NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


HITLERđã định rời Berlin vào ngày 20 tháng 4, vào sinh nhậtthứ 56 của mình, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộcchiến từ nơi này. Phần lớn nhân viên các bộ đã ditản về phía Nam trên những xe tải chất đầy tài liệu,nhiều quan chức khác cũng hối hả tìm cách rời Berlin.10 ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lýcủa mình đi Obersalzberg để dọn đường cho ông ta tớingôi biệt thự Berghof.

Tuy nhiên, địnhmệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơinghỉ dưỡng mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơnlà ông dự tính. Quân Mỹ và Liên Xô đang tiến nhanh đếnmột giao lộ bên bờ sông Elbe. Quân Anh-Canada đang đếnsát Hamburg và Bremen, chuẩn bị cắt rời nước Đức khỏiĐan Mạch. Ở Ý, Đồng minh đã chiếm được Bologna vàđang tiến đến thung lũng Po. Sau khi chiếm được Viennavào ngày 13 tháng 4, quân Liên Xô tiến lên sông Danube, cònĐại Quân đoàn Thứ Ba của Mỹ đang tiến xuống dọccon sông này để bắt tay với quân Liên Xô tại sinh quánLinz của Hitler. Ở Berlin, người ta đã nghe tiếng đạipháo của Liên Xô. Bá tước Schwerin von Krosigk, vị Bộtrưởng Tài chính non nớt, nhận xét: "Có vẻ như nhândân ta sẽ phải đối mặt với số phận đen tối nhất."

Hitler đã rờitổng hành dinh của mình ở Đông Phổ lần cuối cùngngày 20 tháng 11 năm 1944 khi quân Liên Xô đang tiến gần,rồi đi về Berlin. Đến ngày 10 tháng 12, ông đi đếntổng hành dinh miền Tây gần Bad Nauheim để chỉ huy cuộcphản công ở vùng Ardennes. Sau khi chiến dịch này thấtbại, Hitler trở về Berlin ngày 16 tháng 1 năm 1945, nơi ôngsẽ trụ lại cho đến phút cuối, chỉ đạo các đoànquân đang vỡ vụn từ boong-kesâu 17 m phía dưới Phủ Thủ tướng, với những bứctường cẩm thạch hoa mỹ giờ đã tan nát vì bom củaĐồng minh.

Thể chấtHitler đang suy sụp nhanh chóng. Một Đại uý trẻ gặp ônglần đầu tiên trong tháng 2 năm 1945 kể lại:

"Đầu ông khẽ lắc lư.Cánh tay trái thõng xuống, bàn tay run lẩy bẩy. Đôi mắtloé lên ánh gì đấy khó diễn tả, bất bình thường vàkhiến người ta phải kinh sợ. Khuôn mặt và quầng mắtkhiến ta nhận ra ông đã hoàn toàn kiệt sức. Tất cảcử động của ông giống hệt như một người lão suy."

Kểtừ vụ mưu sát ngày 20 tháng 7 năm 1944, Hitler chẳng còntin ai nữa, ngay cả những Đảng viên trung kiên. Tháng 3năm 1945, ông càu nhàu với nhóm nữ thư ký: "Mọi phíađều dối trá với tôi."

"Tôi chẳng còn có thểtrông cậy vào ai nữa. Tất cả bọn họ đều phản bộitôi. Toàn thể vụ việc khiến cho tôi kinh tởm... Nếutôi có mệnh hệ gì, thì nước Đức sẽ không có nhàlãnh đạo. Tôi không có người kế nhiệm. Hess đã điênkhùng, Goering đánh mất niềm tin của dân chúng, Himmler bịĐảng khước từ – hơn nữa ông ta hoàn toàn thiếu tếnhị... Hãy nặn óc nói cho tôi biết ai sẽ là người kếnhiệm tôi..."

Ngườita hẳn nghĩ rằng đến thời khắc này của lịch sử,vấn đề kế nhiệm là thiếu thực tế, nhưng không –không đúng trên đất nước Quốc xã điên điên gàn gànnày. Cả Lãnh tụ và những ứng viên hàng đầu sẽ tiếpnhiệm ông ta đều có nỗi ám ảnh như thế.

Dù cho thể chấtcủa Hitler đã suy kiệt, nhưng ông ta và vài thủ hạcuồng tín nhất, đặc biệt là Goebbels, đều vin vào niềmhy vọng sẽ được cứu nguy vào phút chót bằng một phépmàu nhiệm.

Một buổi tốiđẹp trời trong tháng Tư, Goebbels đọc cho Hitler nghe mộttrong những cuốn sách mà Hitler thích nhất: Lịch sửFriedrich Đại đế của Carlyle. Chương ông đang đọctrình bày những ngày đen tối nhất trong Chiến tranh Bảynăm, khi vị Vua lâm vào đường cùng và bảo các đạithần rằng đến ngày 15 tháng 2 nếu tình hình không sángsủa, ông sẽ từ bỏ và uống thuốc độc. Giai đoạnlịch sử này khá tương đồng với hiện tại và hẳn làGoebbels đã đọc lên với cả giọng điệu kịch tínhnhất:

"'Hỡi vị Vua quả cảm!Hãy chờ đợi trong ít lâu, rồi những ngày thống khổsẽ qua đi. Mặt trời may mắn của ông đã ở trên mâyvà chẳng bao lâu sẽ soi rọi cho ông.' Ngày 12 tháng 2,Nữ hoàng Nga qua đời. Phép lạ của Vương triềuBrandenburg đã xuất hiện."

Goebbelscho biết đôi mắt của Hitler đẫm lệ.

Với sự khíchlệ như thế, họ xin 2 lá số chiêm tinh, được lưu trữtrong văn phòng "nghiên cứu" hổ lốn của Himmler. Mộtlá số là của Hitler lập ngày 30 tháng 1 năm 1933, ngàyông lên cầm quyền, lá kia là của nền Cộng hoà Weimar,do một chiêm tinh gia ẩn danh lập ngày 9 tháng 11 năm 1918,ngày sáng lập nền Cộng hoà.

"Một sự kiện kỳ diệuđã trở thành hiển nhiên, cả 2 lá số tiên đoán chiếntranh bùng nổ năm 1939, những chiến thắng cho đến năm1941, rồi một loạt những thất bại với đòn nặng nhấttrong những tháng đầu năm 1945, đặc biệt trong hai tuầnđầu tháng Tư. Trong 2 tuần cuối tháng Tư, ta sẽ có đượcsự thành công tạm thời. Rồi sẽ đến thời kỳ đìnhtrệ cho đến tháng Tám, nhưng ta sẽ lại có được hoàbình trong tháng này. Trong 3 năm tiếp theo, nước Đức sẽgặp nguy khó, nhưng bắt đầu từ năm 1948 sẽ lại trỗidậy."

Vớitinh thần được củng cố bởi Carlyle và sự tiên đoánkỳ diệu của những vì sao, ngày 6 tháng 4 Goebbels ban bốlời hiệu triệu binh sĩ đang rút lui:

"Lãnh tụ đã tuyên bốrằng ngay cả trong năm nay, vận may sẽ đến... Tố chấtthực sự của thiên tài là tinh thần tỉnh táo và nhậnthức chắc chắn về sự thay đổi đang diễn ra. Lãnh tụbiết thời khắc chính xác của sự thay đổi sẽ đến.Định mệnh đã phái ông đến với chúng ta để tronggiai đoạn khốn khổ cả ở trong nước lẫn ngoài nướcnày,chúng ta sẽ chứng giám cho phép màu..."

Chỉmột tuần sau, vào đêm 12 tháng 4, Goebbels tin rằng "thờikhắc chính xác" đã đến. Đó là ngày có thêm tin xấu.Quân Mỹ đã xuất hiện trên xa lộ Dessau-Berlin, Quân độiĐức vội vã ra lệnh phá huỷ 2 nhà máy làm thuốc súngcòn lại nằm gần đường tiến quân. Từ lúc này trởđi, binh sĩ Đức không được tiếp tế thêm đạn dượcnữa. Đến đêm 12 tháng 4, trung tâm Berlin bốc cháy do máybay Anh không kích. Những gì còn lại của Phủ Thủ tướngvà khách sạn Adlon trên khu Wilhelmstrasse đều bùng cháy.Một thư ký báo tin khẩn cho Goebbels: Roosevelt đã chết!

Gương mặtGoebbels rạng rỡ hẳn lên. Ông kêu lên: "Mang rượu sâmpanh ngon nhất ra đây. Và gọi điện cho Lãnh tụ!"

Hitler đang ởtrong một boong-ke sâu chờ cho cuộc không kích kết thúc.Ông ta nhấc điện thoại.

Goebbels nói:

"Lãnh tụ, xin chúc mừngông! Roosevelt đã chết! Lá số chiêm tinh tiên đoán tronghai tuần cuối tháng Tư sẽ có bước ngoặt cho chúng ta.Hôm nay là thứ Sáu, ngày 13 tháng 4. Đây chính là bướcngoặt!"

Khôngcó tài liệu ghi chép phản ứng của Hitler, nhưng có thểtưởng tượng ông ta cảm thấy phấn khởi nhờ Carlyle vàchiêm tinh học đến thế nào. Riêng Goebbels thì tỏ ra vuimừng, theo lời thư ký của ông.

Con người ngốcnghếch Bá tước Schwerin von Krosigk cũng vui mừng. Sang ngàykế, Krosigk điện thoại cho Goebbels để chúc mừng.

Trong không khícủa một nhà thương điên hoang tưởng. Các bộ trưởngNội các nắm quyền từ lâu và được giáo dục ở nhữngđại học lâu đời ở châu Âu, như Krosigk và Goebbels,nhưng lại cố nắm bắt chiêm tinh học khi những ngọnlửa của thủ đô đang bùng cháy, họ tỏ ra vui mừng vìcái chết của Tổng thống Mỹ. Hoạt cảnh cuối cùng ởBerlin đi đến lúc hạ màn.

Ngày 15 tháng 4,Eva Braun đi đến Berlin để sống cùng Hitler. Rất ítngười biết về cô và càng ít người hơn biết quan hệgiữa cô và Hitler. Trong hơn 12 năm, cô là tình nhân củaHitler. Và bây giờ, cô đến vì hôn lễ và cái chết theonghi thức của mình.

Dù chắc chắnlà rất thương mến cô và cảm thấy được thư giãn bêncạnh cô, nhưng Hitler luôn giữ cô cách xa nơi công cộng,không cho phép đi đến các vị trí tổng hành dinh củaông, nơi ông dành phần lớn thời giờ trong những nămchiến tranh, thậm chí ít khi cho phép cô đến Berlin. Côsống cách ly trong biệt thự Berghof ở vùng Obersalzberg,giết thời giờ bằng cách đi bơi và trượt tuyết, đọcnhững cuốn tiểu thuyết rẻ tiền, xem những bộ phim rácrưởi, khiêu vũ (mà Hitler không thích) và không ngừngchải chuốt bản thân, mòn mỏi vì người yêu luôn vắngmặt.

Erich Kempka, tàixế của Hitler, kể: "Cô ta là người phụ nữ vô phúcnhất ở Đức. Vì đã trải qua phần lớn cuộc đời đểchờ đợi Hitler."

Theo mô tả củaThống chế Keitel, cô "rất thanh mảnh, có bề ngoàithanh lịch..., trầm lặng, kín đáo và rất, rất tử tế.Cô ở trong hậu trường và người ta hiếm khi trông thấycô".

Cha mẹ cô thuộcgiới hạ trung lưu, lúc đầu không chấp nhận mối quanhệ thầm kín của cô với Hitler ngay cả khi ông đã lênnắm chính quyền. Cô từng làm việc cho một hiệu ảnh ởMunich và ông chủ hiệu ảnh này giói thiệu cô vớiHitler. Đó là 1 hoặc 2 năm sau vụ tự tử của GeliRaubal, người cháu gái mà Hitler rất yêu mến. Có lẽ EvaBraun cũng thường cảm thấy khổ sở vì người yêu củacô, tuy không cùng lý do với Geli Raubal. Trong những nămđầu của mối quan hệ giữa 2 người, dù được sốngtrong biệt thự của Hitler ở vùng núi Alps, Eva vẫn khôngthể chịu nổi những khoảng thời gian cô đơn kéo dàikhi Hitler đi xa. Dần dà, cô chấp nhận vai trò đáng chánvà mơ hồ – không được công nhận là vợ hoặc ngườitình – đành bằng lòng làm người phụ nữ đồng hànhduy nhất của một người đàn ông nổi tiếng và cố tậnhưởng những thời khắc hiếm hoi khi 2 người bên nhau.

Bây giờ, côquyết chí sẽ chia sẻ kết cục với ông. Cũng như vợchồng Goebbels, cô không thiết sống mà không có AdolfHitler. Trong căn hầm trước hồi kết, cô nói với HannaReitsch, phi công thử nghiệm nổi danh: "Trong hoàn cảnhhiện tại, một người Đức thực sự thì không nênsống". Dù Eva Braun có đầu óc không mấy sâu sắc vàkhông hề gây ấn tượng cho Hitler về mặt tri thức,nhưng có lẽ đó lại là lý do khiến ông thích ở gầncô hơn là những phụ nữ thông minh. Và rõ ràng là Hitlerđã ảnh hưởng rất nhiều tới cô, cũng như tới nhiềungười khác.

QUYẾTĐỊNH TO TÁT CUỐI CÙNG CỦA HITLER


Sinhnhật 20 tháng 4 của Hitler diễn ra một cách trầm lặng,cho dù Tướng Tham mưu trưởng Không quân Karl Koller, cómặt trong buổi tiệc, ghi nhận đó là một ngày lại cóthêm thảm hoạ trên các mặt trận, nhưng tất cả cáclãnh đạo Quốc xã kỳ cựu đều có mặt: Goering,Goebbels, Himmler, Ribbentrop và Bormann, cũng như những chỉhuy Quân đội còn sót lại: Doenitz, Keitel, Jodl và Krebs(tân Tham mưu trưởng Lục quân và cũng là người cuốicùng giữ chức vụ này). Họ đều được mời đến đểchúc mừng sinh nhật Lãnh tụ.

Hitler không tỏra tuyệt vọng, cho dù tình hình lúc đó đang rất tồitệ. Ông vẫn tự tin, như ông ta nói với các tướng lĩnh3 ngày trước, rằng quân Nga sẽ phải đổ nhiều máunhất ở Berlin. Các tướng lĩnh biết rõ hơn ông ta vàtrong buổi họp quân sự thường kỳ sau khi ăn mừng sinhnhật, họ khuyên ông nên rời Berlin để đi về miềnNam. Họ giải thích rằng chỉ 1 hoặc 2 ngày nữa thôi,quân Nga sẽ cắt đứt hành lang để đi về hướng ấy.Hitler lưỡng lự, không nói đồng ý hay chối từ. Hiểnnhiên là ông không thể đối mặt với sự kiện kinhkhủng là thủ đô của Đế chế Thứ Ba sắp bị Liên Xôchiếm đóng, trong khi chỉ vài năm trước ông ta còn tuyênbố rằng kẻ thù này đã bị đánh gục. Có ý nhânnhượng với các tướng lĩnh, Hitler đồng ý thiết lập2 bộ chỉ huy biệt lập trong trường hợp quân Mỹ vàquân Nga bắt tay nhau trên sông Elbe. Thuỷ sư Đô đốcDoenitz sẽ cầm đầu bộ chỉ huy ở miền Bắc, còn Thốngchế Kesselring có lẽ ở miền Nam – nhưng ông chưa chắcchắn về vị trí này.

Đêm ấy, 2thuộc cấp được tin cậy nhất của Hitler ra đi: Himmlervà Goering. Riêng Goering đi trên một đoàn xe tải chở đầynhững món vật ông ta đã vơ vét được. Cả 2 nhà lãnhđạo Quốc xã kỳ cựu này đều tin chắc rằng chẳngbao lâu Lãnh tụ yêu dấu của họ sẽ chết và họ sẽlên thay.

Họ không baogiờ gặp lại Hitler nữa. Ribbentrop cũng thế: Ông nàycũng vội vã bỏ đi ngay đêm ấy.

Nhưng Hitler vẫnchưa chịu buông xuôi. Ông ra lệnh Đại tướng cấp caoS.S. Felix Steiner tổng phản công quân Liên Xô ở nhữngvùng ngoại ô phía Nam của Berlin. Tất cả binh sĩ trúđóng trong vùng Berlin đều sẽ được tung ra trận đánh,kể cả những binh sĩ Không quân hiện diện trên mặtđất.

Hitler la hét vớiTướng Koller, người ở lại để đại diện cho Khôngquân:

"Bất kỳ Chỉ huy nào giữlại lực lượng của mình sẽ phải trả giá bằng mạngsống trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Chính ông phải đemcái đầu của ông ra để đảm bảo rằng tất cả binhsĩ sẽ chiến đấu."

Suốt2 ngày liên tục, Hitler nôn nóng chờ đợi tin tức vềcuộc phản công của Steiner, thêm một ví dụ để chothấy ông không còn biết gì về tình hình thực tế. Cuộcphản công của Steiner không hề diễn ra, mà chỉ nằmtrong tâm trí cháy bỏng của nhà độc tài tuyệt vọng.Cuối cùng khi Hitler biết được điều này, cơn cuồngphong đã ập đến.

Ngày 22 tháng 4mang đến bước ngoặt cuối cùng trên con đường thânbại danh liệt của Hitler. Giống như hôm trước, từ sángsớm cho đến tận 3 giờ chiều, ông luôn gọi điện chocác bộ chỉ huy ở khắp nơi, cố tìm hiểu kết quả củacuộc phản công do Steiner chỉ huy. Không ai biết gì. Máybay của Tướng Koller không thấy gì, các chỉ huy trên mặtđất cũng thế, dù cho nếu cuộc phản công diễn ra thìchỉ cách phía Nam thủ đô khoảng 5 km. Ngay cả TướngSteiner cũng mất tích, nói gì đến đoàn quân dưới quyềnông này.

Trong buổi họpquân sự lúc 3 giờ chiều, Hitler giận dữ đòi đượcbiết tin tức về Steiner. Cả Keitel lẫn Jodl hay bất kỳai khác đều không trả lời được. Nhưng các tướnglĩnh thì có tin tức khác. Việc điều quân từ hướngBắc đi tăng viện cho Steiner ở hướng Nam đã khiến chomặt trận hướng Bắc suy yếu, quân Liên Xô thâm nhập ởđây và xe thiết giáp của họ đã tiến vào bên trongthành phố.

Hitler không còncó thể chịu được nữa. Mọi nhân chứng còn sống sótsau này đều kể lại rằng Hitler đã trở nên hoàn toànmất tự chủ. Ông ta nổi cơn thịnh nộ dữ tợn nhấttrong đời. Ông ta la hét rằng đây sẽ là hồi cáo chung.Mọi người đã bỏ rơi ông ta. Chẳng còn gì nữa, màchỉ có phản bội, dối trá, tham nhũng và hèn nhát. Tấtcả đã hết. Thôi được, ông ta sẽ ở lại Berlin. Ôngta sẽ đích thân chỉ huy phòng vệ thủ đô của Đế chếThứ Ba. Những người khác có thể đi nếu muốn. Tạinơi này, ông sẽ đối mặt với đoạn cuối của đờimình.

Những ngườikhác phản đối. Họ bảo vẫn còn có hy vọng, nếu Lãnhtụ rút về phía Nam, nơi tập đoàn quân dưới quyềnThống chế Ferdinand Schoemer ở Tiệp Khắc và lực lượngđáng kể của Kesselring vẫn còn nguyên. Doenitz, ở miềnTây Bắc đang chỉ huy quân ở đây và Himmler, kẻ đang cótoan tính cho riêng mình, đều gọi điện thúc giục Lãnhtụ không nên lưu lại Berlin. Ngay cả Ribbentrop cũng gọiđến cho biết mình đang tung ra một "đòn ngoại giao"để cứu vớt mọi thứ. Nhưng Hitler chẳng còn tin tưởnghọ. Ông ta nói với tất cả bọn họ rằng mình đãquyết định. Và để chứng tỏ cho mọi người thấykhông gì đảo ngược được, Hitler gọi một thư ký vàvới sự hiện diện của các tướng lĩnh, đọc một bảntuyên bố sẽ được truyền ngay trên sóng phát thanh. Bảntuyên bố cho biết Hitler sẽ ở lại Berlin và bảo vệthủ đô cho đến cùng.

Rồi Hitler chogọi Goebbels đến, mời ông này, bà vợ cùng sáu đứacon vào ngụ trong boong-ke của Lãnh tụ vì ngôi nhà củahọ đã bị bom làm cho hư hại nặng. Ông biết rằng ítnhất người thuộc hạ cuồng tín và trung thành này, cùngvới gia đình, sẽ ở bên mình cho đến cùng. Kế đến,Hitler soạn ra hồ sơ của mình, chọn ra những gì ôngmuốn thiêu huỷ rồi đưa cho một trong những trợ lý,Julius Schaub, mang ra ngoài vườn để đốt.

Đến chiềutối, ông ra lệnh cho Keitel và Jodl đi về miền Nam đểnắm quyền chỉ huy những lực lượng còn lại. 2 vịTướng, đã kề cận bên Hitler trong suốt cuộc chiến, kểlại một cách sinh động lần chia tay của họ với ngườiTư lệnh Tối cao.

Khi Keitel nóimình không thể ra đi mà thiếu Lãnh tụ, Hitler trả lời:"Anh phải tuân theo lệnh của tôi." Vốn suốt đờichưa bao giờ làm trái một lệnh nào của Lãnh tụ, ngaycả những lệnh thực hiện những tội ác chiến tranhkinh tởm nhất, nhưng vào lúc này, Keitel đã không nói gìthêm.

Nhưng vì là conngười không đến mức khúm núm bằng, Jodl không chịuyên lặng. Người chiến binh này, dù tận tâm với Hitlermột cách cuồng tín, nhưng vẫn còn giữ lại ít nhiềutruyền thống của Quân đội. Đối với ông, Tư lệnhTối cao đang rời bỏ nhiệm vụ chỉ huy binh sĩ và đùnđẩy trách nhiệm cho họ vào thời khắc của thảm hoạ.

Jodl nói: "Ôngkhông thể chỉ đạo gì được ở đây. Nếu ông khôngcó ban lãnh đạo bên cạnh, làm thế nào ông có thể chỉhuy được?"

Hitler trả lời:"Thế thì, được thôi, Goering sẽ nắm quyền lãnh đạoở dưới kia."

Khi một ngườivạch ra rằng không binh sĩ nào muốn chiến đấu cho Thốngchế Đế chế, Hitler cắt ngang: "Anh có ý gì khi nóichiến đấu? Còn lại chút gì quý giá để chiến đấuđâu!" Thậm chí đối với một người điên rồ chỉmuốn đi thôn tính, đến cuối cùng ông ta đã sáng mắtra. Hoặc, ít nhất, cao xanh kia đã cho ông ta khoảnh khắcminh mẫn trong những ngày cuối cùng đầy ác mộng củacuộc đời.

Lúc này, Himmlerđang ở tại Hohenlychen, Tây Bắc Berlin. Khi nghe sĩ quanliên lạc Hermann Fegelein ở tổng hành dinh thuật lại tìnhhình, Himmler đã thốt lên với thuộc hạ: "Mọi ngườiở Berlin đã điên hết rồi! Tôi phải làm gì đây?"

Đại tướngS.S. Gottlob Berger, Chánh văn phòng Trung ương của S.S, đềnghị Himmler đi về Berlin. Berger không biết rằng thủtrưởng Himmler của mình, do Tướng S.S. Walter Schellenbergthúc giục, đã tiếp xúc với Bá tước Folke Bernadotte củaThuỵ Điển để dàn xếp việc Quân đội Đức đầuhàng phương Tây. Berger nói với Himmler: "Tôi sẽ điBerlin và vì nhiệm vụ, anh cũng nên đi."

Nhưng đêm ấychỉ có Berger đi về Berlin. Đạn pháo của Liên Xô đangnổ quanh Phủ Thủ tướng khi Berger đến nơi. Ông bị sốckhi thấy Lãnh tụ hoàn toàn nhụt chí và sự nghiệp dườngnhư đã kết thúc. Rồi ông ngỏ lời đánh giá cao ý chícủa Hitler khi muốn ở lại Berlin: "Người đã không thểbỏ mặc nhân dân sau khi họ đã trung thành và kiên trìđến thế." Lời nói của ông khiến cho Lãnh tụ cảmđộng. Berger kể lại:

"Cho đến lúc ấy, Lãnh tụvẫn chưa thốt lên tiếng nào. Rồi bỗng ông hét to: 'Mọingười đã lừa dối tôi! Không ai nói cho tôi biết sựthật! Quân lực đã dối trá với tôi'... Ông cứ tiếptục nói và nói với giọng oang oang. Rồi da mặt ông táingắt. Tôi nghĩ ông sẽ bị đột quỵ bất kỳ lúc nào."

Bergercũng là Trưởng phòng Hành chính Tù binh dưới quyềnHimmler, nên khi Lãnh tụ dịu xuống, họ bàn bạc về sốphận của một nhóm tù nhân người Anh, Pháp và Mỹ nổitiếng và của những người Đức như Halder, Schacht vàcựu Thủ tướng Áo Schuschnigg lúc ấy đang được chuyểnvề miền Đông Nam để tránh quân Mỹ giải thoát. 2 ngườicũng bàn về những báo cáo đã xuất hiện tư tưởng côlập ở Áo và Bavaria. Ý nghĩ về cuộc phản loạn diễnra ở sinh quán Áo và Bavaria, nơi đã cưu mang ông làm choHitler một lần nữa nổi giận. Berger kể:

"Tay ông ta run rẩy, chânrun rẩy và đầu cũng run rẩy, ông chỉ lặp đi lặp lại:'Bắn hết chúng nó! Bắn hết chúng nó!'."

Bergerkhông rõ đó là lệnh bắn bỏ tất cả người phản loạnhay tất cả tù binh nổi tiếng, nhưng có lẽ đối vớiHitler thì là cả 2 nhóm.

GOERINGVÀ HIMMLER CỐ LÊN NẮMQUYỀN


Ngày22 tháng 4, Tướng Koller không đến dự buổi họp quân sựvới Hitler. Ông phải chỉ huy Không quân và như ông đãghi vào nhật ký: "Tôi không thể chịu được khi bịxúc phạm cả ngày."

Tướng EckardChristian, sĩ quan liên lạc của ông ở boong-ke, gọi điệncho ông lúc 6 giờ 15 chiều và hổn hển thông báo: "Biếncố lịch sử, có tính quyết định nhất trong cuộcchiến, đang xảy ra ở đây!" Vài tiếng đồng hồ sau,Christian đi đến tổng hành dinh Không quân ở vùng ngoạiô Berlin để đích thân báo cáo với Koller: "Lãnh tụ đãsuy sụp tinh thần!" Người theo Quốc xã một cách hănghái và cưới một trong những thư ký của Hitler, Christianchỉ hổn hển nói được rằng Lãnh tụ đã quyết địnhkết liễu đời mình ở Berlin và đang thiêu huỷ tàiliệu, ngoài ra không nói rõ ràng được điều gì khác.Vì thế dù cho đợt không kích của Anh mới bắt đầu,Koller đã tìm Jodl để tìm hiểu chắc chắn chuyện gìđang xảy ra ở boong-ke.

Jodl kể lạimọi chuyện. Ông cũng tiết lộ một việc mà chưa ai nóicho Koller nghe.

Hitler đã nóivới Keitel và Jodl: "Trong việc đàm phán hoà bình,Goering có thể làm tốt hơn tôi. Goering làm tốt hơn nhiềutrong những việc như thế này. Ông ấy có thể đối phóvới bên kia giỏi hơn." Lúc đó, Jodl đã thuật lại vớiKoller như thế.

Vị Tham mưutrưởng Không quân thấy mình có nhiệm vụ phải bay đigặp Goering ngay lập tức. Vì lẽ quân địch đang nghelỏm, nên việc nói chuyện qua sóng vô tuyến sẽ vừa khókhăn vừa nguy hiểm. Nếu Goering – mà vài năm hước đãđược Hitler chính thức chỉ định là người kế nhiệm– nhận trách nhiệm đàm phán hoà bình thì không nên bỏphí thời giờ. Jodl đồng ý với điều đó. Lúc 3 giờ30 sáng ngày 23 tháng 4, Koller đi trên một máy bay chiếnđấu đến Munich.

Ông đếnBerchtesgaden lúc giữa trưa và mang tin tức đến choGoering. Ông này là người vốn luôn ôm tham vọng lên thaythế Hitler. Goering nói với thuộc hạ là không muốn lộdiện kẻo "kẻ thù" của mình là Bormann sẽ lợi dụng.Đó là sự cẩn trọng mà sau này người ta thấy là ôngđúng lý. Goering nói:

"Nếu tôi có động tháibây giờ, họ có thể kiếm cớ tôi là kẻ phản bội đểnghiền nát tôi. Còn nếu tôi không có hành động, họ sẽkết án tôi là không làm gì trong thời khắc thảm hoạ."

Goeringgọi Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Hans Lammers, lúc đóđang có mặt ở Berchtesgaden, đến để cho ý kiến về cơsở pháp lý, cũng như để tìm cho ông một bản nghịđịnh của Lãnh tụ ký ngày 29 tháng 6 năm 1941. Nội dungcủa nghị định này khá rõ ràng: Nếu Hitler chết,Goering sẽ lên thay và nếu Lãnh tụ không còn năng lực,Goering sẽ là người trợ lý. Mọi người đều thốngnhất rằng khi Hitler lưu lại Berlin để chịu chết, bịcô lập khỏi Quân đội và Chính phủ, ông không còn nănglực điều hành và theo tinh thần nghị định thì Goeringhiển nhiên phải gánh vác trách nhiệm.

Tuy thế Goeringvẫn cẩn thận thảo một bức điện để gửi cho Hitler.

"Lãnh tụ của tôi!

Xét qua quyết định muốnlưu lại trong công sự ở Berlin của ông, ông có đồng ýcho tôi lập tức đảm nhận quyền lãnh đạo Đế chế,được hoàn toàn tự do hành động trong và ngoài nướcnhư là phụ tá của ông, theo tinh thần nghị định củaông ngày 29 tháng 6 năm 1941 hay không? Nếu tôi không nhậnđược phúc đáp lúc 10 giờ tối nay, tôi sẽ tự hiểurằng ông đã mất quyền tự do hành động, đồng thờitôi sẽ xem như đã đạt đủ điều kiện theo nghị địnhcủa ông và sẽ làm việc vì lợi ích tốt nhất của đấtnước và nhân dân ta. Hẳn ông cũng hiểu tôi cảm nhậnnhư thế nào về ông trong giờ khắc trầm trọng nhấtnày. Ngôn bất tận ý. Xin Thượng Đế phù hộ cho ông vànhanh chóng mang ông đến đây cho dù tình thế ra sao chăngnữa. Người trung thành với ông, Hermann Goering."

Chiềutối hôm ấy, cách đó hàng trăm kilomet, Heinrich Himmlerđang gặp gỡ Bá tước Bernadotte tại tổng lãnh sự quánThuỵ Điển ở Luebeck gần biển Baltic. Himmler không yêucầu quyền kế vị, mà nghĩ mình đã có được quyềnnày.

Ông nói với vịBá tước: "Cuộc đời vĩ đại của Lãnh tụ đang điđến hồi kết" và rằng trong vài ngày tới, Hitler sẽchết. Rồi Himmler thúc giục Bernadotte lập tức thông báovới Tướng Eisenhower là Đức đã sẵn sàng đầu hàngĐồng minh phương Tây. Himmler nói thêm rằng ở phía Đông,chiến tranh sẽ tiếp tục cho đến khi các cường quốcphương Tây tiếp quản mặt trận để chống Nga. Đó làsự ngây thơ hoặc ngu xuẩn, mà có khi là cả hai, củangười lãnh đạo S.S. lúc đó đang muốn nắm quyền độctài ở Đế chế Thứ Ba. Khi Bernadotte yêu cầu Himmler đưađề nghị đầu hàng bằng văn bản, Himmler ký vào mộtlá thư được gấp rút viết ra dưới ánh sáng của mộtngọn nến – vì Không lực Hoàng gia Anh đến oanh kíchkhiến mất điện và những người đang hội đàm phảichuyển xuống tầng hầm.

Chẳng bao lâu,cả Goering và Himmler đều nhận ra rằng họ đã hành độngquá sớm. Dù bị cô lập khỏi các đoàn quân và các bộtrong Chính phủ và chỉ còn một ít đường dây viễnthông – vì quân Nga đã hoàn toàn bao vây thành phố –nhưng Hitler chứng tỏ ông ta vẫn có thể cai trị nướcĐức bằng sức mạnh của tố chất và uy tín của riêngmình, chỉ thông qua lời nói của ông ta được truyềnqua máy phát sóng vốn thường bị nhiễu do bị treo lơlửng trên boong-ke bằng một quả bong bóng.

Albert Speer vàmột người phụ nữ đáng nể được mục kích toànquang cảnh trong màn kịch cuối cùng ở Berlin về phảnứng của Hitler đối với bức điện của Goering. Ngày 23tháng 4, Speer được một máy bay nhỏ chở hạ cánh xuốngđầu phía Đông của trục đường Đông-Tây – đại lộrộng chạy qua Tiergarten – ở cổng Brandenburg. Nghe nóiLãnh tụ sẽ ở lại Berlin và chẳng bao lâu nữa, Speerđến để ngỏ lời vĩnh biệt với Lãnh tụ, đồng thờibộc bạch rằng "sự xung đột giữa lòng trung thànhriêng và nghĩa vụ công" đã buộc mình phải cưỡng lạilệnh vườn không nhà trống của Lãnh tụ. Ông sẵn sàngchịu bị bắt vì tội "phản quốc" và có thể bị xửbắn. Và chắc chắn mọi việc sẽ diễn ra như thế nếunhà độc tài biết được rằng Speer đã có âm mưu ámsát ông ta và những người khác trước vụ nổ bom củaStauffenberg 2 tháng.

Chẳng là, kiếntrúc sư lỗi lạc kiêm Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang,dù luôn tự hào là mình không dính dáng đến chính trị,nhưng giống như nhiều người Đức khác, ông đã thứctỉnh khi đã quá muộn. Khi cuối cùng nhận ra chân tướngcủa người Lãnh tụ muốn san bằng tất cả, ông quyếtđịnh hạ sát Hitler. Kế hoạch của ông là phun khí độcvào ống thông hơi trong boong-ke ở Berlin trong một buổihọp quân sự quy tụ tất cả nhân vật quan trọng. Vìkhông chỉ có các tướng lĩnh mà cả Goering, Himmler vàGoebbels sẽ có mặt, Speer hy vọng sẽ tiêu diệt toàn bộcấp lãnh đạo Quốc xã cũng như Bộ Chỉ huy Tối caoQuân lực. Ông tìm được khí độc và rồi khám phá rarằng ống thông hơi ở khu vườn được bảo vệ bởimột ống khói cao 4 m, do Hitler ra lệnh lắp đặt đểngăn chặn việc phá hoại, và rằng không thể nào phunkhí độc vào vì có binh sĩ S.S. canh gác trong khu vườn.Thế là ông bỏ dở kế hoạch và một lần nữa, Hitlerlại thoát được âm mưu ám sát.

Lúc đó, vàobuổi tối 23 tháng 4, Speer thú nhận tất cả về việc đãcưỡng lại lệnh tàn phá những cơ sở còn lại củanước Đức. Ông ngạc nhiên nhận thấy Hitler không tỏra bất bình hoặc giận dữ. Có lẽ Lãnh tụ cảm độngvì sự thành thực và can đảm của người bạn trẻ –Speer chỉ mới 40 tuổi – mà ông rất yêu quý và xem nhưmột nhà nghệ thuật kiệt xuất. Như Keitel cũng nhậnxét, đêm ấy Hitler có vẻ trầm tĩnh một cách lạ lùng,như thể quyết định về cái chết ở đây đã mang đếnsự an bình trong tâm hồn và trí óc ông. Nhưng đây khôngphải là khoảng tĩnh lặng sau cơn giông bão, mà là trướccơn giông bão.

Bởi vì bứcđiện của Goering đã đến Phủ Thủ tướng và đang nằmtrong tay Bormann, người rốt cuộc đã nhận ra cơ hội củamình. Vốn giỏi mưu đồ, Hitler xem đó là "tối hậuthư" và là hành động phản nghịch muốn "chiếm đoạt"quyền lực của Lãnh tụ.

Speer kể:"Hitler phẫn nộ đến tột cùng và thốt ra những lờilẽ rất nặng nề dành cho Goering. Ông ấy bảo trong mộtthời gian ông đã biết Goering phụ lòng ông, nhũng lạmvà nghiện ngập". Speer cảm thấy "vô cùng sốc" vìtự hỏi tại sao Hitler lại sử dụng một người như thếở chức vụ cao như thế trong thời gian dài như thế.Speer cũng cảm thấy khó hiểu khi Hitler bình tĩnh lại vànói thêm: "Được, cứ để cho Goering đàm phán việcđầu hàng. Ai làm việc này thì cũng thế thôi." Nhưngsự trầm tĩnh chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc.

Trước khi buổithảo luận kết thúc, do Bormann thúc giục, Hitler đã đọcmột bức điện thông báo cho Goering biết ông này phạmtội "phản quốc nghiêm trọng" mà hình phạt là tửhình, nhưng vì có công lao lâu dài với Đảng Quốc xã vàNhà nước, Goering sẽ được tha tội chết nếu từ bỏlập tức mọi chức vụ và được lệnh phải trả lờibằng một chữ: Được hay Không.

Như thế vẫnchưa làm cho Bormann thoả mãn. Ông này tự ý ra lệnh chotổng hành sinh S.S. ở Berchtesgaden phải lập tức bắt giữGoering, nhân viên của Goering và cả Lammers vì tội "phảnquốc nghiêm trọng". Ngày hôm sau, trước khi trời sáng,nhân vật số Hai của Đế chế Thứ Ba, con người tựphụ nhất – và mập mạp nhất – trong số các ônghoàng của Quốc xã, Thống chế Đế chế duy nhất tronglịch sử nước Đức, Tư lệnh Không quân, đã trở thànhtù nhân của S.S..

3 ngày sau, vàotối ngày 26 tháng 4, Hitler còn dùng lời lẽ nặng nề hơnkhi nói về Goering so với lúc có Speer hiện diện.

HAIVỊ KHÁCH CUỐI CÙNG ĐẾN BOONG-KE


Có2 vị khách cuối cùng đi đến boong-ke của Hitler: HannaReitsch, nữ phi công tài ba chuyên lái máy bay thử nghiệmcó ác cảm thậm tệ với Goering và Đại tướng Khôngquân Ritter von Greim, mà vào ngày 24 tháng 4 ở Munich đãnhận lệnh của Hitler về trình diện. Chiếc máy bay chở2 người trên chặng cuối vào tối 26 tháng 4 bị đạnphòng không của Liên Xô bắn trúng, 1 chân của Greim bịthương nặng.

Hitler đi đếnphòng giải phẫu, nơi một bác sĩ đang băng bó vếtthương của Greim.

HITLER:Anh có biết tại sao tôi gọi anh đến không?

GREIM:Thưa Lãnh tụ, tôi không biết.

HITLER:Bởi vì Hermann Goering làm phản, bỏ rơi cả tôi và Tổquốc. Ông ta tiếp xúc với quân thù sau lưng tôi. Hànhđộng của ông ta là biểu hiện của sự hèn nhát. Ôngta không tuân lệnh tôi mà lại an thân rút vềBerchtesgaden. Ở đây, ông ta gửi cho tôi một bức điệnbất kính. Đó là...

Đếnđây, theo Hanna Reitsch kể lại, da mặt của Hitler bắt đầuco giật và hơi thở dồn dập.

HITLER:...một tối hậu thư! Một tối hậu thư cấp tốc! Bây giờchẳng còn gì nữa cả. Tôi đã lãnh đủ. Không ai còngiữ lòng trung kiên, không ai còn sống theo danh dự, chẳngcòn có nỗi thất vọng nào hơn, chẳng còn có thứ phảnbội nào mà tôi chưa kinh qua và bây giờ chuyện này đãvượt qua mọi giới hạn. Chẳng còn gì nữa cả. Tôi đãbị đối xử tồi tệ theo mọi cách.

Tôi đã lập tức ra lệnhbắt giữ Goering vì tội phản bội Đế chế tước bỏmọi chức vụ của ông ta, đồng thời trục xuất ra khỏimọi biên chế. Chính vì vậy mà tôi gọi anh đến đây.

RồiHitler phong cho vị Tướng đang nằm dưỡng thương chứcTư lệnh Không quân – việc thăng thưởng đáng lẽ cóthể được truyền qua sóng vô tuyến để tránh cho vịTướng không bị gãy chân và cho phép ông lưu lại tổnghành dinh của mình, là nơi duy nhất ông có thể chỉ huynhững gì còn lại của không lực.

3 ngày sau,Hitler ra lệnh cho Greim ra đi để đối phó với mộttrường hợp "phản quốc" khác. Như ta đã thấy, khôngchỉ có Goering là nhà lãnh đạo duy nhất của Đế chếThứ Ba đã "phản bội".

Trong 3 ngày ởboong-ke, Hanna Reitsch có đủ thời gian để nhận ra đờisống hoang tưởng ở đây – thật ra, cô đã tham dự vàođời sống ấy. Vì cô cũng có thần kinh nhạy cảm vàthiếu cân bằng như Hitler, cô thuật lại nhiều chi tiếtkhủng khiếp và cường điệu, nhưng phần lớn có lẽxác thực, vì nó tương đồng với những gì người kháckể, do đấy có giá trị quan trọng để tường thuậthồi kết cục của lịch sử này.

Vào đêm khuyasau khi Reitsch và Greim đến – đó là 26 tháng 4 – đạnđại bác Liên Xô bắt đầu rơi trên Phủ Thủ tướng,tiếng nổ ầm ì và tiếng những mảng tường vỡ vụnkhiến cho bầu không khí trong boong-ke thêm căng thẳng.

Reitsch nói vớiHitler:

"Lãnh tụ, tại sao ông ởlại? Tại sao ông chia lìa cuộc sống của ông khỏi nướcĐức... Lãnh tụ phải sống để nước Đức có thểsống. Nhân dân đòi hỏi điều này."

Reitschkể là Hitler đáp lời cô:

"Không được, Hanna. Nếutôi chết đi, đó là cho danh dự của đất nước chúngta. Vì với tư cách một chiến binh, tôi phải tuân theolệnh của chính mình là sẽ bảo vệ Berlin cho đến phútcuối.

