suc manh vo bien 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bước 4

HÃY TỰ TIN

Hãy tin tưởng rằng bạn có thể đối phó với cảm xúc này ngay. Phương pháp nhanh nhất, đơn giản nhất và mạnh nhất để đối phó với mọi cảm xúc là nhớ lại có lần trước kia ta đã từng có một cảm xúc tương tự và biết rằng ta đã xử lý thành công cảm xúc ấy. Vì bạn đã xử lý nó trước kia, nay bạn chắc chắn có thể xử lý nó lại một lần nữa.

Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy chán chường và trước đây bạn đã đối phó được cảm xúc này, thì bạn hãy hỏi mình, "Tôi đã làm gì khi đó?" Bạn đã có một hành động mới như đi bộ hay gọi mấy cú điện thoại? Nếu bạn nhớ đã làm gì trước kia, bạn hãy làm giống như thế bây giờ và bạn sẽ có những kết quả tương tự.

Bước 5

HÃY TIN CHẮC BẠN CÓ THỂ XỬ LÝ CẢM XÚC ẤY

KHÔNG CHỈ HÔM NAY, MÀ CẢ TRONG TƯƠNG LAI NỮA

Bạn muốn cảm thấy chắc chắn rằng mình có thể xử lý cảm xúc này một cách dễ dàng trong tương lai bằng cách có một kế hoạch lớn để làm chuyện này. Một cách làm đơn giản là nhớ lại những phương pháp bạn đã sử dụng trong quá khứ và tập làm đi làm lại cho những tình huống có thể xảy đến trong tương lai. Việc lặp đi lặp lại này sẽ tạo ra nơi bạn một niềm tin chắc rằng mình có khả năng xử lý dễ dàng những thách đố như thế trong tương lai.

Bước 6

HÃY PHẤN KHỞI VÀ HÀNH ĐỘNG

Bước cuối cùng là hiển nhiên: Phấn khởi lên và hành động! Hãy phấn khởi vì bạn có thể xữ lý dễ dàng cảm xúc này và có ngay một hành động để chứng tỏ bạn đã xử lý được nó. Đừng để mình bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực mà bạn gặp.

Hãy thể hiện khả năng của mình bằng cách tập luyện lại trong tâm trí để tạo những thay đổi trong ý tưởng hay hành động của bạn. Hãy nhớ rằng những gì bạn làm được hôm nay sẽ thay đổi cách cảm nghĩ của bạn không chỉ hôm nay mà cả trong tương lai nữa.

Bạn hãy nhớ rằng thời điểm tốt nhất để xử lý một cảm xúc là ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy nó. Khi nó đã phát triển rồi thì khó cắt đứt hơn nhiều. Triết lý của tôi là, "Giết chết con quái vật ngay từ trong trứng nước".

Mười dấu hiệu hành động

Chỉ cần dùng sáu bước kể trên, bạn đã có thể xử lý hầu hết các cảm xúc. Nhưng bạn cũng không cần dùng đến sáu bước ấy, nếu bạn thấu triệt được những thông điệp mà mỗi cảm xúc quan trọng muốn chuyển đến cho bạn. Đó là những hiệu lệnh hành động, là mười cảm xúc sơ đẳng mà người ta thường cố tránh nhưng bạn có thể dùng để làm động lực cho bạn hành động. Mười cảm xúc ấy là:

1. KHÓ CHỊU

Những cảm xúc khó chịu không có cường độ mãnh liệt, nhưng chúng gây phiền toái cho chúng ta và tạo cảm giác bị quấy rầy triền miên là sự việc không ổn.

Ý Nghĩa:

Buồn chán, sốt ruột, khó ở, chán chường, hay bối rối là ý nghĩa báo cho bạn biết có gì không ổn đối với bạn

Giải pháp:

Xử lý những cảm xúc này thì đơn giản:

1. Dùng những kỹ năng bạn đã học trong sách này để thay đổi trạng thái của bạn.

2. Xác định rõ bạn muốn gì.

3. Lựa chọn hành động thích hợp. Thử một phương thức hơi khác để xem bạn có thay đổi ngay được cách thức bạn đang cảm thấy về tình huống hay không.

2. SỢ HÃI

Các cảm giác sợ hãi gồm những mức độ khác nhau từ quan tâm tới áy náy sang tới lo lắng, xao xuyến, sợ sệt và khiếp sợ.

Ý nghĩa:

Sợ hãi chỉ là dấu hiệu báo trước có điều gì sắp xảy đến mà ta phải chuẩn bị để đối phó.

Giải Pháp:

Xét lại xem bạn đang sợ hãi về điều gì và dự kiến điều bạn phải làm để chuẩn bị tinh thần. Hãy tưởng tượng xem bạn phải có hành động gì để xử lý tình huống một cách tốt nhất. Đây là lúc bạn phải sử dụng phương thuốc hóa giải sợ hãi: Bạn phải quyết định có niềm tin, biết rằng mình đã làm đầy đủ mọi sự để chuẩn bị cho bất kỳ điều gì xảy đến.

3. TỔN THƯƠNG

Cảm giác bị tổn thương là một cảm xúc có lẽ nặng nề nhất trong quan hệ con người, cả về phương diện cá nhân cũng như nghề nghiệp. Cảm giác bị tổn thương thường phát sinh do cảm giác bị mất mát. Khi người ta bị tổn thương, người ta thường quay sang chỉ trích người khác.

Ý Nghĩa:

Dấu hiệu của sự bị tổn thương là chúng ta có một mong đợi nào mà không được đáp ứng. Nhiều khi chúng ta trông chờ ai đó giữ lời hứa mà rồi họ không giữ. Lúc đó chúng ta có cảm giác bị mất sự tin tưởng hay tình thân mật với người đó.

Giải Pháp:

1. Hãy nhận ra rằng có thể đây chỉ là một sự mất mát tưởng tưởng chứ không có thực.

2. Hãy tự hỏi mình, "Có mất mát thực sự nào không? Hay là mình đang đánh giá tình huống này quá sớm, hay quá vội vã".

3. Nhẹ nhàng và cởi mở trao đổi vấn đề với người có liên quan tới việc tạo ra cảm xúc bị tổn thương của bạn.

4. TỨC GIẬN

Có thể gồm nhiều mức độ từ hơi bực tức tới giận dữ, thù hằn, hay phẫn nộ.

Ý Nghĩa:

Dấu hiệu của tức giận là ai đó hoặc chính bạn đã vi phạm một nguyên tắc hay một tiêu chuẩn mà bạn coi là quan trọng.

1. Nhận ra là bạn đã hiểu sai tình huống và sự tức giận của bạn có thể là bạn cắt nghĩa sai thái độ của người khác.

2. Nhận ra rằng cho dù người khác có vi phạm một nguyên tắc của bạn, thì nguyên tắc ấy không nhất thiết là nguyên tắc "đúng", cho dù bạn nghĩ đó là đúng.

3. Tự hỏi mình một câu hỏi tích cực hơn, "Xét về lâu dài, có thực sự người ấy quan tâm đến bạn không?" Hãy cắt đứt cơn tức giận bằng cách tự hỏi mình, "Tôi có thể học được bài học gì? Tôi có cách nào thông truyền cho người kia tầm quan trọng của nguyên tắc mà tôi chọn cho mình không?"

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #42  

30-11-2009, 09:55 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

5. KHÔNG HÀI LÒNG

Tâm trạng không hài lòng có thể có nhiều nguyên nhân. Mỗi khi chúng ta gặp trở ngại trên đường đời, khi chúng ta đã cố gắng hết sức mà không có kết quả gì, chúng ta dễ cảm thấy không hài lòng.

Ý nghĩa:

Dấu hiệu của tâm trạng không hài lòng là sự kích động. Nó có nghĩa là trí óc bạn tin là bạn có thể làm tốt hơn là tình trạng hiện tại của bạn. Không hài lòng thì rất khác với thất vọng. Thất vọng là bạn có những mong ước trong cuộc đời mà bạn không bao giờ đạt được. Còn không hài lòng lại là một dấu hiệu rất tích cực. Nó có nghĩa là giải pháp cho vấn đề của bạn đang ở trong tầm tay bạn, nhưng điều bạn đang làm thì không có tác dụng, vì thế bạn cần thay đổi phương pháp.

Giải Pháp:

1. Nhận ra sự không hài lòng là người bạn của bạn và động não để tìm ra cách đạt kết quả.

2. Tìm ra động lực để đối phó với tình huống. Tìm một gương mẫu nào đó, một ai đã từng tìm ra giải pháp để đạt kết quả như bạn mong muốn.

3. Phấn khởi vì những gì bạn có thể học được bởi nó sẽ có ích cho bạn cả trong tương lai.

6.THẤT VỌNG

Thất vọng có thể là một cảm xúc rất tai hại nếu ta không giải quyết nó thật nhanh. Thất vọng là cảm xúc tai hại vì nó làm bạn cảm thấy "buông xuôi" hay sẽ vĩnh viễn mất một điều gì.

Ý Nghĩa:

Bạn đã có một niềm mong đợi nào - một mục đích bạn đang thực sự theo đuổi - thế mà mục đích ấy không thành sự, vì thế đây là lúc phải thay đổi niềm mong đợi của bạn cho phù hợp hơn với hoàn cảnh và có hành động để đạt ngay mục tiêu mới.

Giải Pháp:

1. Lập tức hình dung ra một điều gì bạn đang có thể học hỏi được từ tình huống này để làm bài học cho tương lai.

2. Đề ra một mục tiêu mới, một điều gì có thể gây phấn khởi hơn và là điều bạn có thể đạt được tiến bộ ngay.

3. Xét xem có phải bạn đã phán đoán quá vội vàng không. Nhiều khi những chuyện bạn tưởng là thất bại chỉ là những thách đố nhất thời thôi.

4. Nhận ra rằng tình huống có thể chức kết thúc. Vì thế bạn cần thêm kiên nhẫn.

5. Liều thuốc hóa giải hiệu quả nhất là xây dựng một thái độ mong chờ tích cực về một điều có thể xảy ra trong tương lai, bất luận những gì đã xảy ra trong quá khứ.

7.TỘI LỖI

Cảm giác tội lỗi, nuối tiếc và hối hận là những cảm giác người ta tìm mọi cách để tránh trong cuộc đời và đây là điều đáng quí. Chúng là những cảm xúc làm chúng ta đau đớn, nhưng chúng cũng có tác dụng tích cực.

Ý Nghĩa:

Cảm giác tội lỗi nói cho bạn biết bạn đã vi phạm một trong những qui luật cao nhất của mình và bạn phải ngay lập tức làm một điều gì để bảo đảm sẽ không tái phạm trong tương lai. Cảm giác tội lỗi là đòn bẩy cuối cùng để nhiều người thay đổi thái độ. Tuy nhiên cũng có nhiều người phủ nhận cảm giác này hay tìm cách loại bỏ nó. Một thái cực khác là chịu đầu hàng và nuốt cảm giác này, nghĩa là chấp nhận sự đau đớn và cảm nghiệm tình trạng bất lực của mình. Đây là thái độ tiêu cực, không đáp ứng mục đích của cảm giác tội lỗi.

Ngược lại, nó có thể là động lực đưa chúng ta tới thay đổi.

Giải Pháp:

1. Nhìn nhận là bạn đã thực sự vi phạm một qui luật quan trọng bạn đặt ra cho đời sống mình.

2. Quyết tâm tuyệt đối sẽ không để thái độ này xảy ra trong tương lai.

8. BẤT CẬP

Cảm giác mình không làm được điều mà lẽ ra mình phải làm được. vấn đề ở đây là nhiều khi chúng ta đánh giá không đúng mức điều mình có thể làm hay không.

Ý nghĩa:

Ý nghĩa ở đây là hiện tại bạn không đủ mức năng lực thiết để thực hiện nhiệm vụ hiện có. Nó bảo bạn rằng bạn cần tìm thêm thông tin, hiểu biết, chiến lược, dụng cụ, hay lòng tự tin.

Giải Pháp:

1. Hãy tự hỏi mình: "Đây có là cảm giác đúng tôi cảm thấy trong tình huống này không? thực sự tôi bất cập, hay tôi phải thay đổi cách nhìn sự việc của mình?"

2. Mỗi khi cảm thấy bất cập, hãy tìm những mối khích lệ để cải thiện tình hình.

3. Tìm lấy một mẫu gương - một ai đó có hiệu quả trong lãnh vực mà bạn cảm thấy bất cập và xin người ấy dẫn dắt bạn.

9. BẤT LỰC

Tâm trạng u sầu, chán nản và bất cập chỉ là những biểu hiện của cảm giác bất lực. Người rơi vào tình trạng này cảm thấy bị nhận chìm và thường bắt đầu cảm thấy không gì có thể thay đổi tình hình, vấn đề quá lớn, vĩnh viễn, toàn diện và chỉ riêng mình rơi vào tình trạng này.

Ý nghĩa:

Ý nghĩa của tâm trạng bất lực là bạn cần đánh giá lại điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong tình huống này. Lý do là bạn đang cố tìm cách đối phó với quá nhiều chuyện cùng một lúc, bạn muốn thay đổi mọi sự ngay tức thì.

Giải Pháp:

1. Trong tất cả những chuyện bạn đang đối phó trong đời, bạn hãy chọn lấy một chuyện tuyệt đối và quan trọng nhất để bạn tập trung vào.

2. Viết ra tất cả nhựng gì bạn thấy là quan trọng nhất để thực hiện và xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.

3. Xử lý trước tiên việc quan trọng nhất trong danh sách và tiếp tục có hành động cho tới khi bạn thành thạo.

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #43  

30-11-2009, 09:56 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

10. CÔ ĐƠN

Tất cả những gì làm chúng ta cảm thấy cô độc, cô lập hay bị tách rời khỏi người khác đều nằm trong tâm trạng này. Bạn có khi nào cảm thấy thực sự cô đơn chưa? Tôi nghĩ không một con người nào mà không có lúc rơi vào tâm trạng này.

Ý Nghĩa:

Ý nghĩa của tâm trạng cô đơn là bạn cần một mối tương quan với người khác. Tương quan như thế nào? Nhiều khi người ta tưởng là phải có việc ái ân, hay tình thân mật. Nhưng rồi họ cũng cảm thấy vỡ mộng, vì cả khi có sự thân mật, họ vẫn cảm thấy cô đơn.

Giải Pháp:

1. Nhận ra rằng bạn có thể đến với người khác và thiết lập tương quan tức khắc và chấm dứt tình trạng cô đơn. Luôn luôn có những người quan tâm đến bạn ở khắp nơi.

2. Xác định bạn cần thiết lập loại tương quan nào.

3. Bạn hãy nhắc nhở mình về một điều tuyệt vời của tâm trạng cô đơn là nó có ý muốn nói, "Tôi thực sự quan tâm đến người khác và tôi thích sống với người khác. Tôi cần tìm ra tôi cần có loại tương quan nào với người khác ngay lúc này, rồi có hành động ngay để biến nó thành hiện thực.

4. Có ngay hành động để đến với người khác và thiết lập tương quan với họ.

Mười cảm xúc tạo sức mạnh

1.YÊU THƯƠNG

Biểu hiện thường xuyên của tình yêu hình như có thể làm tan biến mọi tiêu cực mà tình yêu chạm tới. Nếu ai đó tức giận với bạn, bạn có thể tiếp tục yêu thương họ bằng việc chấp nhận một niềm tin sau đây: mọi sự giao tiếp đều là một lời đáp trả yêu thương hay một tiếng kêu cứu giúp. nếu ai đó đến với bạn trong tâm trạng bị tổn thương hay tức giận và bạn luôn luôn đón tiếp họ với tình yêu đầm ấm, rốt cuộc họ sẽ thay đổi tâm trạng và cơn tức giận hay tổn thương sẽ tan đi.

"Chỉ cần bạn biết yêu cho đủ,

bạn có thể là người mạnh nhất thế giới"

-EMMET FOX

2. LÒNG TRÂN TRỌNG VÀ BIẾT ƠN

Tôi tin rằng các cảm xúc mạnh nhất là những cách diễn tả khác nhau về lòng yêu thương. Theo tôi, lòng trân trọng và biết ơn là hai cảm xúc thiêng liêng nhất, chúng diễn tả tích cực qua tư tưởng và hành động lòng trân trọng và yêu mến của tôi đối với những quà tặng mà cuộc đời, con người và kinh nghiệm trao tặng tôi. Sống trong tâm trạng cảm xúc này sẽ khích lệ đời sống bạn hơn bất cứ điều gì khác.

3. SỰ TÒ MÒ

Nếu bạn thực sự muốn tăng trưởng trong đời sống, bạn hãy tập tính tò mò như trẻ con. trẻ con biết ngạc nhiên - chính vì vậy mà chúng rất dễ thương. nếu bạn muốn chữa tâm trạng buồn chán, hãy biết tò mò. Nếu biết tò mò, không có gì là nhàm chán đối với bạn.

4. SỰ PHẤN KHỞI VÀ ĐAM MÊ

Sự phấn khởi và đam mê có thể tăng hương vị cho bất cứ điều gì. Sự đam mê có thể chuyển mọi thách thức thành một cơ hội to lớn. Đam mê là một sức mạnh không thể cưỡng nổi để đưa đẩy đời sống chúng ta tiến lên với một tốc độ cao hơn bao giờ hết. Ta có thể mượn lời của Benjamin Disraeli, con người chỉ thực sự là vĩ đại khi hành động do niềm đam mê thúc đẩy. làm sao ta có được đam mê? Cũng giống như cách thúc chúng ta có được tình yêu, sự đầm ấm, lòng quí chuộng, biết ơn và sự tò mò - chúng ta quyết định cảm nghiệm nó! bạn hãy sử dụng thân thể bạn: nói nhanh hơn, tưởng tượng hình ảnh nhanh hơn, chuyển động thân thể bạn hướng bạn muốn đi tới. Đừng ngồi lỳ một chỗ mà suy nghĩ. Bạn không thể có đam mê nếu bạn tì càm lên bàn, hít thở từ từ và nói năng chậm chạp.

5. SỰ QUYẾT TÂM

Tất cả những cảm xúc trên là vô giá, nhưng còn một cảm xúc bạn phải có nếu bạn muốn tạo nên giá trị lâu dài trên thế giới này. Nó sẽ chỉ cho bạn cách xử lý các tình huống khó chịu và thách đố, các thất vọng và ảo tưởng. Quyết tâm có nghĩa là không để mình bị bế tắc nhưng làm cho mình được đánh động bởi sức mạnh chớp nhoáng của một quyết định dứt khoát. Hành động với quyết tâm có nghĩa là làm một quyết định thích hợp và đanh thép trong khi gạt ra ngoài mọi khả năng khác.

6. SỰ LINH ĐỘNG

Khả năng thay đổi phương pháp của bạn là một hạt giống quyết định bảo đảm thành công. Chọn sự linh động chính là chọn hạnh phúc. Trong cuộc đời, có những lúc mà sự việc không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn, những lúc đó khả năng của bạn biết linh động trong nguyên tắc, trong ý nghĩa bạn gán cho sự vật và trong hành động của bạn, sẽ định đoạt việc thành công hay thất bại của bạn, ấy là chưa kể niềm vui và thoải mái bạn sẽ được hưởng.

7. LÒNG TỰ TIN

Lòng tự tin không lay chuyển là cảm giác chắc chắn mà chúng ta ai cũng muốn có. Cách duy nhất để cảm nghiệm lòng tự tin là qua niềm tin. Hãy tưởng tượng ra và cảm thấy chắc chắn về những cảm xúc bạn đang được hưởng bây giờ, thay vì để đợi chúng bất ngờ xuất hiện một ngày nào đó trong tương lai. Khi bạn tự tin, bạn muốn thử nghiệm, muốn lao mình vào công việc. Một cách để phát triển niềm tin và lòng tự tin là tập sử dụng nó. Nếu tôi hỏi bạn có biết cài nút áo của mình không, tôi cam đoan bạn hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng bạn biết. Tại sao? Vì bạn đã làm đều đó hàng ngàn lần rồi! Để dấn mình vào một công việc gì, bắt buộc bạn phải luyện tập lòng tự tin thay vì sự sợ hãi. Khả năng hành động dựa vào lòng tin chính là yếu tố thúc đẩy nhân loại tiến bộ.

8. SỰ VUI TƯƠI

Có một khác biệt lớn giữa việc cảm thấy hạnh phúc bên trong và bộc lộ sự vui tươi bên ngoài. Sự vui tươi kích thích lòng tự tin của bạn, làm đời sống vui hơn và cũng làm những người xung quanh bạn cảm thấy hạnh phúc. Sự vui tươi có sức mạnh loại bỏ những cảm giác sợ hãi, tổn thương, tức giận, không hài lòng, thất vọng, chán chường, tội lỗi và bất cập trong đời bạn. Bạn có sự vui tươi khi bạn nhận ra rằng dù điều gì xảy ra cho bạn, chỉ có vui tươi mới làm cho sự việc trở nên tốt hơn.

9. SỨC KHOẺ

Xử lý lãnh vực này là điều tối quan trọng. Nếu bạn không chăm sóc sức khoẻ thể lý của bạn, bạn rất khó cảm nghiệm những cảm xúc nói trên. Bạn hãy bảo đảm có sức khoẻ thể lý. Hãy nhớ rằng mọi cảm xúc đều đến với bạn qua thân thể bạn. Một trong các điều cơ bản để có sức khoẻ tốt là việc hít thở. Khi người ta căng thẳng, người ta ngưng thở, làm cạn sinh lực của mình. Học hít thở đúng cách là con đường quan trọng nhất để bạn có sức khoẻ tốt. Một yếu tố tối quan trọng khác nữa cho sức khoẻ thể xác là bảo đảm bạn có dồi dào năng lượng thần kinh.

Làm thế nào để có năng lượng thần kinh? Bạn biết rằng mỗi ngày chúng ta tiêu hao năng lượng thần kinh qua các hành động và vì thế ta cần bù đắp lại bằng việc nghỉ ngơi. Bạn ngủ mỗi ngày bao nhiêu? Nếu bạn bỏ ra 8 đến 10 giờ trên giường mỗi ngày thì bạn ngủ quá nhiều đấy. Sáu tới bảy giờ ngủ mỗi ngày được coi là tốt nhất cho hầu hết chúng ta. Không như người ta vẫn tưởng, ngồi yên một chỗ không bảo toàn năng lượng đâu. Sự thật là khi bạn ngồi yên là lúc bạn cảm thấy mệt mỏi nhất. Hệ thần kinh của con người cần vận động để có năng lượng.

10. SỰ CỐNG HIẾN

Nhiều năm trước, tôi còn nhớ vào lúc tôi gặp bế tắc nhất trong đời, tôi đang lái xe dọc xa lộ ban đêm. Tôi luôn luôn tự hỏi, "mình phải làm gì để thay đổi đời mình?" Bất ngờ một trực giác đến với tôi, kèm theo một cảm xúc thật sâu sắc khiến tôi dừng xe lại bên đường và lập tức viết lên cuốn nhật ký của tôi câu: "Bí quyết của đời sống là cống hiến".

Trên đời, tôi không thấy cảm xúc nào phong phú hơn là cảm giác bạn là một con người mà những gì bạn nói và làm không chỉ thêm vào cho riêng đời sống bạn, mà còn kích thích kinh nghiệm của những người bạn quan tâm và ngay cả người mà bạn không hề biết đến. Những câu chuyện làm tôi cảm động nhất là những câu chuyện về những người nghe theo tiếng gọi cao cả nhất của cảm xúc để quan tâm một cách vô điều kiện và hành động cho lợi ích của người khác. Khi tôi coi vở Les Miserables, tôi cảm kích sâu xa về nhân vật Jean Valjean, vì ông là một con người tốt lành muốn cống hiến thật nhiều cho người khác. Mỗi ngày chúng ta phải luyện tập ý thức cống hiến bằng cách không chỉ để ý đến bản thân mình, mà còn phải để ý đến những người khác nữa.

Cảm giác cho đi làm cho đời sống đáng sống. Hãy hình dung thế giới này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu mọi người chúng ta đều vun trồng ý thức cống hiến cho người khác.

MƯỜI DẤU HIỆU HÀNH ĐỘNG

1. Khó chịu

2. Sợ hãi

3. Bị tổn thương

4. Tức giận

5. Không hài lòng

6. Thất vọng

7. Tội lỗi

8. Bất cập

9. Bất lực

10. Cô đơn

MƯỜI CẢM XÚC TẠO SỨC MẠNH

1. Yêu thương đầm ấm

2. Trân trọng và biết ơn

3. Tò mò

4. Phấn khởi và đam mê

5. Quyết tâm

6. Linh động

7. Tự tin

8. Vui tươi

9. Sức khoẻ

10. Cống hiến

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #44  

30-11-2009, 09:56 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Chương 12 ĐAM MÊ DIỆU KỲ: XÂY DỰNG TƯƠNG LAI THÔI THÚC

"Mọi sự bắt đầu bằng một ước mơ"

-CARL SANDBURG

Bây giờ chúng ta vui một chút nhé. Bạn có muốn trở lại tuổi thơ và để cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng không? Bạn có muốn quyết tâm nắm lấy đời sống mình và vắt ra tất cả sức mạnh, niềm đam mê và mật ngọt của đời sống mà bạn biết sẽ thuộc về bạn không?

Cho tới giờ chúng ta đã cố gắng hết sức để đạt tới khả năng làm những quyết định mới, những quyết định có thể biến đổi đời sống từ một ước mơ thành hành động.

Nhiều người trong cuộc đời biết mình phải làm gì, nhưng họ không bao giờ làm. Lý do là vì thiếu động lực, một điều chỉ có được do một tương lai tôi thúc cống hiến cho. Chương này là cơ hội để bạn cho trí tưởng tưởng của bạn bay bổng khắp mọi miền để có thể mơ mộng đến những khả năng huyễn hoặc nhất, nhờ đó bạn có thể khám phá ra một điều gì thực sự đẩy bạn vươn tới mức độ cao hơn. Nó sẽ giúp bạn tạo ra năng lượng và ngẫu lực.

Mục tiêu vĩ đại tạo động lực vĩ đại

Rất nhiều lần người ta nói với tôi, "Tony, anh lấy đâu ra năng lượng? Với tất cả nghị lực của anh, không lạ gì anh thành công đến thế. Tôi không có động lực như anh; tôi không cảm thấy nhiệt tình. Tôi khá lười". Câu trả lời của tôi thường là, "Bạn không lười đâu! chỉ vì bạn có những mục tiêu vô hiệu quả!"

Tôi thường giải thích niềm phấn khởi và động cơ tôi có được là nhờ các mục tiêu của mình. Mỗi sáng thúc dậy, cho dù tôi thấy uể oải vì thiếu ngủ, tôi vẫn tìm ra được động lực cần thiết vì các mục tiêu của tôi làm tôi phấn khởi. Chúng làm tôi dậy sớm, thức khuya và gợi hứng cho tôi khai mở nguồn năng lực của mình và sử dụng mọi cái tôi có thể gặp trong ảnh hưởng của mình để đi đến kết quả. Bạn cũng có sẳn tất cả những năng lượng giống như tôi trong lúc này. Nhưng những mục tiêu yếu ớt của bạn không bao giờ đánh thức chúng được. Thế nên bước đầu tiên là phải khai triển những mục tiêu to lớn hơn, hấp dẫn hơn và nhiều thách đố hơn.

Người ta thường nói với tôi, "Vấn đề của tôi là thực sự tôi chẳng bao giờ có mục tiêu nào cả". Thái độ này chứng tỏ họ không hiểu rõ các mục tiêu tác động thực sự như thế nào. Trí óc con người luôn luôn theo đuổi một điều gì đó, ít ra là nó tìm cách giảm bớt hay loại bỏ đau khổ, hay tránh những gì gây ra đau khổ. Trí óc chúng ta cũng thích hướng dẫn chúng ta theo đuổi những gì có thể làm chúng ta sung sướng. Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu. Vấn đề là ở chỗ chúng ta đều không ý thức sử dụng những năng lượng này.

Tất cả chúng ta phải khám phá hay tạo ra một Đam Mê Diệu Kỳ.

Các mục tiêu dẫn bạn vượt qua giới hạn của mình để đến một thế giới của sức mạnh vô biên

Lúc đầu chúng ta đề ra những mục tiêu to lớn, chúng ta nghĩ không thể đạt được chúng. Nhưng điều quan trọng cốt yếu khi xác định mục tiêu là tìm ra một mục tiêu to lớn đủ để lôi cuốn bạn, một cái gì đó có khả năng làm bạn giải phóng năng lượng của mình. Chúng ta chắc chắn mình chọn mục tiêu đúng khi nó có vẻ quá to tát khó thực hiện nổi nhưng đồng thời nó cho chúng ta cảm giác là mình sẽ đạt được chúng. Để tìm ra sự gợi hứng ấy và đạt được những mục tiêu tưởng như không thể, chúng ta phải tạm gác qua một bên sự tin tưởng của chúng ta về những gì chúng ta có thể đạt được.

Tôi không bao giờ quên câu chuyện có thực về một cậu bé xuất thân nghèo khổ trong một khu ngoại ô San Francisco và có những mục tiêu mà ai cũng cho là không thể thực hiện, chỉ trừ bản thân cậu. Cậu bé là một người hâm mộ ngôi sao huyền thoại bóng bầu dục Jim Brown. Lúc đó đang chơi cho đội Cleveland Browns. mặc dù chân cậu bé bị què vì bệnh còi xương do suy dinh dưỡng và hồi 6 tuổi hai chân cậu đã bị cong mãn tính và bắp chân teo lại khiến cậu có cái tên là "Chân bút chì", cậu đã đề ra cho mình mục tiêu theo đuổi là phải trở thành một ngôi sao bóng bầu dục giống như thần tượng của cậu. Không có tiền để dự các trận đấu banh, nên cậu thường phải chờ đến giờ nghĩ giữa trận để lẻn vào sân banh coi nốt trận đấu của đội Cleveland Browns.

Cuối cùng, hồi 13 tuổi, cậu bé đã có một cuộc gặp gỡ mà cậu từng mơ ước suốt cuộc đời. Vào giờ nghĩ giữa trận đấu của đội Browns, cậu chạy lại chỗ đội đang uống nước và cậu thấy ai đang đứng trước mặt mình? Chính là thần tượng của cậu. Cậu nhìn ngôi sao bóng bầu dục và nói, "Chú Brown, cháu là người hâm mộ chú nhất đó!" Brown lịch sự cảm ơn cậu bé. Cậu vẫn nói tiếp, "Chú Brown, chú biết sao không?" Brown quay lại phía cậu và hỏi, "Gì vậy, cháu?" Cậu bé nói, "Cháu thuộc tất cả những kỷ lục chú đã lập được, tất cả những thành tích của chú đó". Jim Brown mỉm cười và nói, "Thế thì tuyệt" và lại tiếp tục nói chuyện với các bạn. Cậu bé vẫn không chịu buông tha và nói, "Chú Brown! Chú Brown!" Jim Brown lại quay nhìn cậu. Lần này cậu bé nhìn sâu trong mắt Brown với một niềm đam mê mãnh liệt khiến Brown có thể cảm thấy được và cậu nói, "Chú Brown, một ngày nào đó cháu sẽ phá mọi kỷ lục của chú cho mà coi!"

Ngôi sao huyền thoại mỉm cười và nói, "Tuyệt đấy, bé con! Tên bé là gì?" Cậu bé cười banh tới mang tai và nói, "Thưa chú, cháu tên là Orenthal. Orenthal James Simpson...Các bạn gọi cháu là O.J".

Và quả thực O.J. Simpson đã liên tục phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác của Jim Brown và lập một số kỷ lục mới của mình. Làm thế nào mà những mục tiêu tạo được sức mạnh không thể tưởng tưởng nổi để hình thành định mệnh? Làm sao chúng có thể lấy một cậu bé bị còi xương để biến thành một huyền thoại? Xác định mục tiêu là bước đầu tiên để biến cái vô hình thành cái hữu hình - là nền tảng cho mọi thành công trong cuộc đời.

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #45  

30-11-2009, 09:58 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Biến cái vô hình thành cái hữu hình

Hãy nhìn chung quanh bạn ngay lúc này. bạn thấy gì? Có phải bạn đang ngồi trên ghế salon trong phòng khách, với những bức tranh mỹ thuật treo trên tường, hay đang nhìn chiếc TV màn hình lớn sử dụng đĩa laser công nghệ hiện đại nhất? Hay bạn đang ngồi ở bàn giấy với một máy điện thoại, máy vi tính và máy Fax? Tất cả những thứ này trước kia chỉ là những ý tưởng trong đầu óc của ai đó. Nếu 100 năm trước đây tôi nói trong không gian có vô số những làn sóng vô hình mà chúng ta có thể kéo xuống đưa vào trong một cái hộp và tạo ra hình ảnh và âm thanh, hẳn bạn phải bảo là tôi điên mất rồi. Nhưng ngày nay thì hầu như nhà nào cũng có TV, có nhà có đến hai hoặc ba cái! Phải có người sáng chế ra chúng và để làm được điều này, phải có người đã hình dung ra chúng một cách rõ nét.

Điều này chỉ đúng với những đồ vật chất thôi sao? Không đâu, nó cũng áp dụng cho mọi loại hoạt động và qui trình: lý do một chiếc xe ô tô chạy được là vì đã có những con người tháo vát hình dung ra cách tạo nên qui trình đốt cháy trong máy. Câu trả lời cho những thách đố của thế giới hôm nay về vấn đề năng lượng nằm ở trí tưởng tượng và nguồn lực của các nhà vật lý và kỹ sư hôm nay. Và giải pháp cho những khủng hoảng xã hội, như nạn kỳ thị chủng tộc, tình trạng nghèo đói, vô gia cư, chỉ có thể được nếu có óc sáng kiến và niềm say mê của những con người nhiệt tình như bạn và tôi.

Tại sao ít người có mục tiêu?

Bạn có thể nghĩ bụng, "Nghe thì thật hay, nhưng chỉ đề ra mục tiêu thì chũng chẳng dẫn đến kết quả gì". Tới đây tôi không đồng ý với bạn được. Mỗi lần đề ra mục tiêu, chúng ta đều phải khai triển kèm theo một kế họach và có những hành động mãnh liệt và nhất quán. Bạn đã có sẳn sức mạnh hành động nơi bạn. Nếu bạn chưa khơi dậy được nó, chỉ là vì bạn chưa đề ra được những mục tiêu lôi cuốn bạn.

Điều gì đang ngăn trở bạn? Chắc chắn bạn đã muốn đề ra những mục tiêu ngay cả trước khi đọc cuốn sách này. Nhưng bạn có liệt kê ra một danh sách những mục tiêu xác định mà bạn muốn có những kết quả chắc chắn sẽ đạt được trong đời sống tâm linh, cảm xúc, thể chất, tri thức và tài chánh không? Điều gì đã ngăn trở bạn? Đối với nhiều người, đó là mối sợ thất vọng, dù chỉ trong vô thức. Một số người trước kia từng đề ra những mục tiêu nhưng đã không đạt được chúng nên vì thất vọng và sợ sẽ thất bại trong tương lai giống như trong quá khứ, họ thôi không còn đề ra mục tiêu nào nữa. Họ không muốn có mong đợi nào để họ có thể phóng tới. Một số khác đề ra những mục tiêu nhưng lại có ảo tưởng khiến họ gắn liền niềm hạnh phúc của mình với việc đạt được những mục tiêu ấy mà nhiều khi vượt quá sự kiểm soát của họ. Hoặc họ thiếu sự linh động để nhận ra rằng trong khi mình đang theo đuổi những mục tiêu đã đề ra, thì có những mục tiêu khác tốt hơn, đáng theo đuổi hơn.

Bí quyết để đạt mục tiêu

Không ai đã đạt một mục tiêu là vì quan tâm tới việc đạt được nó. Điều người ta cần trước tiên là sự quyết tâm làm. Thực vậy, trong khi nghiên cứu nguồn gốc sự thành công của người ta, tôi khám phá ra rằng sự kiên trì có giá trị hơn cả tài năng và là nguồn hiệu quả nhất để tạo ra và nâng cao chất lượng đời sống.

Tôi tin rằng đời sống luôn luôn thử thách mức quyết tâm của chúng ta và phần thưởng to lớn nhất của đời sống sẽ dành cho những ai chứng tỏ một sự quyết tâm không ngơi nghỉ để hành động cho đến khi đạt được mục tiêu.

Rất lắm khi người ta không dám bắt đầu theo đuổi một mục tiêu vì sợ thất bại. Tệ hơn nữa, người ta bắt đầu theo đuổi mục tiêu, nhưng rồi bỏ nữa chừng. Họ có thể đang trên đường đi tới mục tiêu, nhưng họ thiếu sự kiên trì để đi đến cùng. Vì không nhận được những kết quả nhất thời, họ dễ dàng bỏ cuộc. Tôi đã từng gặp những nhà vô địch - những người thành đạt những mục tiêu cao vời nhất - họ có một sức kiên trì không tưởng tượng nổi. Họ có thể thay đổi phương pháp nếu cần, nhưng họ không bao giờ bỏ mục tiêu cuối cùng.

Hãy thực hiện bước thứ nhất của bạn ngay bây giờ

Chúng ta sẽ thực hiện bước thứ nhất trong việc biến cái vô hình thành cái hữu hình, biến giấc mơ của bạn thành hiện thực. Khi làm xong bước này, chúng ta sẽ tạo ra cho mình một tương lai đầy hấp dẫn mà chúng ta có thể linh cảm trước được.

Chúng ta sẽ thực hiện trong 4 lãnh vực:

1. Những mục tiêu của việc phát triển bản thân.

2. Những mục tiêu nghề nghiệp/kinh doanh/ kinh tế.

3. Những mục tiêu giải trí/ mạo hiểm.

4. Những mục tiêu cống hiến

Với mỗi lãnh vực trên đây, bạn sẽ có một khoảng thời gian để vận động trí óc bạn. Hãy viết thật nhanh - cho ngòi bút của bạn tự do tuôn trào, cứ viết. Luôn luôn tự hỏi mình, tôi muốn điều gì cho đời tôi nếu tôi biết tôi có thể có nó theo như tôi muốn? Tôi sẽ cố sức làm gì nếu tôi biết mình không thể thất bại? Chưa cần phải nghĩ đến cách phải thực hiện thế nào. Chỉ cần khám phá ra bạn thực sự muốn điều gì. Hãy làm việc này một cách tự tin, đừng nghi ngờ chút nào khả năng của bạn.

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #46  

30-11-2009, 09:58 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Thứ nhất

NHỮNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

* BƯỚC 1:

Trên một tờ giấy trắng, bạn hãy viết ra tất cả những gì bạn muốn cải thiện trong đời sống mình có liên quan đến sự phát triển bản thân của bạn. Bạn muốn cải thiện thân thể bạn thế nào? Mục tiêu của bạn cho đời sống trí thức và xã hội là gì? Bạn có thích học một ngoại ngữ không? Trở thành một người đọc sách nhanh? Bạn thấy có giá trị gì khi đọc hết toàn bộ tác phẩm của Shakespeare? Về cảm xúc, bạn thích cảm nghiệm gì, thành đạt gì, hay thành thạo điều gì trong đời bạn? Bạn có những mục tiêu tinh thần nào? Bạn có muốn có mối liên kết linh thiêng với Đấng Tạo Hóa? Hay có những cảm xúc cởi mở và cảm thông với người đồng loại?

Bạn hãy cố suy nghĩ ít nhất là 5 phút. Viết liền không nghĩ bất cứ lúc nào. Có thể có những ý tưởng ngớ ngẩn, điên rồ, ngông cuồng - không sao, nhiều khi chúng dẫn tới những kết quả rất tích cực cho đời sống bạn.

* BƯỚC 2:

Giờ đây đã có một danh sách các mục tiêu phát triển bản thân để bạn phấn khởi, hãy dành cho mỗi mục một phút suy nghĩ. Ở giai đoạn này, chưa cần để ý tới việc bạn phải thực hiện bằng cách nào. Chỉ cần bạn đề ra cho mỗi mục tiêu một thời điểm thực hiện. Bạn nên nhớ rằng các mục tiêu là những giấc mộng đòi hỏi một hạn chót. Chỉ cần quyết định thời điểm hoàn thành những mục tiêu đã đủ để khơi dậy tất cả sức lực bạn có để biến quyết định của bạn thành thực tại.

* BƯỚC 3:

Bây giờ bạn hãy chọn lấy một mục tiêu quan trọng nhất của một năm trong loại này - mục tiêu này nếu bạn thực hiện được trong năm này, sẽ là sự kích thích ghê gớm để bạn cảm thấy rằng năm nay đã được bạn đầu tư hiệu quả. Dành 2 phút viết một đoạn xác định tại sao bạn quyết tâm tuyệt đối thực hiện mục tiêu này trong vòng một năm.

Thứ hai

NHỮNG MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP/ KINH DOANH/ KINH TẾ

Giai đoạn tiếp theo là đề ra những mục tiêu nghề nghiệp /kinh doanh/ kinh tế.

* BƯỚC 1:

Viết ra tất cả những gì bạn muốn cho đời sống, nghề nghiệp, kinh doanh, hay tài chánh của bạn. Bạn muốn đạt mức độ tài chánh nào? Bạn muốn lên cao tới vị trí nào? Dành 5 phút để viết một danh sách có thể có giá trị hàng triệu bạc cho bạn.

* BƯỚC 2:

Dành một phút suy nghĩ về mỗi mục tiêu bạn đã viết ra trên danh sách. Nếu bạn quyết tâm đạt mục tiêu đó trong vòng 1 năm, viết số 1 bên cạnh mục tiêu đó. Nếu bạn quyết tâm đạt nó trong vòng 5 năm, viết số 5 bên cạnh đó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất không phải bạn sẽ đạt mục tiêu bằng cách nào, mà là bạn có tuyệt đối quyết tâm đạt mục tiêu đó hay không.

* BƯỚC 3:

Kế đến, chọn mục tiêu quan trọng nhất bạn thực hiện trong vòng một năm trong lãnh vực kinh doanh và tài chánh và dành hai phút viết một đoạn về mục tiêu này, cắt nghĩa tại sao bạn tuyệt đối quyết tâm đạt nó trong vòng một năm.

Thứ ba:

GIẢI TRÍ / MẠO HIỂM

Nếu bạn không bị giới hạn về tài chánh, bạn muốn có những gì? Bạn muốn làm những việc gì? Nếu có một bà tiên xuất hiện trước mặt bạn và sẳn sàng cho ngay điều bạn ước, bạn sẽ ước những gì nhiều nhất trên đời?

* BƯỚC 1:

Dành 5 phút viết ra tất cả những gì bạn muốn, có, làm, hay kinh nghiệm trong đời. Đây là một số câu hỏi gợi ý:

Bạn muốn làm, sáng chế, hay mua một:

Xe hơi?

Vila?

Căn nhà trông ra biển?

Du thuyền?

Bộ sưu tập nghệ thuật?

Khách sạn?

Bạn có muốn dự:

Một cuộc trao giải Cannes?

Một trận chung kết World Cup?

Một chuyến du lịch Á châu?

...

* BƯỚC 2 & 3:

Giống như ở trên, bạn hãy dành thời giờ xét lại từng mục một, chọn mục tiêu một năm quan trọng nhất trong loại này và dành 2 phút viết ra một đoạn nêu rõ lý do tại sao bạn tuyệt đối quyết tâm thực hiện mục tiêu này trong vòng một năm.

Thứ tư

NHỮNG MỤC TIÊU TRONG LĨNH VỰC CỐNG HIẾN

Những mục tiêu loại này có thể là hấp dẫn nhất, vì đây là cơ hội để bạn để lại dấu vết của mình cho đời, để lại một di sản giúp thay đổi đời sống của con người. Nó có thể đơn giản như việc đóng góp vào các công việc chung trong làng xóm, khu phố, hay lớn hơn như lập một quĩ cống hiến cơ hội cho những người kém may mắn.

* BƯỚC 1:

Dành 5 phút suy nghĩ về tất cả những khả năng bạn có thể cống hiến.

* BƯỚC 2 & 3:

Giống như trên kia, suy nghĩ về từng mục tiêu, chọn mụ tiêu một năm quan trọng nhất và dành 2 phút viết ra một đoạn giải thích lý do tại sao bạn tuyệt đối quyết tâm đạy mục tiêu này trong vòng một năm.

Giai Đoạn quan trọng nhất

Trong nhiều năm tôi từng đề ra những mục tiêu nhưng tôi đã không đi tới cùng. Lúc ban đầu tôi rất phấn khởi, hăng say bắt tay vào việc, nhưng ba bốn tuần sau tôi nhận ra là mình không thực hiện đầy đủ những gì tôi đã viết ra.

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để đạt mục tiêu của mình là bảo đảm rằng, ngay sau khi đề ra mục tiêu, bạn lập tức bắt đầu tạo một ngẫu lực, một đà trớn để bạn cứ thế mà tiến tới. Đó là một khi đã đề ra mục tiêu rồi, bạn phải lập tức có những hành động tích cực để đạt mục tiêu đó.

Như chúng ta đã nhấn mạnh ở chương 2, một quyết định thực sự là một quyết định mà bạn có ngay hành động theo sau. Một khi đã có hành động, thì một việc dù nhỏ như gọi điện thoại, chu toàn một nhiệm vụ, phác thảo một kế hoạch, cũng sẽ làm bạn tiến tới. Rồi bạn hãy thảo ra một danh sách những việc đơn sơ bạn có thể làm mỗi ngày trong suốt mười ngày kế tiếp. Mười ngày với những hành vi nho nhỏ theo hướng mục tiêu của bạn sẽ giúp tạo một chuỗi những thói quen để bảo đảm bạn sẽ thành công lâu dài.

Bài học cuối cùng

Bài học quan trọng nhất trong chương này là: một tương lai thôi thúc sẽ tạo cho bạn một cảm giác năng động về sự phát triển của bạn. Không có nó, chúng ta chỉ sống có một nữa. Một tương lai thôi thúc không phải một cái gì phụ thuộc, mà là một nhu cầu. Nó không những cho phép chúng ta thành đạt, mà còn cho chúng ta cảm nghiệm niềm vui, sự cống hiến và sự tăng trưởng để tạo ý nghĩa cho chính đời sống.

Dù bạn mới mười tám hay đã tám mươi, bạn luôn cần có cái gì đó để thúc đẩy bạn tiến tới. Động lực ấy luôn có sẵn trong bạn, chỉ đợi thời cơ để xuất hiện. Nó là một cái gì thôi thúc chúng ta.

Vua hề George Burns hiểu được tầm quan trọng và sức mạnh của một tương lai thôi thúc như thế. Khi người ta xin ông tóm lược triết lý sống của mình, ông trả lời, "Bạn phải có một cái gì đó kéo bạn ra khỏi giường. Thực ra nằm trên giường tôi không làm được cái gì hết. Điều quan trọng nhất là phải có một điểm, một hướng để bạn đi tới". Nay đã ở tuổi 90, ông vẫn còn rất sáng suốt và sắc bén, vẫn còn thực hiện những đề án phim ảnh và truyền hình và tôi mới nghe nói ông đã đăng ký vào chương trình London Palladium vào năm 2000, lúc ấy ông sẽ 104 tuổi - tương lai thôi thúc làm cho con người năng động đến thế đấy!

Hãy sử dụng sức mạnh của mình. Giờ đây bạn đã biết phải làm gì để khơi dậy cảm hứng cho mình. bạn hãy bắt tay làm đi.

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #47  

30-11-2009, 09:59 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Chương 13 MƯỜI NGÀY THỬ THÁCH TÂM TRÍ

"Thói quen có thể là người đầy tớ tốt nhất, hoặc là người chủ tệ nhất".

-NATHANIEL EMMONS

Tính kiên định...đó là điều mọi người chúng ta đều theo đuổi. Chúng ta không muốn tạo ra những kết quả nhất thời. Chúng ta không muốn cảm thấy vui vẻ trong chốc lát. Chúng ta không muốn chỉ hăng hái từng lúc. Dấu hiệu của một nhà vô địch là tính kiên định và kiên định đúng nghĩa là kết quả của những thói quen của chúng ta.

Tôi tin chắc giờ đây bạn đã hiểu tôi viết cuốn sách này và cả đời tôi, là với mục đích nâng cao chất lượng đời sống chúng ta một cách đáng kể.

Điều này chỉ có thể đạt được nhờ có hành động quyết liệt theo một phương thức mới. Như tôi đã từng nhấn mạnh nhiều lần, chỉ biết phải làm gì mà thôi không đủ: bạn còn phải làm điều bạn biết. Chương này được viết ra nhằm giúp bạn thiết lập những thói quen tuyệt hảo - những tiêu điểm kiểu mẫu để giúp bạn tối ưu hóa ảnh hưởng của bạn trên chính mình và trên người khác.

Tuy nhiên, để nâng đời sống chúng ta lên một mức cao hơn, chúng ta phải hiểu rằng, cùng một mẫu suy nghĩ đã từng dẫn chúng ta đến thành công hiện tại sẽ không đương nhiên dẫn chúng ta đến nơi chúng ta muốn đến. Cần đẩy suy nghĩ của chúng ta lên một mức mới để có thể kiểm nghiệm được mức thành công mới trong lãnh vực phát triển bản thân và nghề nghiệp.

Để làm điều này, chúng ta phải dứt khoát phá vỡ những rào cản sợ hãi để giành quyền kiểm soát tâm trí mình. Những thói quen cũ làm cho tâm trí chúng ta bị chi phối bởi những vấn đề nhất thời phải được dứt khoát phá vỡ. Trước tiên, chúng ta phải thiết lập một quyết tâm trọn đời tập trung nhắm vào các giải pháp và vui thích cảm nhận sự tiến triển. Trong sách này, bạn được biết đến những dụng cụ và chiến thuật hiệu quả để làm đời sống bạn phong phú hơn, sung mãn, vui thú và phấn khởi hơn. Nhưng nếu bạn chỉ đọc mà không sử dụng, thì chẳng khác gì bạn mua về một máy vi tính mới cực mạnh nhưng không bao giờ lấy nó ra khỏi thùng, hay mua một chiếc Ferrari đời mới nhất rồi bỏ nó trong gara để mặc cho bụi bặm phủ đầy.

Vì thế bạn hãy để tôi giúp bạn một chương trình đơn giản cắt đứt những thói quen cũ trong suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử, một con đường có thể giúp bạn điều khiển những chọn lựa mới hiệu quả và làm cho nó hoàn toàn nhất quán.

Nhiều năm trước đây, tôi gặp một tình trạng dễ thất vọng và tức giận. Hình như đi đâu hay làm gì tôi cũng có vần đề. Lúc đó, tôi không có thói quen tìm giải pháp bằng cách suy nghĩ tích cực. Dầu sao tôi tự cho mình là "thông minh" và người thông minh thì không coi điều gì là tích cực khi nó không thực sự tích cực! Và quanh tôi cũng có rất nhiều người ủng hộ quan điểm đó của tôi (và họ cũng thất vọng trong đời họ giống như tôi).

Thực ra lúc đó tôi rất tiêu cực và nhìn sự vật chỗ nào cũng tồi tệ hơn trong thực tế. Tôi dùng tâm trạng bi quan của mình làm lá chắn. Tôi luôn luôn tìm cách tự vệ để tránh phải khổ. Tôi cố làm mọi cách để không cảm thấy thất vọng nữa. Nhưng khi đi theo kiểu mẫu này, tuy tôi có tránh được đau khổ thì cũng không cảm nhận được niềm vui. Thái độ này đã ngăn cản tôi tìm ra những giải pháp và giam giữ tôi trong những giới hạn của mình với lập trường là "phải sống thực tế".

Thực ra, cuộc đời đòi sự quân bình. Nếu chúng ta để mình trở thành loại người không muốn chấp nhận có cỏ dại đang đâm rễ trong vườn cây của mình, chúng ta sẽ bị hủy diệt vì những ảo tưởng của mình. Ngược lại, thái độ sợ hãi của những người luôn tưởng tượng rằng vườn cây của mình mọc um tùm và đầy cỏ dại không thể nào diệt được, cũng là một thái độ tự hủy hoại. Con đường đúng là thái độ quân bình. Người có thái độ này luôn mỉm cười khi thấy cỏ dại mọc lên, vì họ biết rằng khi đã phát hiện ra được cỏ dại, họ có thể hành động ngay lập tức để diệt chúng.

Chúng ta không được bi quan khi nhìn thấy cỏ dại. Chúng là một phần của cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải nhìn chúng, thừa nhận chúng, tập trung tìm giải pháp và lập tức có hành động để loại trừ ảnh hưởng của chúng trong đời sống chúng ta.

Chúng ta cần luyện tập công việc diệt cỏ trong khu vườn tâm trí chúng ta. Chúng ta phải có khả năng nhận ra lúc nào chúng ta bắt đầu có một thói quen tiêu cực - không dằn vặt mình, cũng không ở lỳ trong thói quen đó - nhưng chỉ cần đơn giản phá vỡ thói quen đó ngay khi phát hiện ra nó và thay thế nó bằng những hạt giống mới đem lại thành công cho tâm trí, tình cảm, thân xác, tinh thần và nghề nghiệp. Phá vỡ những thói quen tiêu cực này thế nào?

1. Bạn cần xác định rõ bạn muốn gì. Nếu thực sự bạn muốn có cảm giác đam mê, vui sướng và làm chủ đời sống bạn, thì bạn phải biết bạn muốn gì.

2. Bạn phải tìm ra đòn bẩy nơi mình. Hãy để cho ước muốn xa tránh đau khổ và đạt vui sướng trở thành động lực thúc đẩy bạn làm những sự thay đổi để đưa cuộc sống bạn lên bậc cao hơn.

3. Bạn phải cắt đứt thói quen tiêu cực. Cách tốt nhất là theo "chế độ ăn kiêng tinh thần". Chế độ ăn kiêng tinh thần là cơ hội để bạn loại bỏ những thói quen tiêu cực tai hại trong cách suy nghĩ và cảm nhận do cuộc sống theo phản xạ của cảm xúc và theo nếp sống tâm trí vô kỷ luật.

Trả lời với trích dẫn

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #48  

30-11-2009, 10:00 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Tôi đề nghị với bạn chế độ ăn kiêng tinh thần sau đây:

Trong mười ngày, bắt đầu ngay từ hôm nay, bạn hãy quyết tâm kiểm soát mọi khả năng trí óc và cảm xúc của bạn bằng cách quyết định ngay lập tức không chiều theo bất kỳ tư tưởng hay cảm xúc tiêu cực nào trong suốt mười ngày liên tiếp.

Nghe có vẻ đơn giản phải không bạn? Và quả thực nó rất đơn giản. Nhưng những người đã từng bắt đầu áp dụng chế độ ăn kiêng tinh thần này đều phải ngạc nhiên khi khám phá ra rằng tâm trí họ rất thường hay đi vào những suy nghĩ vô ích, sợ hãi, lo lắng, hay tai hại.

Tại sao chúng ta lại dễ để mình chiều theo những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những căng thẳng và đau khổ trong cuộc đời như thế? Câu trả lời đơn giản là: vì chúng ta nghĩ rằng nó có ích thật. Nhiều người luôn sống trong trạng thái âu lo. Họ thường tập trung vào khía cạnh xấu nhất của tình huống và như thế nó gây ra cho họ sự sợ hãi và thất vọng.

Ngược lại, nếu chúng ta sử dụng những dụng cụ đơn giản trong sách này, chúng ta có thể thay đổi trạng thái lo âu của mình ngay bằng cách tập trung vào một giải pháp. Bạn có thể tự hỏi mình, "tôi cần làm gì ngay bây giờ để thay đổi tình hình?"

Bạn hãy nhớ, mục tiêu của chúng ta không phải là phủ nhận những vấn đề của cuộc đời, nhưng là đưa mình vào những trạng thái tâm trí và cảm xúc tốt hơn để có thể tìm ra những giải pháp và hành động để thực hiện những giải pháp đó.

Nếu bạn quyết định thực hiện 10 ngày thử thách tâm trí như tôi đề nghị, thì trong 10 ngày liên tiếp, bạn sẽ cố gắng để chú tâm 100 phần trăm thời giờ của mình vào những giải pháp và không để chút thời giờ nào vào những vấn đề!

Có 4 qui luật đơn sơ nhưng quan trọng cho 10 ngày thử thách. Bạn hãy nhớ các qui luật sau:

QUI LUẬT 1.

Trong 10 ngày liên tiếp, bạn hãy từ chối không để trí óc suy nghĩ đến những ý tưởng hay cảm xúc tiêu cực. Từ chối chiều theo những vấn đề tiêu cực hay những ngôn từ hoặc ẩn dụ tác hại.

QUI LUẬT 2.

Khi bạn thấy mình bắt đầu tập trung vào một ý tưởng tiêu cực nào, hãy lập tức dùng những kỹ thuật bạn đã học để định hướng lại chú ý của bạn sang một tình trạng cảm xúc tích cực hơn. Bạn hãy đặt câu hỏi, "có gì còn chưa hoàn hảo?" Hỏi như thế là bạn đã giả thiết sự việc sẽ đạt tới chỗ hoàn hảo.

QUI LUẬT 3.

Trong 10 ngày liên tiếp, bạn hãy bảo đảm mình tập trung suốt đời vào các giải pháp chứ không vào các vấn đề. Khi vừa chớm thấy một vấn đề, bạn hãy nghĩ tới một giải pháp ngay.

QUI LUẬT 4

Nếu bạn thấy mình trì trệ - nghĩa là thấy mình chiều theo một tư tưởng hay tình cảm tiêu cực - đừng dằn vặt mình! Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn thay đổi ngay tình trạng này. Mục tiêu của chương trình này là giữ Mười ngày liên tiếp không chiều theo hay có một tư tưởng tiêu cực.

Bạn nên nhớ là chỉ có bạn mới là người có thể làm cho chương trình 10 ngày thử thách tâm trí tác dụng cho mình. Chỉ có bạn có thể làm một quyết tâm để thực hiện cho đến cùng.

Sau cùng, một trong những công cụ quí giá nhất để tạo sự thay đổi là không chỉ cắt đứt thói quen cũ của mình, mà phải thay đổi bằng một điều gì mới. Và một trong những phương pháp hiệu quả để làm điều này là: đọc sách nhiều.

Các lãnh đạo là những người đọc sách nhiều

Lâu lắm rồi, một trong các ông thầy của tôi là Jim Rohn đã dạy tôi rằng việc đọc những gì chất lượng, bổ ích, giá trị, thì còn quan trọng hơn cả việc ăn uống. Thầy ghi khắc vào đầu óc tôi ý tưởng là phải đọc sách mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Thầy thường nói, "Có thể bỏ một bữa ăn, nhưng đừng bỏ đọc sách". Tôi nhận ra đây là một nhân tố quí giá giúp tạo sự khác biệt trong đời mình. Vì thế, trong khi bạn đang thanh lọc đầu óc mình khỏi những thói quen cũ, bạn cần tăng cường nó bằng việc không ngừng đọc lấy những điều mới. Và những chiến luợc quí báu để bạn sử dụng trong 10 ngày thử thách tâm trí này.

Chương này đã đề nghị với bạn một cuộc thử thách tâm trí. Nó là một cơ hội và lời mời gọi để bạn đòi hỏi bản thân mình nhiều hơn là người khác mong đợi ở bạn và để bạn đón nhận được những phần thưởng do quyết tâm của bạn mang lại. Đây là lúc để đem ra thực hành những điều bạn đã học. Chương tiếp theo sẽ bàn về Hệ thống chủ đạo để điều khiển mọi quyết định của bạn trong suốt cuộc đời.

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #49  

30-11-2009, 10:00 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Chương 14 ẢNH HƯỞNG TUYỆT VỜI: HỆ THỐNG CHỦ ĐẠO CỦA BẠN

Một trong những điều làm tôi thích thú nhất trong đời sống, đó là có cơ hội khám phá những bí ẩn về thái độ của con người và nhờ đó cống hiến những giải pháp thực sự biến đổi chất lượng của đời sống. Tôi cảm thấy hứng khởi khi tìm hiểu những lý do tiềm ẩn đằng sau những thái độ của người ta, khám phá ra những niềm tin chủ yếu, những câu hỏi, ẩn dụ, tiêu chuẩn và giá trị. Vì điểm mạnh của tôi là có thể tạo ra ngay những kết quả, nên do nhu cầu tôi đã học được cách để xác định những điểm đòn bẩy để tạo điều kiện cho những thay đổi xảy ra. Hằng ngày tôi đóng vai Sherlock Holmes, tìm tòi những chi tiết nhỏ bé nhất để kết thành bài toán trong kinh nghiệm độc đáo của mỗi người - tôi đúng là một thám tử tư chuyên nghiệp đấy! Có những chìa khóa kỳ diệu trong những thái độ của con người!

Đôi khi những chìa khóa này khó nhận ra, cần phải tìm hiểu sâu để khám phá ra chúng. Tuy nhiên, thái độ ứng xử của con người vô cùng đa dạng đấy, nhưng tôi đã tìm ra một điều cho phép tôi thành công, đó là mọi sự rốt cuộc cũng qui về một số khuôn mẫu chung do những yếu tố chủ chốt làm thành. Nếu bạn và tôi nắm được những nguyên tắc tổ chức này, chúng ta sẽ có khả năng không những tạo ảnh hưởng nơi người khác để giúp họ thay đổi một cách tích cực, mà còn hiểu được tại sao họ hành động như thế.

Hiểu được Hệ thống chủ đạo điều khiển mọi thái độ con người là một khoa học đích thực được chi phối bởi những định luật và những hành động và phản ứng có thể đoán trước được.

Chúng ta bị vây bọc triền miên bởi vô số những sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày khiến hầu hết chúng ta không nhận ra mình có một triết lý riêng, cũng không nhận ra được sức mạnh mà triết lý này hướng dẫn cách chúng ta đánh giá ý nghĩa của sự việc chung quanh chúng ta. Phần hai trong sách này giúp bạn điều khiển hệ thống chủ đạo của bạn trong việc đánh giá - sức mạnh điều khiển cách bạn cảm nhận và việc bạn làm trong mọi giây phút của đời sống.

Hiểu được Hệ thống chủ đạo của người khác sẽ cho phép bạn hiểu trực tiếp bản chất của một người, dù người đó là vợ, chồng, con cái, người chủ hay người đối tác kinh doanh của bạn, ngay cả những người bạn gặp hằng ngày. Bạn sẽ thấy thật may phước cho bạn khi có thể biết được động cơ nào đang thúc đẩy tất cả những con người rất có ý nghĩa đối với bạn này - kể cả chính bạn. Nhờ đó, không cần phán đoán ai, bạn có thể trực tiếp nhận ra họ thực sự là người thế nào.

Với trẻ em, chúng ta thường nhớ lại rằng tính đỏng đảnh, khó bảo là do nhu cầu được chiều chuộng hơn là một tâm trạng bướng bỉnh hay hư đốn. Trong đời sống hôn nhân, một điều đặc biệt quan trọng là chúng ta biết nhận ra những căng thẳng của cuộc sống hằng ngày để có thể nâng đỡ lẫn nhau và vun trồng sợi dây hôn nhân đã ràng buộc hai người với nhau. Nếu người bạn đời của bạn cảm thấy bị áp lực công việc đè nặng và bột phát những cơn tức giận hay thất vọng, thì không có nghĩa là cuộc hôn nhân của bạn không còn gì nữa, nhưng là một dấu hệu để bạn thấy mình phải quan tâm hơn và tập trung nâng đỡ người bạn đời mà bạn yêu thương. Cũng thế, chúng ta không thể xét đoán một người chỉ bằng một hai sự kiện riêng lẻ. Con người không phải là những thái độ cư xử của họ.

Bí quyết để hiểu con người là tìm hiểu Hệ thống chủ đạo của họ để bạn có thể trân trọng cách suy nghĩ hệ thống và cá nhân của họ. Mọi người chúng ta đều có một hệ thống hay phương pháp mà chúng ta sử dụng để xác định điều gì có nghĩa đối với chúng ta và chúng ta phải có thái độ nào đối với nó trong mọi tình huống của cuộc đời. Chúng ta phải nhớ rằng mỗi chuyện đều có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi người và mỗi người đánh giá sự việc xảy ra mỗi khác tùy theo hoàn cảnh và viễn tưởng của họ. Chúng ta cần học cách đánh giá sự việc để có những phán đoán tích cực và có những hành động tích cực đi kèm.

Những phán đoán tuyệt vời tạo những cuộc sống tuyệt vời

Khi tìm hiểu đời sống của những người thành đạt, tôi luôn luôn nhận ra một mẫu số chung này: họ có những phán đoán tuyệt vời. Bạn cứ thử nghĩ đến bất kỳ một người thành đạt trong một lãnh vực nào như kinh doanh, chính trị, pháp luật, nghệ thuật, tình cảm, sức khoẻ, tôn giáo. Điều gì đã đưa họ lên vị trí tột đỉnh? Điều gì đã làm cho luật sư Gerry Spence thắng trong hầu như mọi vụ án mà ông đã bênh vực trong suốt 15 năm qua? Tại sao Bill Cosby đã luôn luôn làm khán giả say mê mỗi khi anh bước lên sân khấu? Điều gì đã làm cho nhạc của Andrew Lloyd hoàn hảo đến mê hồn như vậy?

Tất cả đều qui về một lý do là họ có những đánh giá tuyệt vời trong những lãnh vực chuyên môn của họ. Spence thấu triệt được những ảnh hưởng đối với cảm xúc và quyết định của người ta. Cosby đã bỏ ra nhiều năm phát triển những tiêu chuẩn chủ đạo, những niềm tin và những qui luật về cách dùng mọi sự vật chung quanh để làm người ta cười. Sự thành thạo của Webber trong lĩnh vực nhạc điệu, phối khí, hòa âm và các yếu tố khác đã giúp anh viết ra những bản nhạc làm rung cảm lòng người.

Một trong những nhà quản lý đầu tư hàng đầu trên thế giới là Sir John Templeton, chủ tịch đầu tư thế giới, đã giữ mức kỷ lục suốt 50 năm nay không có đồi thủ. Một số tiền đầu tư 10,000 đô-la vào Quĩ phát triển Templeton lúc ban đầu là năm 1954 thì ngày nay có thể trị giá 2 tỷ 2 đô-la! Nếu bạn muốn ông đích thân làm việc cho dự án đầu tư của bạn, bạn phải đầu tư tối thiểu 10 triệu đô-la tiền mặt; khách hàng lớn nhất của ông đã giao cho ông đầu tư trên 1 tỷ đô-la. Điều gì đã giúp Templeton trở thành một trong số những nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử? Khi tôi nêu câu hỏi này với ông, ông không do dự trả lời, "khả năng tôi đánh giá đúng giá trị của một vụ đầu tư".

dph_now_or_never

Xem Hồ sơ

Gửi tin nhắn đến dph_now_or_never

Tìm Bài gửi bởi dph_now_or_never

  #50  

30-11-2009, 10:01 AM

dph_now_or_never

Thành Viên Cấp 10

Ngày gia nhập: Oct 2009

Bài gửi: 1,035

Giỏi đánh giá sẽ mang lại nhiều của cải

Chúng ta hãy tóm lược 5 yếu tố đánh giá và mô tả vắn tắt từng yếu tố một.

1. Yếu tố thứ nhất chi phối mọi việc đánh giá là trạng thái tri thức và cảm xúc của bạn trong lúc bạn đánh giá. Trong đời sống, có những lúc một ai đó nói điều gì với bạn và làm bạn khóc, trong khi cùng một lời nói đó nói với bạn vào một lúc khác lại làm bạn cười. Tại sao có sự khác biệt ấy? Có thể chỉ đơn giản là do tâm trạng của bạn lúc đó. khi bạn đang trong tâm trạng sợ hãi, dễ tổn thương, thì những tiếng bước chân khe khẽ ngoài cửa sổ của bạn ban đêm sẽ làm bạn cảm thấy hoàn toàn khác với lúc bạn đang vui tươi phấn khởi. Vì vậy, một trong những yếu tố chính để bạn có những đánh giá tốt là bạn làm việc đánh giá này khi mình đang ở trong tâm trạng phấn khởi, tích cực thay vì trong tâm trạng e dè sợ hãi.

2. Yếu tố thứ hai là các câu hỏi chúng ta nêu lên. Các câu hỏi tạo nên hình thức khởi điểm cho việc đánh giá của chúng ta. Bạn nên nhớ rằng, khi phản ứng lại bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời, trí óc của chúng ta đánh giá sự việc đó bằng câu hỏi, "Điều gì đang xảy ra? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Nó có nghĩa là đau khổ hay sung sướng? Tôi có thể làm gì để tránh đau khổ, hay để đạt sự vui sướng?" Trong tiến trình đặt câu hỏi này, các câu hỏi quen thuộc của bạn có một vai trò quan trọng.

3. Yếu tố thứ ba là bậc thang giá trị của bạn. Trong cuộc sống, mọi người chúng ta đều biết đánh giá một số cảm xúc nhiều hơn những cảm xúc khác. Mọi người chúng ta đều muốn cảm thấy hạnh phúc, nghĩa là sự thỏa mãn và đều muốn tránh đau khổ. Nhưng kinh nghiệm cuộc đời dạy mỗi người chúng ta một hệ thống đánh giá riêng cho mình trong việc coi cái gì là đau khổ, cái gì là hạnh phúc. Đó chính là nhờ sự hướng dẫn do bậc thang các giá trị của chúng ta. Ví dụ, một số người coi hạnh phúc là cảm giác ổn định, an toàn, trong khi người khác lại coi sự an toàn, ổn định là đau khổ vì điều này làm cho họ không bao giờ cảm nghiệm được sự tự do.

4. Yếu tố thứ tư là các niềm tin của chúng ta. Các niềm tin tổng quát của chúng ta cho chúng ta cảm giác chắc chắn về cách thức chúng ta cảm nghiệm và về những gì chúng ta có thể mong đợi nơi bản thân mình, nơi đời sống và nơi người khác. Ví dụ, một số người tin rằng, "Nếu bạn thương tôi, thì bạn đừng bao giờ nặng lời với tôi". Niềm tin này khiến cho người này đánh giá một lời nói nặng như là một biểu hiện của việc không có tình thương trong mối quan hệ.

5. Yếu tố thứ năm của Hệ thống chủ đạo là kho kinh nghiệm đối chiếu bạn có sẵn trong trí óc của bạn mà bạn có thể đem ra sử dụng. Trong trí óc bạn, bạn đã lưu trữ mọi kinh nghiệm bạn đã có trong cuộc đời, cũng như mọi kinh nghiệm mà bạn đã tưởng tượng ra. Những kinh nghiệm đối chiếu này là nguyên vật liệu mà chúng ta sử dụng để xây dựng các niềm tin và các quyết định của mình. Để xác định một việc có ý nghĩa thế nào với chúng ta, chúng ta phải đối chiếu nó với một cái khác. Ví dụ, hoàn cảnh này tốt hay xấu? Tốt hay xấu so sánh với cái gì? Nó có tốt nếu đem so sánh với trường hợp của người khác không? Nó có xấu khi so sánh với một hoàn cảnh xấu nhất mà bạn đã kinh nghiệm không? Bạn có vô số những kinh nghiệm để đối chiếu trong khi làm bất cứ quyết định nào.

Một ngày, bạn và tôi đều có cơ hội để có những kinh nghiệm đối chiếu nhờ đó chúng ta có thể kiện cường các niềm tin của mình, hoàn thiện hóa các giá trị, hỏi những câu hỏi mới, đi vào những trạng thái thúc đẩy chúng ta tiến tới những hướng mà chúng ta muốn đến và thực sự hình thành những định mệnh tốt đẹp hơn cho chúng ta.

"Người ta khôn ngoan nhiều hay ít không phải nhờ kinh nghiệm của họ,

mà nhờ khả năng biết đón nhận kinh nghiệm".

-GEORGE BERNARD SHAW

Trắc nghiệm những điều bạn đã học

Để kích thích suy nghĩ của bạn về cách bạn làm cho Hệ thống chủ đạo của bạn hoạt động hiệu quả, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Bạn thích nhất kỹ niệm nào trong đời mình?

2. Nếu bạn có thể chấm dứt nạn nghèo đói của thế giới hôm nay bằng việc giết một người vô tội, liệu bạn có làm không? Tại sao có hay tại sao không?

3. Nếu một hành khách bỏ quên một túi xách trên xe taxi của bạn, liệu bạn có đi tìm chủ của nó để trả lại không? Tại sao có hay tại sao không?

4. Nếu bạn ăn hết 100 con gián thì sẽ được thưởng 1000 đô-la, liệu bạn có ăn không? tại sao có hay tại sao không?

Các câu trả lời của chúng ta sẽ phản ánh Hệ thống chủ đạo của mình. Và mỗi người, tùy theo hệ thống chủ đạo và tùy theo cách đánh giá tình huống khác nhau, sẽ cho những câu trả lời rất khác nhau. Thú vị đấy chứ, phải không bạn?

Tới một lúc nào đó...

Chúng ta đã học năm yếu tố trên đây của Hệ thống chủ đạo, nhưng còn một đề tài chúng ta phải chú ý: chắc chắn chúng ta có thể đánh giá quá đáng. Con người thường thích phân tích sự vật tới kỳ cùng. Thế nhưng, tới một lúc nào đó, chúng ta phải chấm dứt việc đánh giá để bước sang hành động. Ví dụ, có người khi làm một quyết định cực nhỏ cũng phải đánh giá đi đánh giá lại nhiều lần trước khi hành động. Sự quá đáng này làm họ trở nên do dự, e dè và rốt cuộc không đạt đến kết quả nào trong cuộc đời. Nhiều khi quá đắn đo trong các chi tiết nhỏ mọn có thể làm chúng ta cảm thấy ngột ngạt và bất lực.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn nhận ra hệ thống đánh giá bạn đang áp dụng là hệ thống nào, giúp bạn thiết lập một hệ thống chủ đạo mới hiệu quả và nhất quán hơn. Bạn đã biết sức mạnh của trạng thái và của các câu hỏi, giờ đây chúng ta bước sang lãnh vực thứ ba của việc đánh giá: đó là các giá trị của đời sống, la bàn riêng của bạn, là đề tài của chương tiếp theo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro