn có khả năng vì trước nay Studio Ghibli thường làm các bộ phim liên quan tới tâm linh, hơn thế nữa trong đó cũng ẩn sâu nhiều tầng lớp nghĩa kết nối với nhiều điển tích điển cố trong lịch sử và cả những câu chuyện truyền miệng gây tranh cãi.
Studio Ghibli đã lên tiếng giải thích Totoro không phải là "Thần chết" như mọi người đồn thổi và những giả thuyết khá thú vị nhưng cũng không kém phần kì quặc về một bộ phim hoạt hình vô cùng trong sáng này, Ghibli cho biết việc không vẽ bóng cho hai chị em ở đoạn cuối phim là bởi những nghệ sỹ animators của bộ phim cảm thấy không cần thiết trong những cảnh đó."

Khi thực hiện phim này, hãng đã hướng đến việc Totoro là một thần rừng và bảo vệ môi trường, và những đứa trẻ trong sáng mới có khả năng nhìn thấy được Totoro. Một sự thật có thể nhiều người chưa biết, khi ra mắt 'Hầm mộ đom đóm', vì nhận thấy tình tiết của phim hoạt hình này quá đau thương, các rạp phim đã khuyến mãi trình chiếu thêm Totoro miễn phí để lấy lại niềm vui cho mọi người.
Sau khi Totoro được công chiếu, ngay lập tức phim hoạt hình đã tạo được làn sóng cực lớn ở Nhật, sau này hãng Ghibli đã lấy hình ảnh của Totoro làm logo đại diện cho mình. Nhiều người cho rằng, việc có những giả thiết và câu chuyện kể trên là do các hãng hoạt hình khác muốn cạnh tranh trong thời gian đó và họ đã tung ra lời đồn thổi nhằm 'hạ bệ' Ghibli.

Nguồn: Facebook. VnSharing

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro