NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NỀN CỘNG HOÀ ĐỨC: 1931-1933

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRONGcuộc sống nhiễu nhương ở Đức bấy giờ nổi lên mộtkhuôn mặt lạ lùng và ranh mãnh, mà cuối cùng đã gópphần lớn hơn bất kỳ ai khác trong việc đào huyệt chonền Cộng hoà. Đó cũng là người cuối cùng giữ chứcvụ Thủ tướng Cộng hoà Đức trong khoảng thời gianngắn ngủi và điều oái oăm hơn là người này chỉ cốgắng cứu vãn chế độ cộng hoà khi đã quá muộn. Đóchính là Kurt von Schleicher, mà trong tiếng Đức cái tên ấycó nghĩa là "mưu đồ" hoặc "lén lút".

Vào năm 1931,von Schleicher là Thủ tướng Lục quân Đức. Sinh năm 1882,ông gia nhập quân ngũ lúc 18 tuổi, phục vụ trong trungđoàn cũ của Hindenburg – nơi ông trở thành bạn thâncủa Oskar von Hindenburg, con trai của vị Thống chế Tổngthống. Ông cũng quen biết với Tướng Groener, người cửông làm tuỳ viên cho mình khi lên thay thế Ludendorff làmTổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (thực chất lànhân vật số Hai trong Quân đội) vào năm 1918. Chủ yếulà "sĩ quan văn phòng" – chỉ phục vụ một thờigian ngắn trên chiến trường ở Nga – từ lúc nàySchleicher lại được gần gũi với những nhân vật cóquyền lực trong Quân đội và Chính phủ Cộng hoà. Nhờđầu óc lanh lợi, tư cách dễ mến và tinh tế về chínhtrị, các tướng lĩnh và chính trị gia đều có ấn tượngtốt với ông.

Dưới quyềnTướng Chỉ huy Quân đội von Seeckt, ông giữ vai trò ngàycàng quan trọng trong việc tổ chức các Lực lượng Tựdo bất hợp pháp, kể cả "Quân đội Đen" tuyệt mật.Ông là nhân vật chủ chốt thương thuyết với Nga đểbí mật đào tạo sĩ quan xe tăng và không quân ở Nga,cũng như để thành lập công xưởng chế tạo vũ khí ởnước này. Là người có thiên bẩm vận động ngườikhác bằng mánh khóe và mưu đồ, Schleicher tỏ ra thíchhợp với những công tác bí mật. Cho đến đầu nhữngnăm 1930, công chúng vẫn chưa biết đến Schleicher, nhưngsau một thời gian ngắn, giới quân sự và chính quyền đãbắt đầu chú ý đến ông.

Tháng 1 năm1928, qua người bạn thân Oskar, ông được tiếp cận vớicha của Oskar là Tổng thống Hindenburg, đồng thời vậndụng tầm ảnh hưởng với ông này để đề nghị thủtrưởng cũ Groener lên làm Bộ trưởng Quốc phòng. Groenercử Schleicher làm cánh tay phải của mình, đưa ông lênlàm Chánh văn phòng Bộ, phụ trách sự vụ chính trị vàbáo chí của Lục quân và Hải quân,làm đầu mối liên hệ với những bộ khác và các nhàlãnh đạo chính trị. Trên cương vị này, ông tạo thêmảnh hưởng trong số sĩ quan quân đội và cả trong giớichính trị. Trong Quân đội, ông có quyền sinh sát đốivới sĩ quan cao cấp. Năm 1930, ông dùng mánh khóe đểloại ra Tướng von Blomberg, nhân vật số Hai trong Quânđội, đồng thời đưa người bạn cũ là Tướng vonHammerstein lên thay thế. Mùa xuân năm ấy, với sự hậuthuẫn của Quân đội, ông khuyến dụ Tổng thốngHindenburg bổ nhiệm Heinrich Bruening làm Thủ tướng.

Khi đạt đượcthắng lợi chính trị này, Schleicher bắt đầu kế hoạchlớn lao hơn: nắm quyền lãnh đạo Chính phủ Cộng hoà.Cũng như nhiều người khác, ông thấy rõ những nguyênnhân khiến cho nền Cộng hoà bị suy yếu. Có quá nhiềuĐảng chính trị: vào năm 1930 có cả chục Đảng, mỗiĐảng thu trên 1 triệu phiếu. Đảng phái thường bấthoà với nhau, mỗi Đảng chỉ lo vun vén quyền lợi chothành phần cử tri mà họ thay mặt nên không thể tạo đasố vững chắc trong Nghị viện. Vì thế Chính phủ khôngđược ổn định để đối phó với những cuộc khủnghoảng khởi phát từ đầu những năm 1930. Chính phủ Nghịviện trở thành ích kỷ vì các Đảng cứ lo mặc cả vớinhau về quyền lợi của cử tri đã bầu cho họ, mà chẳngmàng đến quyền lợi quốc gia.

Không lạ gìkhi Bruening nhậm chức Thủ tướng ngày 28 tháng 3 năm1930, Nghị viện không thể đạt đa số để thực hiệnbất cứ chính sách gì hoặc thiên Tả hoặc thiên Hữuhoặc Trung dung. Để làm được việc, Bruening thường vậndụng Điều 48 của Hiến pháp cho phép ông điều hànhbằng Nghị định dưới sự đồng ý của Tổng thống.

Đó chính xáclà cách Schleicher muốn Thủ tướng giải quyết công việc.Việc này tạo nên chính quyền vững mạnh dưới quyềnlực của Tổng thống và cộng thêm sự hậu thuẫn củaQuân đội. Nếu Nghị viện do dân bầu không thể thànhlập chính quyền ổn định, thì Tổng thống vốn cũng dodân bầu phải làm việc này. Schleicher tin chắc rằng đasố người Đức muốn có chính quyền ổn định để cứuhọ ra khỏi cảnh khốn khó. Nhưng theo như cuộc tổngtuyển cử mà Bruening tổ chức tháng 9 năm 1930 cho thấy,đa số người Đức lại không muốn vậy. Hoặc ít nhấthọ không muốn có thứ chính quyền mà Schleicher cùng cácbạn ông trong Quân đội và Phủ Tổng thống đã lậpnên.

Sự thật làTướng von Schleicher phạm hai lỗi lầm tai hại. Đầu tiênlà khi đưa Bruening lên làm Thủ tướng và khuyến khíchông này điều hành bằng Nghị định của Tổng thống,ông đã vô hình trung phá vỡ nền tảng sức mạnh củaQuân đội trên đất nước: Quân đội vượt lên trênchính trị sẽ khiến cho cả Quân đội và đất nướcđều suy yếu.

Lỗi lầm thứhai của Schleicher là nhận định sai lạc về cử tri. Khicó 6 triệu rưỡi cử tri bầu cho Đảng Quốc xã ngày 14tháng 9 năm 1930, hai năm trước chỉ có 810.000 phiếu, ôngnhận ra rằng mình cần phải đổi hướng. Cuối năm này,ông liên lạc với Roehm và Strasser. Đây chính là sự tiếpxúc nghiêm túc đầu tiên giữa Quốc xã và những ngườiđang cầm quyền. Chỉ trong vòng 2 năm, việc này dẫn đếnkết quả là Adolf Hitler đạt được mục tiêu cònSchleicher thì xuống dốc và sau cùng bị ám sát.

Ngày 10 tháng 10năm 1931, 3 tuần lễ sau vụ tự tử của cô cháu gái GeliRaubal và cũng là người ông yêu say đắm, lần đầu tiênHitler được yết kiến Hindenburg. Việc này là doSchleicher sắp đặt theo mưu đồ mới. Trong đầu óc củaSchleicher cũng như của Bruening là câu hỏi: phải làm gìkhi Hindenburg mãn nhiệm kỳ vào cuối mùa xuân 1932? Lúcấy, vị Thống chế sẽ tròn 85 tuổi và đầu óc củaông thì đang dần dần kém minh mẫn. Nếu ông không táiứng cử, Hitler có thể ra tranh cử và ngồi vào ghế Tổngthống.

Trong suốt mùahè, vị Thủ tướng Bruening có học thức suy nghĩ vềtình cảnh khổ sở của Đức. Ông nhận ra rằng Chínhphủ của ông được sự ủng hộ thấp nhất trong sốcác Chính phủ Cộng hoà từ trước đến giờ. Để đốiphó với cơn suy thoái kinh tế, ông giảm tiền lương,giảm giá hàng hoá, bãi bỏ những hạn chế ngặt nghèotrong các lĩnh vực thương mại, tài chính và dịch vụ xãhội. Cả hai phía Quốc xã và Cộng sản gọi ông là "Thủtướng Đói". Tuy vậy, ông nghĩ có cách để tái lậpmột nước Đức ổn định, tự do và phồn thịnh. Ôngsẽ cố đàm phán với Đồng minh để xoá việc bồithường chiến tranh. Trong Hội nghị Giải trừ Quân bịvào năm sau, ông sẽ cố thuyết phục Đồng minh hoặctuân thủ Hoà ước Versailles mà giải trừ quân bị chongang bằng với Đức, hoặc cho phép Đức tái vũ trangtheo mức độ khiêm tốn – tuy Đức trước nay vẫn bímật thực hiện việc này. Nếu được như thế sợi xíchcuối cùng trói buộc sẽ được tháo gỡ và Đức sẽvươn lên ngang hàng với các cường quốc. Bruening nghĩrằng còn có thêm lợi điểm là việc này sẽ chấm dứttình trạng suy thoái kinh tế và chặn đứng bước tiếncủa Quốc xã.

Bruening còn dựđịnh một bước đột phá táo bạo trong nội bộ nướcĐức bằng cách đạt được sự thoả thuận giữa cácĐảng chính, ngoại trừ Đảng Cộng sản đang sửa đổiHiến pháp một cách sâu xa. Ông còn mang theo ý định phụchồi vương triều Hohenzollern. Ngay cả nếu Hindenburg đượcthuyết phục tái ứng cử, ông này khó sống đến hếtnhiệm kỳ 7 năm. Nếu ông qua đời trong vòng 1, 2 năm tớithì Hitler có thể được bầu làm Tổng thống. Để ngănchặn việc này và tạo sự ổn định cho chức vụ Tổngthống, Bruening đề nghị kế hoạch như sau: bãi bỏ cuộcbầu cử Tổng thống năm 1932, gia hạn nhiệm kỳ củaHindenburg, sau đó Nghị viện sẽ tuyên cáo chế độ quânchủ với Hindenburg làm phụ chính. Sau khi ông qua đời,một trong các con trai của Thái tử sẽ được đưa lênngai vàng. Việc này cũng sẽ chặn đứng bước tiến củaQuốc xã và còn có thể còn dập tắt hẳn tương lai củaHitler.

Nhưng vị Tổngthống già nua không quan tâm. Với tư cách Tổng Tham mưutrưởng Quân đội Đế chế, năm 1918 ông đã phái ngườithuyết phục Hoàng đế thoái vị, nên bây giờ ông khôngmuốn ai khác trong dòng họ Hohenzollern lên ngôi ngoại trừvị Hoàng đế ấy – bây giờ đang lưu vong ở Hà Lan.Bruening giải thích rằng Đảng Dân chủ Xã hội và cácnghiệp đoàn, dù miễn cưỡng thuận theo kế hoạch củaông để ngăn chặn Hitler, thì vẫn sẽ không chấp nhậnHoàng đế hoặc Thái tử quay về. Hơn nữa, nếu đượctái lập thì vương triều phải thiết lập chế độ quânchủ lập hiến theo mô hình dân chủ của Vương quốcAnh. Khi nghe qua những điều kiện này, vị Thống chế trởnên giận dữ đến nỗi ông chẳng muốn nghe Bruening nóinữa. Tuần sau, ông triệu Bruening đến để thông báo làmình sẽ không tái ứng cử.

Trong lúc này,Hitler liên tục đến gặp gỡ Bruening và Hindenburg. Cả 2buổi làm việc đều gây kết quả tồi tệ cho Hitler. Ôngvẫn chưa phục hồi sau cú sốc vì cái chết của GeliRaubal, đầu óc ông cứ ngơ ngẩn đâu đâu, không thểxác định rõ mình muốn gì. Khi Bruening yêu cầu Quốc xãủng hộ Hindenburg tiếp tục giữ chức vụ, Hitler cấtlời dông dài đả phá nền Cộng hoà, chứng tỏ rằngông sẽ không thuận theo kế hoạch của Bruening.

Đối vớiHindenburg, Hitler tỏ ra lúng túng. Ông cố tạo ấn tượngđối với vị Tổng thống già, nhưng hoài công. Hindenburgkhông có ấn tượng tốt về cái gã "hạ sĩ Bohemian"và bảo Schleicher rằng Hitler có thể là Bộ trưởng Bưuđiện nhưng sẽ chẳng bao giờ có thể vươn tới chứcThủ tướng.

Hitler vội vãđi đến thị trấn Bad Harzburg ở bang Hạ Saxony để hômsau tham dự cuộc biểu dương lực lượng "Đối lậpQuốc gia" chống lại các Chính phủ Đức và Phổ. Đâylà sự kết hợp giữa Quốc xã và những Đảng phái bảothủ: Đảng Nhân dân Quốc gia Đức của Hugenberg, độiquân cựu chiến binh gọi là Stahlhelm, hai nhóm gọi là"Thanh niên Bismarck" và "Liên đoàn Nông dân Junker"cùng một nhóm hỗn tạp kỳ quặc các cựu tướng lĩnh.Nhưng Hitler không cảm thấy hào hứng. Hitler chán ghétnhững người mặc quân phục áo choàng và mang huy chươngtàn tích của chế độ cũ. Ông cho rằng liên kết phongtrào "Cách mạng" của mình với những nhóm người nhưthế là điều nguy hiểm. Ông đọc nhanh bài phát biểumột cách máy móc rồi ra về trước khi đội quân cựuchiến binh diễu hành.

Ngày hôm ấy,Mặt trận Harzburg được thành lập nhằm lôi kéo Quốcxã vào một tổ chức hợp nhất chống nền Cộng hoà,nhưng mặt trận này đã nhanh chóng chết yểu. Hitler khôngmuốn phụ hoạ với những người còn vương vấn vớiquá khứ. Nhưng ông có thể sử dụng họ trong giai đoạnnhất thời nếu họ giúp lũng đoạn nền Cộng hoà hoặchỗ trợ tài chính cho mình. Nhung Hitler không muốn họ sửdụng Quốc xã. Chỉ trong vòng vài ngày, Mặt trậnHarzburg đối diện với nguy cơ tan vỡ, các Đảng pháilại quay sang xâu xé lẫn nhau.

Chỉ ngoại trừmột điểm: Cả Hugenberg và Hitler đều bác bỏ phương áncủa Bruening là kéo dài nhiệm kỳ của Hindenburg. Mộtmặt, Bruening cố tìm cách để Hugenberg và Hitler thay đổithái độ. Mặt khác, Bruening cũng thuyết phục Hindenburgtiếp tục phục vụ nếu Nghị viện kéo dài nhiệm kỳcủa ông này vì như thế sẽ tránh cho ông gánh nặng củaviệc tái ứng cử. Vào thời điểm ấy, Bruening mờiHitler đến Berlin lần nữa. Khi bức điện được đưađến, Hitler đang làm việc với Hess và Rosenberg. Dứ mảnhgiấy trước mặt họ, Hitler thốt lên: "Bây giờ họnằm trong tay tôi! Họ đã nhận ra tôi là đối tác cầnphải đàm phán".

Ngày 7 tháng 1năm 1932, Hitler hội kiến với Bruening và Schleicher và cóthêm một buổi làm việc ngày 10 tháng 1. Bruening lặp lạiđề xuất: Quốc xã ủng hộ kéo dài nhiệm kỳ củaHindenburg, sau đó ông này sẽ về hưu. Theo vài nguồn tin,nhưng cũng có vài người phủ nhận, Bruening còn nhử thêmmiếng mồi: ông đề nghị Hindenburg cử Hitler làm Thủtướng.

Hitler không trảlời ngay, mà trở về Khách sạn Kaiserhof để hỏi ý kiếncác cố vấn. Gregor Strasser khuyên Hitler nên nhận lời,biện luận rằng nếu Quốc xã thúc ép bầu cử,Hindenburg sẽ thắng. Goebbels và Roehm chống đối. Ngày 7tháng 1 năm 1932, Goebbels ghi vào nhật ký: "Chức vụ Tổngthống không phải là vấn đề. Bruening chỉ muốn củngcố địa vị của ông ta...". Ngày trước, Goebbels đãviết: "Có một người trong tổ chức mà không ai tintưởng... Người ấy là Gregor Strasser".

Riêng Hitler thấychẳng có lý do gì để củng cố vị thế của Bruening vàqua đó kéo dài chế độ Cộng hoà, nhưng ông tỏ ra tếnhị. Ông không trả lời thẳng Thủ tướng mà nói vớiTổng thống rằng Quốc xã thấy đề xuất của Brueninglà vi hiến, nhưng sẽ ủng hộ Hindenburg tái đắc cử nếuông này từ chối kế hoạch của Bruening. Đi xa hơn,Hitler còn đề xuất Hindenburg loại bỏ Bruening, lập "Nộicác quốc gia" và tổ chức bầu cử lại Nghị viện.

Hindenburg khôngđồng ý với những phương cách ấy, mà chỉ chấp nhậntái ứng cử. Nhưng ông bất mãn với cung cách củaBruening, vì cho rằng mình bị buộc phải chống lại cáclực lượng quốc gia vốn đã bầu cho ông năm 1925 đểthắng các đối thủ tự do liên kết với Marxit. Khi ấyông phải trông cậy vào cánh Xã hội và nghiệp đoàn –những người ông khinh rẻ ra mặt. Ông trở nên lạnhnhạt với Bruening mà không lâu lúc trước ông đã gọilà "người giỏi nhất kể từ Bismarck".

TướngSchleicher, người đã đưa Bruening lên chức Thủ tướng,cũng tỏ ra lạnh nhạt. Bruening là Thủ tướng bị chốngđối nhiều nhất từ trước đến giờ. Ông không tạonổi khối đa số. Ông cũng không thể ngăn chặn hoặcthuyết phục được Quốc xã. Và ông còn thất bại trongviệc giữ Hindenburg tiếp tục ngồi trên ghế Tổng thống.Vì vậy nên Shleicher cho rằng Bruening phải ra đi và có lẽTướng Groener cũng nên đi theo. Nhưng Schleicher không vội.Thủ tướng Bruening và Bộ trưởng Quốc phòng Groener, hainhân vật có quyền lực trong Chính phủ, phải lưu lạichức vụ hiện tại cho đến khi Hindenburg tái đắc cử.Nếu không có họ, vị Thống chế già có thể thất bại.Sau cuộc tuyển cử, giá trị của hai người đó sẽ hết.

HITLERVÀ HINDENBURG TRANH CỬTỔNG THỐNG


Trongsự nghiệp của Hitler có những trường hợp khi đốidiện với vấn đề khó khăn, ông không thể quyết địnhnhanh chóng và đây cũng là một là trường hợp như thế.Vào tháng 1 năm 1932, vấn đề mà ông phải đối diệnlà: có nên tranh cử Tổng thống hay không? Hindenburg có vẻchắc thắng vì được sự hậu thuẫn của cánh Hữu vàcác Đảng phái dân chủ vốn xem ông là người cứu nguycho nền Cộng hoà. Nếu tranh cử và thất bại thì liệucó thể làm suy yếu đà tiến của Quốc xã – vốn đangthắng thế trong các cuộc bầu cử từ bang này đến bangkhác sau chiến thắng ngoạn mục trong cuộc tổng tuyểncử 1930 – hay không? Nhưng nếu không ra tranh cử thì đâycó phải là tự công nhận mình yếm thế, thiếu tự tinhay không? Còn có một yếu tố khác nữa, chính là: lúcnày Hitler chưa phải là công dân Đức, không có quyềnứng cử.

Goebbels thúcgiục Hitler nên công bố ứng cử, nhưng Hitler cứ trìhoãn. Rốt cuộc, sau khi Hindenburg công bố quyết định sẽtái ứng cử, Hitler cũng công bố ứng cử.

Cuộc tranh cửgây nhiều cay đắng và rối loạn. Trong Nghị viện,Goebbels gán cho Hindenburg là "ứng cử viên của Đảngnhững kẻ đào ngũ" và bị trục xuất ra khỏi nghịtrường vì đã xúc phạm Tổng thống. Các phe nhóm Quốcgia, từng ủng hộ Hindenburg trong kỳ bầu cử trước, giờquay sang chống đối ông.

Mọi giai cấpvà phe nhóm, lúc trước có sẵn chủ kiến ủng hộ bênnào, giờ đâm ra hoang mang. Nghiệp đoàn, các Đảng Dânchủ Xã hội, Trung dung Đức và các Đảng còn lại củagiai cấp trung lưu thiên tự do dân chủ thì ủng hộHindenburg – là người theo đạo Tin Lành, gốc Phổ, cóxu hướng bảo thủ và bảo hoàng. Ngoài Quốc xã, cácĐảng phái của giới thượng lưu Tin Lành miền Bắc,nông dân người Junker bảo thủ và một số phe nhóm củavương triều cũ kể cả cựu Thái tử thì ủng hộ Hitler– là người Công giáo, gốc Áo, từng một thời lôngbông vô gia cư, người cho rằng mình theo "quốc gia xãhội chủ nghĩa", lãnh tụ của giới hạ trung lưu.

Cử tri càngthêm hoang mang khi có thêm 2 ứng viên khác cũng ganh đuavào chiếc ghế Tổng thống. Họ không có hy vọng đắccử, nhưng có thể thu một số phiếu khiến cho không ứngcử viên nào đạt được đa số quá bán cần thiết. Cácphe nhóm Quốc giacử Theodor Duesterberg, nhân vật số Hai của Stahlhelm, mộttrung tá làng nhàng mà chẳng bao lâu Quốc xã vui mừngđược biết ông này mang gốc Do Thái. Đảng Cộng sảnkết án Đảng Dân chủ Xã hội "phản bội công nhân"bằng cách ủng hộ Hindenburg và cử chủ tịch ErnstThalmann của họ ra tranh cử.

Khi cuộc vậnđộng tranh cử vừa mới bắt đầu, Hitler giải quyếtđược vấn đề quốc tịch của mình. Ngày 25 tháng 2 năm1932, có tin báo Bộ trưởng Nội vụ thân Quốc xã củabang Brunswick cử Hitler làm Tùy viên cho Công sứ Brunswick ởBerlin. Qua động thái khôi hài như trên sân khấu này,Hitler đương nhiên là công dân của Brunswick và cũng làcông dân Đức, vì thế có tư cách hợp lệ để ứng cử.

Đã thoát quakhỏi rào cản cuối cùng, Hitler lao mình vào chiến dịchtranh cử với năng lượng dữ dội, di chuyển khắp nướcĐức, phát biểu trước đám đông trong nhiều buổi Đạihội và thôi thúc họ đến mức độ cuồng loạn.Goebbels và Strasser, 2 người có tài ăn nói làm mê mẩnlòng người khác, cũng lao vào lịch phát biểu tương tự.Nhưng chưa hết. Họ còn chỉ đạo một chiến dịch tuyêntruyền rầm rộ mà nước Đức chưa từng thấy bao giờ.Họ dán hàng triệu panô đầy màu sắc khắp các thànhphố và thị trấn, phân phối 8 triệu tờ bướm và thêm12 triệu bản tờ báo của Đảng, tổ chức 3.000 buổimít tinh lớn nhỏ mỗi ngày khắp nước Đức. Lần đầutiên trong một cuộc bầu cử ở Đức mà có một Đảngsử dụng phim ảnh, thêm máy hát phát ra loa đặt trên xetải để tuyên truyền.

Bruening cũng vậnđộng một cách không mệt mỏi cho vị Thống chế già.Chính người với tinh thần công tâm này lại dành mọithời lượng của các đài phát thanh do Chính phủ kiểmsoát để vận động tranh cử cho phe mình. Chiến thuậtnày của ông ta khiến cho Hitler phẫn nộ. Riêng Hindenburgchỉ lên tiếng một lần, một ngày trước hôm bầu cử.Đó là lời phát biểu có phẩm giá hiếm hoi đạt đượchiệu quả trong chiến dịch vận động.

"Nếu bầu một người đạidiện cho những ý tưởng cực đoan một chiều, với kếtquả là người ấy bị đa số dân chúng chống đổi, thìsẽ gây ra xáo trộn nghiêm trọng cho Tổ quốc, mà hậuquả sẽ không thể nào lường trước được... Nếu tôithất cử, ít nhất tôi sẽ không bị trách cứ rằng tôiđã rời bỏ nhiệm vụ của mình trong thời khắc khủnghoảng... Tôi không xin lá phiếu của những người chẳngmuốn bầu cho tôi."

Hindenburgchiếm 49,6% số phiếu, theo sau là Hitler được 30,1% sốphiếu. Hai ứng cử viên kế tiếp, Thalmann được 13,2% vàDuesterberg được 6,8%.

Kết quả khiếncho 2 người đứng đầu đều thất vọng. Vị Thống chếgià không đạt được đa số quá bán tuyệt đối, vìthế sẽ cần bỏ phiếu vòng hai trong đó người nhiềuphiếu nhất sẽ đắc cử. Hitler được thêm gần 5 triệuphiếu so với cuộc tổng tuyển cử năm 1930, nhưng vẫnbị Hindenburg bỏ xa.

Chiến dịchtranh cử vòng hai cũng rầm rộ như ở vòng đầu. Thuêmột chiếc máy bay Junkers chở hành khách,Hitler bay từ đầu này đến đầu kia lãnh thổ Đức –một điều mới lạ trong tranh cử thời bấy giờ. Mỗingày ông phát biểu trong 3 hoặc 4 cuộc mít tinh ở cácthành phố khác nhau. Ông khôn ngoan chuyển chiến thuật đểkiếm thêm phiếu. Trong vòng đầu, Hitler ca thán về nhữngnỗi cực khổ của dân chúng và sự bất lực của nềnCộng hoà. Bây giờ ông vẽ ra tương lai hạnh phúc chongười Đức nếu mình đắc cử: tạo công ăn việc làm,nâng giá nông sản, tạo thêm cơ hội kinh doanh, xây dựngQuân đội hùng mạnh. Tức là, ông ve vãn mọi giai cấp:công nhân, nông dân, doanh nghiệp và giới quân sự. Mộtlần, trong một bài phát biểu Hitler còn tuyên bố: "TrongĐế chế Thứ Ba, mỗi người con gái Đức sẽ tìm đượcmột tấm chồng!".

Các phe nhómQuốc gia rút Duesterberg ra khỏi cuộc tranh cử và kêu gọiĐảng viên bầu cho Hitler. Một lần nữa, cựu Thái tửFriedrich Wilhelm lại lên tiếng ủng hộ Hitler.

Ngày 10 tháng 4năm 1932, một ngày mưa và âm u, số cử tri giảm đi mộttriệu so với vòng một. Kết quả là: Hindenburg 53%, Hitler36,8%, Thalmann 10,2%.

Dù Hitler đượcthêm 2 triệu phiếu và Hindenburg chỉ được thêm 1 triệu,vị Thống chế vẫn chiếm đa số tuyệt đối. Trên phânnửa cử tri bác bỏ 2 người cực đoan ở hai cánh, tứcCực Hữu và Cực Tả. Hoặc là họ nghĩ như thế

Hitler có nhiềusuy nghĩ. Ông đã đạt kết quả ấn tượng. Trong 2 năm,ông đã tăng gấp đôi số phiếu. Nhưng ông vẫn chưađược đa số và đương nhiên là chưa thể nắm quyềnlực. Liệu Hitler đã đi đến cuối con đường này chưa?Strasser thẳng thừng nói đúng như thế. Strasser thúc giụcQuốc xã nên thoả hiệp với những người đang cầmquyền: với vị Tổng thống, với Nội các của Brueningvà Tướng Groener, cũng như với Quân đội. Hitler khôngtin tưởng Strasser nhưng cũng không bác bỏ luận cứ ấy.Ông chưa quên một trong những bài học ở Vienna: nếumuốn nắm quyền lực phải được sự hậu thuẫn củanhững "định chế mạnh" đương thời.

Trước khiHitler có thể quyết định bước đi kế tiếp, một trongnhững "định chế mạnh" ấy, Chính phủ của nềnCộng hoà, đã giáng cho ông một đòn.

Từ 1 năm nay,Chính phủ Cộng hoà và chính quyền một số bang thu đượctài liệu cho thấy một số nhà lãnh đạo cấp cao củaQuốc xã – đặc biệt là của lực lượng S.A. – đangchuẩn bị chiếm chính quyền bằng vũ lực và thiết lậpmột chế độ khủng bố. Một ngày trước cuộc bầu cửTổng thống, lực lượng S.A. – giờ đã lớn mạnh vớiquân số 400.000 – được huy động toàn diện và lậpmột vành đai xung quanh thủ đô Berlin. Mặc dù tham mưutrưởng Roehm của lực lượng S.A. trấn an Tướng vonSchleicher rằng đây chỉ là biện pháp "phòng xa", nhưngkhi cảnh sát Phổ tịch thu tài liệu ở văn phòng Quốcxã tại Berlin thì cho thấy S.A. đúng là có ý đồ đảochính một khi Hitler đắc cử Tổng thống.

Cả Chính phủCộng hoà và chính quyền các bang đều lo âu. Ngày 5 tháng4, đại diện một số bang kể cả hai bang lớn nhất làPhổ và Bavaria lên tiếng yêu cầu Chính phủ Trung ươngđàn áp S.A., nếu không họ sẽ tự hành động trên lãnhthổ của mình. Groener tiếp kiến các đại diện này vớitư cách Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Nội vụ.Ông hứa sẽ có hành động ngay sau khi Bruening trở vềngày 10 tháng 4, cũng là ngày bỏ phiếu vòng hai. Brueningvà Groener đều nghĩ họ có lý do chính đáng để trấnáp S.A.. Việc này sẽ chấm dứt hiểm hoạ nội chiến vàcó thể kết thúc cuộc đời chính trị của Hitler. Vì đãchắc chắn Hindenburg sẽ đắc cử với đa số tuyệt đối,cả hai nghĩ cử tri đang giao cho họ nghĩa vụ chống lạimối đe doạ từ Quốc xã để bảo vệ nền Cộng hoà.Thời điểm đã đến để sử dụng vũ lực mà đươngđầu với vũ lực. Hơn nữa, nếu họ không làm mạnh,Chính phủ sẽ mất đi sự ủng hộ của Đảng Dân chủXã hội và các nghiệp đoàn hiện vẫn đang muốn dồnphiếu cho Hindenburg và ủng hộ Bruening tiếp tục làm Thủtướng.

Nội các họpngày 10 tháng 4 trong khi cử tri đang đi bỏ phiếu, và lậptức quyết định đàn áp lực lượng bán quân sự củaHitler. Sau thời gian do dự, ngày 14 tháng 4 Hindenburg chấpthuận ban hành lệnh cấm S.A. hoạt động.

Đây là mộtđòn đau giáng vào Quốc xã. Roehm và vài thủ lĩnh cứngđầu của Đảng thúc giục nên phản kháng. Nhưng Hitlerlại tỏ ra khôn ngoan hơn, quyết định là nên tuân hànhluật pháp. Bây giờ không phải là lúc làm loạn bằng vũlực. Hơn nữa, lúc ấy lại đang có vài tin tức đángquan tâm về Schleicher. Cùng ngày 14 tháng 4, Goering ghi vàonhật ký:

"Chúng tôi nhận đượctin Schleicher không chấp thuận hành động của Groener...từ một cuộc điện thoại của một phụ nữ có tiếngtăm, vốn là bạn thân của Tướng Schleicher. Bà nói vịTướng muốn từ chức."

Goebbelscũng đã chú ý đến việc này nhưng tỏ ra nghi ngờ. Ôngnghĩ có lẽ đây chỉ là một thủ đoạn. Cả ông lẫnHitler hay bất kỳ ai khác đều chắc chắn rằng Brueningvà Groener – là hai người mang ơn Schleicher đã đề bạthọ nhanh chóng trong Chính phủ và Quân đội – đều chưanhìn ra ý đồ của vị tướng đầy âm mưu chính trị.Nhưng chẳng bao lâu nữa, họ sẽ thấy.

Ngay cả trướckhi lệnh cấm S.A. được công bố Schleicher – người đãgây ảnh hưởng đối với vị chỉ huy Quân đội vonHammerstein nhu nhược – kín đáo thông báo cho tư lệnh 7quân khu rằng Quân đội sẽ chống lại lệnh cấm. Kếđến, ông thuyết phục Hindenburg gửi một công văn vớigiọng điệu gay gắt cho Groener, hỏi tại sao tổ chứcbán quân sự của Đảng Dân chủ Xã hội không bị cấmcùng với S.A.. Schleicher còn đi thêm một bước. Ông dấyđộng một chiến dịch bôi nhọ Tướng Groener, phát tántin đồn rằng ông này quá bệnh tật nên không thể làmviệc được, ông đã chạy sang hàng ngũ những ngườiMarxit và ngay cả phe chủ hoà. Đồng thời vị Bộ trưởngQuốc phòng kiêm Nội vụ cũng đã tự mình làm mất thanhdanh Quân đội vì một đứa con sinh ra 5 tháng sau khi kếthôn.

Cùng lúc,Schleicher nối lại liên lạc với S.A.. Ông trao đổi vớiTham mưu trưởng Roehm của S.A. và Bá tước von Helldorf,chỉ huy lực lượng S.A. ở Berlin. Ngày 26 tháng 4, Goebbelsghi là Schleicher đã thông báo cho Helldorf rằng ông "muốnđổi hướng".

Ngay cả vào lúcnày của tấn trò thì vẫn có một việc rõ ràng: Roehm vàSchleicher đang âm mưu với nhau sau lưng Hitler. Cả hai đềumuốn kết hợp lực lượng S.A. vào Quân đội như là lựclượng bán quân sự – phương án mà Hitler kiên quyếtchống đối. Đây là vấn đề mà Hitler vẫn thườngtranh cãi với ban chỉ huy S.A., những người xem S.A. làlực lượng có tiềm năng củng cố đất nước. NhưngHitler thì nghĩ khác: ông xem S.A. là lực lượng chính trị,một đám người chuyên gây rối trên đường phố đểkhủng bố đối thủ chính trị và tạo thêm phấn khởitrong hàng ngũ Quốc xã. Nhưng Schleicher lại muốn đưaS.A. vào Quân đội để có thể kiểm soát lực lượngnày, đồng thời cũng muốn Hitler gia nhập Chính phủ đểcó thể kiểm soát chính Hitler. Thế nhưng S.A. đã ngángtrở cả hai mục đích.

Vào cuối tuầnlễ đầu tiên trong tháng 5 năm 1932, mưu đồ củaSchleicher lên đến đỉnh điểm. Ngày 4 tháng 5, Goebbelsghi: "Đầu óc Hitler muốn nổ tung. Khởi đầu là Groenervà kế tiếp là Bruening sẽ ra đi." Ngày 8 tháng 5,Goebbels ghi vào nhật ký là Hitler "có cuộc hội kiếnmang tính quyết định với Schleicher và vài nhân vật thâncận với Hindenburg. Mọi việc đều tiến hành tốt.Bruening sẽ ra đi trong vài ngày tới. Tổng thống sẽ rútlại sự ủng hộ đối với ông ta." Rồi Goebbels mô tảsơ lược kế hoạch của hai bên: Nghị viện sẽ bị giảitán, một Nội các Tổng thống chế sẽ được thành lập,mọi lệnh cấm đối với S.A. và Quốc xã sẽ được bãibỏ. Để tránh Bruening nghi ngờ, Hitler sẽ lánh mặt khỏiBerlin. Chiều tối ngày hôm sau, Goebbels dẫn Hitler đi ẩnmình.

Đối với Quốcxã, Nội các Tổng thống chế chỉ được xem như biệnpháp "tạm thời". Một chính quyền lâm thời "nhạtnhẽo" như thế "sẽ dọn đường cho ta. Nó càng yếucàng dễ cho ta dẹp bỏ nó". Dĩ nhiên, đây không phảilà quan điểm của Schleicher, người đang mơ đến mộtchính quyền mới nhưng không có Nghị viện cho đến khiHiến pháp được tu chính. Và ông sẽ là người kiểmsoát tiến trình này. Cả ông và Hitler đều tin rằng mỗibên đều hưởng lợi. Nhưng lúc này, Schleicher có con bàitủ. Ông có thể thuyết phục vị Tổng thống già nua yếuđuối rằng mình sẽ mang đến điều mà Bruening không làmđược: một chính quyền vững mạnh với Hitler làm hậuthuẫn và không bị kẻ mị dân quá khích này quấy rối.

Hai ngày sau khigặp gỡ Hitler và vài nhân vật thân cận với Hindenburg,Schleicher đã bắt đầu ra tay. Đòn đánh diễn ra ở Nghịviện. Tướng Groener đứng lên giải trình lệnh cấm S.A.và bị Goering chỉ trích kịch liệt. Đau yếu vì bệnhtiểu đường và thối chí vì bị Schleicher phản bội, vịBộ trưởng Quốc phòng cố tìm cách biện minh cho mình,nhưng bị các đại biểu Đảng Quốc xã phản kháng mãnhliệt. Mệt nhọc và mất mặt, ông rời khỏi nghị trườngnhưng chạm trán với Schleicher, nghe Schleicher cho biết ông"không còn được Quân đội tín nhiệm và phải từchức". Groener cầu cứu Hindenburg, người đã hai lầndùng ông làm vật tế thần: lần đầu năm 1918 khi ôngyêu cầu Hoàng đế thoái vị và lần thứ hai năm 1919 khiông khuyến cáo Chính phủ Cộng hoà ký Hoà ướcVersailles.Nhưng vị Thống chế già trả lời ông "lấy làm tiếc"và không thể làm gì được. Ngày 13 tháng 5 năm 1932,trong nỗi thất vọng cay đắng, Groener từ chức Bộtrưởng Quốc phòng kiêm Nội vụ.Tối hôm ấy, Goebbels ghi vào nhật ký của mình: "Chúngta có tin từ Tướng Schleicher. Mọi việc đang diễn ratheo kế hoạch".

Kế hoạch tiếptheo là tính đến Bruening. Sự ra đi của Groener là bướcthụt lùi cho Cộng hoà Đức: trong giới Quân đội ônghầu như là người duy nhất có năng lực và tận tụy,không ai trong Quân đội có vị thế như ông để thay thế.Nhưng con người cứng đầu, say mê làm việc Bruening vẫncòn đây. Ông này đã tranh thủ sự hậu thuẫn của đasố người Đức để bầu lại cho Hindenburg và ông tin họcũng muốn ông tiếp tục làm Thủ tướng. Ông có vẻ nhưsắp thành công ngoạn mục trong chính sách ngoại giao nhằmxoá bỏ việc trả tiền bồi thường chiến tranh và đưaĐức lên ngang hàng với các cường quốc khác.

Nhưng vị Tổngthống già nua lại trở mặt lạnh nhạt với ông dù ôngđã góp công đáng kể trong cuộc bầu cử Tổng thống.Thái độ lạnh nhạt trở nên lạnh lùng hơn khi Brueningđề xuất là Nhà nước thu hồi một số bất động sảncủa người Junker vỡ nợ ở Đông Phổ. Vào giữa tháng5, Hindenburg đi nghỉ Lễ Phục sinh ở Neudeck, trên chínhtrang trại Đông Phổ mà người Junker với sự giúp đỡtài chính của giới công nghiệp, đã tặng cho ông làmquà sinh nhật thứ 80. Tại đây, ông nghe đầy tai lờicác nhà quý tộc địa phương than phiền, đòi ông cáchchức vị Thủ tướng mà bây giờ họ gọi là "tênBolshevik gốc nông dân".

Ngày Chủ Nhật29 tháng 5, Hindenburg triệu Bruening đến và đột ngột đòiông này phải từ chức. Hôm sau, ông này nhận được đơnxin từ chức.

Quốc xã –chắc chắn là qua Schleicher – đã biết trước rằngBruening sẽ mất chức. Ngày 18 tháng 5, Goebbels trở vềBerlin từ Munich và với "tinh thần Lễ Phục sinh" vẫncòn vấn vương, ông ghi vào nhật ký:

"Đối với Bruening, mùađông bắt đầu ập đến. Điều khôi hài là ông ta khôngnhận ra. Thậm chí ông ta còn không thể tìm đủ ngườicho Nội các của mình. Thuộc hạ của ông ấy đang bỏcủa chạy lấy người".

Cólẽ chính xác hơn: không phải bỏ của chạy lấy ngườimà là chạy đi tìm thủ trưởng mới. Ngày kế Goebbelsghi: "Tướng Schleicher từ chối tiếp nhận Bộ Quốcphòng." Điều này là đúng nhưng không hẳn chính xác.Đúng là Bruening yêu cầu Schleicher như thế sau khi tráchmóc ông này vì đã huỷ hoại Groener. Nhưng Schleicher đãđáp lại: "Tôi sẽ làm điều đó, nhưng không phảitrong chính quyền của ông".

Ngày 19 tháng 5,Goebbels ghi:

"Tin nhắn từ Schleicher.Danh sách các Bộ trưởng đã sẵn sàng. Đối với thờikỳ chuyển tiếp thì việc này cũng chẳng quan trọnglắm."

Vìthế, Quốc xã biết trước Bruening một tuần về sốphận của ông này. Ngày Chủ Nhật, 29 tháng 5, Hindenburgtriệu Bruening đến, thình lình yêu cầu Bruening từ chứcvà ngày hôm sau ông ta xin từ chức thật.

Schleicher đãchiến thắng. Nhưng không chỉ Bruening đi xuống, mà cảnền Cộng hoà dân chủ sụp đổ theo ông, tuy sẽ còn hấphối trong 8 tháng nữa. Trách nhiệm của Bruening cũng khôngphải là ít. Dù thâm tâm theo chiều hướng dân chủ, ôngđể mình bị đưa đẩy vào vị thế khó khăn để rồibắt buộc phải điều hành bằng Nghị định của Tổngthống mà không thông qua Nghị viện. Khi Nghị viện khôngchịu biểu quyết chấp thuận, ông cứ dựa vào quyềnhạn của Tổng thống. Nhưng bây giờ, quyền hạn ấy đãbị thu hồi. Từ giờ trở đi, tức là từ tháng 6 năm1932 đến tháng 1 năm 1933, quyền hạn này sẽ được traocho 2 người vốn chẳng màng đến việc củng cố nềnCộng hoà dân chủ.

Từ lúc khaisinh nền Cộng hoà, quyền lực chính trị nằm trong taytoàn dân, thông qua Nghị viện. Bây giờ, quyền lực đượcđặt lên đôi vai của vị Tổng Thống mà tuổi đã lãosuy và một số ít người nông cạn, đầy tham vọng xungquanh ông chỉ muốn uốn nắn tư tưởng của ông theo mưuđồ của họ.

Hitler nhìn thấyrõ tình hình này và nhận thấy nó phù hợp với nhữngmục đích của mình. Xem chừng Quốc xã sẽ không khi nàođạt được đa số tuyệt đối. Đường lối mới củaHindenburg tạo ra cơ hội duy nhất còn lại để ông lênnắm quyền. Chắc chắn là không phải bây giờ, nhưngcũng chẳng bao lâu nữa.

Ngày 30 tháng 5,Hitler được Hindenburg cho tiếp kiến. Vị Tổng thống xácnhận những điểm mà Quốc xã và Schleicher đã thoảthuận ngầm với nhau ngày 8 tháng 5: bãi bỏ lệnh cấmđối với S.A., thành lập Nội các tổng thống chế dochính Hindenburg chọn lựa, giải tán Nghị Viện. Ông hỏi:Hitler có hậu thuẫn chính quyền mới không? Hitler trảlời rằng mình chấp thuận hậu thuẫn. Đêm 30 tháng 5ấy, Goebbels ghi vào nhật ký:

"V. Papen được nhắc tớinhư là Thủ tướng. Nhưng ta chẳng quan tâm đến việcnày lắm. Điều quan trọng là Nghị viện bị giải tán.Bầu cử! Bầu cử! Trực tiếp từ nhân dân. Chúng ta rấtvui sướng."

FRANZVON PAPEN THẤT BẠI


Vàothời điểm đó trên chính trường xuất hiện một khuônmặt lố bịch đến nỗi ai cũng bất ngờ. Ngày 1 tháng 6năm 1932, nhờ Tướng von Schleicher đề xuất, Hindenburg bổnhiệm Franz von Papen, 53 tuổi, vào chức vụ Thủ tướng.Ông này xuất thân từ một gia đình nghèo thuộc dòng dõiquý tộc Westphalia, là cựu sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu, nhờgia đình bên vợ mà trở thành nhà công nghiệp giàu có.Công chúng không biết gì nhiều về ông ngoại trừ việcông là Tùy viên quân sự của Đức ở Washington, rồitrong chiến tranh bị Mỹ trục xuất vì có liên can đếnâm mưu phá hoại cầu đường trong khi Mỹ là nước trunglập.

Đại sứ Pháptại Berlin nhận xét:

"Nhiều người hoài nghi sựchọn lựa của Tổng thống... Papen có tiếng là nông cạn,ngớ ngẩn, không chân thật, nhiều tham vọng, rỗng tuếch,xảo quyệt, lắm mưu đồ".

Vàđúng là M. François-Poncet đã không quá lời. Hindenburg đãnghe theo lời của Schleicher mà giao phó số phận của nềnCộng hoà đang chao đảo cho một kẻ như Papen.

Papen không hềcó được sự hậu thuẫn chính trị nào cả. Ông lạicàng không phải là đại biểu Nghị viện. Khi ông đượccử làm Thủ tướng, Đảng Trung dung Đức nhất trí trụcxuất ông vì bất mãn với cách ông phản bội chủ tịchĐảng Bruening. Nhưng Hindenburg yêu cầu ông thành lậpchính quyền đứng trên Đảng phái. Ông xúc tiến ngay vìSchleicher đã có sẵn danh sách Bộ trưởng. 5 thành viênthuộc giới quý tộc, 2 người là giám đốc doanh nghiệp,còn 1 người là Franz Gertner được cử làm Bộ trưởngTư pháp. Ông này chính là người trong chính quyền Bavariađã bảo hộ cho Hitler từ những ngày trước và sau vụBạo loạn Nhà hàng Bia. Hindenburg lôi Tướng Schleicher rakhỏi vị trí ông này ưa thích trong hậu trường đểnhận chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng. Cả nước xem Nộicác mới như là trò đùa. Tuy nhiên, vẫn có một số nhânvật năng lực sau này còn tiếp tục phục vụ Đế chếThứ Ba như: Nam tước von Neurath, Nam tước vonEltz-Rubenach, Bá tước Schwerin von Krosigk và Tiến sĩGuertner.

Động thái đầutiên của Papen là giữ lời hứa với Hitler. Ngày 4 tháng6, ông giải tán Nghị viện, ấn định cuộc tổng tuyểncử mới sẽ diễn ra ngày 31 tháng 7. Sau khi bị Quốc xãđốc thúc, ngày 15 tháng 6 ông bãi bỏ lệnh cấm S.A.. Lậptức nổi lên một làn sóng bạo lực và ám sát chính trịdữ dội mà nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Từngđám S.A. đổ xô ra đường gây đổ máu và thường bịcác Đảng khác – đặc biệt là Đảng Cộng sản – đáptrả. Từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 6, chỉ riêng ở Phổcó 461 vụ đụng độ trên đường phố lấy đi 82 sinhmạng và làm 400 người bị thương nặng. Vào tháng 7,trong số 86 người bị giết trên đường phố có 38 Đảngviên Quốc xã và 30 Đảng viên Cộng sản. Cuộc nộichiến mà Nội các mới được thành lập để ngăn chặnđang trở nên ngày một tồi tệ hơn.

Papen phản ứnglại thông qua hai hành động. Ông ra lệnh cấm mọi cuộctuần hành chính trị trong hai tuần lễ trước ngày bỏphiếu vào 31 tháng 7. Động thái này của ông không nhữngnhằm xoa dịu Hitler mà còn đánh đổ một trong những trụcột cuối cùng còn sót lại của nền Cộng hoà dân chủ.Ngày 20 tháng 7, ông giải tán chính quyền của bang Phổvà tự nhận chức Thủ hiến Phổ. Đây là một hành độngcan đảm để hướng đến một Chính phủ có quyền lựcmà ông muốn đặt lên nước Đức.

Thiết quân luậtđược ban hành ở Berlin. Tướng von Rundstedt, chỉ huy quânsự ở địa phương, gửi một toán quân đi lùng bắt kẻphạm pháp. Tình hình khiến cho cánh Hữu trong Nội cácmới lẫn Hitler đều để ý đến. Vì điều đó có nghĩalà họ chẳng còn phải e ngại cánh Tả hoặc ngay cả pheTrung dung dân chủ chống đối việc lật đổ hệ thốngdân chủ. Năm 1920, một cuộc tổng đình công đã cứunguy cho nền Cộng hoà. Vào thời điểm ấy nghiệp đoànvà phe Xã hội đều cho rằng động thái như thế càngnguy hiểm. Vì thế thông qua việc giải tán chính quyềnPhổ, Papen đóng thêm một cây đinh vào quan tài của nềnCộng hoà. Ông khoe khoang rằng chỉ cần một nhúm nhỏbinh sĩ để làm việc này.

Riêng Hitler vàcác phụ tá nhất quyết lật đổ chẳng những nền Cộnghoà mà còn cả Papen cùng Nội các của ông. Khi Papen gặpHitler lần đầu ngày 9 tháng 6, nhà lãnh đạo Quốc xãnói với ông:

"Tôi xem Nội các của ôngchỉ là biện pháp tạm thời. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lựcđể đưa Đảng tôi lên vị trí mạnh nhất cả nước.Lúc ấy, tôi sẽ nhận chức Thủ tướng."

Cuộctổng tuyển cử Nghị viện ngày 31 tháng 7 năm 1932 làcuộc bầu cử thứ ba ở Đức trong vòng 5 tháng,nhưng thay vì mệt mỏi, Quốc xã lại lao vào chiến dịchvận động với tinh thần cuồng tín và hăng say hơn baogiờ hết. Dù Hitler đã hứa với Hindenburg rằng Quốc xãsẽ ủng hộ chính quyền Papen, thế nhưng Goebbels vẫn mởđợt chỉ trích vị Bộ trưởng Nội vụ và Hitler thanphiền với Schleicher về những chính sách của Nội các.Xét qua số người tụ tập để nghe Hitler phát biểu, rõràng là Quốc xã đang thắng thế. Chỉ trong một ngày,Hitler phát biểu trước 60.000 người ở Brandenburg, khoảngngần ấy số người ở Potsdam, rồi đến buổi tối với120.000 người trong Sân Vận động Grunewald khổng lồ ởBerlin và bên ngoài có thêm 100.000 người nghe tiếng nóicủa ông ta qua loa phóng thanh.

Cuộc tổngtuyển cử mang lại thắng lợi vang dội cho Đảng Quốcxã. Họ chiếm 230 ghế trong Nghị viện, đứng hàng đầutuy vẫn chưa được đa số tuyệt đối trong tổng số608 ghế. Đảng Dân chủ Xã hội mất 10 ghế, chỉ còn133 ghế. Giai cấp công nhân ngả về phe Cộng sản khiếncho Đảng này có thêm 12 ghế đứng hàng thứ ba với 89thành viên trong Nghị viện. Đảng Trung dung Đức có phầntiến bộ, từ 68 lên 73 ghế. Những Đảng khác đều bịđè bẹp. Ngoại trừ người Công giáo, các tầng lớptrung lưu và thượng lưu đều bỏ phiếu cho Quốc xã.

Hitler kiểm điểmtình hình với các nhà lãnh đạo Quốc xã. Trong vòng hainăm, Quốc xã lớn mạnh từ 107 lên đến 230 ghế Nghịviện. Tuy thế Đảng vẫn chưa có đủ số ghế quá bánđể đưa Hitler lên nắm quyền. Ông chỉ chiếm được37% tổng số phiếu. Số đông người Đức vẫn còn chốnglại ông. Tối ngày 2 tháng 8, ông bàn bạc với các phụtá về bước đi kế tiếp. Goebbels ghi kết quả: "Lãnhtụ đối mặt với những quyết định khó khăn. Hợppháp? Với cánh Trung dung?" Quốc xã có thể tạo đa sốvới cánh Trung dung, nhưng đối với Goebbels việc này là"không hình dung nổi". Nhưng ông vẫn ghi: "Lãnh tụchưa đi đến quyết định cuối cùng nào. Cần có thờigiờ để tình hình chín muồi".

Nhưng chẳng cònnhiều thời giờ. Do hồ hởi sau chiến thắng bầu cử,Hitler trở nên thiếu quả quyết và mất kiên nhẫn. Ôngđến gặp Schleicher để trình ra yêu sách và không tỏ rahoà hoãn lắm. Hitler đề nghị chính mình nhận chức vụThủ tướng, Quốc xã nắm thêm các chức vụ Thủ hiếnbang Phổ, Bộ trưởng Nội vụ của Đức và của Phổ,thêm các bộ Trung ương: Tư pháp, Kinh tế, Hàng không vàmột bộ mới cho Goebbels: Thông tin và Tuyên truyền. Nhằmxoa dịu Schleicher, Hitler giao cho ông này chức vụ Bộtrưởng Quốc phòng. Hơn nữa, Hitler còn yêu sách Nghịviện thông qua một pháp lệnh cho phép ông ta điều hànhđất nước bằng Nghị định trong một thời gian, nếutừ chối thì Nghị viện sẽ "về vườn".

Hitler tự tinrằng Schleicher sẽ chấp nhận những đề nghị này, nhưngGoebbels vẫn luôn tỏ ý nghi ngờ, tuy ông tin chắc về mộtđiểm: "Một khi nắm được chính quyền ta sẽ khôngbuông. Họ sẽ phải mang xác chúng ta ra khỏi toà nhà cácbộ".

Mọi việc khôngphải tươi đẹp như Hitler nghĩ. Ngày 8 tháng 8, Goebbelsghi:

"Có cuộc gọi từ Berlin.Tin đồn đầy rẫy. Toàn Đảng sẵn sàng tiếp nhậnquyền hành. Binh sĩ S.A. đang rời khỏi nơi làm việc đểsẵn sàng hành động. Các lãnh đạo Đảng đang chuẩn bịcho thời khắc trọng đại. Nếu mọi việc êm xuôi thìtốt. Nếu không thì sẽ có bước thụt lùi tồi tệ".

NgàyStrasser, Frick và Funk đi đến Obersalzberg với tin tứckhông được phấn khởi. Schleicher lại trở mặt như trởbàn tay. Bây giờ ông khăng khăng đòi hỏi nếu Hitler giữchức Thủ tướng thì phải điều hành thông qua Nghịviện. Funk báo cáo là những người bạn doanh nhân củaông lo âu về viễn tưởng của một Chính phủ Quốc xã.Ông có một thông điệp từ Schacht để xác định việcấy. Cuối cùng, ba người cho rằng khu Wilhelmstrasse đanglo lắng về một cuộc đảo chính của Quốc xã.

Nỗi lo âu làcó cơ sở. Ngày 10 tháng 8, lực lượng S.A. được đặttrong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, thiết lập mộtvành đai chặt chẽ quanh Berlin. Hitler không muốn chờ đợilâu. Ông xin gặp Tổng thống, nhưng trước hết ông cầnnói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Schleicher và Thủtướng Papen.

Ba người gặpnhau ngày 13 tháng 8 trong không khí bão táp. Schleicher cóphần xuống nước so với tuần trước. Ông ủng hộPapen và nói Hitler chỉ có thể nhận chức Phó Thủ tướng.Hitler tỏ ra giận dữ. Ông muốn làm Thủ tướng, hoặcchẳng làm gì cả. Papen chấm dứt cuộc họp bằng cáchnói mình sẽ để cho Hindenburg ra "quyết định cuốicùng". Trong tập hồi ký của mình, Papen không đề cậpđến sự hiện diện của Schleicher trong buổi họp này,nhưng nhiều nguồn tin khác cho biết Schleicher có tham dựhọp. Đây là điểm quan trọng, nếu xét qua những sựviệc xảy ra về sau.

Hitler bực tứcquay về Khách sạn Kaiserhof. Lúc ba giờ chiều, điệnthoại gọi đến cho biết Tổng thống muốn nói chuyệnvới Hitler.

Vị Thống chếgià nua đón tiếp nhà lãnh đạo Quốc xã trong tư thếđứng dựa bên cây gậy chống và tỏ thái độ lạnhnhạt.So với một người 85 tuổi chỉ mới mười tháng trướclâm vào cơn suy nhược thần kinh kéo dài hơn một tuần,thì Hindenburg đang ở trong trạng thái tỉnh táo một cáchđáng kinh ngạc. Ông chăm chú lắng nghe trong khi Hitler lặplại các yêu sách cho chức vụ Thủ tướng và quyền hànhtrọn vẹn. Chỉ có hai người khác tham dự trong buổi hộikiến: Otto von Meissner, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống vàGoering, người tháp tùng Hitler. Dù Meissner không hẳn lànguồn tin hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng lời khai của ôngở Toà án Nuremberg là thông tin duy nhất về những gìdiễn ra trong buổi hội kiến này và có một phần trongđó là sự thật.

"Hindenburg trả lời rằngvì tình hình căng thẳng, lương tâm ông không cho phép mạohiểm mà trao toàn quyền của Chính phủ cho một Đảngmới như Quốc xã – vốn không chiếm đa số [trong Nghịviện], lại kém dung hoà, ồn ào và thiếu kỷ luật.

Hindenburg nhắc đến vài sựkiện gần đây – những cuộc xô xát giữa Quốc xã vàcảnh sát, hành vi bạo lực của Đảng viên Quốc xã đốivới người có ý kiến khác biệt, hành vi quá trớn đốivới người Do Thái cùng những hành động vi phạm phápluật khác. Tất cả những vụ việc này cho thấy ông tinrằng trong Đảng Quốc xã có nhiều thành phần bừa bãivượt ra ngoài tầm kiểm soát...

Sau khi trao đổi cặn kẽthêm, Hindenburg đề nghị với Hitler phải tuyên bố sẵnsàng hợp tác với các Đảng phái khác, đặc biệt vớicác phe Hữu và Trung dung, đồng thời từ bỏ ý nghĩ mộtsớm một chiều là phải có toàn quyền. Hindenburg tuyênbố rằng trong sự hợp tác với các Đảng phái khác,Hitler phải chứng tỏ mình có thể làm được việc vàcải thiện điều đó. Nếu Hitler có thể cho thấy kếtquả tích cực, ông sẽ có thêm ảnh hưởng và thậm chílà chiếm ưu thế trong Chính phủ liên hiệp. Hindenburg nóiđây cũng là cách tốt nhất để xoá tan nỗi sợ hãirằng Chính phủ Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa sẽ lạm dụngquyền hành, đàn áp mọi quan điểm khác và dần dầntriệt hạ những quan điểm ấy. Hindenburg nói ông sẵnsàng chấp nhận Hitler và những đại diện trong phong tràocủa ông này trong một Chính phủ liên hiệp, thành phầncụ thể sẽ tuỳ vào sự thương thảo, nhưng ông khôngthể lấy trách nhiệm giao toàn quyền cho một mình Hitler...

Tuy nhiên, Hitler vẫn khăngkhăng từ chối đặt mình vào vị trí thương thuyết vớilãnh đạo của các Đảng khác và lập Chính phủ liênhiệp thông qua cách này".

Thếlà, buổi hội đàm kết thúc mà không đi đến thoảthuận nào, nhưng trước khi chấm dứt hẳn, vị Tổngthống già nua – vẫn đứng thẳng người – giảng chonhà lãnh đạo Quốc xã một bài học nghiêm khắc. Theongôn từ của bản thông cáo chính thức được phát hànhngay sau đó, Hindenburg đã:

"Lấy làm tiếc rằng ôngHitler không nhận ra vị trí của chính mình trong việc hậuthuẫn một chính quyền quốc gia được bổ nhiệm vớisự tin tưởng của Tổng thống Đế chế, như ông từngđồng ý trước cuộc tuyển cử Nghị viện".

Theoquan điểm của vị Tổng thống được sùng kính, Hitlerđã nuốt lời hứa, nhưng hãy để cho ông ta dè chừng vềtương lai. Bản thông cáo tuyên bố tiếp:

"Tổng thống long trọngkêu gọi ông Hitler thực thi quyền đối lập của ĐảngQuốc gia Xã hội Chủ nghĩa theo tinh thần hiệp sĩ và ghitrong tim trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và đốivới dân tộc Đức".

Bảnthông cáo với nội dung dựa theo Hindenburg và với khẳngđịnh Hitler đã đòi hỏi "việc kiểm soát Nhà nướcmột cách toàn diện" được phát hành một cách gấprút. Vì thế, bộ máy tuyên truyền của Goebbels không kịpphản ứng. Điều này tạo ảnh hưởng tiêu cực cho sựnghiệp của Hitler, theo nhận định ngoài công chúng cũngnhư trong nội bộ Quốc xã. Hitler đáp lại một cách vôích rằng mình đã không đòi hỏi "việc kiểm soát toàndiện" mà chỉ yêu cầu chức vụ Thủ tướng và vài Bộtrưởng. Người ta vẫn tin theo ngôn từ của Hindenburg.

Trong khi đó,các đơn vị S.A. được huy động bị rầy rà đôi chút.Hitler gọi các chỉ huy của S.A. đến để nói chuyện vớihọ. Goebbels ghi chép:

"Đó là một việc khó. Aibiết được liệu họ giữ được hàng ngũ không? Chẳngcó gì khó hơn là nói cho các chiến binh say men chiếnthắng biết chiến thắng đã vuột khỏi tầm tay củamình".

Hitlerlui về khu nghỉ dưỡng Obersalzberg để suy ngẫm về nhữngđiều tương tự và hoạch định tương lai kế tiếp.Đúng như Goebbels nói: "Cơ hội lớn đầu tiên đã vuộtmất." Hermann Rausch Ning, lúc ấy là Xứ uỷ Danzig, thấyHitler trở nên buồn bã ở khu nghỉ dưỡng trên đỉnhnúi. Hitler nói: "Chúng ta phải kiên cường", rồi thốtlên một tràng đả kích Papen. Nhưng ông không tuyệt vọng.Đôi lúc ông phát biểu cứ như mình đang làm Thủ tướng:"Công việc của tôi còn khó khăn hơn Bismarck. Tôi phảitạo ra quốc gia ngay cả trước khi bắt đầu giải quyếtnhững vấn đề trước mắt của quốc gia ấy". Nhưngnếu một chế độ độc tài quân sự dưới quyền Papenvà Schleicher đàn áp Quốc xã thì sao? Đột nhiên Hitlerhỏi Rausch Ning liệu Danzig – một lãnh thổ – thành phốđộc lập lúc ấy được đặt dưới sự bảo vệ củaHội Quốc liên – có thoả ước dẫn độ với Đức haykhông.

Lúc đầu,Rauschning không hiểu câu hỏi, sau đó anh mới biết Hitlerđang tìm kiếm một nơi ẩn náu. Goebbels ghi vào nhật ký:"Có tin đồn là Lãnh tụ sẽ bị bắt". Nhưng ngay cảtại thời điểm ấy, sau khi bị Tổng thống và Chính phủcủa Papen từ chối yêu sách và e sợ Đảng của mình cóthể bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, Hitler vẫn giữ ýđịnh đi theo con đường "hợp pháp". Ông dập tắtmọi bàn tán của lực lượng S.A. về việc đảo chính.Ngoại trừ vài thời khắc ngắn ngủi cảm thấy chánnản, Hitler vẫn tự tin rằng ông ta sẽ đạt được mụcđích của mình – không phải bằng vũ lực và cũng khônghẳn bằng đa số Nghị viện. Ông sẽ áp dụng cùng thủthuật đã đưa Schleicher và Papen lên đỉnh cao quyền lực:mưu đồ sau hậu trường, tấn trò mà hai bên có thểchơi sòng phẳng.

Không phải mấtthời gian lâu, Hitler cho một ví dụ. Ngày 25 tháng 8 năm1932, Goebbels thảo luận với Hitler và ghi lại: "Chúngtôi đã tiếp xúc với Đảng Trung dung Đức, chỉ nhằmgây sức ép lên đối thủ". Ngày hôm sau, Goebbels trởlại Berlin và được biết Schleicher đã rõ chuyện tiếpxúc giữa hai Đảng Quốc xã và Trung dung Đức. Hôm sauGoebbels đến tìm gặp vị Tướng để làm rõ thực hư.Ông nghĩ Schleicher tỏ ra lo âu trước viễn cảnh hai ĐảngQuốc xã và Trung dung Đức câu kết với nhau, vì nếu hợplại, họ sẽ kiểm soát đa số tuyệt đối tại Nghịviện. Nói về Schleicher, Goebbels ghi: "Tôi không biết ôngấy lo âu thật sự hay giả vờ".

Việc tiếp xúcvới Đảng Trung dung Đức, tuy chỉ để tạo áp lực lênNội các Papen, lại gây ra một trò hề ở Nghị viện đểbắt đầu đặt dấu chấm hết cho Papen. Khi Nghị việnnhóm họp ngày vào 30 tháng 8 năm 1932, Đảng Trung dung Đứccùng với Đảng Quốc xã bầu Goering làm Chủ tịch Nghịviện. Lần đầu tiên, một Đảng viên Quốc xã ngồi vàoghế này khi Nghị viện họp lại ngày 12 tháng 9 để bắtđầu kỳ họp làm việc. Goering khai thác cơ hội này đếnmức tối đa.

Trước đó, Thủtướng von Papen nhận được từ Tổng thống bản Nghịđịnh giải tán Nghị viện. Đây là lần đầu tiên tờkhai tử của Nghị viện được ký trước khi đại biểunhóm họp. Nhưng Papen lại không mang theo văn bản Nghịđịnh trong phiên họp đầu tiên. Thay vào đó, ông có mộtbài diễn văn tóm lược chương trình Nội các của mình,sau khi được đảm bảo rằng một trong những đại biểuphe Quốc gia – theo thoả thuận với phần lớn các Đảngkhác – sẽ phản đối việc biểu quyết một bản kiếnnghị của Đảng Cộng sản đòi bất tín nhiệm Nội các.Trong trường hợp này, một đại biểu bất kỳ trong số600 người phản đối là đủ để dời lại cuộc biểuquyết tín nhiệm.

Tuy nhiên, khilãnh đạo Đảng Cộng sản trong Nghị viện trình ra bảnkiến nghị, không một đại biểu của các phe nhóm Quốcgia hoặc của bất kỳ Đảng nào đứng lên để phảnđối. Cuối cùng, Frick thay mặt Quốc xã mà yêu cầu Nghịviện dừng phiên họp trong nửa giờ.

Papen ghi tronghồi ký của mình: "Tình hình lúc đó trở nên nghiêmtrọng và tôi hoàn toàn bị bất ngờ". Ông phái ngườiđến Phủ Thủ tướng để tìm văn bản Nghị định giảitán Nghị viện.

Trong lúc ấy,Hitler hội ý với nhóm đại biểu Quốc xã trong toà nhàChủ tịch Nghị viện phía bên kia đường. Họ đang trongthế tiến thoái lưỡng nan và cảm thấy xấu hổ. Họnghĩ các phe nhóm Quốc gia đã chơi trò hai mặt khi khôngyêu cầu dời lại cuộc biểu quyết. Bây giờ, nếu muốnlật đổ Nội các Papen, Quốc xã sẽ phải hợp lực vớiCộng sản để biểu quyết bản kiến nghị của Cộngsản. Hitler quyết định phải nuốt liều thuốc đắng vìsự liên kết khó chịu này. Ông ra lệnh các Đảng viênQuốc xã biểu quyết theo Cộng sản và lật đổ Papentrước khi Papen có thể giải tán Nghị viện. Để làmđược việc này, Goering với tư cách Chủ tịch Nghịviện sẽ phải dùng đến vài tiểu xảo nhanh gọn trongviệc điều hành Nghị viện. Gan dạ và giỏi nhiều tròvặt – như ta sẽ biết thêm về sau – Goering đúng làngười cần thiết cho hành động lần này.

Khi phiên họptiếp tục, Papen xuất hiện với chiếc cặp màu đỏ màtheo truyền thống chứa Nghị định giải tán mà ông đãvội vã mang đến. Nhưng khi ông yêu cầu phát biểu, Chủtịch Nghị viện Goering ra vẻ không trông thấy Papen, dùlúc này Papen đang đỏ mặt tía tai cầm văn bản giơ lêncho mọi người trong hội trường nhìn thấy. Ai cũng nhìnthấy nhưng chỉ một mình Goering thì không thấy. Gươngmặt tươi cười của Goering đang hướng về phía khác.Ông ra lệnh biểu quyết lập tức. Theo các nhân chứng,bây giờ khuôn mặt Papen đã đổi từ màu đỏ sang trắngbệch vì giận dữ. Ông đi đến bàn Chủ tịch và némvăn bản giải tán lên mặt bàn. Goering chẳng để ý gìđến, vẫn ra lệnh tiếp tục cuộc biểu quyết. Papen,theo sau là các Bộ trưởng của mình – không ai là đạibiểu Nghị viện – bỏ đi ra ngoài. Các đại biểu bỏ513 phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và 32 phiếu tínnhiệm.

Chỉ đến lúcấy, Goering mới nhìn thấy văn bản do Papen giận dữ đặtlên bàn mình. Ông đọc cho hội trường nghe nội dung, rồiphán quyết rằng vì văn bản được ký bởi một Thủtướng đã bị bỏ phiếu bất tín nhiệm quá đa số hợphiến, cho nên văn bản này không có giá trị pháp lý.

Qua sự cốgiống như trò hề này, nhất thời không thể biết rõ aiđược, ai mất và được mất bao nhiêu. Rõ ràng là conngười bảnh bao Papen làm trò cười cho thiên hạ, nhưngthật ra chính cá nhân ông đã luôn làm trò cười rồi.Cũng rõ ràng là Nghị viện đã cho thấy đại đa sốngười Đức chống lại Chính phủ do Hindenburg tự ý lựachọn. Nhưng như thế, có phải công chúng đã mất lòngtin vào chế độ dân chủ nghị viện hay không? Và đốivới Quốc xã, có phải họ đã cho thấy mình thiếu tráchnhiệm và còn sẵn sàng âm mưu với Cộng sản để đạtcho kỳ được mục đích hay không? Hơn nữa, liệu ngườidân Đức có chán nản việc bầu cử và Quốc xã sẽ bịmất phiếu trong kỳ tổng tuyển cử mới (kỳ thứ tưtrong vòng 1 năm) hay không? Gregor Strasser và ngay cả Fricknghĩ rằng đúng như thế và việc mất phiếu bầu sẽ làthảm hoạ cho Quốc xã.

Tuy nhiên, ngàyhôm ấy Hitler tỏ ra vui sướng. Goebbels nghĩ Hitler đã cóquyết định rõ ràng và không thể sai lầm.

Nghị việnnhanh chóng chấp nhận bị giải tán và cử tri sẽ đi bầutrong kỳ tổng tuyển cử kế tiếp ngày 6 tháng 11 năm1932. Nhưng Quốc xã lại gặp phải vài vấn đề khókhăn. Như Goebbels ghi nhận, dân chúng đã chán ngán cácbài diễn văn và tuyên truyền chính trị. Ngay cả ngườicủa Quốc xã cũng "trở nên bồn chồn do những kỳ bầucử liên tục. Họ đã kiệt sức..." Bên cạnh đó còncả khó khăn về tài chính. Các cơ sở doanh nghiệp vàtài chính lớn đang quay sang Papen – người đang có mộtvài sự nhượng bộ đối với họ. Như Funk đã cảnhcáo, họ càng ngày càng mất tin tưởng vì Hitler từ chốicộng tác với Hindenburg và cũng vì chủ nghĩa cực đoanngày càng mạnh thêm của ông ta cùng xu hướng cộng tácvới Cộng sản, như sự cố trong Nghị viện đã cho thấy.Goebbels ghi nhận điều này trong nhật ký của mình, ngày15 tháng 10: "Rất khó kiếm nguồn tài trợ. Mọi ngườitrong giới 'tài chính và giáo dục' đều về phe vớiChính phủ".

Vài ngày trướckỳ bỏ phiếu, Quốc xã hợp lực với Cộng sản đểphát động cuộc đình công của công nhân ngành vận tải,nhưng các nghiệp đoàn cùng với phe Xã hội không côngnhận cuộc đình công này. Sự cố càng khiến cho nguồntài trợ từ các doanh nhân thêm khan hiếm ngay khi mà ĐảngQuốc xã đang trong thời gian cần ngân khoản nhất đểchi trả cho chiến dịch tranh cử đang đi vào giai đoạncuối. Ngày 1 tháng 11, Goebbels ghi:

"Thiếu kinh phí trở thànhvấn nạn triền miên... Ta thiếu tiền để thực hiệncuộc vận động tranh cử thật lớn. Nhiều người tronggiới tư sản trở nên kinh sợ vì ta tham dự vào cuộcbiểu tình. Ngay cả nhiều đồng chí trong Đảng cũng bắtđầu cảm thấy ngờ vực".

Ngày5 tháng 11, Goebbels ghi:

"Ta nhận được 10.000 mácvào phút cuối. Ta sẽ ném khoản tiền này vào chiến dịchvận động chiều Chủ Nhật. Ta đã làm tất cả mọiviệc có thể. Bây giờ hãy để cho số phận quyếtđịnh."

Sốphận và cử tri Đức quyết định nhiều việc trong ngày6 tháng 11 năm 1932, nhưng không có quyết định nào là rõràng cho tương lai của nền Cộng hoà đang lung lay. Quốcxã mất 34 ghế ở Nghị viện, còn lại 196 ghế. Số ghếcủa Cộng sản tăng từ 89 lên 100, Xã hội giảm từ 133xuống còn 121. Đảng Nhân dân Quốc gia Đức, Đảng duynhất ủng hộ Chính phủ, từ 37 tăng lên 52 ghế – hiểnnhiên là chiếm từ số phiếu của Quốc xã. Dù Quốc xãvẫn còn là Đảng lớn nhất, việc bị mất 2 triệuphiếu vẫn là bước thụt lùi nghiêm trọng. Lần đầutiên, ngọn thuỷ triều của Quốc xã đang rút xuống, từvị trí kém hơn đa số tuyệt đối xuống đến mức cònthấp hơn nữa. Huyền thoại của những bước đi lên nhưlốc cuốn đã tan vỡ. Hitler ở vào vị thế yếu hơntrước để thương thảo cho quyền lực.

Nhận thức đượcđiều này, Papen dẹp qua một bên điều mà ông gọi là"nỗi ghê tởm cá nhân" đối với Hitler. Vào ngày 13tháng 11, ông gửi thư mời Hitler đến để "thảo luậntình hình". Nhưng Hitler đặt ra nhiều điều kiện đếnnỗi ông mất mọi hy vọng đạt được sự thông cảmvới Quốc xã. Tính ngoan cố của nhà lãnh đạo Quốc xãkhông làm cho ông ngạc nhiên, nhưng ông ngạc nhiên đốivới đề xuất của người bạn và là người bảo trợ,Schleicher. Ông này đã đi đến kết luận rằng Papen chẳngcòn hữu dụng nữa, giống như Bruening trước đây. Bâygiờ, đầu óc phong phú của ông lại đặt ra kế sáchmới. Người bạn tốt Papen phải ra đi. Tổng thống phảiđược hoàn toàn tự do để đối phó với các Đảngphái, đặc biệt là Đảng lớn nhất. Ông thúc giụcPapen từ chức. Và vào ngày 17 tháng 11 năm 1932, Papen cùngNội các của mình từ chức. Hindenburg lập tức cho mờiHitler đến.

Buổi gặp gỡcủa họ ngày 19 tháng 11 không đến nỗi lạnh lùng nhưtrong ngày 13 tháng 8. Lần này, vị Tổng thống mời kháchngồi xuống ghế và tiếp chuyện trong hơn 1 giờ.Hindenburg đưa ra cho Hitler hai chọn lựa: ghế Thủ tướngnếu có thể tạo đa số tại Nghị viện cho 1 chươngtrình làm việc cụ thể, hoặc chức Phó Thủ tướng dướiquyền Papen trong một Nội các thủ tướng khác, điềuhành bằng Nghị định khẩn cấp.

Hitler gặp lạiHindenburg ngày 21 tháng 11 và trao đổi vài công văn vớiChánh văn phòng Meissner. Nhưng hai bên không đạt đượcthoả thuận nào. Hitler không thể tạo được đa số tạiNghị viện. Dù cho Đảng Trung dung Đức đồng ý ủng hộHitler với điều kiện ông ta không trở thành độc tài,nhưng Hugenberg lại không cho phép Đảng Nhân dân Quốc giaĐức của ông hợp tác. Vì thế, Hitler lặp lại yêu sáchcho ghế Thủ tướng trong chính phủ tổng thống chế,nhưng Hindenburg không đồng ý. Nếu có một Nội các điềuhành bằng Nghị định thì Hindenburg muốn người bạnPapen của mình đứng đầu. Trong một công văn do Meissnerký thay, ông cho biết không thể trao cho Hitler vị thế ấy:

"Bởi vì một Nội các nhưthế có thể dẫn đến chế độ độc tài Đảng trị...Tôi không thể nhận trách nhiệm cho việc này dựa trênlời tuyên thệ của tôi và trên lương tâm của mình".

VịThống chế già tiên tri đúng ở điểm đầu hơn là ởđiểm thứ hai. Đối với Hitler, một lần nữa ông ta gõcánh cửa để bước lên chức vụ Thủ tướng, thấycánh cửa hé mở nhưng lại bị đóng sập trước mặt.

Sự việc diễnra đúng như Papen đã mong đợi. Khi ông và Schleicher cùngđến gặp Hindenburg ngày 1 tháng 12 năm 1932, ông tin chắcmình sẽ được bổ nhiệm lại chức vụ Thủ tướng.Nhưng ông lại chẳng ngờ đến âm mưu của người bạn.Schleicher đã tiếp xúc với Strasser và đề nghị là nếuQuốc xã không tham gia vào Nội các Papen, có lẽ họ sẽgia nhập Nội các do ông làm Thủ tướng. Và Hitler đượcmời đến Berlin để thảo luận với ông.

Theo một nguồntin mà báo chí Đức đăng tải rộng rãi và sau này đa sốsử gia chấp nhận, Hitler đã thật sự đón tàu đêm từMunich đi Berlin, nhưng bị Goering đón đường và kéo ôngđi Weimar để dự một buổi họp với những nhân vậtlãnh đạo hàng đầu của Quốc xã. Thật ra, chi tiếtviệc này do Quốc xã tiết lộ lại khá chính xác. Nhậtký của Goebbels ngày 30 tháng 11 cho biết Hitler nhận đượcmột bức điện yêu cầu đến Berlin gấp, nhưng Hitlerquyết định để cho Schleicher chờ đợi trong khi ông đếnhọp với các nhà lãnh đạo Quốc xã ở Weimar. Buổi họpdiễn ra ngày 1 tháng 12 quy tụ 5 lãnh đạo cao nhất gồmcó: Goering, Goebbels, Strasser, Frick và Hitler đã cho thấy cónhững sự bất đồng đáng kể. Strasser, với sự ủng hộcủa Frick, khuyên Quốc xã ít nhất nên chấp nhận Chínhphủ Schleicher tuy bản thân ông muốn tự mình tham gia.Goering và Goebbels cương quyết chống lại và Hitler ngảtheo họ. Ngày hôm sau, Hitler gửi tin nhắn để khuyênSchleicher không nên nhận chức Thủ tướng, nhưng đã quámuộn.

Papen hoàn toànchẳng biết gì về mưu đồ của Schleicher sau lưng mình.Khi bắt đầu cuộc hội kiến với vị Tổng thống ngày1 tháng 12, ông tỏ ra tự tin mà phác thảo kế hoạch chotương lai. Ông sẽ tiếp tục làm Thủ tướng, điều hànhbằng Nghị định và để Nghị viện ra rìa một thờigian trong khi tìm cách "tu chính Hiến pháp" để đưaĐức trở lại thời kỳ đế chế. Papen thừa nhận vớiHindenburg lúc ấy – và trước Toà án Nuremberg cũng nhưtrong hồi ký sau này – rằng đề xuất của mình sẽkhiến cho "Tổng thống vi phạm Hiến pháp hiện hành".Nhưng ông trấn an Hindenburg rằng vị Tổng thống này "cóthể biện minh được khi đặt quyền lợi của quốc gialên trên lời tuyên thệ đối với Hiến pháp", giốngnhư Bismarck đã làm "vì quyền lợi của đất nước".

Và Papen vô cùngngạc nhiên khi thấy Schleicher chen vào để phản đối.Schleicher khai thác sự lưỡng lự của vị Tổng thốngvốn không muốn vi phạm lời tuyên thệ bảo vệ Hiếnpháp, nên đề nghị có thể tạo đa số trong Nghị việnnếu để cho mình cầm quyền. Ông tin chắc có thể lôikéo Strasser và ít nhất 60 đại biểu Quốc xã về phemình, cộng thêm với một số Đảng phái khác. Ông cònnghĩ các nghiệp đoàn sẽ ủng hộ mình.

Hindenburg bịsốc về ý nghĩ này và rồi quay sang Papen, yêu cầu ôngnày xúc tiến lập Chính phủ mới. Papen kể lại:"Schleicher tỏ vẻ như lặng người". Papen và Schleichertranh luận với nhau một hồi lâu sau khi giã từ Tổngthống nhưng không đạt thoả hiệp.

Sáng hôm sau,Papen triệu tập buổi họp Nội các lúc 9 giờ. Papen kểlại:

"Schleicher đứng lên vàtuyên bố rằng không có khả năng thực hiện chỉ thịmà Tổng thống giao cho tôi. Mọi cố gắng làm như thếsẽ chỉ gây rối loạn cho đất nước. Cảnh sát và Quânđội không thể đảm bảo duy trì các hoạt động vậntải và công nghiệp nếu xảy ra tổng đình công, đồngthời họ cũng không thể đảm bảo luật pháp và trậttự trong trường hợp có nội chiến. Quân đội đãnghiên cứu việc này và biệt phái Thiếu tá Ott qua làmviệc với Nội các và trình lên một báo cáo".

Schleichergiới thiệu anh Thiếu tá đã khiến cho Papen phải rúngđộng. Và đến khi báo cáo của Thiếu tá Eugen Ott (saunày là Đại sứ Đức tại Nhật) được đưa ra vào thờiđiểm thuận tiện thì xem như Papen đã hoàn toàn bị đánhbại. Ott chỉ phát biểu rằng:

"Việc bảo vệ các đườngbiên giới và giữ gìn an ninh trật tự chống lại cảQuốc xã và Cộng sản là vượt quá khả năng các lựclượng liên bang và của các bang. Vì thế đề nghị Chínhphủ Đế chế không nên ban hành tình trạng khẩn cấp".

Trongnỗi ngạc nhiên đau đớn cho Papen, chính Quân đội Đức– vốn đã từng buộc Hoàng đế thoái vị, hạ bệTướng Groener và Thủ tướng Bruening – bây giờ lạiđang hạ bệ chính ông. Ông lập tức đến gặpHindenburg, yêu cầu Tổng thống cách chức Bộ trưởngQuốc phòng Schleicher và giữ lại Thủ tướng Papen.

Vị Tổng thốngkiên cường trả lời:

"Ông Papen thân yêu ạ, ôngsẽ xem thường tôi nếu tôi đổi ý. Nhưng tôi đã quágià và đã kinh qua quá nhiều nên không thể nhận tráchnhiệm cho một cuộc nội chiến. Hy vọng duy nhất củatôi là hãy để cho Schleicher thử thời vận".

Papenkể lại một cách cả quyết là hai giọt lệ đã lăntrên má của Hindenburg.

Ngày hôm sau, vịTổng thống tự tay viết một bức thư cho Papen, bày tỏ"tâm tư trĩu nặng" khi bãi nhiệm ông và lặp lạirằng niềm tin vào ông vẫn "không lay chuyển". Điềunày là thật và sẽ được minh chứng ít lâu sau.

Ngày 2 tháng 12năm 1932, Kurt von Schleicher trở thành Thủ tướng. Đây làlần thứ hai kể từ năm 1890, nước Đức có một tướnglĩnh làm Thủ tướng. Những tấn trò âm mưu ziczac củaSchleicher cuối cùng cũng đưa ông lên vị trí hành phápcao nhất vào thời điểm nạn lạm phát – mà ông khônghiểu gì nhiều – đang ở đỉnh điểm, khi mà nền Cộnghoà mà ông đã khổ công lũng đoạn đang rã rời và khimà chẳng còn ai tin tưởng ông, ngay cả Tổng thống –người đã bị ông xỏ mũi trong một thời gian dài. Ngoạitrừ chính ông, ai cũng thấy rõ rằng ông sẽ không tạivị được lâu. Quốc xã tin chắc điều này.

Papen cũng nghĩnhư thế. Ông vẫn còn ấm ức vì tính phù phiếm bị tổnthương và nỗi khao khát muốn rửa hận với kẻ mà tronghồi ký ông gọi là "người bạn và người tiếpnhiệm". Để tống khứ Papen, Schleicher đề nghị cửông này làm Đại sứ tại Pháp, nhưng bị từ chối.Papen nói Tổng thống muốn mình lưu lại Berlin để dễliên hệ. Đó là vị trí chiến lược để kết một mạnglưới âm mưu chống lại kẻ chuyên âm mưu.

Cũng bận rộnvà khéo léo như một con nhện, Papen bắt đầu tạo ramạng lưới ấy. Vào cuối năm 1932 đầy biến động, thủđô có đầy những băng mưu đồ và trong mỗi băng mưuđồ có những nhóm mưu đồ. Ngoài các băng của Papen vàSchleicher, còn có băng của Oskar (con trai của Hindenburg) vàcủa Chánh văn phòng Meissner lượn lờ quanh Tổng thống.Hơn nữa, còn có một băng khác ở Khách sạn Kaiserhof,nơi Hitler và các phụ tá của mình đang âm mưu chốngChính phủ và cũng kình chống lẫn nhau. Chẳng bao lâu,các băng nhóm này vướng víu với nhau đến nỗi vàonhững ngày đầu năm 1933, không ai trong số họ biết chắcai đang đi nước đôi với ai.

Nhưng họ sẽnhìn ra nhanh thôi.

Schleicher: Thủtướng cuối cùng của Cộng hoà Đức.

Khi nói chuyệnvới Đại sứ Pháp, Schleicher nhận xét:

"Tôi tại vị chỉ trong 57ngày và mỗi ngày tôi bị phản bội 57 lần. Đừng nóivới tôi về lòng trung thành của người Đức!"

Chínhsự nghiệp và những tấn trò của mình chắc chắn giúpông biết rõ điều này.

Schleicher bắtđầu chức vụ Thủ tướng bằng cách mời Gregor Strassergiữ các chức vụ Phó Thủ tướng Đức và Thủ hiếnPhổ. Sau khi không thể mời Hitler tham gia Nội các, bâygiờ Schleicher cố chia rẽ Quốc xã bằng cách nhử miếngmồi cho Strasser.Có lý do để ông tin mình có thể thành công. Strasser lànhân vật số Hai trong Quốc xã và trong cánh Tả – vốnthật sự tin vào quốc gia Xã hội chủ nghĩa – Strasserđược yêu thích hơn là Hitler. Nhờ đứng đầu Ban Tổchức Chính trị của Đảng, Strasser có nhiều mối liênhệ với các lãnh đạo của cơ sở Đảng tại địaphương và dường như các lãnh đạo này cũng trung thànhvới ông ta. Schleicher nghĩ Hitler đã dẫn Quốc xã đếnchỗ bế tắc. Các Đảng viên cực đoan hơn đã chạy quaCộng sản. Quốc xã đang bị khủng hoảng về tài chính.Không có đủ tiền để nuôi hàng nghìn nhân viên củaĐảng hoặc để nuôi lực lượng S.A., mà chỉ tính riênglực lượng này thôi cũng đã ngốn 2 triệu rưỡi mácmỗi tuần. Trong kỳ bầu cử địa phương tại Thuringiangày 3 tháng 12 năm 1932, cũng là ngày Schleicher liên hệvới Strasser, Quốc xã bị mất 40% số phiếu. Điều nàyrõ ràng, ít nhất là đối với Strasser, là Quốc xã sẽkhông bao giờ nắm được quyền lực thông qua các láphiếu.

Vì thế,Strasser khuyên Hitler nên bỏ qua chính sách "được ăncả, ngã về không" và nắm lấy chức vụ gì đấy khicòn có thể trong Nội các liên hiệp của Schleicher. Nếukhông, ông e rằng Đảng sẽ tan vỡ. Ông đã thúc giụcviệc này trong nhiều tháng và nhật ký của Goebbels trongthời gian này ghi nhiều về tính "thiếu trung thành"của Strasser đối với Hitler.

Cuộc chạm tránxảy ra vào ngày 5 tháng 12 năm 1932 trong buổi họp giữacác lãnh đạo Đảng trong Khách sạn Kaiserhof ở Berlin.Strasser đòi Quốc xã ít nhất nên "khoan dung" vớiChính phủ Schleicher. Ông được sự hậu thuẫn củaFrick, người đứng đầu khối Quốc xã ở Nghị viện –nhiều người trong số này e sợ mất chức đại biểunếu Hitler đòi tổng tuyển cử lại. Goering và Goebbelskiên quyết chống lại ý kiến của Strasser và kéo Hitlervề phe mình. Hitler sẽ không "khoan dung" chế độSchleicher, nhưng sẵn sàng "đàm phán" với họ. Tuy vậy,Hitler lại cử Goering làm việc này, vì biết Strasser léntiếp xúc với Schleicher 2 ngày trước.

Ngày 7 tháng 12,Hitler và Strasser trao đổi với nhau ở Khách sạnKaiserhof, rồi dần dần đi đến cãi vã. Hitler kết ánngười phụ tá thân cận muốn đâm sau lưng mình, đẩyông ra khỏi cương vị lãnh đạo Đảng và gây chia rẽtrong phong trào Quốc xã. Strasser cực lực phủ nhận, thềrằng ông vẫn trung thành nhưng tố cáo Hitler đang dẫndắt Đảng đi đến chỗ huỷ diệt. Strasser không đảđộng đến một số sự kiện khiến cho ông bức xúc từnăm 1925.Khi trở về phòng mình ở Khách sạn Excelsior, Strassertrình bày hết những sự kiện này trong một bức thư gửiHitler và cuối thư ông xin từ chức đối với mọi cươngvị trong Đảng.

Ngày 8 tháng 12,Hitler nhận được thư của Strasser, mà Goebbels mô tả nhưlà "sét đánh ngang tai". Không khí ở Khách sạnKaiserhof giống như là trong bãi tha ma. "Tất cả chúngtôi đều thất vọng và buồn phiền". Đây là thất bạilớn nhất của Hitler kể từ khi ông gây dựng lại Đảngnăm 1925, sau khi ra khỏi tù. Ngay vào lúc ông đang mấp ménắm quyền lực, người phụ tá chủ chốt bỏ rơi ôngvà đe doạ phá huỷ những gì ông đã xây đắp trong 7năm qua. Goebbels ghi lại:

"Vào buổi tối, Lãnh tụđến thăm nhà chúng tôi. Khó mà vui cho được. Mọi ngườiđều buồn phiền, trước nhất bởi vì nguy cơ Đảng bịtan rã và mọi công lao đều thành công cốc... Tiến sĩLey được gọi đến. Tình hình tồi tệ thêm từng giờ.Lãnh tụ phải trở về Kaiserhof."

Goebbelsđược gọi đến họp tại Khách sạn Kaiserhof vào lúc 2giờ sáng. Strasser đã cung cấp chuyện của mình cho cáctờ báo buổi sáng, hiện đang được bày bán khắp đườngphố Goebbels mô tả phản ứng của Hitler:

"Phản bội! Phản bội!Phản bội!

Trong nhiều giờ, Lãnh tụđi đi lại lại trong căn phòng khách sạn. Ông cảm thấycay đắng và bị tổn thương nặng nề vì hành độngphản trắc. Cuối cùng, ông đứng lại và nói: 'Nếu cókhi nào Đảng tan rã, tôi sẽ chấm dứt tất cả trong 3phút bằng một phát súng.'"

Dĩnhiên là Đảng Quốc xã không tan rã và Hitler cũng khôngtự kết liễu đời mình. Strasser đáng lẽ đã có thểdẫn đến cả 2 việc, vốn sẽ thay đổi dòng lịch sửmột cách sâu xa, nhưng vào thời điểm hệ trọng ông lạinhường bước. Hitler cho phép Frick truy tìm Strasser khắpthủ đô để mong dàn hoà nhằm mục đích tránh đổ vỡtrong Đảng. Nhưng Strasser đã quá chán ngán nên lên xe lửađi nghỉ mát ở Ý.

Riêng Hitler, vốntài tình trong việc nhận định điểm mạnh của đốithủ, đã ra tay một cách nhanh chóng và quyết đoán. ChínhHitler đích thân thay thế Strasser lên nắm quyền cầm đầuBan Tổ chức Chính trị của Đảng do Strasser gây dựngcùng với Tiến sĩ Ley và Xứ uỷ Cologne sẽ làm chánh vănphòng cho ông. Những người thân tín của Strasser đều bịthanh trừng và tất cả các cấp lãnh đạo Đảng đượctriệu đến thủ đô để ký vào một văn bản tuyên bốtrung thành với Adolf Hitler.

Thêm một lầnnữa, nhà lãnh tụ gốc Áo quỷ quyệt thoát ra khỏi cơnkhủng hoảng vốn có thể dễ dàng dẫn đến thảm hoạ.Gregor Strasser, mà nhiều người cho rằng có tài đức hơnHitler, bị huỷ diệt nhanh chóng. Ngày 9 tháng 12, Goebbelsghi vào nhật ký về Strasser: "Một người đã chết".Điều này trở thành hiện thực theo nghĩa đen 2 năm sau,khi Hitler tính sổ mọi chuyện.

Ngày 10 tháng 12năm 1932, một tuần sau khi bị Schleicher lật đổ, Franzvon Papen tiếp xúc riêng với Nam tước Kurt von Schroeder,chủ ngân hàng ở Cologne, người từng tài trợ cho ĐảngQuốc xã. Ông đề nghị nhà tài trợ dàn xếp cho ông gặpHitler một cách kín đáo. Trong hồi ký của mình, Papen chobiết chính Schroeder đề nghị nhưng thú nhận rằng ôngđồng ý.

Tuy vẫn cònchống lại nhau mới chỉ vài tuần trước, nhưng 2 ngườilại đồng ý gặp mặt vào ngày 4 tháng 1 năm 1933 trongkhung cảnh bí mật nhất ở nhà riêng của Schroeder tạiCologne. Papen cảm thấy ngạc nhiên khi một ký giả chụpảnh ông ở cổng vào, nhưng không nghĩ gì nhiều về việcnày. Hess, Himmler và Keppler tháp tùng Hitler, nhưng 3 ngườingồi ở ngoài trong khi Hitler hội họp với Papen và chủnhà. Tuy buổi họp bắt đầu không suôn sẻ khi Hitler thanphiền cách Papen đối xử với Quốc xã, nhưng chẳng baolâu Hitler cùng với Papen đi đến những thoả thuận quyếtđịnh vận mệnh của hai người và của cả nước Đức.

Đây là thờikhắc trọng đại của Hitler. Qua nỗ lực siêu phàm, ônggiữ vững được Đảng sau khi Strasser rời bỏ hàng ngũ.Ông di chuyển khắp nước Đức, phát biểu trong 3, 4 cuộchọp mỗi ngày, kêu gọi lãnh đạo Đảng các cấp đoànkết sau lưng mình. Nhưng tinh thần Quốc xã vẫn đangxuống thấp, Đảng vẫn còn khốn khó về mặt tài chính.Nhiều người nói vận mệnh của Đảng đã chấm dứt.Goebbels phản ánh tâm tư chung trong nhật ký của tuần lễcuối năm:

"Năm 1932 mang đến cho tavận rủi lâu dài... Quá khứ là khó khăn trong khi tươnglai thì mịt mù. Tất cả triển vọng đều mất tăm".

Vìthế, Hitler không có vị thế thuận lợi để thương thảovề quyền lực giống như năm ngoái. Nhưng Papen cũng thế:ông đã bị tống khỏi chức vụ. 2 đối thủ có cùngcảnh ngộ chung nên dễ xích lại gần nhau hơn.

Sau này có nhữngtường thuật khác nhau về thoả thuận của hai bên. TrongToà án Nuremberg và hồi ký Papen thẳng thừng nói ông vẫntrung thành với Schleicher và chỉ đề nghị Hitler gia nhậpNội các của Schleicher. Tuy nhiên, xét qua quá khứ đầylừa dối, những gì xảy ra tiếp theo cùng bản chấtthích phô trương của Papen trong Toà án Nuremberg và hồiký, thì có lẽ chắc chắn là lời khai của Schroeder ởNuremberg gần với sự thật hơn. Schroeder nói Papen đềnghị thay thế Nội các Schleicher bằng Nội cácHitler-Papen, trong đó hai người sẽ có vị thế ngang nhau.Nhưng:

"Hitler... nói nếu ông ấylàm Thủ tướng, thì ông ấy phải là người đứng đầuChính phủ. Người của Papen có thể làm Bộ trưởng vàhọ phải thuận theo những thay đổi của ông trong việcthực hiện các chính sách. Những việc này gồm có dẹpbỏ Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Cộng sản, trấn ápngười Do Thái và tái lập an ninh trật tự trong nước.Von Papen và Hitler đạt thoả thuận trên nguyên tắc... Họđồng ý rằng cần bàn bạc thêm chi tiết ở Berlin hoặcmột nơi nào khác thuận tiện".

Vàdĩ nhiên là mọi chuyện đều phải giữ trong vòng bí mậttối đa. Nhưng cả Papen và Hitler đều lo lắng khi báo chíở Berlin ngày 5 tháng 1 năm 1933 đã đăng tải với dòngtít lớn tin tức về cuộc họp ở Cologne, kèm theo bài xãluận công kích Papen vì đã phản bội Schleicher. Vị TướngSchleicher quỷ quyệt đã phái điệp viên theo dõi, mà điệpviên đó lại chính là ký giả đã chụp được tấm ảnhPapen khi ông này bước vào buổi họp với Hitler.

Hitler còn được2 điểm lợi sau buổi họp với Papen. Papen cho ông ta biếtHindenburg đã không trao cho Schleicher quyền giải tán Nghịviện. Điều này có nghĩa là Quốc xã kết hợp với Cộngsản có thể bất tín nhiệm Schleicher bất cứ lúc nào họmuốn. Thứ hai, những doanh nghiệp ở miền Tây nước Đứcsẽ nhận trả thay các món nợ của Quốc xã. Ngày 16tháng 1, Goebbels báo cáo là tình hình tài chính của Đảngđã được cải thiện về cơ bản.

Trong lúc này,tân Thủ tướng Schleicher cố gắng đi vận động nhằmtạo dựng một chính quyền ổn định với tinh thần lạcquan thiển cận. Ngày 15 tháng 12 năm 1932, ông nói chuyệnmột cách thân mật trên đài truyền thanh, xin thính giảhãy quên ông là một tướng lĩnh, trấn an họ rằng ôngkhông ủng hộ "cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩaxã hội" và rằng đối với ông, "ý niệm như kinh tếtư nhân hoặc kinh tế tập trung đều không còn gây hoảngsợ nữa". Ông nói nhiệm vụ chủ yếu của mình là tạocông ăn việc làm cho người thất nghiệp và vực dậynền kinh tế. Sẽ không còn có việc tăng thuế hay cắtgiảm giá cả. Trong thực tế, ông lại đang bãi bỏ việccắt giảm giá cả và hỗ trợ mà Papen vừa thực hiện.Hơn nữa, ông đang chấm dứt hạn ngạch nông nghiệp màPapen vừa quy định để phục vụ quyền lợi của đạiđịa chủ, thay vào đó triển khai kế hoạch để thu hồitrên 800.000 mẫu đất của người Junker bị phá sản ởmiền Đông để phân phối cho 25.000 gia đình thuộc tầnglớp nông nô. Giá của các mặt hàng thiết yếu như thanđá và thực phẩm sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Đó chính là sựnỗ lực để tranh thủ sự hậu thuẫn của chính nhữnggiai cấp mà từ trước đến giờ ông chống đối hoặclàm ngơ. Tiếp theo, Schleicher nói chuyện với lãnh đạonghiệp đoàn, vẽ ra một tương lai mà trong đó nghiệpđoàn và quân đội sẽ là 2 trụ cột song song của đấtnước. Nhưng các nghiệp đoàn chẳng còn tin tưởng ôngnữa, nên họ từ chối cộng tác.

Mặt khác, giớicông nghiệp và đại địa chủ đều chống đối chươngtrình của Schleicher, mà họ cho rằng chẳng khác gì chủnghĩa Bolshevik. Doanh nhân kinh hãi khi thấy Schleicher độtnhiên thân thiện với nghiệp đoàn. Chủ nhân các trangtrại lớn giận dữ vì ông giảm bảo hộ nông nghiệp vàvẫn còn cáu giận với kế hoạch thu hồi trang trại bịphá sản ở miền Đông. Ngày 12 tháng 1, Hội địa chủcông kích Chính phủ một cách kịch liệt, các lãnh đạoHội, trong số đó có hai Đảng viên Quốc xã, đã khiếunại với Tổng thống. Hindenburg, bản thân cũng là mộtđịa chủ Junker, yêu cầu Thủ tướng tường trình.Schleicher trả lời bằng câu đe doạ sẽ công bố mộtbáo cáo mật về những khoản trợ giúp của Chính phủđã bị hàng trăm gia đình Junker lạm dụng bằng cáchnhận những "khoản vay" trái phép. Việc này gián tiếpliên quan đến chính Hindenburg, vì trang trại mà ông nhậnmang tên con trai ông cũng là để nhằm trốn thuế thừakế.

Dù bị giớicông nghiệp và địa chủ chống đối trong khi nghiệpđoàn thì hờ hững, Schleicher vẫn tự tin một cách hồđồ rằng mọi việc đang tốt đẹp. Ngày 4 tháng 1 năm1933, khi Papen và Hitler đang hội họp với nhau ở Cologne,Schleicher dàn xếp cho Strasser – vừa trở về từ Ý sauchuyến đi nghỉ lễ – đến gặp Hindenburg. Vài ngày saubuổi hội kiến, nhân vật số Hai cũ của Quốc xã tuyênbố sẵn lòng gia nhập Nội các Schleicher. Trong lúc đó,Hitler và các phụ tá cao cấp khác đang lo vận độngquyết liệt trong cuộc bầu cử ở bang Lippe với mụcđích gây uy thế cho Hitler trong việc thương thảo vớiPapen. Vì thế, Đảng Quốc xã đã rất lo lắng về tintức liên quan đến Strasser. Các nhà lãnh đạo Đảng thảoluận với nhau suốt đêm 13 tháng 1 năm 1933 và nhận địnhrằng nếu Strasser nhậm chức, thì đây sẽ là sự thoáitrào nghiêm trọng cho Quốc xã.

Nhưng Strasserkhông gia nhập Nội các của Schleicher Hugenberg, lãnh đạoĐảng Nhân dân Quốc gia Đức cũng thế, dù trước đóđã hứa với Hindenburg. Cả 2 lại quay sang Hitler. Strasserbị từ chối một cách lạnh nhạt, còn Hugenberg thì thànhcông hơn.

Ngày 15 tháng 1năm 1933, trong khi Schleicher đang hoan hỉ nói về ngày tàncủa Hitler thì Quốc xã đạt được kết quả khả quantrong cuộc bầu cử ở Lippe, chiếm 39% số phiếu trongtổng số 90.000 phiếu, tăng được 17% so với kỳ bầu cửtrước. Tuy kết quả này chỉ là nhỏ nhoi so với cấptoàn quốc, nhưng Goebbels đã chỉ huy một chiến dịchtuyên truyền mạnh mẽ cho "thắng lợi" này. Điều lạlùng là việc tuyên truyền ấy lại gây ấn tượng chomột số người của phe bảo thủ, kể cả người đứngsau Hindenburg, chủ yếu là Chánh văn phòng Meissner và contrai Tổng thống, Oskar.

Chiều ngày 22tháng 1, hai người này lẻn ra khỏi Phủ Tổng thống, leolên một chiếc taxi (Meissner nói là để tránh bị chú ý)rồi đi đến nhà của một Đảng viên Quốc xã từ trướcđến giờ ít ai biết đến, Joachim von Ribbentrop. Ông nàylà bạn của Papen và cả 2 đã phục vụ trên chiếntrường Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến I. Meissner và Oskarđược gặp Papen, Hitler, Goering và Frick. Hitler muốn nóichuyện riêng với Oskar von Hindenburg. 2 người đi vào cănphòng khác và trao đổi với nhau trong hơn 1 giờ. Ta khôngbao giờ được biết chính xác Hitler nói những gì vớiOskar, người không có đầu óc thông minh lắm và tínhcách cũng không mạnh mẽ. Theo nội bộ Quốc xã, Hitlervừa có đề xuất thuận lợi lại vừa đe doạ Oskar. Tacó thể phán xét đề xuất này qua sự kiện là vài thángsau, hơn 2.000 ha đất được thêm vào bất động sản củagia đình Hindenburg ở Neudeckvà vào tháng 8 năm 1934, Oskar được thăng từ Đại tálên Thiếu tướng.

Dù sao chăngnữa, chắc chắn là Hitler gây được ấn tượng mạnhvới người con trai của Tổng thống. Meissner kể lại:

"Trong taxi trên đường về,Oskar von Hindenburg hoàn toàn im lặng ngoại trừ câu nhậnxét duy nhất là cần phải đưa Quốc xã vào Chính phủ.Tôi có cảm tưởng Hitler đã chinh phục được anh ta".

Việcduy nhất còn lại chính là Hitler cần phải chinh phụcđược người cha. Việc này thì khó khăn hơn, vì tuy giàcả, vị Thống chế vẫn có đầu óc cứng rắn. Khó khănhơn, nhưng vẫn có cách. Papen hàng ngày vẫn cố gắng vậnđộng để gây ảnh hưởng đến Hindenburg. Công việc trởnên dễ dàng hơn vì Schleicher đang thất thế. Schleicherkhông thể thu phục hay chia rẽ được Quốc xã. Ông cũngkhông được các Đảng Nhân dân Quốc gia Đức, Trung dungĐức hoặc Dân chủ Xã hội hậu thuẫn.

Vì thế ngày 23tháng 1 năm 1933, Schleicher đến gặp Hindenburg, thú nhậnrằng không thể tạo đa số trong Nghị viện, yêu cầugiải tán Nghị viện và quyền điều hành trong thời giankhẩn cấp bằng Nghị định chiếu theo Điều 48 của Hiếnpháp. Theo Meissner, Schleicher còn yêu cầu "bãi bỏ tạmthời" Nghị viện và thẳng thắn nhìn nhận là ông sẽchuyển đổi Chính phủ thành "chế độ độc tài quânsự".

Dù đã âm mưuđủ mọi cách, Papen vẫn lâm vào tình cảnh giống nhưSchleicher vào tháng 12 năm 1932, nhưng với vị trí đảongược. Vào thời điểm đó, Papen đã yêu cầu quyềnđiều hành trong thời gian khẩn cấp và hứa sẽ có sựhậu thuẫn của Quốc xã, nhưng Schleicher lại chống đối.Bây giờ, chính Schleicher lại đòi quyền độc tài và hứasẽ tóm lấy Hitler mà tạo đa số Nghị viện. Đó chínhlà những bước thăng trầm của các trò lừa lọc và mưumẹo!

Hindenburg nhắcnhở Schleicher về những lý do ông đưa ra ngày 2 tháng 12năm 1932 khi bãi nhiệm Papen và cho biết những lý do nàyvẫn còn có giá trị. Ông yêu cầu vị tướng trở vềtiếp tục công việc tìm kiếm đa số Nghị viện.Schleicher hiểu rằng sự nghiệp của mình đã chấm dứt.Ai nấy biết chuyện cũng hiểu như thế.

Cuối cùng, sựnghiệp của Schleicher cũng chấm dứt. Ngày 28 tháng 1 năm1933, ông đến gặp Hindenburg và chính thức nộp đơn xintừ chức. Hindenburg nói với vị tướng đã vỡ mộngrằng:

"Tôi đã đặt 1 chân vàonấm mồ và sau khi lên thiên đường, tôi nghĩ mình sẽlấy làm tiếc về hành động này".

Schleichertrả lời:

"Thưa ngài, sau sự việcđánh mất lòng tin như thế, tôi không chắc ngài sẽ đượclên thiên đường".

Giữatrưa cùng ngày, Hindenburg giao cho Papen nhiệm vụ tìm khảnăng lập Chính phủ dưới quyền của Hitler "chiếu theonhững điều khoản của Hiến pháp". Suốt 1 tuần, conngười ranh mãnh và đầy tham vọng ấy đã rắp tâm đinước đôi với Hitler để trở thành Thủ tướng lầnnữa, với sự hậu thuẫn của Hugenberg thuộc Đảng Nhândân Quốc gia Đức. Ngày 26 tháng 1 năm 1933, Schleicher pháiTướng Chỉ huy Quân đội von Hammerstein đến gặpHindenburg để khuyên Tổng thống không nên chọn Papen.Trong mê cung của những mưu đồ, vào phút cuối Schleicherđã đề cử Hitler lên thay thế. Hindenburg trấn an vị Chỉhuy Quân đội là ông không có ý định sẽ bổ nhiệm"anh hạ sĩ người Áo ấy".

Chủ Nhật 29tháng 1 năm 1933 là ngày trọng đại, khi những kẻ mưu đồcố chơi nước cờ cuối cùng trong cơn tuyệt vọng. Thànhphố tràn ngập những lời đồn đại trái ngược nhau,nhưng không phải tất cả đều vô căn cứ. Một lầnnữa, Schleicher phái Tướng Hammerstein trung thành đi vậnđộng trong hậu trường. Vị tướng tìm gặp Hitler đểcảnh báo lần nữa rằng Papen có thể bỏ rơi ông vàrằng nên về phe của Schleicher cùng với quân đội thìsẽ tốt hơn. Hitler chẳng quan tâm lắm. Ông trở vềkhách sạn Kaiserhof để dùng bánh ngọt và cà phê vớicác phụ tá. Đúng trong bữa ăn nhẹ này, Goebbels xuấthiện báo tin vị Lãnh tụ Quốc xã sẽ được bổ nhiệmlàm Thủ tướng vào ngày hôm sau.

Tối hôm ấy,khi các lãnh đạo Quốc xã đang tụ tập ở nhà củaGoebbels thì một đặc sứ của Schleicher đi đến, mangtheo tin chấn động. Ông thông báo cho đám người đang ănmừng rằng Schleicher và Hammerstein đã đặt doanh trạiPotsdam trong tình trạng báo động, đồng thời đang chuẩnbị đưa Tổng thống lui về trang trại của ông và thiếtlập chế độ độc tài quân sự. Đây là một lời phóngđại thô thiển. Có thể Schleicher và Hammerstein cũng suynghĩ về việc này, nhưng không có hành động nào. Tuy vậynhóm Quốc xã lại trở nên cuồng loạn vì lo âu. Goeringvội lê tấm thân phục phịch chạy đi tìm Tổng thốngvà Papen để cảnh báo. Hitler kể lại chuyện của mình:

"Phản ứng lập tức củatôi đối với cuộc đảo chính này là nhắn tin cho Chỉhuy lực lượng S.A. ở Berlin, Bá tước von Helldorf và quaông, báo động cho toàn bộ lực lượng S.A. ở Berlin.Cùng lúc, tôi chỉ thị Thiếu tá Wecke của cảnh sát,người mà tôi biết có thể tin tưởng được, để chuẩnbị bất ngờ chiếm lấy Wilhelmstrasse bằng 6 tiểu đoàncảnh sát... Sau cùng, tôi chỉ thị Tướng von Blomberg(người được chọn làm Bộ trưởng Quân đội) lênđường ngay, đi đến Berlin lúc 8 giờ sáng ngày 30 tháng1 và gặp vị Lão thành để tuyên thệ nhậm chức. Đồngthời qua đó dùng quyền chỉ huy Quân đội để đàn ápbất kỳ âm mưu đảo chính nào".

Saulưng Schleicher và vị chỉ huy quân đội, mà thực ra thìmọi việc trong thời gian này đều xảy ra sau lưng ngườikhác, Tướng Werner von Blomberg được triệu tập khôngphải bởi Hitler vốn chưa cầm quyền, mà bởi Hindenburgvà Papen. Blomberg bị mê hoặc bởi Tham mưu trưởng củaông ở Đông Phổ, Đại tá Walter von Reichenau, một cảmtình viên của Quốc xã có tính ăn nói thẳng thắn. KhiBlomberg đến Berlin sáng 30 tháng 1, 2 sĩ quan đến đón ôngvới những chỉ thị mâu thuẫn nhau. Thiếu tá von Kuntzen,tuỳ viên của Hammerstein, yêu cầu vị tướng đang hoangmang đến trình diện người chỉ huy Quân đội. Đại táOskar von Hindenburg, tuỳ viên cho người cha, nói ông đượclệnh đến trình diện Tổng thống.

Tướng vonBlomberg đến gặp Tổng thống, lập tức tuyên thệ đểtrở thành Bộ trưởng Quốc phòng trong Nội cácHitler-Papen, đồng thời nhận nhiệm vụ dập tắt mọi âmmưu đảo chính và đảm bảo quân đội sẽ ủng hộChính phủ mới sẽ được công bố ít giờ sau. Hitlerluôn tỏ ra cảm kích đối với quân đội vì đã chấpnhận ông trong thời khắc trọng đại này. Ít lâu sau,ông tuyên bố trong một buổi hội họp của Đảng: "Trongnhững ngày của cuộc Cách mạng của chúng ta, nếu quânđội không đứng về phía chúng ta, thì chúng ta sẽ khôngđứng ở đây ngày hôm nay". Đó là một trách nhiệm sẽđè nặng lên giới chỉ huy Quân đội trong những ngàysắp tới, để cuối cùng sẽ khiến cho họ nuối tiếc.

Vào buổi sángmùa đông 30 tháng 1 năm 1933, trước khi thảm kịch củanền Cộng hoà chấm dứt sau 14 năm cố gắng xây dựngdân chủ. Một trò khôi hài đã xảy ra trong đám hỗn tạpnhững kẻ chuyên mưu đồ, tụ tập với nhau nhằm chônsống chế độ Cộng hoà. Papen sau này kể lại:

"Khoảng 10 giờ rưỡi, cácthành viên của Nội các được đề cử tụ tập ở nhàtôi rồi đi ngang qua khu vườn để đến Phủ Tổng thống...Hitler lập tức lặp lại những lời than phiền về việcQuốc xã không được chức Thủ hiến Phổ. Ông nghĩ rằngviệc này làm hạn chế quyền hạn của mình. Tôi bảoông ấy... sẽ bàn về việc bổ nhiệm ở Phổ sau. Hitlertrả lời rằng, nếu quyền hạn bị hạn chế như thế,ông phải yêu cầu bầu lại Nghị viện.

Việc này tạo ra 1 tình hìnhhoàn toàn mới và gây tranh cãi gay gắt. Hugenberg chốngđối và Hitler cố xoa dịu ông này bằng cách nói ông sẽkhông thay đổi Nội các dù kết quả bầu cử ra sao...Lúc đó đã là quá 11 giờ và Meissner yêu cầu tôi chấmdứt cuộc tranh luận, vì Hindenburg không muốn chờ đợilâu hơn.

Chúng tôi đột nhiên bấtđồng ý kiến với nhau đến nỗi tôi e liên hiệp mớicủa chúng tôi có thể tan rã trước khi ra đời... Cuốicùng, chúng tôi vào diện kiến Tổng thống... Nội cácHitler đã được thành lập".

Theocách thức như vậy, qua cửa sau, qua thoả thuận chính trịlôi thôi với những kẻ phản động thuộc xu hướng cũmà trong thâm tâm Hitler vẫn luôn ghét bỏ, người từngsống lông bông ở Vienna trong tàn dư của Thế chiến I,nhà Cách mạng có tính bạo lực đã trở thành Thủ tướngcủa một quốc gia vĩ đại.

Đúng là Quốcxã thuộc phe thiểu số trong Chính phủ, họ chỉ có 3trên tổng số 11 chức vụ trong Nội các, lại không phảiở vị trí chủ chốt ngoại trừ chức Thủ tướng. Fricklà Bộ trưởng Nội vụ nhưng ông không kiểm soát cảnhsát như ở phần lớn các nước phương Tây khác – cảnhsát Đức nắm trong tay các bang. Thành viên thứ ba củaNội các là Goering, là Quốc vụ khanh, với kế hoạch làông sẽ làm Bộ trưởng Hàng không một khi Đức có Khôngquân. Ít ai để ý đến việc Goering cũng là Bộ trưởngNội vụ của bang Phổ, cơ quan chỉ huy cảnh sát Phổ.Nhiều người ngạc nhiên là Goebbels không có tên trong Nộicác và ông tạm thời bị đẩy ra rìa.

Các bộ quantrọng nằm trong tay cánh bảo thủ vốn tin chắc rằng họđã trói chân trói tay Quốc xã để phục vụ mục đíchcủa mình: Neurath tiếp tục là Bộ trưởng Ngoại giao,Blomberg là Bộ trưởng Quốc phòng, Hugenberg nắm hai bộnhập làm một là Kinh tế và Nông nghiệp, Seldte (lãnh tụcủa Stahlhelm) là Bộ trưởng Lao động. Những bộ khácnằm trong tay của các "chuyên gia" không theo Đảng nàomà Papen đã bổ nhiệm 8 tháng trước. Papen là Phó Thủtướng kiêm Thủ hiến Phổ. Hindenburg đã hứa với ôngrằng sẽ chẳng tiếp kiến Thủ tướng mà không có PhóThủ tướng tháp tùng. Biện pháp này nhằm giúp kiềm chếnhà lãnh đạo Quốc xã cuồng tín. Nhưng còn nữa: Chínhphủ này là ý tưởng của Papen và được khai sáng bởiPapen. Ông tin rằng với sự giúp đỡ của Tổng thống –cũng là người bạn và người bảo trợ cho ông – cùngsự hậu thuẫn của các cộng sự bảo thủ có số lượngáp đảo theo tỷ lệ 8/3, ông sẽ khống chế được Nộicác. Như thế xem như ông sẽ nhốt chặt được Hitlertrong tù.

Nhưng chính trịgia nhẹ dạ quỷ quyệt Papen không hiểu rõ Hitler – khôngai thật sự hiểu rõ Hitler – và cũng không hiểu đượcsức mạnh nội tại vốn đã giúp đẩy Hitler lên chínhtrường. Ngoại trừ Hitler, Papen cũng như nhiều ngườichẳng nhận ra sự yếu kém không giải thích được củanhững định chế hiện hành cũng như Quân đội, Giáohội, nghiệp đoàn, các Đảng phái chính trị và giớitrung lưu không theo Quốc xã và giới vô sản. Tất cảđịnh chế và giai cấp ấy, như Papen buồn rầu nhận xétsau này, sẽ "đầu hàng mà chẳng chiến đấu gì cả".

Tất cả cácgiai cấp, nhóm hay Đảng nào ở Đức cũng đều dự phầntrách nhiệm trong việc bỏ rơi nền Cộng hoà dân chủ vàtrong mỗi bước đi lên của Hitler. Lỗi lầm chủ yếucủa những người Đức chống Quốc xã là họ không đoànkết với nhau. Lúc lên đến đỉnh điểm vào tháng 7 năm1932, Quốc xã chỉ thu được hơn ⅓ số phiếu. Nhưng gần⅔ cử tri Đức còn lại, dù đã lên tiếng chống Hitler,lại quá phân tán và thiển cận nên không thể hợp lựcvới nhau để cùng chống lại nguy cơ chung. Đáng lẽ họphải biết rằng nếu không đoàn kết với nhau, dù làtạm thời, họ khó mà chống lại nguy cơ ấy.

Người Cộngsản tuân theo chỉ thị từ Moscow mà chăm chăm với ýnghĩ là trước tiên phải lo tiêu diệt Đảng Dân chủ Xãhội, các nghiệp đoàn phe Xã hội và các lực lượng dânchủ trung lưu. Họ đi theo chủ thuyết đáng ngờ là dùviệc này có thể khiến cho Quốc xã chiếm chính quyền,nhưng đó chỉ là tạm thời và nó sẽ khiến cho chủnghĩa tư bản sụp đổ. Khi ấy, Cộng sản sẽ thay thếvà thiết lập chế độ chuyên chính vô sản. Theo quanđiểm của người Bolshevik Marxit, chủ nghĩa Phát xít làgiai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản đang giãy chết,sau đó cao trào Cộng sản sẽ dâng lên!

Thời gian 14 nămchia sẻ quyền lực chính trị trong nền Cộng hoà, khi cốdung hoà để duy trì các Chính phủ liên hiệp, Đảng Dânchủ Xã hội đã mất đi sức mạnh và lòng hăng say, chođến lúc Đảng gần như trở thành một tổ chức gây áplực kiểu cơ hội chủ nghĩa, chỉ lo thương thảo đểđược nhượng bộ cho các nghiệp đoàn dựa theo đấy họduy trì sức mạnh. Có thể đúng như vài Đảng viên Xãhội nói, là vận hội đã không mỉm cười với họ:Cộng sản chia rẽ giai cấp công nhân, suy thoái kinh tếgây suy yếu cho Đảng Dân chủ Xã hội, làm nghèo nghiệpđoàn và khiến cho Đảng mất sự hậu thuẫn của hàngtriệu công nhân vốn sau đó quay sang Cộng sản hoặc Quốcxã. Nhưng không thể giải thích thảm trạng của ĐảngDân chủ Xã hội chỉ qua vận rủi. Họ đã có cơ hộiđiều hành nước Đức vào tháng 11 năm 1918 và tìm thấymột quốc gia dựa trên nền tảng họ luôn mong muốn: dânchủ xã hội. Nhưng họ thiếu quyết tâm để làm điềunày. Lúc đó, họ chỉ là những người mệt mỏi, giàlão, mang mục đích tốt nhưng phần lớn lại kém cỏi.Họ luôn trung thành với nền Cộng hoà, nhưng rốt cuộctrở nên quá hoang mang, quá nhút nhát nên chẳng dám chịurủi rọ. Ví dụ như họ không dám hành động khi Papen cửmột nhúm binh sĩ đàn áp chính quyền hợp hiến của Phổ.

Giữa hai cánhTả và cánh Hữu, Đức thiếu một giai cấp trung lưu mạnhvề chính trị, trong khi ở các nước khác – như Pháp,Anh và Mỹ – giai cấp này là xương sống của nền dânchủ. Trong năm đầu của Cộng hoà Đức, các Đảng trunglưu (Dân chủ Đức, Nhân dân Quốc gia Đức và Trung dungĐức) cùng nhau thu được 12 triệu phiếu, chỉ kém hainhóm Xã hội 2 triệu phiếu. Nhưng sau đó, họ yếu dầnđi khi những người ủng hộ họ chuyển qua Hitler và cácphe nhóm Quốc gia.

Không giốngnhững nước khác, Đức thiếu ổn định dưới quyềnmột Đảng thật sự bảo thủ. Đảng Nhân dân Quốc giaĐức ở đỉnh điểm năm 1924 chiếm 103 ghế trong Nghịviện và là Đảng lớn thứ hai. Nhưng rồi họ từ chốinhận trách nhiệm trong Chính phủ hay trong các nhóm đốilập, ngoại trừ hai Nội các ngắn hạn trong những năm1920. Điều mà cánh Hữu ở Đức muốn là chấm dứt nềnCộng hoà và quay trở lại thời đế chế trong đó mọiđặc quyền xưa cũ của họ sẽ được phục hồi. Thậtra, nền Cộng hoà đã đối xử với cánh Hữu một cáchrất hào phóng và khoan dung. Như ta đã thấy, chế độcho phép Quân đội duy trì quốc gia trong 1 quốc gia, doanhnghiệp và ngân hàng hưởng nhiều lợi nhuận, ngườiJunker duy trì trang trại không có hiệu quả kinh tế bằngnhững khoản tiền vay không bao giờ được trả lại vàít khi được dùng để cải thiện đất của họ. Tuythế, cánh Hữu lại không thấy cảm kích hoặc trung thànhvới nền Cộng hoà vì sự hào phóng ấy. Với tính cáchhẹp hòi, thành kiến và mù quáng, họ lũng đoạn nềntảng của nền Cộng hoà cho đến khi nó sụp đổ rồiqua liên minh với Hitler.

Qua nhân vậttừng sống lông bông ở Vienna, các giai cấp bảo thủnghĩ họ đã tìm ra một người có thể giúp họ đạtmục đích của riêng mình trong khi vẫn có thể kiềm chếông. Hủy diệt nền Cộng hoà chỉ là bước thứ nhất.Họ còn mong muốn một nước Đức chuyên chế để chấmdứt nền dân chủ "vô nghĩa", loại trừ uy quyền củanghiệp đoàn, xé bỏ Hoà ước Versailles, gây dựng lạimột quân đội hùng hậu và đưa đất nước trở lạiđỉnh cao. Đó cũng là những đích nhắm của Hitler. CánhHữu tin chắc rằng họ đã nắm được Hitler trong tay –họ đã không phải là đang có ưu thế theo tỉ lệ 8/3 Bộtrưởng trong Nội các đấy sao? Ưu thế này cũng cho phépnhóm bảo thủ đạt được mục đích mà không phải quađường lối tàn bạo của Quốc xã.

Đế chế củahoàng tộc Hohenzollern đã được xây dựng trên nhữngchiến thắng quân sự của Phổ, Cộng hoà Đức đã đượcthành lập dựa trên sự bại trận của Đức trong Thếchiến I và ảnh hưởng của Đồng minh. Nhưng Đế chếThứ Ba không hề nhờ vào thành quả chiến trận hoặcảnh hưởng của nước ngoài. Đế chế Thứ Ba ra đờitrong thời bình và một cách hoà bình, từ chính ngườiĐức, theo những mặt yếu và mặt mạnh của người Đức.Người Đức đã tự áp đặt nền chuyên chế Quốc xãlên chính họ. Khi Tổng thống Hindenburg, hành động theocách thức hoàn toàn hợp hiến, giao chức vụ Thủ tướngcho Hitler vào buổi xế chiều ngày 30 tháng 1 năm 1933 ấy,nhiều người Đức, có lẽ là đa số lại không nhận rarõ ràng điều đó.

Nhưng chẳng baolâu nữa họ sẽ biết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro