sundz1101

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Sức lao động là : toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

2.     Sức lao động trở thành hàng hóa :

·        Người lao động phải là người được tự do về thân thể của mình, phải  có quyền sở hữu sức lao động của mình, có khả năng chi phối sức lao động ấy đến mức có thể bán sức lao phải có động đó trong một thời gian nhất định.

·        Người có sức lao động hoàn toàn mất hết mọi tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao động là tài sản duy nhất. Và phải bán sức lao động vì không còn cách nào khác để sinh sống, nếu người không được tự do về mặt pháp lý, bị hạn chế 1 số quyền nhất định thì cũng không thể tự do thân thể hoàn toàn mà bán sức lao  động, hoặc chỉ có thể bán sức lao động ở 1 mức độ nhất định.

3.     Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động : Cũng giống như hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

·        Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó. Nhưng việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động phải được thực hiện bằng cách tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng hàng hóa sức lao động bằng lượng giá trị những tư liệu cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân và gia đình của họ cùng với chi phí đào tạo công nhân theo yêu cầu của sản xuất. Giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.

·        Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động của nhà tư bản. Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc giá trị thặng dư.

4.     Tư bản là : giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động lao động không công của công nhân làm thuê. Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuấ xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhâ sáng tạo ra.

5.     Điều quyết định để tiền biến thành tư bản là : Sức lao động trở thành hàng hóa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sun