DẪN NHẬP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TÔIsống và làm việc ở Đế chế Thứ Ba – nước Đứcdưới chế độ Quốc xã – trong nửa thời gian đầu Đếchế này hiện hữu, quan sát Adolf Hitler củng cố quyềnlực để trở thành nhà lãnh đạo độc tài của quốcgia lớn lao nhưng khó hiểu này, rồi dẫn dắt quốc giaấy trên con đường chiến tranh và thôn tính. Nhưng chỉkinh nghiệm cá nhân thôi thì không đủ để thôi thúc tôiviết nên cuốn sách này, mà còn do một sự kiện độcđáo trong lịch sử xảy ra vào cuối Thế chiến II.

Đó là việctịch thu phần lớn thư khố của Chính phủ Đức và mọicơ quan ban ngành, kể cả Bộ Ngoại giao, Lục quân và Hảiquân, Đảng Quốc xã và cơ quan Mật vụ của Himmler. Tôitin rằng chưa từng có kho dữ liệu nào quý báu như thếrơi vào tay các sử gia đương thời. Từ trước đếnnay, thư khố của một quốc gia – ngay cả khi chiến bạivà chính quyền bị cách mạng lật đổ như trong trườnghợp của Đức và Nga năm 1918 – đều bị quốc gia ấygiữ kín và chỉ tài liệu nào phục vụ lợi ích củachế độ cầm quyền nối tiếp mới được công khai sauđó.

Sự sụp đổnhanh chóng của Đế chế Thứ Ba vào mùa xuân 1945 dẫnđến việc tịch thu không những một khối lượng lớntài liệu mật mà cả những tư liệu vô giá khác, nhưnhật ký cá nhân, bài diễn văn, báo cáo hội nghị vàthư tín, kể cả bản ghi chép những cuộc điện đàm củacác lãnh đạo Đảng Quốc xã được ghi âm bởi một cơquan đặc biệt do Hermann Goering thành lập trong Bộ Hàngkhông.

Lấy ví dụ,Tướng Franz Halder giữ một tập nhật ký dày, ghi tốc kýnhững biến cố không những từng ngày mà còn từng giờtrong ngày. Đây là nguồn tư liệu độc đáo trong giaiđoạn từ ngày 14 tháng 9 năm 1939 đến ngày 24 tháng 9 năm1942, khi Halder là Tham mưu trưởng Lục quân, tiếp xúchàng ngày với Hitler và các nhà lãnh đạo khác của ĐứcQuốc xã. Cũng có những cuốn nhật ký khác có giá trịlớn, như nhật ký của Tiến sĩ Joseph Goebbels, Bộ trưởngBộ Thông tin và Tuyên truyền, Đảng viên thân cận củaHitler, của Tướng Alfred Jodl, Tham mưu trưởng Hành quâncủa Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực (OKW). Cũng có nhữngnhật ký của chính OKW và của Bộ Tư lệnh Hải quân.Khoảng 60.000 hồ sơ của Thư khố Hải quân Đức đã ghichép hầu như toàn bộ tin báo, hải trình của tàu, nhậtký, bản ghi nhớ v.v. của Hải quân Đức từ năm 1868(khi Hải quân Đức được thành lập) đến tháng 4 năm1945 (khi hồ sơ bị tịch thu).

Bộ hồ sơ nặngtổng cộng 485 tấn của Bộ Ngoại giao Đức – mà ĐạiQuân đoàn Thứ Nhất của Mỹ tịch thu ngay trước khi bịthiêu huỷ theo lệnh từ Berlin – bao gồm những tài liệucủa giai đoạn từ lúc bắt đầu Đế chế Thứ Hai củaBismarck, qua chế độ Cộng hoà cho đến thời của Đếchế Thứ Ba. Trong nhiều năm sau chiến tranh, hàng tấn tàiliệu của Quốc xã được giữ trong kho lưu trữ củaQuân đội Mỹ ở Alexandria, Bang Virginia, mà Chính phủ Mỹkhông màng mở ra để xem có giá trị lịch sử nào không.Cuối cùng, đến năm 1955, 10 năm sau khi bị tịch thu, nhờsáng kiến của Hội Sử học Hoa Kỳ và sự tài trợphóng khoáng của vài tổ chức tư nhân, kho tài liệuAlexandria mới được khui ra. Một nhóm nhỏ học giả, vớinhân viên và thiết bị hạn chế, xem lướt qua và chụpảnh các tài liệu một cách vội vã trước khi các tàiliệu này được hoàn trả về Đức. Và việc này đãgiúp tìm ra những phát hiện giá trị.

Những bản ghichép của 51 "buổi họp với Lãnh tụ" về tình hìnhquân sự hàng ngày và các cuộc thảo luận tại tổnghành dinh của Hitler, cùng những văn bản ghi lại toàn bộlời phát biểu của Hitler với các nhân vật thân cận vàthư ký trong thời gian chiến tranh là những tài liệu vôcùng có giá trị. Thứ nhất là vài tài liệu của Hitlerchỉ mới bị cháy xém do một sĩ quan quân báo của Sưđoàn Không vận 101 của Mỹ kịp thời thu hồi được,thứ hai là những tài liệu của Martin Bormann, thư kýriêng của Hitler.

Hàng trăm nghìntài liệu của Đảng Quốc xã được vội vã mang đếnNuremberg để dùng làm chứng cứ cho toà án xử phạm nhânchiến tranh Quốc xã. Trong khi tường thuật phần đầucủa phiên toà này, tôi đã thu thập được các bảnchụp, tiếp sau đó là 42 tập lời khai và hồ sơ đãtừng được công bố và thêm 10 tập bản dịch nhữngtài liệu quan trọng. Bên cạnh đó, còn có 15 tập tàiliệu được công bố trong 12 phiên toà Nuremberg tiếp theocũng có giá trị, tuy nhiều hồ sơ và lời khai không đượcđưa vào.

Cuối cùng lànhững bản cung khai của sĩ quan quân đội, nhân viên Đảngvà chính quyền Đức cùng lời khai tiếp theo của họtrong các phiên xử, cung cấp loại thông tin mà tôi tinrằng không có trong những cuộc chiến trước đó.

Dĩ nhiên là tôikhông thể đọc được hết khối lượng đồ sộ nhưthế, điều này là quá sức lực của một cá nhân. Nhưngtôi đã bỏ công đọc qua phần lớn những tài liệu đó,dù công việc tiến hành chậm chạp vì thiếu hệ thốngsắp xếp danh mục.

Điều khá kỳlạ là những người là nhà báo và nhà ngoại giao nhưchúng tôi, trực tiếp làm việc ở nước Đức dưới chếđộ Quốc xã, lại biết rất ít về những gì đang thựcsự xảy ra đằng sau vẻ bề ngoài của nó, nguyên nhânchủ yếu có lẽ là do bản chất của một chế độ độctài chuyên chế làm việc trong vòng bí mật và biết cáchche giấu bí mật khỏi những cặp mắt săm soi của ngườingoài. Cũng không quá khó khăn để ghi chép và mô tả bềnổi của những biến cố trong Đế chế Thứ Ba: Hitlerlên nắm chính quyền, toà nhà Nghị viện bị cháy, Hitlerthanh trừng nhóm Roehm, Chamberlain nhượng bộ ở Munich, Đứcchiếm đóng Tiệp Khắc, tấn công Ba Lan, Bắc Âu, Tây Âu,vùng Balkans và Liên Xô. Quốc xã gây kinh hoàng trong nhữngvùng chiếm đóng, trại tập trung và dân Do Thái bị tànsát. Nhưng những quyết định bí mật, mưu đồ, sự phảnbội, động lực và lầm lạc dẫn đến những biến cốấy, vai trò của các nhân vật chính trong hậu trường,mức độ kinh hoàng mà họ gây ra và phương thức mà họtổ chức. Tất cả và còn hơn thế nữa đều đã bịche giấu khỏi cặp mắt của chúng ta cho đến khi tàiliệu bí mật của Đức được khui ra.

Vài người nghĩrằng vẫn còn quá sớm để viết lại lịch sử của Đếchế Thứ Ba, và rằng đó là nhiệm vụ phải để cho thếhệ sau thực hiện, khi thời gian sẽ tạo cho họ nhữngcái nhìn khách quan hơn. Tôi thấy quan điểm này đặcbiệt phổ biến ở Pháp, khi tôi đến đây để làm vàicông việc nghiên cứu, họ bảo tôi rằng người viết sửkhông nên viết về đề tài xảy ra sau thời Napoléon.

Dĩ nhiên, quanđiểm ấy là có cơ sở. Phần lớn các sử gia chờ đợitrong 50 năm, 100 năm hoặc thậm chí là lâu hơn, trướckhi quyết định viết về một quốc gia, một đế quốc,một kỷ nguyên. Nhưng tôi nghĩ thời gian dài như vậyphải chăng là do sử gia phải chờ đợi cho đến khi tàiliệu được công bố và cung cấp chất liệu thực mà họcần? Và tôi cũng nghĩ rằng sau thời gian dài chờ đợi,liệu một vài thông tin có bị mất đi hay không, khi màtác giả không còn cơ hội thấu hiểu về cuộc sống,không khí của những thời khắc cũng như các gương mặtlịch sử mà họ muốn viết?

Đế chế ThứBa là một trường hợp độc đáo vì khi Đế chế nàysụp đổ, ta có thể tiếp cận với hầu như tất cảtài liệu và nguồn tài liệu này còn được làm phong phúthêm bởi lời khai của tất cả những nhà lãnh đạo cònsống, với vài người là trước khi họ bị hành quyết.Với khối lượng tài liệu lớn như thế, được tiếpcận trong thời gian ngắn như thế cộng thêm trí nhớ vềcuộc sống dưới thời Đức Quốc xã cùng bộ dạng,cách hành xử và bản chất của những nhà lãnh đạo,tôi quyết định dù thế nào cũng nên thử viết về lịchsử thăng trầm của Đế chế Thứ Ba ở Đức.

Thucydides nhậnxét trong quyển Lịch sử Chiến tranh Peloponnese, mộttrong những công trình sử học vĩ đại nhất: "Tôi đãsống qua suốt cuộc chiến ở vào tuổi có thể thấuhiểu và chú ý đến các biến cố để biết được sựthật về chúng".

Tôi nhận thấymuốn thấu hiểu sự thật về nước Đức dưới chế độcủa Hitler là điều cực kỳ khó khăn, thậm chí là khôngthể nào hiểu được. Khối lượng tư liệu khổng lồgiúp ta tiến thêm một bước trong việc tìm hiểu sựthật, điều không thể đạt được ở 20 năm về trước,nhưng chính khối lượng này tự nó có thể làm cho ta rốitrí. Và trong mọi tài liệu ghi ghép cùng lời khai củanhân chứng, sẽ có những điểm mâu thuẫn.

Chắc chắn làý kiến chủ quan của riêng tôi – không tránh khỏi phátsinh từ kinh nghiệm và bản tính của cá nhân – thỉnhthoảng sẽ len lỏi vào trong các trang của cuốn sách này.Trên nguyên tắc, tôi kinh tởm chế độ độc tài chuyênchế, càng sống trong chế độ này và nhìn thấy nhữngsự chà đạp lên tinh thần con người, tôi càng có áccảm với nó hơn. Tuy thế, trong cuốn sách này tôi cốgắng khách quan một cách nghiêm túc, chỉ để các sựkiện tự lên tiếng và ghi chú nguồn thông tin của mỗisự kiện. Không có biến cố, cảnh tượng hoặc lờitrích dẫn nào được tưởng tượng ra, tất cả đềudựa trên tài liệu, lời khai của nhân chứng hoặc dochính tôi quan sát. Trong dăm ba trường hợp có sự phỏngđoán nào đấy mà thiếu sự kiện, tôi đều ghi rõ.

Chắc chắn lànhiều người sẽ chất vấn diễn giải của tôi. Điềunày là khó tránh khỏi, vì ai cũng có ý kiến sai lạc.Những diễn giải đúng lý nhất mà tôi đưa ra – nhằmlàm rõ hoặc tạo thêm chiều sâu – xuất phát từ chứngcứ cũng như kiến thức và kinh nghiệm của riêng tôi.

Có lẽ AdolfHitler là nhà thôn tính phiêu lưu cuối cùng đi theo cáchthức của Alexander, Caesar và Napoléon, cũng như Đế chếThứ Ba là đế chế cuối cùng đi theo con đường củaMacedonia, La Mã và Pháp.

Tấm màn đãkhép lại giai đoạn lịch sử này, ít nhất là qua sựphát minh của bom hạt nhân, đầu đạn xuyên lục địavà hoả tiễn có thể nhắm đến Mặt Trăng.

Trong kỷ nguyênmới của khí tài gây kinh hoàng và tử vong nhanh chóngthay thế vũ khí cũ, một cuộc đại chiến xâm lược mới– nếu xảy ra – sẽ được phát động bởi một kẻđiên rồ tầm thường muốn tự sát bằng cách nhấn mộtcái nút điện tử. Sẽ không có những nhà thôn tính vàcũng không có những cuộc chinh phục, mà chỉ có nhữngbộ xương cháy nám của người chết nằm trên một hànhtinh chẳng còn sự sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro