sundz1102

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Thực chất của tích lũy tư bản :  Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư, cụ thể thì tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.

2.     Ví dụ : Năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. GIả định 20m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho các cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10m dùng để tích lũy được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ). Như vây, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư tăng lên kéo theo đó là quá trình tích lũy tư bản diễn ra.

3.     Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản là : Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập (bộ phận giá trị thặng dư nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân). Nếu tỷ lệ phân chia không thay đổi, thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào các nhân tố làm tăng khối lượng giá trị thặng dư như :

·        Tăng cường bóc lột sức lao động. Nhân tố bày biểu hiện ở chỗ cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động đối với công nhân làm thuê.

·        Tăng  cường suất lao động xã hội. Đây là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ và có tác dụng thiết thực đối với tích lũy.

·        Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các tư bản sử dụng (tức giá trị máy móc, thiết bị sử dụng) và tư bản tiêu dùng (tức giá trị tiêu hao của máy móc, thiết bị đó qua mỗi chu kỳ sản xuất).

·        Quy mô tư bản ứng trước. Quy mô tư bản ứng trước càng lớn, càng có điều kiện phát triển nhanh, do đó tích lũy ngày càng nhiều.

4.     Tích tụ tư bản là : sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa một phần giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Tích tụ tư bản là một tất yếu. Trước hết đó là do yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, của cạnh tranh và của tiến bộ kĩ thuật. Đồng thời trình độ bóc lột và khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được ngày càng tăng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản là điều kiện vật chất làm cho khả năng tư bản hóa giá trị thặng dư biến thành hiện thực tích tụ cơ bản.

5.     Tập trung tư bản :  là sự tăng thêm quy mô tư bản bằng cách kết hợp nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản lớn hơn.

6.     Sự giống và khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản :

·        Giống nhau : Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ chúng đều làm tăng thêm quy mô tư bản cá biệt.

·        Khác nhau : Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô tư bản xã hội, phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản còn tập trung tư bản chỉ phân phối và tổ chức lại các tư bản xã hội, nó phản ánh quan hệ trực tiếp các nhà tư bản.

ðTích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ với nhau và tác động thúc đẩy nhau. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt khiến cho cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến sự tập trung tư bản. Tập trung tư bản tạo ra điều kiện để tăng cường giá trị thặng dư và đẩy mạnh tích tụ tư bản. Nếu gạch bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa thì tích tụ và tập trung tư bản là hình thức tích tụ và tập trung sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn xã hội, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất.

7.     Liên hệ vấn đề tích tụ và tập trung vốn hiện nay của Việt Nam : Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ có đường lối, kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế là chưa đủ, còn cần nguồn lực vật chất tương ứng đi kèm. Nguồn vốn không chỉ quyết định đến qui mô, tính chất dự án mà còn có ảnh hưởng lớn đến kết quả dự án đó cả về thời gian hoàn thành, lẫn phạm vi ảnh hưởng. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, để tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển nền sản xuất theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Với Việt Nam, chúng ta đã có bước khởi đầu đáng mừng, tuy nhiên không thể phủ nhận tình trạng khan hiếm vốn trong nước. Việt Nam muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trước hết cần có một nguồn vốn lớn. Để làm được điều đó chúng ta cần phát huy những nguồn lực trong nước, bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sun