Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BUỔI 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH.

Mỹ phát động “chiến tranh lạnh” nhằm mục tiêu gì?
Mỹ phát động “chiến tranh lạnh” như thế nào?

1.Mỹ phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm mục tiêu gì?
a. bối cảnh lịch sử.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Các nước Đông Âu và Liên Xô hợp thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng hùng mạnh ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn.
- Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mỹ Truman chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh”.Trong đó khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mỹ…
- Đó là cuộc chạy đua vũ trang rất quyết liệt giữa hai khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
b. Mục đích cuộc “chiến tranh lạnh”.
Mỹ cấu kết với các nước tư bản phương Tây chống các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng thế giới để thực hiện chiến lược toàn cầu, chống CNXH.
2. Mỹ phát động cuộc“chiến tranh lạnh” như thế nào ?
- Mỹ lập ra các khối quân sự (NATO, SEATO, CENTO, ANZUS..... ) và nhiều căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới ( Philippines, Thái Lan, Nhật Bản) nhằm bao vây kinh tế, cô lập chính trị của LX và các nước XHCN.
- Mỹ và các nước phương Tây chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, gây căng thẳng, phức tạp trong quan hệ quốc tế.
- Bao vây, cấm vận, cô lập chính trị, đảo chánh lật đổ...chống các nước XHCN.
- Phát động hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, can thiệp vũ trang, dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại cách mạng thế giới (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Đông, Cuba, Grenada, Panama ).
3. Hậu quả.
“Chiến tranh lạnh” của Mỹ với các “ chính sách thế mạnh” , “ chính sách đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, “ chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”...đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang và tình trạng đối đầu giữa hai khối quân sự làm cho các mối quan hệ quốc tế luôn căng thẳng và phức tạp phức tạp.

“Chiến tranh lạnh” giữa hai nước Mỹ và Liên Xô chấm dứt như thế nào ?
Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”đã có tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?

1. Tại sao Xô - Mỹ chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh”
- Cuộc “chiến tranh lạnh”kéo dài trên 40 năm đã làm cho 2 nước bị suy giảm nhiều về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và đặc biệt, vị trí quôc tế của hai nước này bị giảm sút nhiều về mọi mặt, đang đứng trước những thử thách của sự phát triển của thế giới mới.
- Nhật, Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thách thức của Mỹ và LX.
- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại và văn hóa ngày càng phát triển rộng rãi.
- Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.
2. Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai nước Xô - Mỹ đã chấm dứt như thế nào ?
- Từ nửa sau thập niên 80, quan hệ quốc tế, xuất hiện xu thế mới, từ đối đầu sang đối thoại hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình.
- Xu thế này bắt đầu từ quan hệ Xô – Mỹ rồi dần dần mở rộng ra các mối quan hệ Đông – Tây, mối quan hệ giữa 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.
- Liên Xô và Mỹ đã mở nhiều hội nghị cấp cao để:
Thỏa thuận giảm một bước quan trọng trong cuộc chạy đua vũ trang.
Từng bước chấm dứt cục diện “ chiến tranh lạnh” giữa hai nước.
Cùng hợp tác với nhau, giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế (1987 kí hiệp ước INF: thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, giải quyết xung đột ở Afghanistan, Nam Phi, Campuchia, Nicaragua….).
- Cuối 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Bush và Gorbachev ở đảo quốc Malta, Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt cuộc “ chiến tranh lạnh” mở ra thời kỳ sau
“chiến tranh lạnh”.
- Như vậy, thời kỳ “ chiến tranh lạnh” đã chấm dứt, quan hệ quốc tế bước sang thời kỳ mới.
3. Tác động của việc chấm dứt “ chiến tranh lạnh” đối với các mối quan hệ quốc tế.
Việc chấm dứt “ chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ tạo nên biến chuyển quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới:
Quan hệ giữa 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.
Khối Varsava tự giải thể (3/1991) nên không còn khối quân sự đối đầu nhau.
Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mỹ hợp tác, thỏa hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực: , Nam Phi, Afghanistan, Trung Đông, Campuchia, Nicaragua…..
Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt việc thực hiện những cam kết với các nước XHCN.

Trật tự hai cực Yalta sụp đổ như thế nào?

1. Trật tự hai cực Yalta đã sụp đổ trên các mặt cụ thể như thế nào?
a. Tại sao trật tự hai cực Yalta từng bước suy yếu ?
- Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp vì:
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi đập tan âm mưu khống chế nước này của Mỹ. Phong trào GPDT ở khu vực Á, Phi, Mỹ la tinh thắng lợi, không chịu theo khuôn khổ Yalta.
Tây Âu và Nhật phát triển kinh tế nhanh, trở thành 2 trung tâm kinh tế - tài chính cạnh tranh với Mỹ.
- Liên Xô suy yếu vì:
Phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc TQ, khi cách mạng Trung Quốc thành công .
Những biến động to lớn ở Liên Xô và Đông Âu trong những năm 1988- 1991.
b. Những biểu hiện sụp đổ của trật tự hai cực Yalta.
- Thế hai cực của hai siêu cường Xô – Mỹ bị phá vỡ:
25/12/1991: Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn từ góc độ Nhà nước, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất hết khi Đông Âu tan vỡ (1988- 1991) cùng với sự giải thể của khối Varsava và SEV.
Sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ tuy còn đứng đầu thế giới nhưng khi tây Âu và Nhật kết hợp lại thì mạnh về nhiều mặt, Mỹ bị suy kém, Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp rất nhiều ở khắp mọi nơi.
- Xô – Mỹ đang rút dần “sự có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới .
- Đức và Nhật vươn lên, hùng mạnh về kinh tế và địa vị chính trị, đang trở thành mối lo ngại cho Mỹ, Nga, Anh, Pháp.

Đặc điểm, xu thế và nhân tố phát triển của trật tự thế giới mới đã hình thành như thế nào?
1.Đặc điểm, xu thế phát triển.
- Từ những năm 90 đang dần hình thành trật tự thế giới mới :
Mỹ cố sức vươn lên “ trật tự đơn cực”.
Nhật, Đức, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, cố gắng duy trì “trật tự đa cực”.
- Xu thế đối thoại, hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
- 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an tiến hành thương lượng, thỏa hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới.
- Vai trò của LHQ được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh thế giới .
-Tất cả mọi quốc gia đều đang điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới
2. Những nhân tố hình thành trật tự thế giới mới , công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa.
- Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mỹlatinh sau khi giành được độc lập.
- Sự phát triển phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới.
- Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá và biến chuyển tên cục diện thế giới.
=>Tóm lại :
- Một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế mở ra trong đó trong tất cả các quốc gia đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa đất nước mình tiến lên, theo kịp thời đại mới.
- Sự nghiệp bảo vệ hòa bình ngày càng tiến triển, mặc dù xung đột vũ trang vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#12