Cô gái thân yêu của tôi,tôi đã không định làm thế. Tôi tin tưởng một cáchvững chắc rằng Berlin sẽ được cứu nguy ở 2 bên bờsông Oder... Khi những nỗ lực lớn nhất của ta thất bạicũng chính là lúc tôi cảm thấy kinh hoàng nhất. Rồi khithành phố bắt đầu bị bao vây... tôi tin rằng nếu tôiở lại, thì tất cả binh sĩ của ta sẽ noi gương hànhđộng của tôi và đến giải cứu thành phố... Nhưng,Hanna thân yêu của tôi, tôi vẫn còn có hy vọng. Quân củaTướng Wenck đang từ phía Nam tiến lên. Ông ấy phải vàsẽ đẩy quân Nga đủ xa để cứu lấy ta. Rồi ta sẽquật lại để trụ vững."

Đólà tâm trạng của Hitler vào lúc này, khi ông vẫn còn hyvọng Tướng Wenck sẽ giải cứu Berlin. Nhưng chỉ ítkhoảnh khắc sau, khi quân Nga oanh kích Phủ Thủ tướngmạnh hơn, ông trở lại trạng thái não nề. Ông đưa choReitsch một ống thuốc độc và một ống khác để traocho Greim.

Ông nói:

"Hanna, cô thuộc về sốngười sẽ chết với tôi... Tôi không muốn một ai trongsố chúng ta rơi vào tay quân Nga và tôi cũng không muốnhọ tìm ra xác của chúng ta... Xác của Eva và tôi sẽđược thiêu. Cô nên tìm ra cách thức cho riêng mình."

Hannamang ống thuốc độc đến cho Greim. Cả 2 quyết định là"nếu kết cục thật sự đến", họ sẽ uống thuốcđộc và rồi, để đảm bảo, kéo cái chốt của mộtquả lựu đạn và giữ nó sát vào người.

Ngày 28 tháng 4,Hitler có vẻ như lại hy vọng – hoặc ít nhất đó làảo tưởng. Ông gọi vô tuyến cho Keitel:

"Tôi đang chờ Berlin đượcgiải cứu. Quân của Heinrici đang làm gì? Wenck đang ởđâu? Chuyện gì xảy ra cho Đại Quân đoàn Thứ Chín? Khinào Wenck và Đại Quân đoàn Thứ Chín hợp lực vớinhau?"

Reitschtrông thấy Hitler "đi đi lại lại trong hầm trú bom, vevẩy một tấm bản đồ tơi tả vì mồ hôi từ 2 bàn taycủa ông và nói về kế hoạch trong chiến dịch củaWenck với bất kỳ ai để ý lắng nghe."

Nhưng "chiếndịch" của Wenck, giống như cuộc "tổng phản công"của Steiner tuần trước, chỉ có trong trí tưởng tượngcủa Hitler. Quân của Wenck đã bị tiêu diệt, Đại Quânđoàn Thứ Chín cũng thế. Quân của Heinrici ở phía BắcBerlin cũng đang vội vàng rút về hướng Tây để chịucho Đồng minh phương Tây bắt thay vì đầu hàng quân LiênXô.

Suốt ngày 28tháng 4, những người sống trong boong-ke mỏi mòn trôngchờ tin tức về cuộc phản công của 3 đoàn quân này,đặc biệt là quân dưới quyền Wenck. Những mũi tiềntiêu của quân Liên Xô chỉ còn cách Phủ Thủ tướng vàigóc phố từ phía Đông và phía Bắc, đồng thời đangtiến qua khu Tiergarten chỉ cách Phủ Thủ tướng dăm bảykilomet về phía Tây. Khi không nhận được tin tức gì vềnhững lực lượng giải cứu, Hitler lại nghi ngờ có âmmưu phản bội, theo như lời gièm pha của Bormann.

Lúc 8 giờ tối,Bormann gọi qua sóng vô tuyến cho Doenitz:

"Những người có quyềnhành lại đang im lặng thay vì thúc giục binh sĩ tiến đếngiải cứu chúng tôi. Dường như sự phản bội đã thaythế lòng trung thành! Chúng tôi vẫn trụ lại đây. PhủThủ tướng đã bị đổ nát."

Nửađêm hôm ấy, Bormann gọi lại cho Doenitz:

"Schoemer, Wenck và nhữngngười khác phải chứng tỏ lòng trung thành của họ đốivới Lãnh tụ bằng cách đến hỗ trợ Lãnh tụ càng sớmcàng tốt."

Khiđó Bormann đã lên tiếng để cứu lấy chính mình. Hitlerđã quyết định sẽ chết trong vòng 1 hoặc 2 ngày tới,nhưng Bormann thì vẫn muốn sống. Có thể ông sẽ khônglên thay Lãnh tụ nhưng ông muốn tiếp tục vận độngtrong hậu trường cho bất kỳ ai sẽ lên thay Hitler.

Cuối cùng,trong đêm ấy Đô đốc Voss báo cho Doenitz biết rằng mọiliên lạc vô tuyến với Lục quân đã bị cắt đứt,đồng thời yêu cầu báo cáo ngay qua sóng của Hải quânvề tình hình bên ngoài. Ngay sau đó, có tin đưa đến,không phải qua Hải quân mà từ Bộ Thông tin và Tuyêntruyền.

Ngoài Bormann,còn có một quan chức Quốc xã khác trong boong-ke muốnsống. Đó là Hermann Fegelein, đại diện của Himmler tạitổng hành dinh và tiêu biểu cho hạng người tiến thândưới chế độ của Hitler. Khởi đầu là người chănngựa rồi kế tiếp làm nài ngựa, ít học, ông có ngườiđỡ đầu là Christian Weber, một trong những thuộc cấpthuở ban đầu của Hitler và bản thân cũng thích ngựa.Dưới ô dù của Weber, Fegelein thăng tiến nhanh. Ông đượcphong quân hàm Đại tướng trong lực lượng Waffen-S.S..Năm 1944, sau khi được cử làm sĩ quan liên lạc choHimmler tại tổng hành dinh của Hitler, Fegelein củng cố vịthế của mình bằng cách cưới em gái của Eva Braun làGretl. Tất cả cấp chỉ huy S.S. đều đồng ý rằng khiliên kết với Bormann, Fegelein đã phản bội Himmler. Tuynhiều tai tiếng, ít học và dốt nát, nhưng Fegelein dườngnhư có bản năng tài tình để sống sót. Ông nhận rangay tình hình khi con tàu đang đắm.

Ngày 26 tháng 4,ông lặng lẽ rời boong-ke. Ngày hôm sau, Hitler nhận ra sựvắng mặt của Fegelein. Tính đa nghi của Hitler đượckhơi dậy, ông ta phái một toán S.S. mang vũ khí đi tìm.Fegelein bị tìm thấy, trong bộ quần áo dân sự, đangnghỉ trong nhà mình ở quận Charlottenburg, nơi quân LiênXô sắp tràn vào. Bị giải về Phủ Thủ tướng, ông bịlột quân hàm Đại tướng cấp cao S.S. và bị tống giam.Việc Fegelein bỏ trốn khiến cho Hitler lập tức sinh nghivề Himmler. Nhà lãnh đạo lực lượng S.S. đang định làmgì, sau khi cố ý vắng mặt khỏi Berlin?

Trở lại ngày28 tháng 4: Bộ Thông tin và Tuyên truyền bắt được bảntin của đài BBC ở London, cho biết tin tức bên ngoàiBerlin. Đó là tin của hãng Reuters đưa từ thủ đôStockholm của Thuỵ Điển, có tính chất giật gân, khótin, đến nỗi trợ lý Heinz Lorenz của Goebbels phải đíchthân vượt qua các khu phố đổ nát để mang đếnboong-ke.

Reitsch kể lạilà bản tin này đã "giáng một đòn chí mạng cho cảnhóm người. Ai nấy đều thốt lên lời giận dữ, sợhãi và tuyệt vọng, tất cả cảm xúc ấy đều pha trộntrong cơn bùng phát kích động". Cơn bùng phát củaHitler là dữ dội nhất. Người nữ phi công kể: "Ôngấy lên cơn như một người điên."

Heinrich Himmlercũng tìm cách thoát khỏi con tàu đang đắm. Bản tin củaReuters tường thuật Himmler đã tiến hành bí mậtthương lượng với Bá tước Bernadotte và đề nghị Quânđội Đức ở phía Tây đầu hàng Eisenhower.

Đối vớiHitler, người không bao giờ ngờ vực lòng trung thànhtuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất.Reitsch kể: "Da ông chuyển sang màu đỏ bầm và không aicòn nhận ra khuôn mặt của ông... Sau một tràng dài mắngmỏ, Hitler rơi vào trạng thái choáng váng, cả boong-ke đềuim lặng." ít nhất Goering còn xin phép để lên nắmquyền thay. Nhưng người lãnh đạo lực lượng S.S. lạikhông màng xin phép, ông này đã tiếp xúc với địch quânmà không báo cáo lấy một lời. Khi hoàn hồn phần nào,Hitler bảo các thuộc hạ đó là hành động phản trắcnặng nề nhất mà mình từng trải qua.

Ít phút sau, cóthêm tin báo là quân Liên Xô đang tiến đến chỉ còncách một khu phố và có lẽ sẽ tràn ngập Phủ Thủtướng vào buổi sáng 30 tháng 4, sau 30 tiếng đồng hồ.Hai tin báo liên tiếp cho thấy dấu hiệu của hồi kết.Hitler bắt buộc phải đi đến một trong những quyếtđịnh cuối cùng của đời mình. Đến hửng sáng, ông cửhành hôn lễ với Eva Braun, soạn thảo bản di chúc vàtuyên cáo cuối cùng, phái Greim và Hanna Reitsch đi huy độngKhông quân Đức dốc toàn lực đánh bom các lực lượngLiên Xô đang tiến đến gần Phủ Thủ tướng, đồngthời ra lệnh họ bắt giữ tên phản bội Himmler.

Hitler nói vớihọ: "Một kẻ phản bội không bao giờ được kế vịtôi làm Lãnh tụ. Các người hãy đi ra ngoài để đảmbảo việc này."

Hitler không muốnchờ đợi để bắt đầu rửa hận đối với Himmler. Ôngcó người liên lạc của Himmler trong tay: Fegelein. Lúc đó,người tướng S.S. này bị giải ra, bị tra vấn về sự"phản bội" của Himmler, bị kết án là tòng phạmtrong việc này, rồi theo lệnh của Hitler, bị dẫn rangoài khu vườn của Phủ Thủ tướng để chịu xử bắn.Việc Fegelein cưới em gái của Eva Braun không giúp ích gìđược cho ông này cả. Eva cũng chẳng có nỗ lực gì đểcứu mạng sống của người em rể.

Eva kể lể vớiHanna Reitsch:

"Thật là tội nghiệp choHitler, bị mọi người bỏ rơi, bị tất cả phản bội.Thà có 10.000 người khác chết còn hơn là nước Đứcmất ông."

NướcĐức mất Hitler nhưng Hitler có được Eva Braun. Giữa 1 và3 giờ sáng 29 tháng 4, ông cử hành hôn lễ chính thứcvới Eva. Hitler luôn nói hôn nhân sẽ là trở ngại khiếncho ông không thể toàn tâm dẫn dắt Đảng Quốc xã nắmquyền lực và đưa đất nước lên đến đỉnh cao. Bâygiờ chẳng còn công việc chỉ đạo gì nữa và cuộc đờiông đã đến lúc cáo chung, ông có thể an tâm tiến hànhcuộc hôn nhân.

Goebbels triệuđến một nhân viên hội đồng thành phố tên WalterWagner, người đang chiến đấu trong lực lượng dân quânchỉ cách vài khu phố, để chủ trì buổi lễ trong mộtphòng họp nhỏ dưới boong-ke. Hồ sơ kết hôn còn tồntại sau cuộc chiến. Hitler yêu cầu "xét qua những diễnbiến chiến tranh, chỉ cần tiến hành nghi thức bằng lờivà tránh những việc chậm trễ khác". Cả cô dâu vàchú rể đều tuyên thệ họ "hoàn toàn là dòng dõiAryan" và "không có bệnh di truyền làm cản trở hônnhân". Ngay cả trước cái chết, nhà độc tài vẫn muốntheo đúng thủ tục. Chỉ ở những khoảng dành để ghitên cha (có họ lúc sinh ra là Schicklgruber), tên mẹ vàngày kết hôn là Hitler để trống. Cô dâu bắt đầu kýtên "Eva Braun" rồi ngừng lại, xoá chữ "B" và viết"Eva Hitler, nhũ danh Braun". Goebbels và Bormann ký làmchứng.

Sau nghi lễ ngắngọn là bữa điểm tâm ăn mừng hôn lễ trong phòng riêngcủa Hitler. Rượu sâm panh được khui ra và ngay cả bàManzialy, người nấu các món ăn chay cho Hitler, cũng đượcmời dự, cùng với các thư ký, tướng lĩnh, Tham mưutrưởng Lục quân Krebs và Burgdorf, Bormann, cùng vợ chồngGoebbels. Họ trao đổi về những ngày tươi đẹp xa xưavà những đồng chí trong Đảng vào thời còn gắn bó vớinhau. Hitler nói một cách trìu mến về dịp ông làm phùrể trong hôn lễ của Goebbels. Cũng theo thói quen, dù làngay cả lúc cuối của cuộc đời, Hitler vẫn nói và nói,kể lại những thời điểm khi cuộc đời đầy kịchtính của ông lên đến cao trào. Ông nói, tất cả đã điđến phút cuối và Quốc xã cũng thế. Ông sẽ cảm thấyđược giải thoát mà chết, bởi vì những người bạnvà thuộc hạ lâu năm nhất đã phản bội. Buổi tiệcmừng hôn lễ chìm vào không khí ảm đạm, vài ngườikhách cố giấu những giọt nước mắt.

Cuối cùng,Hitler rời bàn tiệc. Ở phòng kế bên, ông gọi mộttrong các thư ký tên là Gertrude Junge đến để ghi chépbản di chúc và tuyên cáo cuối cùng.

DICHÚC VÀ TUYÊN CÁO CUỐI CÙNG CỦA HITLER


2văn bản này đều tồn tại sau cuộc chiến theo như ýnguyện của Hitler và cũng như nhiều tài liệu khác, nócó ý nghĩa quan trọng trong đoạn tường thuật này.

2 văn bản chứngtỏ rằng người đã cai trị nước Đức với bàn tay sắttrong hơn 12 năm và thống trị phần lớn châu Âu trong 4năm, vẫn không rút ra được bài học nào từ kinh nghiệmcủa mình. Ngay cả những bước thụt lùi và thảm bạicuối cùng vẫn không dạy cho ông ta được điều gì.Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, Hitlertrở lại là con người trẻ trung của những ngày sốnglông bông ở thành phố Vienna và của thời gian đầu ởnhà hàng bia Munich, nguyền rủa người Do Thái về mọivấn nạn của thế giới, đồng thời than vãn là mộtlần nữa, định mệnh đã cướp đi chiến thắng củanước Đức. Trong lời giã biệt với nước Đức, vớithế giới và cũng là lời kêu gọi cuối cùng đối vớilịch sử này, Adolf Hitler lại moi ra mọi lời lừa phỉnhtrong quyển Mein Kampf và thêm vào những luận cứsai lạc cuối cùng. Đó là một bài văn bia thích hợp chomột kẻ chuyên chế say mê quyền lực trong khi quyền lựctuyệt đối đã hoàn toàn sụp đổ.

Bản "Tuyêncáo Chính trị", theo cách Hitler gọi, được chia ra làm2 phần: phần đầu gồm lời hiệu triệu cho hậu thế vàphần sau gồm những chỉ thị cụ thể cho tương lai.

"Đã hơn 30 năm trôi qua kểtừ khi tôi có sự đóng góp khiêm tốn với cương vị làbinh sĩ tình nguyện trong Thế chiến I, cuộc chiến vốnđã được áp đặt lên Đế chế.

Trong 3 thập kỷ này, chỉcó tình thương và lòng trung thành đối với dân tộc đãdẫn dắt tôi cùng tất cả tư tưởng, hành động và đờisống của tôi. Những yếu tố này tạo cho tôi nghị lựcđể đi đến những quyết định khó khăn nhất mà mộtcon người phải đối mặt...

Không phải tôi hay bất kỳai ở Đức đều mong muốn chiến tranh vào năm 1939. Đóchỉ là do những chính khách quốc tế đã mong mỏi vàkhiêu khích, những người hoặc có gốc Do Thái hoặc hànhđộng vì quyền lợi của người Do Thái.

Đã nhiều lần tôi đưa rađề xuất để giới hạn và kiểm soát việc tăng cườngvũ trang, mà hậu thế sẽ không bao giờ quên, vì tráchnhiệm đối với việc khởi động cuộc chiến này đượcđem áp đặt cho tôi. Hơn nữa, sau Thế chiến I kinh khủng,tôi không bao giờ muốn rằng sẽ có cuộc chiến thứ haichống lại Anh quốc và ngay cả Hoa Kỳ. Nhiều thế kỷsẽ qua đi, nhưng từ đống tro tàn của những thị trấnvà đài kỷ niệm của ta, lòng hận thù đối với nhữngngười có trách nhiệm cuối cùng sẽ luôn khởi phát. Họ– dân Do Thái quốc tế và những kẻ phục vụ họ –là những người mà ta sẽ phải cảm ơn vì tất cảnhững điều ấy.

Ba ngày trước khi nổ raChiến tranh Đức-Ba Lan, tôi đã đề xuất với Đại sứAnh quốc một giải pháp cho vấn đề Ba Lan-Đức... Nó[đề xuất ấy] bị khước từ chỉ vì tập đoàn cai trịở Anh quốc mong muốn chiến tranh, một phần vì những lýdo thương mại, một phần do bị ảnh hưởng bởi sựtuyên truyền của dân Do Thái quốc tế."

Kếđến, Hitler đặt "trách nhiệm duy nhất" không nhữngvề cái chết của hàng triệu người trên các bãi chiếntrường và trong những thành phố bị bom đạn mà còn vềviệc tàn sát người Do Thái do ông ta chủ trương – lênngười Do Thái. Rồi Hitler chuyển qua những lý do khiếnmình quyết định lưu lại Berlin cho đến phút cuối.

"Sau sáu năm chiến tranh,tuy có vài thất bại, nhưng một ngày nào đấy, [cuộcchiến của ta] sẽ đi vào lịch sử như là biểu hiệnvinh quang và anh hùng nhất của cuộc đấu tranh cho sựtồn vong của một dân tộc, tôi không thể bỏ rơi thànhphố vốn là thủ đô của đất nước này... Tôi mongđược chia sẻ vận mệnh của tôi với vận mệnh củahàng triệu người khác đã đứng lên bằng cách lưu lạiBerlin. Hơn nữa, tôi sẽ không rơi vào tay quân địch –những kẻ luôn mong muốn nhìn thấy một cảnh tượngđược người Do Thái dàn dựng để quần chúng cuồngloạn của họ có thể tiêu khiển.

Vì thế tôi đã quyết địnhlưu lại Berlin và ở đây tự nguyện chọn lấy cái chếtvào thời khắc mà tôi tin rằng không còn có thể duy trìđược vị thế của Lãnh tụ và Thủ tướng. Tôi chếtvới một con tim vui mừng khi nhận ra những chiến công vàthành tựu vô biên của nông dân và công nhân ta, đồngthời tôi cũng biết rằng sự cống hiến độc đáo tronglịch sử của giới trẻ sẽ mang tên tôi."

Sauđó là lời kêu gọi tất cả người Đức "không nêntừ bỏ cuộc tranh đấu". Cuối cùng ông bắt buộc phảithừa nhận là Quốc xã đã tạm thời chịu kết liễu,nhưng dù thế ông vẫn trấn an người Đức rằng từnhững hy sinh của binh sĩ và của chính ông ta là

"những hạt mầm đã đượcgieo để một ngày nào đấy sẽ mọc lên... cho sự hồisinh quang vinh của phong trào Quốc gia Xã hội và của mộtdân tộc thật sự đoàn kết."

Hitlerchưa chịu chết nếu không châm chích lần cuối Quân độivà đặc biệt là giới chỉ huy, những người ông quytrách nhiệm cho kết quả thảm bại. Dù thừa nhận làchủ nghĩa Quốc xã đã cáo chung, nhưng ít nhất là vàolúc này, ông ta vẫn

"kêu gọi những chỉ huycủa 3 quân chủng hải, lục, không quân, bằng tất cảphương cách có thể, phải tăng cường tinh thần khángchiến của binh sĩ chúng ta trong niềm tin vào Quốc gia Xãhội, nêu rõ sự kiện là chính tôi, nhà sáng lập củaphong trào này, đã chọn lựa cái chết thay vì buông xuôimột cách hèn nhát hoặc thậm chí đầu hàng."

Rồithì câu châm chích tầng lớp sĩ quan Lục quân:

"Mong rằng trong tương laisẽ có một điểm son danh dự cho những gì mà sĩ quan Lụcquân Đức, cũng như Hải quân đã đạt được, đểkhông còn có một quận hoặc một thị trấn nào đầuhàng và, trên tất cả, để các chỉ huy nêu gương sángvề sự cống hiến trung kiên cho nghĩa vụ đến hơi thởcuối cùng."

Chínhvì Hitler đã khăng khăng muốn "một quận hoặc một thịtrấn" phải được giữ "đến hơi thở cuối cùng"như đã xảy ra ở Stalingrad nên mới dẫn đến thảm hoạquân sự. Nhưng trong chuyện này, cũng như những chuyệnkhác, Hitler không lĩnh hội được gì cả.

Phần thứ haicủa Tuyên cáo Chính trị đề cập đến việc tiếpnhiệm. Dù Đế chế Thứ Ba đang chìm vào khói lửa vàbom đạn, nhưng trước khi chết Hitler vẫn muốn nêu tênngười kế nhiệm và chỉ đạo thành phần Chính phủ màngười kế nhiệm ấy phải bổ nhiệm. Trước hết, ôngphải loại trừ những người kế nhiệm hiện tại.

"Trước khi tôi chết, tôitrục xuất cựu Thống chế Đế chế Hermann Goering ra khỏiĐảng và rút lại mọi quyền hành trao cho ông ấy quanghị định ngày 29 tháng 6 năm 1941... Thay vào chức vụông ta, tôi bổ nhiệm Thuỷ sư Đô đốc Doenitz làm Tổngthống Đế chế kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực.

Trước khi tôi chết, tôitrục xuất cựu Lãnh tụ S.S. và Bộ trưởng Nội vụHeinrich Himmler ra khỏi Đảng và ra khỏi tất cả chức vụnhà nước."

Hitlertin rằng các chỉ huy của Lục quân, Không quân và S.S. đãphản bội và tước đoạt thắng lợi của mình. Vì thếngười kế nhiệm được chọn lựa phải là chỉ huy Hảiquân, vốn có thực lực quá kém cỏi nên đã không thểđóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh thôn tínhcủa Hitler. Đây là sự châm chích cuối cùng dành cho Lụcquân – quân chủng đả đảm trách hầu hết công tácchiến đấu và đã hi sinh nhiều nhất trong cuộc chiến.Đây cũng là sự trừ khử cuối cùng 2 người cộng tácthân thiết nhất của ông từ những ngày đầu thành lậpĐảng.

"Ngoài sự bất trung đốivới cá nhân tôi, Goering và Himmler còn gây ra nỗi ô nhụckhông gì sánh được cho cả đất nước qua việc bí mậtđàm phán với quân thù sau lưng tôi và trái ngược vớiý muốn của tôi. Qua đó, họ đã mưu đồ chiếm lấyquyền kiểm soát Nhà nước một cách bất hợp pháp."

Saukhi trục xuất những kẻ phản bội và nêu tên người kếnhiệm, Hitler chỉ thị cho Doenitz cách bổ nhiệm ngườitrong Chính phủ mới. Họ là "những người danh giá sẽhoàn tất nhiệm vụ tiếp tục cuộc chiến bằng mọicách". Goebbels sẽ là Thủ tướng và Bormann là "Bộtrưởng Đảng" – là một chức vụ mới.Seyss-Inquart, kẻ bán nước và gần đây nhất là đồ tểCao uỷ Hà Lan, sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao. Speer vàRibbentrop đều bị loại. Nhưng Bá tước Schwerin vonKrosigk, là Bộ trưởng Tài chính liên tục từ khi đượcPapen bổ nhiệm năm 1932, sẽ tiếp tục giữ chức vụnày. Người này là kẻ ngu dốt, nhưng phải công nhậnông là thiên tài trong việc biết cách sinh tồn qua baobiến động.

Hitler không chỉnêu ra Chính phủ của người tiếp nhiệm. Ông ta còn đưara một chỉ thị tiêu biểu cuối cùng.

"Trên hết, tôi ra lệnhChính phủ và toàn dân phải tuân thủ những luật vềchủng tộc đến mức cao nhất và cương quyết chống lạikẻ đầu độc Do Thái quốc tế ở mọi quốc gia."

Hitlerkết thúc ở đây. Lúc đó là 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật,29 tháng 4 năm 1945. Hitler triệu vào Goebbels, Bormann, cácTướng Krebs và Burgdorf để chứng kiến thời khắc ôngta ký vào văn bản và họ đều ký tên làm chứng. Rồiông nhanh chóng đọc di chúc. Trong văn bản này, Hitler trởlại là một người gốc Áo trung lưu cấp thấp, giảithích tại sao ông kết hôn và tại sao hai vợ chồng ôngphải tự tử. Ông cũng định ra việc phân phối tài sảncủa mình, mà ông hy vọng sẽ đủ để cho thân nhân sốngở mức khiêm tốn. Ít nhất, Hitler đã không lạm dụngquyền hành để vơ vét tài sản cho riêng mình, nhưGoering đã làm.

"Mặc dù trong những nămtranh đấu tôi đã nghĩ rằng mình không thể đảm đươngtrách nhiệm hôn nhân, thế nhưng bây giờ, trước khi cuộcđời tôi chấm dứt, tôi đã quyết định cưới làm vợngười phụ nữ mà sau nhiều năm là bạn đồng hành đíchthực, đã tự nguyện đi đến thành phố này, vào lúcgần như tất cả đã bị bao vây, để chia sẻ số phậncùng tôi.

Cô sẽ chết cùng tôi theo ýnguyện của cô với tư cách là vợ của tôi. Việc nàysẽ bù đắp cho chúng tôi những gì chúng tôi đã mấtmát vì nhiệm vụ của tôi đối với dân tộc.

Những tài sản của tôi,nếu có giá trị nào đấy, sẽ thuộc về Đảng hoặc,nếu Đảng không còn, thì thuộc về Nhà nước. Nếu Nhànước cũng mất, tôi không còn ý nguyện nào khác. Cácbức hoạ trong bộ sưu tập của tôi do tôi mua đượctrong những năm qua chưa bao giờ được tập trung lại vìmục đích cá nhân mà chỉ để thành lập một phòngtranh ở thị trấn sinh quán Linz của tôi bên dòng Danube."

Vớicương vị là người thi hành di chúc, Bormann được yêucầu

"trao lại cho thân nhân tôimọi thứ nếu còn có giá trị như là kỷ vật cá nhânhoặc nếu cần thiết, hãy để họ có một mức sốngtiểu tư sản...

Vợ tôi và tôi chọn cáichết để tránh nỗi nhục nhã khi bị lật đổ hoặc đầuhàng. Chúng tôi có ý nguyện là thi thể của mình sẽđược hoả thiêu ngay lập tức ở nơi mà tôi đã thựchiện phần lớn công việc hằng ngày trong 12 năm tôi phụcvụ dân tộc."

Mệtnhọc sau khi đọc những lời nhắn nhủ vĩnh biệt, Hitlerđi nằm khi ánh bình minh ló rạng trên bầu trời Berlintrong ngày cuối của đời mình. Một làn khói lơ lửngtrên thành phố. Những toà nhà sụp đổ trong lừa đỏkhi quân Liên Xô hạ nòng đại bác bắn trực diện. Bâygiờ họ không còn cách xa khu Wilhelmstrasse và Phủ Thủtướng là bao.

Trong khi Hitlerngủ, Goebbels và Bormann tất bật. Trong Tuyên cáo Chính trịmà họ ký làm chứng, Lãnh tụ đã ra lệnh cho họ rờithủ đô và gia nhập Chính phủ mới. Bormann sốt sắnglàm theo lệnh này. Dù cho tận tâm với Lãnh tụ, nhưngông không có ý định chia sẻ số phận với Hitler, nếucó thể. Điều duy nhất ông muốn trong đời là quyềnlực sau hậu trường và Doenitz vẫn có thể tạo cơ hộicho ông. Đó là trong trường hợp Goering không cố lật đổChính phủ sau khi nghe tin Hitler đã chết. Để đảm bảoGoering không làm thế, Bormann gọi qua sóng vô tuyến chotổng hành dinh S.S. tại Berchtesgaden.

"... Nếu Berlin và chúngtôi sụp đổ, phải thủ tiêu những kẻ phản bội ngày23 tháng 4. Các anh, hãy làm nhiệm vụ! Cuộc đời và danhdự của các anh tuỳ thuộc vào đó!"

Đólà lệnh hạ sát Goering và ban tham mưu Không lực củaGoering, mà trước đây Bormann đã ra lệnh bắt giữ.

Cũng như EvaBraun nhưng không giống Bormann, Tiến sĩ Goebbels không muốnsống ở nước Đức sau khi vị Lãnh tụ mà ông tôn thờra đi. Ông đã gắn kết định mệnh của mình vớiHitler, người duy nhất đã đưa ông lên đài danh vọng.Goebbels đã là nhà tiên tri và chuyên gia tuyên truyền chophong trào Quốc xã. Chính ông, sau Hitler, là người đãsản sinh ra những huyền thoại. Để lưu truyền nhữnghuyền thoại này, chẳng những Lãnh tụ mà cả ngườitrợ lý thân cận nhất – người duy nhất trong số nhữngchiến hữu cũ đã không phản bội – phải chứng tỏbằng cái chết. Ông cũng phải nêu một gương sáng đểđược nhớ mãi qua các thế hệ và một ngày nào đấysẽ giúp khơi lại ngọn lửa của chủ nghĩa Quốc xã.

Có lẽ đó lànhững ý nghĩ của Goebbels khi trở về căn phòng nhỏ củamình trong boong-ke để viết lại lời vĩnh biệt cho cácthế hệ hiện tại và tương lai. Ông đặt tiêu đề là"Phụ lục cho Tuyên cáo Chính trị của Lãnh tụ".

"Lãnh tụ đã ra lệnh chotôi rời Berlin... và tham gia với tư cách một thành viênhàng đầu trong Chính phủ mới do ông chỉ định.

Lần đầu tiên trong đời,tôi phải từ chối tuân hành lệnh của Lãnh tụ. Vợ tôivà các con tôi đều từ chối cùng với tôi. Bên cạnhnhững cảm nghĩ về nhân tính và lòng trung thành đãkhông cho phép tôi bỏ rơi Lãnh tụ trong giờ khắc khókhăn này, thì còn là vì nếu không làm thế cho đến cuốiđời tôi sẽ hiện thân là kẻ phản bội đáng hổ thẹnvà là tên vô lại thấp hèn, sẽ mất cả lòng tự trọngcũng như sự trọng vọng của đồng bào tôi...

Trong cơn ác mộng của nhữnghành động phản bội vây quanh Lãnh tụ trong những ngàykhủng hoảng nhất của cuộc chiến, phải có người nàođấy ở bên ông cho đến phút cuối mà không đòi hỏigì...

Tôi tin qua cách này, tôiđang phục vụ tốt nhất cho tương lai của dân tộc Đức.Khi hoàn cảnh khó khăn sắp đến, nêu gương tốt là điềuquan trọng hơn con người...

Vì lý do ấy, cùng với vợtôi và thay mặt cho các con tôi vốn còn quá nhỏ nênkhông thể tự phát biểu và nếu đủ lớn khôn hẳn sẽhoàn toàn đồng ý với quyết định này, tôi xin bày tỏý muốn không gì lay chuyển được là sẽ không rời khỏithủ đô của Đế chế ngay cả nếu thủ đô thất thủ,mà chúng tôi sẽ ở lại bên Lãnh tụ, để kết liễucuộc sống mà đối với cá nhân tôi không còn giá trịgì nữa nếu tôi không thể dùng cuộc sống này để phụcvụ Lãnh tụ và ở bên ông."

Tiếnsĩ Goebbels viết xong vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày 29tháng 4. Ánh sáng của ngày mới đang chiếu trên Berlin,nhưng mặt trời bị che khuất sau màn khói của chiếntrận. Trong ánh sáng đèn điện của boong-ke, còn có rấtnhiều việc phải làm. Việc cần phải xem xét đầu tiênlà làm thế nào đưa bản di chúc và tuyên cáo cuối cùngcủa Hitler qua khỏi những phòng tuyến của quân Liên Xôđang kề cận để trao cho Doenitz cùng những người khácvà bảo tồn cho hậu thế.

3 liên lạc viênđược chọn để mang các bản sao của 2 văn kiện quýgiá ra ngoài: Thiếu tá Willi Johannmeier, Tuỳ viên Quân sựcủa Hitler, sĩ quan S.S. Wilhelm Zander, cố vấn cho Bormann vàHeinz Lorenz, nhân viên Bộ Thông tin và Tuyên truyền đãmang đến tin tức gây chấn động về hành động phảnbội của Himmler. Johannmeier, người được thưởng nhiềuhuy chương, sẽ cầm đầu cả nhóm vượt qua phòng tuyếncủa Hồng quân. Ông sẽ giao 2 văn kiện cho Thống chếFerdinand Schoemer, người đang chỉ huy một tập đoàn quâncòn nguyên vẹn trên vùng rừng núi Bohemia và đã đượcHitler bổ nhiệm làm Tư lệnh Lục quân. Tướng Burgdorfkèm theo một bức thư kể tình hình ở boong-ke.

Riêng Zander vàLorenz mang bản sao của 2 văn kiện đến cho Doenitz, kèmmột bức thư của Bormann:

Thuỷ sư Đô đốc Doenitzthân mến,

Vì tất cả các sư đoàn đãkhông đến được và vị thế của chúng tôi là vô vọng,đêm qua Lãnh tụ đã đọc Tuyên cáo cuối cùng đượcđính kèm theo đây.

3liên lạc viên bắt đầu cuộc hành trình nguy hiểm lúcgiữa trưa, dự kiến len lỏi tìm đường đến hồ Havel,nơi có một Tiểu đoàn Thanh niên Hitler trấn giữ mộtchiếc cầu để đón đoàn quân ma của Tướng Wenck. Trênđường đi, họ phải vượt qua 3 vành đai phòng tuyếnchính của Hồng quân. Rốt cuộc họ đã quá chậm,Doenitz và Schoemer không hề nhận được 2 văn kiện.

Sau này, nếuHeinz Lorenz giữ kín miệng thì hẳn không ai được biếtvề các văn kiện của Hitler và Goebbels. Thiếu táJohannmeier chôn các văn kiện trong vườn nhà ở Westphalia.Zander giấu các văn kiện trong một cái rương mà ông đểlại ở một ngôi làng gần Tegemsee thuộc bang Bavaria. Đổihọ tên và hình dạng, ông cố làm lại cuộc đời dướitên Wilhelm Paustin. Nhưng Lorenz, trước đây làm ký giả,đã nói quá nhiều nên không thể giữ kín vụ việc. Domột cơ hội tình cờ vì Lorenz thiếu kín đáo, các vănkiện do ông giữ và tung tích 2 liên lạc viên kia đượctìm ra.

Ngoài 3 liên lạcviên, còn có những người khác rời boong-ke ra đi ngày 29tháng 4. Lúc giữa trưa, đã tỉnh táo sau khi nghỉ ngơi,Hitler triệu tập buổi họp quân sự thường lệ giốngnhư ông ta đã triệu tập mỗi ngày vào giờ này trong gần6 năm, như thể ông chưa từng đi đến đoạn cuối củacon đường. Tướng Krebs báo cáo rằng trong đêm qua vàsáng nay quân Liên Xô đã tiến gần thêm về phía PhủThủ tướng. Đạn dược của lực lượng phòng ngự đangcạn dần. vẫn không có tin tức gì về quân giải cứucủa Tướng Wenck. 3 phụ tá quân sự bây giờ chẳng cógì nhiều để làm và không muốn cùng với Lãnh tụ tìmcái chết, nên xin phép đi ra ngoài để cố tìm hiểuchuyện gì đã xảy ra với Wenck. Hitler cho phép và chỉthị họ phải thúc giục Wenck. Vào buổi xế chiều, 3người ra đi.

Người thứ tưra đi là Đại tá Nicolaus von Below, Tuỳ viên Không quâncủa Hitler, đã làm việc gần gũi với Hitler từ lúc khởiđầu cuộc chiến. Below cũng không muốn tự tử và tựcảm thấy không còn có việc làm gì hữu ích dướiboong-ke. Nicolaus von Below xin phép Hitler ra đi và đượcchấp nhận. Hitler đang tỏ ra dễ chịu nhất trong ngàyhôm ấy. Ông cũng nghĩ ra rằng có thể phái viên Đại táKhông quân mang đi tin nhắn cuối cùng. Đó là cho TướngKeitel, người mà Bormann đã nghi ngờ phản bội và tinnhắn này chứa lời trách cứ cuối cùng cho Lục quân màông nghĩ đã làm cho ông thất vọng.

Tin tức đưa ratại buổi họp lúc 10 giờ tối khiến cho Hitler càng thêmcay đắng vì Lục quân. Tướng Weidling, người đang chỉhuy Vệ quốc quân can đảm nhưng quá tuổi và những binhsĩ Thanh niên Hitler chưa đủ tuổi mà đã bị mang ra hysinh để kéo dài mạng sống của Hitler thêm vài ngày, báocáo rằng quân Nga đã tiến đến gần Bộ Hàng không, chỉcách Phủ Thủ tướng một khoảng cách có thể ném đátới được. Vị Tướng nói quân địch sẽ tiến đếnPhủ Thủ tướng chậm nhất là vào ngày 1 tháng 5 –nghĩa là trong vòng 1 hoặc 2 ngày nữa.

Vậy là tất cảđã kết thúc. Cho đến lúc ấy, Hitler vẫn đang chỉ đạonhững đoàn quân không còn hiện diện nhưng được cho làđang tiến đến giải cứu thủ đô. Nhưng bây giờ thìông ta nhận ra tất cả. Ông đọc mệnh lệnh cuối cùngvà ra lệnh cho Below đưa đến cho Keitel. Ông thông báo chovị Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực rằngviệc cố thủ Berlin đã đến hồi kết, rằng ông sẽ tựtử thay vì đầu hàng, rằng Goering và Himmler đã phảnbội ông và rằng ông đã cử Thuỷ sư Đô đốc Doenitzlàm người kế nhiệm.

Hitler có lờicuối muốn nói về quân lực vốn đưa nước Đức đếnchỗ bại trận cho dù được ông lãnh đạo. Ông nói, Hảiquân đã thực hiện nhiệm vụ rất tốt. Không quân đãchiến đấu quả cảm và chỉ có Goering chịu trách nhiệmtrong việc để mất ưu thế lúc đầu. Còn về Lục quân,binh sĩ đã chiến đấu tốt và can trường, nhưng cáctướng lĩnh đã phụ lòng họ – và phụ lòng ông ta.Hitler tiếp:

"Nhân dân và quân lực đãcống hiến tất cả vào cuộc đấu tranh lâu dài và giankhổ này. Sự hy sinh đã là cực kỳ to lớn. Nhưng nhiềungười đã lạm dụng sự tin cậy của tôi. Sự bấttrung và phản bội đã lũng đoạn tính kiên cường trongsuốt cuộc chiến.

Vì thế mà tôi không cóđiều kiện để dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi,Bộ Tham mưu Lục quân không thể nào sánh được với BộTham mưu trong Thế chiến I. Những thành tựu của họ kémxa so với thắng lợi trên mặt trận tiền tuyến."

Ítnhất Hitler vẫn giữ đúng bản chất của con người mìnhcho đến cuối đời. Ông ta cho rằng những thắng lợi làdo mình, còn những chiến bại và sự thất trận cuốicùng là do những người khác – do "sự bất trung vàphản bội" của họ.

Và rồi lờivĩnh biệt – những câu chữ cuối cùng được ghi chéplại từ cuộc đời của một thiên tài điên loạn:

"Những nỗ lực và hy sinhcủa nhân dân Đức trong cuộc chiến này là lớn lao đếnnỗi tôi tin rằng sẽ không phải là vô ích. Mục tiêuvẫn phải là chiếm lấy đất ở phía Đông cho dân tộcĐức."

Câucuối cùng là từ quyển Mein Kampf. Hitler bắt đầucuộc đời chính trị của ông ta với nỗi ám ảnh làphải chiếm lấy "đất ở phía Đông" cho dân tộc Đứcvà cho đến khi chết, ông vẫn còn vương vấn với ýtưởng này. Cả hàng triệu người Đức đã chết, cảhàng triệu ngôi nhà Đức đã sụp đổ vì bom đạn, ngaycả sự tàn phá của đất nước Đức, đều không làmcho Hitler thức tỉnh là việc chiếm lấy đất đai củacác chủng tộc Slav ở phía Đông chỉ là một giấc mơhão huyền – đó là chưa nói đến khía cạnh đạo đức.

CÁICHẾT CỦA HITLER VÀVỢ


Vàobuổi chiều 29 tháng 4, một trong những tin tức từ thếgiới bên ngoài đưa đến boong-ke, đó là nhà độc tài ÝMussolini và người tình Clara Petacci đã chết.

Họ bị quânkháng chiến Ý bắt vào ngày 27 tháng 4 khi trên đường điđến Thuỵ Sĩ để trốn lánh và 2 ngày sau, họ bị hạsát. Vào đêm thứ Bảy 28 tháng 4, xác 2 người đượcmột chiếc xe tải chở về Milan rồi bị vứt trên mộtquảng trường. Ngày hôm sau, 2 cái xác bị cột ở chânrồi bị treo ngược lên 2 cột đèn, sau đó được mangxuống, bỏ mặc cho nằm dưới đường cống để nhữngngười Ý thù hằn phỉ nhổ. Đến ngày 1 tháng 5, 2 ngườiđược chôn cất ở Milan cùng với chủ nghĩa Phát xít mờdần vào lịch sử.

Người ta khôngrõ Hitler biết được bao nhiêu chi tiết về cái chếtthảm não của Mussolini, mà chỉ có thể ước đoán rằngnếu ông được nghe nhiều hơn, có lẽ ông đã quyết tâmkhông để cho mình và vợ trở thành "một cảnh tượngđược người Do Thái dàn dựng để quần chúng cuồngloạn của họ có thể tiêu khiển" – như ông viếttrong Tuyên cáo Chính trị.

Ít lâu sau khinhận được tin về Mussolini, Hitler bắt đầu những bướcchuẩn bị cuối cùng. Ông ra lệnh đầu độc con chóBlondi mà ông thương yêu và cho bắn 2 con chó khác. RồiHitler gọi 2 nữ thư ký vào và trao cho họ những viênthuốc độc để họ dùng nếu muốn khi quân Nga tiếnvào. Hitler nói mình lấy làm tiếc khi không thể trao mónquà từ biệt đáng quý hơn và ông đánh giá cao sự phụcvụ lâu dài và trung thành của họ.

Màn đêm cuốicùng trong đời Hitler buông xuống. Ông ra lệnh cho mộttrong các thư ký tên là Junge thiêu huỷ giấy tờ còn lạitrong hồ sơ của mình và truyền lệnh không ai trongboong-ke được đi ngủ cho đến khi có lệnh mới. Mọingười suy diễn như thế có nghĩa là đã đến lúc vĩnhbiệt. Nhưng đến khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4,theo như vài nhân chứng còn nhớ, Hitler mới từ phòngriêng bước ra, đi đến nhà ăn chung, nơi khoảng 20 ngườitụ tập, phần lớn số này là phụ nữ làm việc choông. Hitler đi đến bắt tay từng người và thủ thỉ nóivài tiếng mà không ai nghe rõ. Junge nhớ lại, một mànnước mắt dày phủ đôi mắt ông, "như thể ông nhìnđến nơi xa xăm, vượt qua các bức tường của boong-ke".

Sau khi Hitler trởvề phòng riêng, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Sự căngthẳng đến mức gần như ngạt thở trong boong-ke tan biến,vài người đi đến căng tin để khiêu vũ. Tiếng ồn từnhóm người này ngày càng tăng thêm, đến nỗi mà đã cómột lệnh được đưa ra từ phòng riêng của Hitler yêucầu giữ im lặng. Quân Nga có thể đến trong vài tiếngđồng hồ sắp tới và sẽ giết tất cả bọn họ. Tuysố đông đang suy nghĩ làm cách nào để trốn thoát,nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, khi cuộc sốngcủa họ không còn ở dưới sự kiểm soát nghiêm ngặtcủa Lãnh tụ, họ muốn tìm thú tiêu khiển theo cách thứccó thể nghĩ ra. Cảm giác thư giãn dường như lan rộngtrong nhóm người này và họ tiếp tục khiêu vũ suốtđêm.

Nhưng Bormann thìkhông. Con người ám muội này vẫn còn có việc phảilàm. Viễn cảnh sống sót dường như đã thu hẹp. Thờigian từ lúc Hitler chết đến lúc quân Nga đến có thểkhông đủ dài cho ông bỏ đi trốn đến chỗ Doenitz.Nhưng trong khi Lãnh tụ còn sống và vẫn còn uy quyền,Bormann có thể bị kết án "phản bội". Ông gửi thêmmột tin nhắn đến chỗ Doenitz.

"Doenitz!

Chúng tôi có cảm tưởngchắc chắn là các sư đoàn trên chiến trường Berlin đãngừng tác chiến trong những ngày qua. Tất cả báo cáo màchúng tôi nhận được đều bị Keitel kiểm soát, ngănchặn hoặc làm cho sai lạc... Lãnh tụ ra lệnh cho ôngphải tiến hành chống lại những kẻ phản bội ngay lậptức và không khoan nhượng."

Vàrồi, tuy biết Hitler chỉ còn sống vài giờ nữa, ông vẫnviết thêm:

"Lãnh tụ vẫn còn sốngvà đang tiến hành việc phòng vệ Berlin."

NhưngBerlin không còn có thể phòng vệ được nữa. Quân LiênXô đã chiếm được hầu như toàn thành phố. Bây giờchỉ còn vấn đề phòng vệ Phủ Thủ tướng. Số phậnnhững con người ở đây cũng đã khép lại, như Hitler vàBormann biết được trong buổi họp trưa ngày 30 tháng 4,buổi họp cuối cùng. Quân Liên Xô chỉ còn cách một gócphố.Thời khắc cho Hitler thực hiện ý nguyện của mình đãđến.

Ngày hôm ấy,Eva có vẻ như không thấy đói, còn Hitler dùng bữa cùngvới 2 thư ký và người nấu bếp – người này khôngnhận ra là mình đã nấu bữa ăn cuối cùng cho ông. Họăn xong vào lúc 2 giờ 30 phút chiều. Trong lúc ấy, ErichKempka, tài xế của Lãnh tụ, được lệnh mang 200 lítxăng đến giao ở khu vườn Phủ Thủ tướng. Kempka gặpvài khó khăn thu thập đủ lượng xăng như thế, nhưngcũng thu được 180 lít, rồi cùng với 3 người khác phụgiúp mang đến cửa thoát hiểm của boong-ke.

Trong lúc ấy,Hitler đã ăn xong, đi tìm Eva Braun để cùng nói lời vĩnhbiệt với những người phụ tá thân cận nhất: Tiến sĩGoebbels, 2 Tướng Krebs và Burgdorf, các thư ký và ngườinấu bếp Manzialy. Bà vợ Goebbels không xuất hiện. Giốngnhư Eva Braun, người phụ nữ cương nghị và xinh đẹpvới mái tóc bạch kim này cảm thấy thoải mái đượcchết cùng người chồng. Nhưng bà cảm thấy khổ sở vớiviệc giết 6 đứa con – những đứa trẻ đang vui vẻ nôđùa trong boong-ke mà không hề biết gì cả.

2 hoặc 3 đêmtrước, bà đã nói với nữ phi công Reitsch:

"Cô Hanna thân yêu, khi phútcuối đã đến, cô phải giúp tôi nếu tôi trở nên yếulòng vì mấy đứa trẻ... Chúng nó thuộc về Đế chếThứ Ba và thuộc về Lãnh tụ. Nếu cả hai vợ chồng tôiđều không còn nữa, thì cũng chẳng còn có chỗ cho chúngnó. Tôi sợ nhất là mình sẽ quá yếu đuối vào thờikhắc cuối."

Lúcđó, khi ở trong gian phòng riêng nhỏ hẹp, bà đang cốgắng vượt qua nỗi sợ hãi cùng cực nhất. Các con củabà và tuổi của chúng lần lượt là: Hela 12, Hilda 11,Helmut 9, Holde 7, Hedda 5 và Heide 3 tuổi.

Hitler và EvaBraun thì không gặp phải vấn đề như thế: Họ chỉ có2 mạng sống phải kết liễu. Họ đã nói xong những lờivĩnh biệt và trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài,Tiến sĩ Goebbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi.Ít lâu sau, họ nghe một tiếng súng lục. Họ chờ nghetiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều im lặng. Mộtlúc sau, họ nhè nhẹ bước vào phòng. Họ thấy thi thểcủa Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu.Ông đã tự bắn vào miệng. Eva Braun nằm bên cạnh. 2khẩu súng lục nằm trên sàn, nhưng cô vợ không dùngsúng. Cô đã nuốt thuốc độc.

Lúc đó là 3giờ 30 phút chiều ngày thứ Hai, 30 tháng 4 năm 1945, 10ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, 12 năm 3 tháng kể từkhi ông ta trở thành Thủ tướng của nước Đức vàthiết lập Đế chế Thứ Ba. Đế chế này chỉ kéo dàihơn ông ta có 1 tuần.

Tang lễ diễnra sau đó. Không ai cất lên lời nào, âm thanh duy nhất làtiếng đạn đại bác của Liên Xô nổ trong khu vườn PhủThủ tướng và trên những bức tường xung quanh. Ngườiphục vụ của Hitler, Thiếu tá S.S. Heinz Linge, cùng mộthộ lý mang thi thể của Hitler được quấn trong một tấmchăn che lấp khuôn mặt. Kempka trông thấy lộ ra ngoài tấmchăn là chiếc quần đen và đôi giày mà Hitler luôn sửdụng. Thi thể của Eva Braun thì trông tươm tất hơn,không dính máu.

2 thi thể đượcmang ra ngoài khu vườn, trong khi đại bác ngừng bắn, đượcđể xuống một hố đạn rồi đốt bằng xăng. Nhómngười, do Goebbels và Bormann dẫn đầu, rút vào đứngtrong hầm tránh bom ở cửa thoát hiểm. Khi ngọn lửa bùnglên, họ đứng nghiêm, đưa cánh tay phải lên chào theokiểu Quốc xã. Nghi thức diễn ra ngắn gọn, vì đạnpháo của Hồng quân lại bắt đầu rơi xuống khu vườn.Nhóm người còn sống đi vào bên trong boong-ke, để ngọnlửa làm nốt công việc xoá đi mọi dấu vết của AdolfHitler và vợ ông.

Người ta khônghề tìm ra xương của 2 người. Điều này nảy sinh lờiđồn đại sau chiến tranh là Hitler còn sống. Nhưng quânbáo Anh và Mỹ thẩm vấn độc lập vài nhân chứng chothấy không có sự nghi ngờ gì. Kempka đưa ra giải thíchtại sao không thể tìm thấy mảnh xương cháy xém nào.Ông khai: "Đạn pháo không dứt của Nga đã phá huỷ tấtcả dấu vết."

Sau nghi thứchoả táng, Bormann và Goebbels vẫn còn nhiệm vụ phải thựchiện, dù không giống nhau. Lúc đó, các liên lạc viênchưa thể đi đến chỗ Doenitz để trao Tuyên cáo Chínhtrị cử ông làm người tiếp nhiệm. Vào thời điểm nàycần phải thông báo cho ông biết qua sóng vô tuyến. NhưngBormann lại tỏ ra lưỡng lự khi mà quyền lực đã vuộtkhỏi tầm tay. Đó là điều khó khăn đối với mộtngười đã thấy lấp ló cơ hội rồi lại bị vuột mất.Cuối cùng, ông đã chuyển tin.

THUỶSƯ ĐÔ ĐỐC DOENITZ,

Thay vào vị trí của nguyênThống chế Đế chế Goering, Lãnh tụ cử ông làm ngườikế nhiệm. Văn bản đang trên đường đến. Xin ông thựchiện ngay những biện pháp mà tình hình đòi hỏi.

Khônghề có lời nào cho biết Hitler đã chết.

Trong khi đangchỉ huy các lực lượng Đức ở miền Bắc và đã chuyểntổng hành dinh về Ploen trong vùng Schleswig, vị Thuỷ sưĐô đốc cực kỳ kinh ngạc. Không như những nhà lãnhđạo Đảng khác, ông không khao khát kế nhiệm Hitler, ýnghĩ này không bao giờ len lỏi vào đầu óc ông. 2 ngàytrước, tin rằng Himmler sẽ là người kế nhiệm, Doenitzđã đi đến gặp Himmler và cho biết sẵn lòng hỗ trợ.Nhưng vì không bao giờ có ý nghĩ làm trái lệnh Lãnh tụ,ông đã gửi điện trả lời trong khi vẫn tin rằng AdolfHitler còn sống.

"Lãnh tụ của tôi!

Lòng trung thành của tôi đốivới ông là vô điều kiện. Tôi sẽ làm mọi việc cóthể để hỗ trợ ông ở Berlin. Nhưng nếu định mệnhbắt buộc tôi phải điều hành Đế chế với tư cách làngười được cử kế nhiệm, thì tôi sẽ tiếp tục cuộcchiến này cho đến cùng để xứng đáng với sự đấutranh dũng cảm của dân tộc Đức.

THUỶSƯ ĐÔ ĐỐC DOENITZ"

Đêmấy, Bormann và Goebbels có một ý tưởng mới. Họ quyếtđịnh cố gắng đàm phán với Liên Xô. Tướng Tham mưutrưởng Lục quân Krebs vẫn còn ở trong boong-ke, thờitrước là phụ tá tuỳ viên quân sự ở Moscow, nói đượctiếng Nga và trong một cơ hội nổi tiếng, ông này đãđược Stalin ôm trên sân ga Moscow. Có lẽ Krebs sẽ đàmphán được điều gì đấy với người Bolshevik. Cụ thểGoebbels và Bormann muốn có một lối đi an toàn cho họ đểcó thể tiếp nhận chức vụ được bổ nhiệm trong Chínhphủ mới của Doenitz. Đổi lại, họ sẵn sàng ra lệnhcho Berlin đầu hàng.

Sau nửa đêm 30tháng 4, rạng sáng ngày 1 tháng 5, Tướng Krebs đi ra đểgặp Tướng Chuikov,Tư lệnh quân Liên Xô đang chiến đấu ở Berlin. Mộttrong những sĩ quan Đức tháp tùng ông ghi lại phần mởđầu của cuộc đối đáp.

KREBS:Hôm nay là ngày 1 tháng 5, một ngày lễ lớn cho cả 2 đấtnước chúng ta!

CHUIKOV:Hôm nay chúng tôi có một ngày lễ lớn. Khó mà nói đượctình hình bên ông là như thế nào.

Vịtướng Liên Xô đòi hỏi mọi người trong boong-ke cũngnhư những binh sĩ còn lại của Đức ở Berlin phải đầuhàng vô điều kiện.

Krebs mất nhiềuthời giờ để thực hiện nhiệm vụ và đến 11 giờsáng ngày 1 tháng 5, ông vẫn chưa trở về, Bormann nónglòng gửi thêm một bức điện cho Doenitz.

"Di chúc có hiệu lực. Tôisẽ đến gặp ông càng nhanh càng tốt. Cho đến lúc ấy,tôi đề nghị khoan công bố."

Nộidung này còn mù mờ. Đơn giản là vì Bormann không đủthẳng thắn để cho biết Lãnh tụ đã chết. Ông muốnthoát ra khỏi boong-ke để là người đầu tiên báo tinquan trọng này cho Doenitz và qua đó đảm bảo nhận đượcân huệ của vị Tổng Tư lệnh mới.

Nhưng Goebbelskhông có lý do nào để giấu giếm sự thật giản đơnvới vị Thuỷ sư Đô đốc, vì ông này và vợ cùng cáccon đang chuẩn bị cho cái chết. Lúc 3 giờ 15 chiều, ônggửi bức điện của riêng mình cho Doenitz – thông tin vôtuyến cuối cùng phát đi từ boong-ke.

Thuỷ sư Đô đốc Doenitz,

TỐI MẬT

Lãnh tụ qua đời hôm naylúc 15 giờ 30. Di chúc đề ngày 29 tháng 4 cử ông làmTổng thống Đế chế... [Kế tiếp là tên những ngươichủ chốt được bổ nhiệm vào Nội các.]

Theo lệnh của Lãnh tụ, Dichúc đã được gửi cho ông từ Berlin... Bormann có ý địnhđi đến chỗ ông hôm nay và thông báo cho ông rõ tìnhhình. Thời gian và cách thức loan tin cho báo chí và binhsĩ là tuỳ vào ông. Xin cho biết đã nhận được.

GOEBBELS

Goebbelsnghĩ không cần thiết báo cho người Lãnh tụ mới về ýđịnh của riêng mình. Chập tối 1 tháng 5, ông thực hiệný định. 6 đứa trẻ bị chích thuốc độc. Rồi Goebbelsgọi tuỳ viên của mình, Đại uý S.S. Guenther Schwaegermannvà chỉ thị anh này đi tìm một ít xăng.

Goebbels nói:"Schwaegermann, đây là sự bất trung tồi tệ nhất. Cáctướng lĩnh đã phản bội Lãnh tụ. Tất cả đã mất.Tôi sẽ chết, cùng với vợ tôi và gia đình."

Ngay cả vớituỳ viên, Goebbels vẫn không để họ biết rằng ông vừacho người sát hại các con của mình. "Anh sẽ đốt xáccủa chúng tôi. Anh có thể làm được chứ?"

Schwaegermann trảlời mình làm được, rồi phái 2 hộ lý đi tìm xăng. Ítphút sau, khoảng 8 giờ 30, khi bên ngoài bắt đầu sẩmtối, Tiến sĩ Goebbels và bà vợ đi qua boong-ke, chào từbiệt bất cứ người nào họ gặp trong hành lang, rồi đilên các bậc cầu thang để ra khu vườn. Nơi đây, theoyêu cầu của họ, người hộ lý S.S. bắn 2 phát súng vàophía sau đầu của Goebbels và vợ. Họ đổ 4 can xăng lên2 thi thể rồi châm lửa, nhưng việc hoả thiêu không trọnvẹn. Những người còn sống sót trong boong-ke nóng lòngmuốn chạy thoát ra ngoài nên không để mất thời giờmà lo hoả thiêu những người đã chết. Ngày hôm sau,quân Nga tìm thấy thi thể cháy thành than của 2 vợ chồngvà lập tức nhận dạng được.

Vào lúc 9 giờtối ngày 1 tháng 5, boong-ke của Hitler bị phóng hoả.Khoảng 500 đến 600 người còn sống trong đoàn tuỳ tùngcủa Hitler, phần lớn là binh sĩ S.S., chen chúc trong hầmtránh bom của Phủ Thủ tướng Mới, chuẩn bị thoát rangoài. Kế hoạch là đi bộ dọc đường xe điện ngầmphía đối diện Phủ Thủ tướng, vượt sông Spree rồiluồn lách qua những phòng tuyến của quân Liên Xô ởphía Bắc. Nhiều người đã thoát được, nhưng vẫn cómột số người không qua được, trong số này có MartinBormann.

Khi Tướng Krebstrở về boong-ke xế chiều hôm ấy mang theo yêu sách củaTướng Chukov về việc đầu hàng vô điều kiện, ôngthấy cơ may sống sót duy nhất của mình là gia nhập đoànngười bỏ trốn. Nhóm của ông cố đi theo sau một chiếcxe thiết giáp Đức, nhưng theo Kempka lúc ấy cùng đi vớiông, chiếc xe thiết giáp này đã bị trúng một quả đạncủa Nga và Bormann suýt mất mạng. Artur Axmann, có nhiệmvụ chỉ huy đội Thanh niên Hitler nhưng lại trốn khỏitiểu đoàn của mình để mong thoát chết, cũng có mặtvà sau này cho biết đã thấy Bormann nằm dưới một chiếccầu. Ánh trăng chiếu trên mặt ông này và Axmann khôngthấy có vết thương. Axmann nghĩ Bormann đã nuốt mộtviên thuốc độc khi thấy không có cơ may đi qua phòngtuyến của Liên Xô.

2 Tướng Krebsvà Burgdorf không đi cùng đoàn người thoát thân. Ngườita tin rằng họ đã tự sát trong tầng hầm của Phủ Thủtướng mới.

SỰCÁO CHUNG CỦA ĐẾCHẾ THỨ BA


Đếchế Thứ Ba tồn tại thêm 7 ngày sau cái chết củaHitler.

Khoảng 10 giờtối ngày 1 tháng 5, trong khi thi thể của vợ chồngGoebbels đang được hoả thiêu trong khu vườn Phủ Thủtướng và các cư dân của boong-ke đang xúm xít lo thoátthân, đài phát thanh Hamburg bỗng cho ngừng Bản Giao hưởngthứ Bảy của Bruckner. Có một loạt trống nổi lên, rồitiếng nói của phát thanh viên:

"Lãnh tụ của chúng ta,Adolf Hitler, chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng chốnglại chủ nghĩa Bolshevik, chiều nay đã ngã xuống vì nướcĐức tại tổng hành dinh của ông trong Phủ Thủ tướngĐế chế. Ngày 30 tháng 4, Lãnh tụ đã cử Thuỷ sư Đôđốc Doenitz làm người kế nhiệm. Bây giờ, Thuỷ sư Đôđốc – người kế nhiệm cho Lãnh tụ – sẽ phát biểuvới nhân dân Đức."

Đếchế Thứ Ba đang tàn lụi với một lời dối trá thôthiển, giống như khi bắt đầu. Ngoài sự kiện là Hitlerkhông phải chết chiều nay mà là chiều hôm trước, nhưngđiều đó không quan trọng, thì còn có một sự thậtkhác, đó là ông ta đã không hề "chiến đấu cho đếnhơi thở cuối cùng". Nhưng việc phát thanh dối trá nhưthế là cần thiết để lan truyền một huyền thoại,đồng thời cũng là để giữ vững tinh thần của cácbinh sĩ lúc ấy vẫn còn đang kháng cự và chắc chắn sẽcảm thấy bị phản bội nếu họ biết sự thật.

Chính Doenitzcũng đã dối trá khi lên tiếng trên sóng phát thanh về"cái chết anh hùng" của Lãnh tụ. Thật ra, vào lúcnày ông vẫn chưa biết Hitler đã chết như thế nào.Chiều hôm trước, Goebbels chỉ gửi điện cho ông biếtlà Hitler "đã chết". Nhưng vị Thuỷ sư Đô đốc vẫncố làm vẩn đục đầu óc đang hoang mang của người dânĐức trong thời khắc của thảm hoạ:

"Nhiệm vụ đầu tiên củatôi là cứu nguy cho nước Đức khỏi sự tàn phá của kẻthù Bolshevik. Chỉ cần mục đích duy nhất này mà cuộcđấu tranh quân sự sẽ phải tiếp diễn. Nếu việc thựchiện mục đích này bị người Anh và Mỹ cản trở, thìchúng ta bắt buộc phải tự vệ chống lại họ. Tuynhiên, trong tình hình này, người Anh-Mỹ sẽ tiếp tụccuộc chiến không phải vì dân tộc của họ mà chỉ đểcho chủ nghĩa Bolshevik lan rộng khắp châu Âu."

Khôngcó chứng cứ nào cho thấy vị Thuỷ sư Đô đốc đãphản đối quyết định của Hitler khi biến Quốc giaBolshevik thành Đồng minh của Đức vào năm 1939 để cóthể đánh Anh và sau đó đánh Mỹ. Bây giờ, sau câu xuyêntạc trên, ông đã trấn an người dân Đức bằng cáchkết luận rằng "Thượng Đế sẽ không bỏ rơi chúngta sau nhiều khổ đau và hi sinh như thế".

Đó là ngôn từrỗng tuếch. Doenitz đã biết Đức không còn có thểchống cự được nữa. Ngày 29 tháng 4, 1 ngày trước khiHitler tự tử, quân Đức ở Ý đã đầu hàng vô điềukiện. Vì hệ thống viễn thông bị hư hại, nên Hitler đãkhông nhận được tin xấu này. Nhờ đấy, những giờkhắc cuối cùng của ông được nhẹ nhõm hơn phần nào.

Ngày 4 tháng 5,Quân đội Đức cùng với tất cả lực lượng của Đứcở Tây Bắc Đức, Đan Mạch và Hà Lan đã đầu hàngMontgomery.

Ngày hôm sau,Tập đoàn quân G dưới quyền Kesselring, gồm 2 Đại Quânđoàn Thứ Nhất và Thứ Mười Chín ở phía Bắc dãy Alpscũng đầu hàng.

Cùng ngày 5tháng 5, Đô đốc Hans von Friedeburg, Tân tư lệnh Hải quânĐức, đi đến tổng hành dinh của Tướng Eisenhower ởReims để đàm phán việc đầu hàng. Mục đích của Đức,như hồ sơ cuối cùng của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lựccho thấy, là kéo dài thêm ít ngày để có thời giờ dichuyển càng nhiều càng tốt binh sĩ và người tị nạnĐức tránh khỏi đường tiến quân của Liên Xô để họcó thể đầu hàng Đồng minh phương Tây.

Ngày hôm sau,Jodl đi đến Reims để giúp Friedeburg soạn thảo quy trình.Nhưng vô ích. Eisenhower đã nhận ra mưu đồ. Sau này ôngkể:

"Tôi bảo Tướng Smiththông báo cho Jodl rằng nếu họ không chấm dứt thái độgiả vờ và trì hoãn, thì tôi sẽ đóng lại toàn mặttrận Đồng minh, đồng thời sử dụng vũ lực để ngănchặn người tị nạn đi qua phòng tuyến của chúng tôi.Tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự trì hoãn nào nữa."

Lúc1 giờ 30 sáng ngày 7 tháng 5, sau khi nghe Jodl thông báo vềđòi hỏi của Eisenhower, Doenitz gửi điện vô tuyến từtổng hành dinh của ông ở Flensburg trên biên giới ĐanMạch, cho Jodl toàn quyền ký kết văn kiện đầu hàng vôđiều kiện. Tấn trò đã chấm dứt.

Lúc 2 giờ 41sáng ngày 7 tháng 5 năm 1945, Đức đầu hàng vô điềukiện trong một ngôi trường nhỏ sơn màu đỏ ở Reims.Ký thay vào văn kiện về phía Đồng minh là Tướng WalterBedell Smith, cùng với Tướng Ivan Susloparov ký làm chứngcho Liên Xô và Tướng François Sevez cho Pháp. Đô đốcFriedeburg và Tướng Jodl ký thay cho Đức.

Jodl xin phépphát biểu và được chấp nhận.

"Với chữ ký này, dù tốthay xấu, nhân dân Đức và Quân lực Đức đã đượcgiao vào tay những người chiến thắng, ... Trong giờ khắchiện tại, tôi chỉ có thể nói lên hy vọng rằng bênchiến thắng sẽ đối xử với chúng tôi một cách khoandung."

PhíaĐồng minh không có đáp từ. Nhưng có lẽ Jodl còn nhớmột dịp khác chỉ mới 5 năm trước, khi vai trò 2 bênđảo ngược. Lúc ấy, khi thay mặt nước Pháp ký đầuhàng vô điều kiện, một vị tướng Pháp đã có lờikhẩn cầu tương tự. Sau đó, ai cũng biết rằng lờikhẩn cầu ấy đã vô ích.

Đại bác ngưngbắn và bom ngưng rơi trên châu Âu bắt đầu từ giữađêm 8 tháng 5 rạng sáng 9 tháng 5 năm 1945. Lần đầu tiênkể từ ngày 1 tháng 9 năm 1939, một sự yên lặng lạlùng nhưng được chào đón đã xảy ra trên toàn lục địachâu Âu. Trong 5 năm, 8 tháng và 6 ngày, hàng triệu ngườiđã bị sát hại trên hàng trăm bãi chiến trường vàtrong hàng trăm thị trấn cùng thành phố bị oanh kích.Hàng triệu người khác bị thủ tiêu trong những lò hơingạt của Quốc xã hoặc trên bờ những miệng hố củacác Toán Đặc nhiệm S.S. ở Liên Xô và Ba Lan. Nhiều vùngở phần lớn các thành phố cổ kính của châu Âu đã bịsụp đổ. Khi thời tiết ấm lên, từ những đống đổnát toả ra mùi tử khí của vô số người chết khôngđược chôn cất.

Đường phốcủa nước Đức cũng không còn vang tiếng giày đinh củanhững đội quân diễu hành theo kiểu chân ngỗng, hoặctiếng la oang oang của những đoàn người Áo Nâu, haytiếng gào thét của Lãnh tụ từ những loa phóng thanh.

Sau 12 năm, 4tháng và 8 ngày – thời kỳ đen tối cho tất cả, ngoạitrừ người Đức nhưng lúc này, màn đêm đen lại đếnvới chính họ – Đế chế nghìn năm đã đến hồi cáochung. Đế chế đã nâng đất nước vĩ đại này, dântộc tháo vát nhưng cả tin này lên tầm cao quyền lực vàchinh phục mà trước đây họ chưa từng được kinh qua.Thế nhưng vào lúc này, Đế chế đột nhiên tan rã hoàntoàn. Đây cũng là một sự kiện hi hữu trong lịch sử.

Sau chiến bạinăm 1918, Hoàng đế Đức lưu vong, vương triều sụp đổ,nhưng những định chế truyền thống của Nhà nước vẫntồn tại. Một Chính phủ do người dân chọn lựa tiếptục hoạt động. Hạt nhân của Quân đội và Bộ Thammưu vẫn làm việc. Nhưng vào mùa xuân 1945, cả Đế chếThứ Ba đã biến mất. Chẳng còn một cơ cấu công quyềnĐức ở bất kỳ cấp nào. Hàng triệu binh sĩ hải lụckhông quân trở thành tù binh ngay trên mảnh đất của họ.Hàng triệu dân thường cho đến nhân viên cấp xã đượcđiều hành bởi binh sĩ của quân đội chiếm đóng. NgườiĐức phải phụ thuộc vào phe chiến thắng để có luậtpháp và trật tự. Suốt mùa hè và mùa đông giá lạnhnăm 1945, họ còn phải lệ thuộc vào phe chiến thắng đểcó thực phẩm và năng lượng mà sinh sống. Đó là hậuquả mà những cơn điên rồ của Hitler để lại cho họ.Và đây cũng là do sự điên rồ của chính họ khi tuântheo Hitler một cách mù quáng và cuồng nhiệt.

Con người vẫnsống ở đấy và đất đai vẫn còn đấy. Con ngườitrong sự choáng váng, rỉ máu, đói kém và khi mùa Đôngđến, họ run rẩy với quần áo tả tơi trong những lềutrại vì bom đạn đã phá huỷ nhà cửa của họ. Còn đấtđai chỉ còn là những khoảng không mênh mông chỉ toànnhững đống đổ nát. Dân tộc Đức đã không bị huỷdiệt như Hitler muốn, trong khi Hitler đã cố huỷ diệtnhững dân tộc khác ngay từ đầu.

Và Đế chếThứ Ba đã lui vào lịch sử.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro