sụ tồn tại khách quan của bảo hiểm và các biện pháp xử lý rủi ro

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.1.1                 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm

        Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh hết sức phát triển và dần trở nên một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. 

1.1.1.1  Sự tồn tại của các loại rủi ro

          Trong cuộc sống sinh hoạt nói chung cũng như trong những hoạt động sản xuất - kinh doanh phục vụ cuộc sống, con người luôn gặp phải những tai hoạ, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về tài sản và con người. Những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên ấy gọi là rủi ro.. Có nhiều loại rủi ro xuất hiện, chi phối cuộc sống của con người. 

          * Các rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên là các rủi ro do các hiện tượng trong tự nhiên như động đất, núi lửa phun, bão, lụt, sóng thần... Các rủi ro này thường mang tính bất ngờ, gây ra tác hại to lớn trên phạm vi rộng và để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài. Ngày nay, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp con người phần nào hạn chế được những tổn thất do thiên tai gây ra.

          *  Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học - kỹ thuật là những rủi ro do chính con người gây ra trong quá trình sống và lao động sản xuất. Xét một cách toàn diện, khoa học - kỹ thuật phát triển đem lại những sự thay đổi mang tính tích cực đối với quá trình phát triển chung của loài người, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi, đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, chính những sản phẩm con người tạo ra được nhờ sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng gây hại cho chính con người.

        VD:   tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động - sản xuất, rủi ro trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa... vẫn luôn xảy ra, các vụ cháy, nổ, nổ nhà máy điện nguyên tử 

          *  Các rủi ro xảy ra do môi trường xã hội: Những vấn nạn của xã hội như thất nghiệp, tội phạm... , các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo... vẫn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các cuộc chiến tranh với những hậu quả tàn khốc.

1.1.1.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro

        Cho dù là vì nguyên nhân nào, rủi ro khi xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống, có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, tới đời sống xã hội.... Hiện nay,  có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả của nó: nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.

a/  Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro:

        *  Tránh rủi ro (risk advoidance): nghĩa là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Biện pháp này được sử dụng khá thường xuyên trong cuộc sống. Biện pháp này cũng có nhược điểm là làm cho con người lúc nào cũng sợ sệt, không dám làm việc gì, đồng thời cũng loại trừ đi các cơ hội.

        *  Ngăn ngừa tổn thất (risk prevention): là việc đưa ra những biện pháp nhằm đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và các hậu quả của nó. Việc này thể hiện ở việc các cá nhân, tổ chức sử dụng các hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống bảo vệ chống trộm cắp, các biện pháp an toàn lao động, các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông... Tuy nhiên, các biện pháp này cũng không thể ngăn chặn hết được các rủi ro, bởi một trong các tính chất của rủi ro là tính không lường trước được.

        * Giảm thiểu rủi ro: Cho dù khi gặp phải rủi ro, người ta vẫn có thể có cac biện pháp làm giảm thiểu tổn thất. Ví dụ: khi hoả hoạn xảy ra, để giảm thiểu tổn thất, người đã sử dụng biện pháp cứu hoả. Hay khi bị tai nạn, để giảm thiểu các thiệt hại về người, người ta đã đưa những người bị thương đi cấp cứu kịp thời và điều trị, …

        b/  Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro

        *  Tự khắc phục rủi ro (risk assumption): là việc người gặp phải rủi ro tự chấp nhận, tự khắc phục khoản tổn thất do rủi ro đó gây ra. Biện pháp này thể hiện ở việc các cá nhân, tổ chức dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra sẽ dùng khoản tiền đó bù đắp, giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, hạn : không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có, hoặc có đủ dự trữ về tài chính để bù đắp những rủi ro với tổn thất mang tính thảm hoạ. Mặt khác, khi nhiều cá nhân, tổ chức đều dành ra những khoản lớn để dự trữ như vậy sẽ gây đọng vốn lớn trong xã hội.

        *  Chuyển nhượng rủi ro (risk transfer): là khi cá nhân, tổ chức, trước khi rủi ro xảy ra, tự thấy mình không chịu được hậu quả của nó nên tìm cách san sẻ bằng cách chuyển nhượng rủi ro cho người khác bằng cách đóng một khoản tiền. Khi đã nhận tiền từ bên chuyển nhượng rủi ro, người khác đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thoả thuận gây ra. Biện pháp đó chính là bảo hiểm.

        Theo đà phát triển của lịch sử và kinh tế xã hội cho thấy, trong số tất cả các biện pháp thuộc hai nhóm biện pháp nêu trên, biện pháp bảo hiểm mà con người áp dụng là phổ biến và có hiệu quả nhất. Bởi lẽ, hậu quả của rủi ro thông qua bảo hiểm sẽ được phân tán cho nhiều người cùng gánh chịu.Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro hữu hiệu nhất. Hơn nữa, bảo hiểm không chỉ thuần tuý là sự chuyển giao, sự chia sẻ rủi ro, mà nó còn là sự giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tổn thất, thông qua các chương trình quản lý rủi ro được phối hợp giữa các cá nhân các tổ chức kinh tế – xã hội với các tổ chức bảo hiểm. 

- Mặt khác, trong điều kiện phát triển nền KTTT có sự quản lí vĩ mô của Nhà nước cũng đòi hỏi phải có quĩ dự trữ bảo hiểm. Để tạo ra hành lang môi trường thuận lợi, đặc biệt giữ cho nền tài chính, tiền tệ, giá cả, chính trị xã hội ổn định tất yếu Nhà nước phải có lực lượng dự trữ vật tư, tài chính đủ mạnh để can thiệp vào nền kinh tế mỗi khi có những biến động kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch Nhà nước đã hoạch định

        Từ thực tế diễn ra nêu trên đã chứng minh rằng, bảo hiểm ra đời là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống và sản xuất. Xã hội càng phát triển và văn minh thì hoạt động bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia.           

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro