súng trung liên RPD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tính năng chiến đấu, tên gọi tác dụng các bộ phận chính súng trung liên RPD

I. Tác dụng, tính năng chiến đấu:

Như AK, chỉ khác:

- Chỉ bắn được liên thanh

- Tiếp đạn bằng dây băng nửa mềm  mắt hở, hộp tiếp đạn 100 viên, tầm bắn thẳng vứi mục tiêu người nằm 365m, với mục tiêu người chạy 540m, tốc độ đầu đạn là 750m/s. Tốc độ bắn liên thanh 650 phát/phút (lý thuyết), tốc độ bắn trên thực tế chỉ 150 phát/phút. Trọng lượng súng 7,4Kg, khi lắp đủ 100 viên đạn thì nặng 9Kg.

II. Cấu tạo, các bộ phận chính của súng RPD: 11 bộ phận.

1. Nòng súng:

- Tác dụng: làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định, làm cho đầu đạn tự xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động.

2. Bộ phận ngắm:

- Tác dụng: để ngắm bắn và mục tiêu ở các cự ly khác nhau.

3. Hộp khóa nòng:

- Tác dụng: để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động.

4. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng.

- Tác dụng: để kéo băng đạn đưa vào và đường tiến của sống đẩy đạn.

- Nắp hộp khóa nòng: liên kết các bộ phận tiếp đạn và đậy giá trên của hộp.

5. Bệ khóa nòng và thoi đẩy:

- Tác dụng:

Bệ khóa nòng: làm cho khóa nòng chuyển động.

Thoi đẩy: chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng lùi.

6. Khóa nòng:

- Tác dụng: đẩy đạn vào buồng đạn, đóng và mở khóa.

7. Tay kéo bệ khóa nòng:

- Tác dụng: kéo khóa nòng về sau khi lắp đạn.

8. Bộ phận cò và báng súng:

- Tác dụng: Cò: để giữ và thả bệ khóa nòng và khóa nòng, khóa an toàn.

Báng súng: tì vai, giữ súng chắc khi bắn.

9. Bộ phận đẩy về:

- Tác dụng: đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về trước và giữ nắp hộp khóa nòng.

10. Băng đạn và hộp băng: chứa, chuyển tiếp đạn cho súng.

11. Chân súng: giữ súng chắc hơn khi bắn.

Câu 5: Tính năng chiến đấu, tên gọi tác dụng các bộ phận chính súng diệt tăng B41:

I. Tác dụng, tính năng chiến đấu:

1 Súng diệt tăng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của tiểu đội bộ binh do 1 người sử dụng dùng hảo lực tiêu diệt các mục tiêu như xe tăng, xe thiết giáp, ca nô, tàu xuồng, máy bay chiến đấu tại chỗ... Ngoài ra còn dùng tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong các công trình kiến trúc kém kiên cố bằng luồng xuyên tia nhiệt.

2. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 200-500m.

3. Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2,7m là 330m.

4. Tốc độ đầu đạn: 120m/s, tốc độ lớn nhất là 300m/s

5. Cỡ đạn 85mm.

6. Sức xuyên phụ thuộc vào góc chạm, nếu góc chạm bằng 90 độ (góc chạm tốt nhất) thì khả năng xuyên thép 280mm, xuyên bê tông 900mm, xuyên cát 800mm.

7. Trọng lượng súng 6,3Kg, quả đạn 2,2Kg, kính ngắm 0,5Kg.

II. Cấu tạo của súng, đạn:

* Nòng súng: làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định.

* Bộ phận ngắm cơ khí: để ngắm bắn và mục tiêu ở các cự ly khác nhau.

* Kim hỏa: truyền lực của búa đập vào hạt lửa của quả đạn.

* Cò và tay cầm:

- Tác dụng: Cò: khóa an toàn khi lắp đạn, giải phóng búa khi bóp cò.

- Tay cầm: cầm tay giữ súng chắc.

* Kính ngắm quan học:

Đo cự ly mục tiêu, là bộ phận ngắm chính của súng.

* Đầu đạn: tiêu diệt, phá hủy mục tiêu.

* Đuôi đạn, ống thuốc đẩy: giữ thăng bằng và ổn định hướng cho đạn khi bay, tăng thêm tốc độ bay cho đạn.

* Ống thuốc phóng: đẩy đạn bay đi.

* Ngòi nổ: làm nổ đạn khi chạm mục tiêu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro