LỜI KẾT. Tương lai của khoa lịch sử loài người như một ngành khoa học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏicủa Yali đi vào tận cốt lõi thực trạng loài ngườihiện nay, cũng như vào thấu tâm điểm lịch sử loàingười thời kỳ hậu Pleitoxen. Giờ đây, khi đã hoànthành cuộc du ngoạn ngắn vòng quanh các lục địa, chúngta sẽ trả lời Yali như thế nào đây?

Tôi sẽ nói vớiYali: lịch sử dài hạn của các dân tộc trên những lụcđịa khác nhau sở dĩ khác biệt nhau đến vậy không phảivì những khác biệt bẩm sinh trong bản thân các dân tộcđó, mà là do những khác biệt trong môi trường sống củahọ. Tôi tin rằng giá như người Australia bản địa vàngười Âu-Á có thể đổi chỗ cho nhau trong thời Hậu kỳPleitoxen thì ắt hẳn người Australia bản địa nguyênthủy giờ đây đã là những kẻ chiếm cứ hầu hếtchâu Mỹ và Australia cũng như Âu-Á, trong khi người Âu-Ábản địa hẳn đã bị teo nhỏ thành những nhóm dân manhmún bị chà đạp áp bức ở Australia. Có thể thoạt tiênngười ta sẽ loại bỏ ngay giả thiết này, coi nó chẳngcó ý nghĩa gì bởi chỉ thuần tưởng tượng thôi, khôngthể lấy gì kiểm chứng. Dẫu vậy các sử gia vẫn cócách để đánh giá các giả thuyết như vậy dựa trênnhững thử nghiệm hồi cố. Chẳng hạn, người ta có thểxét trường hợp điều gì đã xảy ra khi các nhà nôngchâu Âu được chuyển sang Greenland hay vùng Đồng bằngLớn ở Hoa Kỳ, và khi các nhà nông vốn gốc gác nguyênthủy từ Trung Quốc di cư sang quần đảo Chatham, vùngrừng mưa ở Borneo hay vùng đất núi lửa ở Java hoặcHawaii. Các thử nghiệm đó xác nhận một điều rằng,vẫn cùng những dân tộc cổ đại đó thôi, song tùy theohọ sống ở môi trường nào mà rốt cuộc họ bị diệtchủng, quay về lối sống săn bắt hái lượm hay tiếnlên xây dựng được nhà nước phức tạp. Tương tự,những người săn bắt hái lượm Australia bản địa, tùytheo họ di cư sang quần đảo Flinders, Tasmania hay miềnđông nam Australia [nghĩa là tùy theo môi trường họ sống- ND] mà cuối cùng họ đã bị tuyệt chủng, vẫn tiếptục săn bắt hái lượm với thứ công nghệ giản đơnnhất trong thế giới hiện đại, hay biết xây dựng kênhđào để duy trì một nghề cá có năng suất cao.

Dĩ nhiên, cáclục địa khác biệt nhau ở vô số đặc tính môi trườngcó khả năng ảnh hưởng đến quỹ đạo phát triển củaxã hội loài người. Song nếu chỉ đưa ra một danh sáchnhững khác biệt khả dĩ thì không đủ để trả lờicâu hỏi của Yali. Đối với tôi, chỉ có bốn nhóm nhântố trong số đó là những khác biệt quan trọng nhất.

Nhóm nhân tốđầu tiên là những sự khác biệt giữa các lục địavề chủng loại cây dại và thú hoang thích hợp đểthuần hóa. Đó là bởi sản xuất lương thực là nhân tốtối quan trọng để có thể tích lũy lương thực thặngdư hầu nuôi sống những người làm công việc chuyên mônngoài sản xuất lương thực, cũng như để hình thành dầnmột dân số đông đúc [mà hễ dân đông thì] sẽ có ưuthế về quân sự so với những nhóm dân ít ỏi ngay cảkhi chưa phát triển được ưu thế về công nghệ hoặctổ chức chính trị. Vì cả hai lý do trên, các vươngquốc nhỏ sơ khai sở dĩ phát triển lên được thànhnhững xã hội phức tạp về kinh tế, phân tầng về xãhội và tập trung hóa về chính trị thảy đều dựa trênsản xuất lương thực.

Song hầu hếtcây dại và thú hoang đều đã tỏ ra không thích hợp đểthuần hóa: nền sản xuất lương thực chỉ dựa trên mộtsố loài cây trồng và vật nuôi khá ít ỏi. Số lượngcác loài thích hợp để thuần hóa ở lục địa này khácbiệt rất lớn với ở lục địa khác, bởi sự khácbiệt giữa các khu vực trong từng lục địa và (trongtrường hợp các loài hữu nhũ lớn) còn bởi sự tuyệtchủng vào hậu kỳ Pleitoxen. Sự tuyệt chủng đó ởAustralia và châu Mỹ nghiêm trọng hơn nhiều so với ởÂu-Á hoặc châu Phi. Hậu quả là châu Phi ít phong phú hơnmột chút về sinh học so với Âu-Á vốn rộng hơn nhiều,châu Mỹ còn càng kém phong phú hơn, Australia lại càng kémhơn nữa, cũng như New Guinea quê hương của Yali (với diệntích chỉ bằng một phần bảy mươi so với Âu-Á và tấtcả các loài hữu nhũ lớn bản địa đều tuyệt chủngvào hậu kỳ Pleitoxen).

Trên mỗi lụcđịa, sự thuần hóa cây trồng và vật nuôi chỉ tậptrung vào một số vùng có lợi thế đặc biệt, các vùngnày chỉ chiếm một phần nhỏ tổng diện tích từng lụcđịa. Trong trường hợp cách tân công nghệ và thể chếchính trị cũng vậy, hầu hết các xã hội chủ yếu làtiếp thu từ các xã hội khác chứ không tự mình phátminh ra. Như vậy, sự phát tán và di cư trong phạm vi mộtlục địa góp phần quan trọng vào sự phát triển củacác xã hội trên lục địa đó, vốn về lâu dài thườngcó xu hướng chia sẻ những thành tựu của nhau (trong phạmvi môi trường cho phép) thông qua những quá trình mà mộtví dụ minh họa đơn giản là cuộc Chiến tranh Súng hỏamai của người Maori ở New Zealand. Có nghĩa là, các xãhội vốn dĩ thiếu một ưu thế nào đó thường hoặctiếp thu ưu thế đó từ các xã hội đang sở hữu nóhoặc, nếu không làm được vậy, sẽ bị các xã hội cósẵn ưu thế đó [tiêu diệt hoặc xua đuổi và] chiếmchỗ.

Từ đó ta cónhóm nhân tố thứ hai bao gồm những nhân tố ảnh hưởngđến tốc độ bành trướng và di cư, tốc độ này rấtkhác nhau từ lục địa này sang lục địa kia. Tốc độbành trướng và di cư nhanh nhất là ở Âu-Á, bởi trụcchính của Âu-Á là đông-tây và lục địa này có nhữngrào cản sinh thái và địa lý không lớn lắm. Lập luậnnày thật dễ hiểu đối với sự phát tán cây trồng vậtnuôi, vốn tùy thuộc rất nhiều vào khí hậu và do đótùy thuộc vào vĩ độ. Nhưng lập luận này cũng có thểáp dụng cho sự phát tán các phát minh công nghệ trongchừng mực người ta có thể ứng dụng chúng mà khôngphải điều chỉnh cho phù hợp với từng môi trường cụthể. Sự phát tán đó chậm hơn ở châu Phi và đặc biệtchậm ở châu Mỹ vì các lục địa này có trục chínhbắc-nam và nhiều rào cản địa lý cũng như rào cảnsinh thái. Sự bành trướng cũng đặc biệt khó khăn ởNew Guinea, nơi địa hình cắt xẻ và những dãy núi caokéo dài ngăn cản mọi bước tiến đáng kể hướng đếnsự thống nhất về chính trị và ngôn ngữ.

Liên quan đếncác nhân tố ảnh hưởng đến sự phát tán trong nộibộ từng lục địa là nhóm nhân tố thứ ba ảnhhưởng đến sự phát tán giữa các lục địa vớinhau - sự phát tán này vốn cũng có thể góp phần làmhình thành tổng thể các loài thuần hóa và công nghệcủa từng lục địa. Sự phát tán giữa các lục địacũng mỗi nơi một khác, bởi một số lục địa [có vịtrí] cách biệt hơn so với các lục địa còn lại. Trongvòng 6.000 năm trở lại đây, sự phát tán dễ dàng nhấtlà giữa Âu-Á với châu Phi hạ Sahara, qua đó cung cấpcho châu Phi hầu hết các loài gia súc. Nhưng sự phát tángiữa hai bán cầu đã không hề đóng góp gì cho các xãhội phức tạp của người châu Mỹ bản địa bởi vìchâu Mỹ ở các vĩ độ thấp thì bị ngăn cách với Âu-Ábởi đại dương bao la, còn ở vĩ độ cao thì lại ngăncách bởi địa lý và khí hậu chỉ thích hợp cho lốisống săn bắt hái lượm. Đối với người Australia bảnđịa vốn bị ngăn cách với Âu-Á qua hàng rào biển cảvà quần đảo Indonesia thì phần đóng góp duy nhất từÂu-Á là loài chó dingo.

Nhóm nhân tốthứ tư và cuối cùng là những khác biệt về diện tíchhoặc tổng dân số giữa các lục địa. Lục địa nàodiện tích rộng hơn hoặc đông dân hơn thì cũng có nhiềunhà phát minh tiềm năng hơn, nhiều xã hội cạnh tranhhơn, nhiều phát minh để tiếp thu hơn, và cũng nhiều sứcép để phải tiếp thu và duy trì đổi mới hơn, bởi xãhội nào không làm được chuyện đó thường sẽ bị cácxã hội cạnh tranh khác tiêu diệt. Đó là số phận củangười Pygmy châu Phi và nhiều quần thể săn bắt háilượm khác đã bị các nhà nông chiếm chỗ. Ngược lại,đó cũng là số phận của những nhà nông Norse bướngbỉnh và bảo thủ ở Greenland, đã bị những người sănbắt hái lượm Eskimo chiếm chỗ bởi phương pháp và kỹnăng để sinh tồn của người Eskimo là ưu việt hơnnhiều so với của người Norse trong điều kiện Greenland.Trong số các lục địa trên thế giới, diện tích rộngnhất và có nhiều xã hội cạnh tranh nhất là Âu-Á, nhỏvà ít hơn nhiều là ở Australia và New Guinea, đặc biệtít ở Tasmania. Bắc Mỹ và Nam Mỹ tuy cộng lại thì rộngthật, song hai khối đất liền này bị ngăn cách khỏinhau bởi [rào cản] địa lý và sinh thái cho nên trên thựctế chúng như là hai lục địa nhỏ gắn vào nhau mộtcách lỏng lẻo.

Bốn nhóm nhântố nói trên tạo thành những khác biệt to lớn về môitrường mà ta có thể định lượng một cách khách quanvà không cần phải bàn cãi. Tuy ai đó có thể hoài nghitrước ấn tượng chủ quan của tôi rằng người NewGuinea nhìn chung thông minh hơn người Âu-Á, nhưng không aicó thể phủ nhận rằng New Guinea có diện tích nhỏ hơnnhiều và số loài thú lớn ít hơn nhiều so với Âu-Á.Tuy nhiên, nhắc đến những khác biệt về môi trườngnày có thể khiến các sử gia dán cho cái nhãn là "quyếtđịnh luận địa lý" và khiến họ sửng cồ. Cái nhãnnày xem ra có những hàm ý chẳng dễ nghe cho lắm, đạiloại như tính sáng tạo của con người chẳng hề có ýnghĩa gì, hoặc con người chúng ta chẳng qua như nhữngrôbốt mà khí hậu và hệ động thực vật đã lậptrình cho thế nào thì đành chịu như thế ấy thôi. Dĩnhiên, e ngại như thế là không đúng chỗ. Nếu không cótính sáng tạo của con người thì ắt hẳn ngày nay chúngta vẫn cứ cắt thịt bằng công cụ đá và ăn sống nhưtổ tiên chúng ta cách đây hàng triệu năm. Mọi xã hộiloài người đều có những người đầy tính phát minh.Chẳng qua là một số môi trường cung cấp cho con ngườinhiều vật liệu khởi đầu hơn, nhiều điều kiện thuậnlợi hơn để sử dụng các phát minh so với những môitrường khác.

Những lời đápđó cho câu hỏi của Yali dài hơn và phức tạp hơn so vớichính Yali chờ đợi. Tuy nhiên, có khi các sử gia lạithấy chúng quá ngắn và quá đơn giản hóa. Nén 13.000 nămlịch sử trên mọi lục địa vào một cuốn sách dày 400trang, vậy hóa ra cứ mỗi trang là dành cho 150 năm trênmột lục địa, đã vậy thì làm sao tránh được quá sơsài và đơn giản hóa. Thế nhưng, bù lại sự nén chặtđó có một cái lợi: nhờ đối chiếu các khu vực vớinhau trên cơ sở dài hạn, ta mới rút ra được nhữngđiều không thể suy ra nếu chỉ nghiên cứu ngắn hạntừng xã hội một.

Lẽ tự nhiên,rất nhiều vấn đề mà câu hỏi của Yali nêu ra vẫnchưa có lời giải đáp. Hiện nay ta có thể đưa ra mộtsố lời giải đáp từng phần và xác định những gìcần phải nghiên cứu trong tương lai, chứ một lý thuyếtđầy đủ thì chưa. Thử thách bây giờ là phải pháttriển khoa lịch sử nhân loại thành một ngành khoa học,ngang hàng với các khoa học lịch sử đã được thừanhận như thiên văn học, địa chất học và sinh họctiến hóa. Do vậy hẳn sẽ là thích hợp nếu tôi khéplại cuốn sách này bằng cách nhìn đến tương lai củangành lịch sử cũng như phác thảo những nét chính củamột vài vấn đề còn chưa có lời giải đáp.

Phần khai triểnđơn giản nhất cho cuốn sách này sẽ là tiếp tục xácđịnh và qua đó chứng minh một cách thuyết phục hơnvai trò của sự khác biệt giữa các lục địa theo bốnnhóm nhân tố dường như là quan trọng nhất. Để minhhọa những khác biệt về nguyên liệu khởi điểm choviệc thuần hóa, tôi đã đưa ra tổng số các loài hữunhũ lớn ăn cỏ và ăn tạp sống trên đất liền củatừng lục địa (Bảng 9.2) và các loài ngũ cốc hạt lớncủa từng lục địa (Bảng 8.1). Một hướng khai triểnkhác là tập hợp các số liệu tương ứng về các loàicây rau có hạt lớn như đậu, đỗ và đậu tằm. Ngoàira, tôi có nhắc tới các nhân tố khiến cho nhiều loàihữu nhũ lớn không hội đủ tư cách để được thuầnhóa, nhưng tôi chưa lập bảng để chỉ ra bao nhiêu loàiứng viên đã bị loại bởi từng nhân tố trên từng lụcđịa. Nếu làm được vậy thì sẽ rất thú vị, nhấtlà đối với châu Phi nơi tỷ lệ các loài ứng viên bịloại là cao hơn so với ở Âu-Á: những nhân tố loại bỏnào là quan trọng nhất ở châu Phi, và cái gì đã khiếncác nhân tố đó xuất hiện với tần suất cao nơi cácloài hữu nhũ châu Phi? Dữ liệu định lượng cũng cầnđược tổng hợp để kiểm chứng các tính toán sơ bộcủa tôi về sự khác biệt giữa tốc độ phát tán dọctheo trục chính của Âu-Á so với dọc theo trục chính củachâu Mỹ và châu Phi.

Sựkhai triển thứ hai sẽ áp dụng cho những phạm vi địalý nhỏ hơn và quãng thời gian ngắn hơn so với trong cuốnsách này. Chẳng hạn, câu hỏi hiển nhiên sau đây ắthẳn đã nảy ra trong đầu bạn đọc: tại sao, trong nộibộ Âu-Á, chính các xã hội châu Âu, chứ không phải cácxã hội vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu, Trung Quốc hay Ấn Độ,đã trở thành những xã hội đi chinh phục châu Mỹ vàAustralia, dẫn đầu về công nghệ và trở thành kẻ thốngtrị về chính trị và kinh tế trong thế giới hiện đại?[Nếu có một] sử gia sống ở bất cứ thời kỳ nàotrong khoảng từ 8.500 năm tr.CN đến năm 1450 mà ngay từhồi đó đã cố thử tiên đoán các quỹ đạo lịch sửtrong tương lai, ông ta ắt hẳn sẽ cho rằng châu Âu ítcó khả năng trở thành kẻ thống trị hơn cả bởi tronghầu hết 10.000 năm đó châu Âu là khu vực chậm tiếnnhất trong số ba khu vực nói trên của Cựu Thế giới.Từ năm 8500 tr.CN cho tới khi Hy Lạp và kế đó là bánđảo Italia hưngkhởi sau năm 500 tr.CN, hầu như tất cả những cách tânquan trọng ở phía tây Âu-Á - thuần hóa vật nuôi, thuầnhóa cây trồng, chữ viết, nghề luyện kim, bánh xe, nhànước, v.v. - đều phát sinh ở Lưỡi liềm Phì nhiêu hoặcgần đó. Cho tới khi cối xay chạy bằng sức nước trởnên phổ biến vào khoảng năm 900, châu Âu về phía tâyhay phía bắc dãy Alpes đã chẳng đóng góp được gì quantrọng cho công nghệ hay nền văn minh của Cựu Thế giới;thay vì vậy châu Âu chỉ tiếp thu các thành tựu từ vùngphía đông Địa Trung Hải, Lưỡi liềm Phì nhiêu và TrungQuốc. Thậm chí từ năm 1000 đến năm 1450 dòng chảy khoahọc và công nghệ đổ vào châu Âu chủ yếu là từ cácxã hội Hồi giáo trải dài từ Ấn Độ đến Bắc Phichứ không phải là ngược lại. Cũng trong các thế kỷđó Trung Quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ, do đãtự mình khởi đầu sản xuất lương thực từ rất sớm,gần như cùng lúc với Lưỡi liềm Phì nhiêu.

Thế thì tạisao rốt cuộc Lưỡi liềm Phì nhiêu và Trung Quốc lạiđánh mất lợi thế xuất phát to lớn - đi trước nhữnghàng ngàn năm - về tay châu Âu vốn xuất phát muộn hơn?Dĩ nhiên, người ta có thể chỉ ra những nguyên nhân trựctiếp khiến châu Âu hưng khởi: sự phát triển tầng lớpthương nhân, chủ nghĩa tư bản và sự bảo hộ quyềnphát minh ở châu Âu, ở châu Âu đã không xuất hiện cácchính thể chuyên chế tuyệt đối và chế độ thuế khóahà khắc, và truyền thống Hy Lạp - Do Thái - Thiên Chúagiáo của châu Âu vốn dĩ có tinh thần truy vấn có tínhphê phán dựa trên kinh nghiệm (critical empirical inquiry).Thế nhưng, dẫu đã có tất cả các nguyên nhân trựctiếp đó rồi, người ta vẫn phải nêu lên câu hỏi vềnguyên nhân tối hậu: tại sao bản thân các nguyên nhântrực tiếp đó lại phát sinh ở châu Âu chứ không phảiở Trung Quốc hay Lưỡi liềm Phì nhiêu?

Với Lưỡi liềmPhì nhiêu thì câu trả lời đã rõ. Một khi đã đánh mấtlợi thế xuất phát ban đầu mà nó từng có được nhờsự tập trung cao độ các loài cây và thú có thể thuầnhóa, Lưỡi liềm Phì nhiêu không còn lợi thế nổi bậtnào khác về địa lý. Ta có thể truy trở lại một cáchchi tiết xem lợi thế xuất phát của Lưỡi liềm Phìnhiêu đã biến mất như thế nào, khi các đế quốc hùngmạnh dần dần dịch chuyển về phía tây. Sau khi các nhànước vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu phát sinh vào thiên niênkỷ thứ IV tr.CN, trung tâm quyền lực lúc đầu vẫn nằmở Lưỡi liềm Phì nhiêu, luân chuyển giữa các nhà nướcnhư Babylon, Hittite, Assyria và Ba Tư. Khi người Hy Lạp dướithời Alexander Đại đế chinh phục tất cả các xã hộitiên tiến từ Hy Lạp đến tận Ấn Độ về phía đôngvào cuối thế kỷ thứ IV tr.CN, cuối cùng quyền lựccũng bắt đầu chuyển dịch một cách không thể đảongược về phía tây. Nó tiếp tục chuyển dịch về phíatây khi La Mã chinh phục Hy Lạp vào thế kỷ thứ II tr.CN,và sau khi đế quốc La Mã diệt vong thì quyền lực lạidịch chuyển thêm một lần nữa, về phía tây và phíabắc châu Âu.

Nếu so sánhLưỡi liềm Phì nhiêu ngày nay với những mô tả về nóvào thời cổ đại, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là nhântố chính tác động đến những sự chuyển dịch này.Ngày nay, những cách diễn đạt kiểu như "Lưỡi liềmPhì nhiêu" hay "nơi dẫn đầu thế giới về sản xuấtlương thực" nghe thật lố bịch. Nhiều khu vực rộnglớn của vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu xưa kia nay chỉ làsa mạc, bán sa mạc, thảo nguyên hoặc những địa hìnhbị xâm thực hay nhiễm mặn nặng nề không thể trồngtrọt được. Sự giàu có phù du của một số quốc giatrong khu vực đó ngày nay chỉ dựa trên mỗi tài nguyêndầu mỏ vốn không thể tái tạo được, nó che giấu sựthật rằng khu vực này vốn dĩ nghèo khó kinh niên, khókhăn lắm mới nuôi sống được bản thân mình.

Tuy nhiên, vàothời cổ đại hầu hết vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu vàkhu vực đông Địa Trung Hải bao gồm Hy Lạp phủ kíntoàn rừng. Lý do tại sao khu vực này chuyển hóa từ rừngcây phì nhiêu sang đất cằn hay sa mạc đã được cácnhà cổ thực vật học và khảo cổ học làm sáng tỏ.Các vùng rừng ngày xưa đã bị phát quang để trồngtrọt, bị đốn để lấy gỗ xây dựng, hoặc bị đốtlàm củi hay làm vữa. Vì lượng mưa thấp và do đó năngsuất ban đầu vốn dĩ đã thấp (tỷ lệ thuận vớilượng mưa) nên tốc độ cây mọc lại không theo kịptốc độ hủy diệt rừng, nhất là khi lại có quá nhiềudê gặm hết [mầm non]. Khi lớp thảm cây cỏ đã bị xóabỏ, nạn xâm thực diễn ra và các thung lũng bị lắngbùn, trong khi nông nghiệp tưới tiêu trong môi trường ítmưa chỉ dẫn tới sự tích tụ muối. Các quá trình nàykhởi đầu vào thời Đồ đá mới và vẫn tiếp diễncho đến thời hiện đại. Chẳng hạn, những cánh rừngcuối cùng gần kinh đô Nabatean cổ đại của xứ Petra ởJordan ngày nay đã bị người Thổ Ottoman đốn hạ trongquá trình xây dựng tuyến đường sắt Hejaz ngay trướcThế chiến Thứ nhất.

Như vậy, cácxã hội ở Lưỡi liềm Phì nhiêu và phía đông ĐịaTrung Hải đã có cái bất hạnh là phát sinh ở một môitrường nhạy cảm về sinh thái. Chúng đã tự sát vềsinh thái khi tiến hành hủy diệt cơ sở tài nguyên củachính mình. Quyền lực cứ thế chuyển dần về phía tâykhi các xã hội Địa Trung Hải lần lượt theo nhau tựlàm suy yếu chính mình, bắt đầu từ các xã hội cổnhất, các xã hội ở phía đông (vùng Lưỡi liềm Phìnhiêu). Phía bắc và phía tây châu Âu không phải chịu sốphận đó, chẳng phải vì cư dân vùng này thông minh hơnmà chỉ vì họ có được diễm phúc sống trong một môitrường sung sức hơn, nhiều mưa hơn nên cây cối có thểmọc lại nhanh chóng. Hầu hết miền bắc và miền tâychâu Âu vẫn có thể hỗ trợ nông nghiệp thâm canh cónăng suất cao ngay cả ở ngày nay, 7.000 năm sau khi nềnsản xuất lương thực được du nhập. Hệ quả là châuÂu tiếp thu được cây trồng, vật nuôi, công nghệ vàchữ viết từ Lưỡi liềm Phì nhiêu, trong khi Lưỡi liềmPhì nhiêu tự xóa tên mình khỏi [danh sách các] trung tâmchủ chốt về quyền lực và đổi mới.

Lưỡi liềm Phìnhiêu đã đánh mất lợi thế xuất phát to lớn của mìnhvào tay châu Âu như vậy. Nhưng tại sao Trung Quốc cũngđánh mất lợi thế xuất phát? Việc Trung Quốc tụt hậuthoạt trông có vẻ thật kỳ lạ, bởi Trung Quốc cónhững ưu thế không bàn cãi: sản xuất lương thực phátsinh ở đây cũng sớm gần như ở Lưỡi liềm Phì nhiêu,sự đa dạng sinh thái từ bắc Trung Quốc xuống nam TrungQuốc và từ vùng duyên hải cho đến vùng núi cao TâyTạng làm phát sinh nhiều chủng loại cây trồng, vậtnuôi và công nghệ rất khác nhau, diện tích rộng mênhmông và đất đai năng sản có khả năng nuôi sống mộtdân số khu vực cao nhất trên thế giới, và một môitrường ít khô hơn hoặc ít nhạy cảm về sinh thái hơnso với môi trường của Lưỡi liềm Phì nhiêu, cho phépTrung Quốc mãi đến ngày nay - gần 10.000 năm sau - vẫn cóthể duy trì một nền nông nghiệp thâm canh cao sản mặccho các vấn nạn môi trường đang ngày càng tăng vànghiêm trọng hơn so với ở Tây Âu.

Các ưu thếcùng lợi thế xuất phát đó đã cho phép Trung Quốc thờitrung đại dẫn đầu thế giới về công nghệ. Các phátminh công nghệ chính mà Trung Quốc đi đầu kể ra thì rấtdài trong đó có gang, la bàn, thuốc súng, giấy, nghề incùng nhiều thứ khác mà tôi đã nhắc tới trước đây.Vào đầu thế kỷ XV Trung Quốc đã cử những hạm độitìm châu báu, mỗi đoàn gồm hàng trăm chiếc thuyền dàitới 400 bộ (122 m) và tổng số thủy thủ đoàn lên tới28.000 người, băng qua Ấn Độ Dương đến tận bờ biểnĐông Phi từ hàng mấy thập kỷ trước khi ba con tàu bétí của Columbus băng qua Đại Tây Dương hẹp hơn nhiềuđể tới được bờ đông châu Mỹ. Tại sao những contàu của Trung Quốc đã không vòng qua mũi cực nam châuPhi mà thẳng tiến về phía tây để chiếm châu Âu làmthuộc địa trước khi ba con tàu bé tí của Vasco da Gamavòng quanh Mũi Hảo Vọng để mở màn công cuộc chinh phụcĐông Á của người châu Âu? Tại sao những con tàu củaTrung Quốc đã không băng qua Thái Bình Dương để chiếmcứ bờ tây châu Mỹ? Nói ngắn gọn, tại sao Trung Quốcđã đánh mất lợi thế xuất phát về công nghệ củamình vào tay châu Âu mà vốn dĩ trước kia lạc hậu đếnthế?

Nhìn kết cụccủa các hạm đội tìm châu báu của Trung Quốc, ta cóthể suy ra được vài manh mối. Bảy hạm đội như vậyđã khởi hành từ Trung Quốc trong khoảng từ 1405 đến1433. Sau đó thì các chuyến đi này bị đình hoãn vì mộtsai lầm điển hình của giới chính trị Trung Quốc, mộtsai lầm vốn cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nàokhác trên thế giới: sự tranh giành quyền lực giữa haiphe phái trong triều đình Trung Quốc (một bên là các hoạnquan, bên kia là đối thủ của họ). Người ta đồng nhấtviệc tổ chức và cầm đầu các hạm đội vượt đạidương với phe các hoạn quan. Cho nên, khi phe đối thủgiành được lợi thế trong cuộc tranh giành quyền lực,họ cũng chấm dứt luôn các chuyến đi này, về sau cònphá hủy luôn các xưởng đóng tàu và cấm mọi cuộchành trình vượt đại dương. Việc làm đó cũng tươngtự như những điều luật vốn đã kìm hãm việc trang bịđèn điện công cộng ở London vào thập niên 1880, sự côlập của Hoa Kỳ trong giai đoạn giữa Thế chiến Thứnhất với Thế chiến Thứ hai, cũng như rất nhiều nhữngbước thụt lùi khác ở rất nhiều nước khác, tất cảđều bắt nguồn từ những vấn đề chính trị cục bộ.Nhưng ở Trung Quốc thì có khác, bởi toàn bộ khu vựcnày được thống nhất về chính trị. Chỉ cần mộtquyết định đó là đủ để chấm dứt hoạt động củamọi hạm đội trên toàn cõi Trung Quốc. Một quyết địnhnhất thời là đủ trở thành không thể đảo ngược,bởi không một xưởng đóng tàu nào còn tồn tại vàtiếp tục đóng tàu đặng chứng minh cho sự ngu xuẩn củacái quyết định nhất thời đó cũng như làm hạt nhâncho sự hồi sinh các xưởng đóng tàu khác.

Giờ ta hãy sosánh các sự kiện đó ở Trung Quốc với những gì đãdiễn ra khi các đoàn tàu thám hiểm bắt đầu ra đi từchâu Âu vốn dĩ phân tán về chính trị. ChristopherColumbus sinh ra là người Ý nhưng thệ nguyện trung thànhvới công tước Anjou của Pháp, sau đó thì với nhà vuaBồ Đào Nha. Khi vua Bồ Đào Nha từ chối yêu cầu củaông xin được cấp tàu để thám hiểm về phía tây,Columbus quay sang công tước Medina-Sedonia nhưng ông này cũngkhước từ, kế đó sang bá tước Medina-Celi nhưng ông nàycũng từ chối nốt, cuối cùng Columbus viện tới vua vàhoàng hậu Tây Ban Nha, hai vị này đầu tiên khước từđề nghị của Columbus nhưng cuối cùng lại ưng thuận.Giá như châu Âu khi đó cũng thống nhất dưới quyền mộttrong ba vị vua chúa đầu tiên đã nói trên đây thì cuộcchinh phục châu Mỹ hẳn đã chết từ trong trứng nướcrồi.

Trên thực tế,chính vì châu Âu phân tán về chính trị mà Columbus đếnlần thứ năm thì rốt cuộc cũng thuyết phục được mộttrong số hàng trăm vị vua chúa của châu Âu đồng ý tàitrợ cho ông. Một khi Tây Ban Nha đã mở màn công cuộcchinh phục châu Mỹ, các nhà nước châu Âu khác nhìn thấybao nhiêu của cải đổ về Tây Ban Nha, thế là lại thêmsáu nhà nước nữa tham gia biến châu Mỹ thành thuộcđịa. Chuyện cũng tương tự như vậy đối với đạibác, đèn điện, nghề in, súng và vô số phát minh kháccủa châu Âu: đầu tiên mỗi phát minh như vậy bị ngườita hờ hững hoặc phản đối ở một số vùng của châuÂu vì những lý do riêng, nhưng một khi đã được tiếpthu ở một khu vực thì rốt cuộc chúng cũng bành trướngsang phần còn lại của châu Âu.

Các hệ quả đócủa sự phân tán về chính trị ở châu Âu tương phảnsâu sắc với hệ quả của sự thống nhất về chính trịở Trung Quốc. Từ thời này sang thời khác, triều đìnhTrung Quốc quyết định chấm dứt cả những hoạt độngkhác chứ không chỉ là thám hiểm vượt đại dương:triều đình đã từ bỏ việc phát triển một cỗ máy xesợi tinh xảo chạy bằng sức nước, ấy là cả mộtbước lùi khi Trung Quốc đã đứng trên ngưỡng cửa cáchmạng công nghiệp vào thế kỷ XIV, triều đình đã dẹpbỏ hay thậm chí hủy diệt hoàn toàn những chiếc đồnghồ cơ khí sau khi Trung Quốc từng dẫn đầu thế giớivề ngành chế tạo đồng hồ, nói chung là khước từthiết bị cơ giới và công nghệ [mà Trung Quốc từng cóđược] từ cuối thế kỷ XV. Những hậu quả tai hạitiềm tàng đó của sự thống nhất [về chính trị] lạinổi lên một lần nữa ở Trung Quốc ngày nay, đáng chúý là trong thời kỳ cuộc Cách mạng Văn hóa điên rồtrong thập niên 1960 và 1970, khi một quyết định của mộthay một dúm nhà lãnh đạo là đủ để đóng cửa hệthống trường học của toàn bộ đất nước trong suốtnăm năm.

Cả sự thốngnhất thường xuyên của Trung Quốc lẫn sự phân tántrường kỳ của châu Âu đều có lịch sử lâu dài.Những khu vực năng sản nhất của Trung Quốc hiện đạiđã được thống nhất về chính trị lần đầu tiên vàonăm 221 tr.CN và hầu như vẫn luôn luôn thống nhất từđó đến nay. Trung Quốc chỉ có một hệ chữ viết duynhất ngay từ thuở đầu, một ngôn ngữ thống trị duynhất trong suốt một thời gian dài, và một sự thốngnhất đáng kể về văn hóa trong suốt hai ngàn năm. Ngượclại, châu Âu chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất vềchính trị: mãi đến thế kỷ 14 nó vẫn còn chia manh múnthành 1.000 nước nhỏ độc lập, đến năm 1500 vẫn cònphân tán thành 500 nước, đến 1980 thì xuống mức tốithiểu còn 25 nước, nhưng lại tăng lên gần 40 nước vàothời điểm tôi viết câu này. Châu Âu có tới 45 ngônngữ, mỗi ngôn ngữ dùng một bảng chữ cái được điềuchỉnh riêng, đa dạng văn hóa thì lại càng cao hơn nữa.Việc châu Âu ngày nay cứ luôn bất đồng [về nhiều vấnđề] khiến ngay cả những nỗ lực khiêm nhường hầuđạt tới sự thống nhất châu Âu thông qua Cộng đồngkinh tế châu Âu (EEC) cũng không hiệu quả chẳng qua chỉlà một triệu chứng của tính phân tán về chính trịvốn đã thâm căn cố đế ở châu Âu.

Do vậy, để thấu hiểu vì sao Trung Quốc đánh mất sựưu việt về chính trị và công nghệ của mình vào taychâu Âu, chúng ta phải thấu hiểu sự thống nhất vốnăn sâu bén rễ ở Trung Quốc và sự phân tán vốn ăn sâubén rễ ở châu Âu. Một lần nữa, lời giải đáp cóthể suy ra từ những tấm bản đồ. Châu Âu có bờ biểnthụt sâu vào nhiều chỗ, với bốn bán đảo lớn có mứcđộ biệt lập gần như là những hải đảo, tất cảcác bán đảo này đều có ngôn ngữ, nhóm dân tộc vàchính phủ độc lập riêng: Hy Lạp, Italia, Iberia,Đan Mạch và Na Uy/Thụy Điển. Bờ biển Trung Quốc thìbằng phẳng hơn nhiều, chỉ có mỗi bán đảo Triều Tiênlân cận là khu vực có tầm quan trọng riêng. Châu Âu cóhai hòn đảo (Anh và Ailen) đủ lớn để đòi quyền độclập chính trị và duy trì ngôn ngữ cũng như nhóm dân tộcriêng, và một trong hai hòn đảo đó (Anh quốc) đủ lớnvà đủ gần nội địa để trở thành một cường quốcđộc lập chủ chốt ở châu Âu. Trong khi đó thì ngay cảhai hòn đảo lớn nhất của Trung Quốc là Đài Loan vàHải Nam mỗi hòn chỉ chưa bằng một nửa diện tíchAilen, không một đảo nào trong đó từng là một đếquốc độc lập chủ chốt cho mãi tới khi Đài Loan trỗidậy trong những thập kỷ gần đây nhất; và sự biệtlập về địa lý của Nhật Bản khiến cho nước này đốivới nội địa châu Á là biệt lập hơn nhiều về chínhtrị so với nước Anh trong tương quan với nội địa châuÂu. Châu Âu bị cắt xẻ thành nhiều đơn vị ngôn ngữ,dân tộc và chính trị độc lập bởi các dãy núi cao(Alpes, Pyrenees, Cácpát vàcác dãy núi vùng biên giới Na Uy), trong khi ở Trung Quốcnúi non tập trung ở cao nguyên Tây Tạng và chỉ là mộtrào cản ít đáng sợ hơn nhiều. Vùng trung tâm Trung Quốcđược nối liền từ đông sang tây bởi hai hệ thốngsông dễ đi lại chảy qua những thung lũng giàu phù sa(sông Dương Tử và sông Hoàng Hà), lại được nối kếttừ bắc xuống nam cũng dễ dàng như vậy cũng nhờ hai hệthống sông này (về sau được nối với nhau bằng nhữngkênh đào). Hệ quả là Trung Quốc từ rất sớm đã bịchi phối bởi hai khu vực địa lý then chốt có [nền sảnxuất lương thực] năng suất cao, hai khu vực này khôngcách biệt nhau nhiều lắm và cuối cùng hợp nhất thànhmột khu vực duy nhất. Hai dòng sông lớn nhất của châuÂu - Rhine và Danube - thì nhỏ hơn và chỉ kết nối mộtphần không lớn của châu Âu. Khác với Trung Quốc, châuÂu có nhiều khu vực then chốt nhỏ rải rác nơi này nơikhác, không một khu vực nào trong số đó đủ lớn đểchi phối các khu vực khác trong thời gian dài, và mỗi khuvực là trung tâm của những nhà nước thường là độclập [trong quá trình lịch sử].

Từ khi TrungQuốc được thống nhất vào năm 221 tr.CN, không một nhànước độc lập nào khác còn có cơ hội phát sinh và tồntại lâu dài ở Trung Quốc nữa. Mặc dù cũng có một sốthời kỳ phân liệt sau năm 221 tr.CN, nhưng rốt cuộcTrung Quốc vẫn được tái thống nhất. Nhưng sự thốngnhất châu Âu thì chưa bao giờ đạt được dù các nhàchinh phục như Charlemagne, Napoleon hay Hitler có quyết tâmvà nỗ lực đến thế nào đi nữa; ngay cả Đế quốc LaMã vào thời cực thịnh cũng chẳng bao giờ kiểm soátđược quá nửa diện tích châu Âu.



So sánh bờ biển Trung Quốc với bờ biển châu Âu, vẽtheo cùng một tỷ lệ. Lưu ý rằng so với bờ biểnTrung Quốc, bờ biển châu Âu có nhiều vùng lõm sâuhơn, có nhiều bán đảo lớn hơn và có hai hòn đảo lớn.

Như vậy, nhờsự gắn kết và có ít rào cản về địa lý mà TrungQuốc đã có được lợi thế ban đầu. Bắc Trung Quốc,Nam Trung Quốc, vùng duyên hải Trung Quốc và nội địaTrung Quốc, mỗi nơi đóng góp những cây trồng, vậtnuôi, công nghệ và nét văn hóa riêng vào nước Trung Hoathống nhất. Chẳng hạn, nghề trồng kê, kỹ thuật luyệnđồng và chữ viết phát sinh ở Bắc Trung Quốc, trong khinghề trồng lúa và kỹ nghệ luyện gang thì ra đời ởNam Trung Quốc. Trong hầu hết cuốn sách này tôi luôn nhấnmạnh, nếu không có những rào cản đáng sợ thì côngnghệ có thể phát tán dễ dàng. Nhưng sự gắn kết củaTrung Quốc cuối cùng lại trở thành điều bất lợi, bởichỉ cần một quyết định của một kẻ chuyên quyền làđủ để chặn đứng sự cách tân, mà chuyện đó xảyra không chỉ một lần. Ngược lại, sự chia cắt về địalý của châu Âu dẫn đến việc hình thành hàng trăm nhànước nhỏ độc lập và hàng trăm trung tâm đổi mớicạnh tranh với nhau. Nếu nước này không theo đuổi mộtphát minh nào đó thì sẽ có nước khác theo đuổi, buộccác nước láng giềng phải làm theo, nếu không thì sẽbị chinh phục hay tụt hậu về kinh tế. Những rào cảncủa châu Âu đủ để ngăn cản sự thống nhất vềchính trị, nhưng lại không đủ để ngăn cản sự bànhtrướng các công nghệ và ý tưởng. Chưa từng có kẻchuyên quyền nào có thể chặn đứng mọi [con đườngphát triển] trên toàn bộ châu Âu như ở Trung Quốc.

So sánh như vậyđể thấy rằng sự nối kết về địa lý đã gây ranhững tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với sựtiến hóa của công nghệ. Hệ quả là, về lâu dài, côngnghệ có thể phát triển nhanh nhất ở những khu vực nàocó mức độ nối kết trung bình, không quá cao cũng khôngquá thấp. Diễn trình phát triển của công nghệ trong1.000 năm qua ở Trung Quốc, châu Âu và tiểu lục địa ẤnĐộ là tiêu biểu cho hệ quả của mức độ nối kếtcao, trung bình và thấp ở lần lượt từng lục địa nóitrên.

Lẽ dĩ nhiên,còn có những nhân tố khác góp phần làm tiến trình lịchsử ở mỗi khu vực của Âu-Á diễn ra một khác. Chẳnghạn, Lưỡi liềm Phì nhiêu, Trung Quốc và châu Âu khácnhau ở mức độ bị đe dọa thường xuyên bởi nhữngcuộc xâm lăng man dã của các dân tộc du mục cưỡi ngựaở vùng Trung Á. Một trong các nhóm du mục đó (ngườiMông Cổ) cuối cùng đã hủy diệt các hệ thống tướitiêu từ thời cổ đại của Iran và Iraq, song không mộtnhóm du mục châu Á nào như vậy từng đi xa hơn đượcvùng đồng bằng Hungary để tiến sâu vào các khu rừng ởTây Âu. Các nhân tố môi trường khác còn là vị trí địalý mang tính trung gian của Lưỡi liềm Phì nhiêu, giúp khuvực này có thể kiểm soát các con đường giao thươngnối liền Trung Quốc và Ấn Độ với châu Âu, cũng nhưvị trí tương đối xa của Trung Quốc so với các nềnvăn minh tiên tiến khác của Âu-Á, khiến cho Trung Quốcgần như trở thành một ốc đảo riêng biệt khổng lồbên trong một lục địa. Vị trí tương đối biệt lậpcủa Trung Quốc đặc biệt có liên quan đến việc TrungQuốc ban đầu tiếp thu các công nghệ nhưng rồi lại từbỏ chúng, rất giống trường hợp Tasmania và các hòn đảokhác (Chương 13 và 15). Song những gì được bàn ngắn gọntrên đây ít nhất cũng có thể chỉ ra rằng các nhân tốmôi trường có liên quan đến những mẫu hình lịch sửở quy mô nhỏ và trong thời hạn ngắn, cũng như nhữngmẫu hình chung nhất của lịch sử.

Lịch sử củaLưỡi liềm Phì nhiêu và lịch sử Trung Quốc cũng cho tamột bài học bổ ích cho thế giới ngày nay: hoàn cảnhđã đổi thay, ngày xưa ta ưu việt nhất, nhưng điều đókhông bảo đảm rằng trong tương lai ta vẫn ưu việtnhất. Thậm chí người ta có thể tự hỏi biết đâucách lập luận dựa trên các nhân tố địa lý được sửdụng trong toàn bộ sách này rốt cuộc lại hoàn toànchẳng áp dụng được cho thế giới hiện đại, bởingày nay ý tưởng có thể được truyền bá khắp thếgiới một cách tức thì qua Internet còn hàng hóa thì đượcchuyên chở bằng máy bay từ lục địa này qua lục địakhác trong vòng có một đêm. Hình như trong thế giới ngàynay có những quy luật hoàn toàn mới áp dụng cho sự cạnhtranh giữa các dân tộc, mà hệ quả là sự trỗi dậycủa những thế lực mới như Đài Loan, Hàn Quốc,Malaysia và đặc biệt là Nhật Bản.

Tuy nhiên, nghĩkỹ lại, ta sẽ thấy rằng những quy luật tưởng nhưmới đó chẳng qua chỉ là những biến thể của các quyluật cũ mà thôi. Phải, transistor, vốn được phát minh ởPhòng Thí nghiệm Bell tại miền đông Hoa Kỳ vào năm1947, đã làm một cú nhảy xa 8.000 dặm (12.800 km, ND) làmkhai sinh nền công nghiệp điện tử của Nhật Bản, songcó những xứ gần Hoa Kỳ hơn nhiều so với Nhật Bảnchẳng hạn như Zaire hay Paraguay mà tại sao transistor khôngnhảy tới đó để khai sinh nền công nghiệp nào tươngtự? Những nước đang nổi lên vị trí cường quốc mớihiện nay cũng chính là những nước mà tự hàng ngàn nămtrước đã là bộ phận của các trung tâm thống trị cũdựa trên sản xuất lương thực, không thì cũng là nhữngnước mà cư dân bản địa đã bị các dân tộc xuấtphát từ các trung tâm đó di cư đến chiếm chỗ. Khácvới Zaire hay Paraguay, Nhật Bản và các thế lực mớikhác đã có khả năng khai thác transistor một cách nhanhchóng bởi cư dân của họ vốn đã trải qua một lịchsử lâu dài có chữ viết, có nghề cơ khí kim loại vàchính phủ tập trung hóa. Hai trung tâm sản xuất lươngthực xưa nhất trên thế giới - vùng Lưỡi liềm Phìnhiêu và Trung Quốc - ngày nay vẫn thống trị thế giớihiện đại, hoặc thông qua các nước vốn là hậu duệtrực tiếp của chúng (Trung Quốc hiện đại) hoặc thôngqua những nước nằm tại các khu vực láng giềng vốnchịu ảnh hưởng của hai trung tâm đó ngay từ sớm (NhậtBản, Hàn Quốc, Malaysia và châu Âu), hoặc thông qua nhữngnước do các dân tộc từ những trung tâm đó đến địnhcư hay thống trị (Hoa Kỳ, Australia, Brazil). Triển vọngđể người châu Phi hạ Sahara, người Australia bản địavà người châu Mỹ bản địa vươn lên vị trí thốngtrị thế giới vẫn còn xa vời. Bàn tay của diễn trìnhlịch sử từ 8.000 năm tr.CN vẫn đang đè nặng lên chúngta.

Trong số cácnhân tố khác liên quan đến việc trả lời câu hỏi củaYali, các nhân tố văn hóa và ảnh hưởng của các cánhân đóng vai trò quan trọng. Trước hết, nếu nói vềnhân tố văn hóa thì những nét đặc thù văn hóa củaloài người khác nhau rất nhiều từ nơi này sang nơi kháctrên thế giới. Một số sự biến đổi về văn hóa đóchắc chắn là sản phẩm của sự biến đổi về môitrường, và tôi đã bàn nhiều ví dụ về điều đótrong cuốn sách này. Nhưng có một câu hỏi hệ trọngliên quan đến tầm quan trọng khả dĩ của các nhân tốvăn hóa địa phương mà không liên quan gì đến môitrường. Một nét văn hóa nho nhỏ nào đó có thể phátsinh vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, nhất thời có tínhđịa phương, nhưng rồi nó trở thành cố định, khiếncho cả một xã hội nghiêng về những lựa chọn quantrọng hơn về văn hóa, như việc ứng dụng lý thuyếthỗn độn vào những lĩnh vực khoa học khác đã gợi ýcho chúng ta. Những quá trình văn hóa như vậy nằm trongsố những nhân tố khôn lường khiến cho lịch sử trởthành không thể tiên đoán được.

Ở Chương 13tôi đã kể đến một ví dụ là chiếc bàn phím QWERTYdành cho người đánh máy. Ban đầu nó đã chọn để đượcáp dụng trong số nhiều kiểu bàn phím, vì những lý docụ thể [mà thực chất là] nhỏ nhặt trong đó có ngànhsản xuất máy chữ ban đầu tại Hoa Kỳ vào thập niên1860, nghệ thuật bán máy chữ, một quyết định vào năm1882 của một Cô Longley (Ms Longley) nào đó, người sánglập Viện Tốc ký và Đánh máy tại Cincinnati, và thànhcông của học trò cưng lớp đánh máy của Cô Longley làFrank McGurrin, người đã đánh bại hoàn toàn Louis Taub,đối thủ trong một cuộc so tài đánh máy được công bốrộng rãi vào năm 1888 mà ở đó Taub không sử dụng bànphím QWERTY. Lẽ ra người ta đã có thể quyết địnhchuyển sang dùng bất cứ loại bàn phím nào khác vào bấtcứ thời điểm nào trong khoảng từ thập niên 1860 đếnthập niên 1880; chẳng hề có nhân tố môi trường nào ởHoa Kỳ tác động khiến cho bàn phím QWERTY được chuộnghơn các bàn phím khác. Thế nhưng, khi người ta đã quyếtđịnh rồi thì bàn phím QWERTY trở thành ăn sâu bén rễđến mức một thế kỷ sau nó vẫn được dùng cho bànphím máy vi tính. Cũng những lý do nhỏ nhặt tầm thườngnhư vậy, mà nay đã chìm khuất trong quá khứ xa xôi, ắthẳn đã tác động tới việc người Sumer quyết địnhdùng hệ đếm 12 thay cho hệ đếm thập phân (dẫn đếnngày nay chúng ta vẫn áp dụng các hệ thống một giờgồm 60 phút, một ngày gồm 24 giờ, một năm gồm 12 thángvà vòng tròn với 360 độ), tương phản với hệ đếmdựa trên cơ số 20 ở nền văn minh Trung Mỹ (dẫn đếnlịch của Trung Mỹ dùng hai chu kỳ song song, một chu kỳgồm 360 ngày có đặt tên và một chu kỳ gồm 365 ngày).

Các chi tiếtkiểu dáng máy chữ, đồng hồ và lịch như đã nói trênđây không ảnh hưởng đến sự thành công của các xãhội áp dụng những phát minh đó. Nhưng có thể dễ dànghình dung rằng lẽ ra chúng đã có thể ảnh hưởng đếnthế nào. Chẳng hạn, giá như bàn phím QWERTY của Hoa Kỳđã không được áp dụng ở bất cứ nơi nào khác trênthế giới - giả sử là, nếu Nhật Bản hay châu Âu đãáp dụng bàn phím Dvorak vốn hữu hiệu hơn nhiều - thìcái quyết định cỏn con đó vào thế kỷ XIX ắt đã cónhững hậu quả lớn lao đối với vị trí cạnh tranh củacông nghệ Hoa Kỳ vào thế kỷ XX.

Tương tự, mộtnghiên cứu tiến hành ở trẻ em Trung Quốc cho thấy nếuđược dạy bằng tiếng Trung Quốc phiên âm ra chữ cái(gọi là phiên âm pinyin) thì chúng học nhanh hơn so vớihọc bằng chữ Trung Quốc truyền thống với hàng ngànchữ tượng hình. Người ta từng cho rằng chữ tượnghình Trung Quốc ra đời là bởi nó rất tiện để phânbiệt các từ trong tiếng Trung Quốc vốn rất nhiều từđồng âm dị nghĩa. Nếu quả thật vậy thì việc tiếngTrung Quốc có quá nhiều từ đồng âm dị nghĩa có thểđã tác động đến vai trò của chữ viết trong xã hộiTrung Quốc, song cũng khó mà nói rằng có một nhân tốnào đó trong môi trường của Trung Quốc ảnh hưởng đếnviệc tiếng Trung Quốc có nhiều từ đồng âm dị nghĩa.Phải chăng có một nhân tố ngôn ngữ hoặc văn hóa nàođó đã dẫn đến việc các nền văn minh phức tạp ởvùng Andes không phát minh được chữ viết, một thất bạimà nếu không phải vì lý do đó thì thật là khó hiểu?Phải chăng có một nhân tố nào đó trong môi trường ẤnĐộ khiến nước này lựa chọn chế độ xã hội-kinh tếdựa trên sự phân biệt hà khắc về đẳng cấp, điềuđã gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triểncông nghệ ở Ấn Độ? Phải chăng có gì đó trong môitrường Trung Quốc khiến nước này lựa chọn triết họcKhổng giáo và chủ nghĩa bảo thủ về văn hóa, điềucũng đã gây tác động sâu xa đến lịch sử? Tại saocác tôn giáo có xu hướng cải đạo người khác (đạoThiên chúa và đạo Hồi) đã là động lực cho sự thựcdân hóa và chinh phục giữa người châu Âu với ngườiTây Á, nhưng lại không phải là động lực tương tựgiữa người Trung Quốc với nhau?

Các ví dụ đócho ta thấy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến nhữngđặc thù văn hóa vốn không liên quan gì đến môi trườngvà thoạt tiên chẳng lấy gì làm quan trọng, nhưng cuốicùng lại có thể tiến hóa thành những đặc tính vănhóa có ảnh hưởng mạnh mẽ và trường tồn. Tầm quantrọng của các đặc thù văn hóa đó là một câu hỏiquan trọng chưa có lời giải đáp. Tốt nhất, ta nên tiếpcận câu hỏi đó bằng cách tập trung chú ý vào nhữngmẫu hình lịch sử nào vẫn còn nhiều khó hiểu sau khita đã tính đến tác động của tất cả các nhân tốmôi trường chính.

Thế còn tácđộng của các cá nhân có tính cách khác thường, đặcbiệt thì sao? Một ví dụ khá nhiều người biết ở thờihiện đại là trường hợp âm mưu ám sát Hitler đồngthời nổi loạn ở Berlin vào ngày 20 tháng 7 năm 1944 nhưngrồi đã thất bại trong gang tấc. Cả hai kế hoạch nàylà mưu đồ của một số người Đức, những kẻ tinchắc rằng nước Đức sẽ không thể thắng trong cuộcchiến này và muốn tìm kiếm hòa bình, vào thời điểmkhi mặt trận phía đông giữa người Đức với ngườiNga vẫn còn nằm chủ yếu bên trong biên giới nước Nga.Hitler bị thương vì một quả bom hẹn giờ cài trong mộtchiếc cặp đặt dưới một chiếc bàn trong phòng họp;giá như chiếc cặp được đặt gần ghế Hitler ngồi mộtchút thì lẽ ra ông ta đã chết. Giá như Hitler chết vàThế chiến Thứ hai đã chấm dứt ngay từ lúc đó thìbản đồ Đông Âu và diễn biến cuộc Chiến tranh Lạnhcủa thế giới ngày nay hẳn đã khác đi rất nhiều.

Một sự kiệnkhác ít người biết hơn nhưng lại còn có tính địnhmệnh hơn thế nữa là một tai nạn giao thông vào mùa hènăm 1930, hơn hai năm trước khi Hitler giành được chínhquyền ở Đức, khi chiếc ôtô mà trong đó ông ta đangngồi ở "ghế tử thần" (ghế hành khách phía trướcbên phải, cạnh tài xế) đâm vào một chiếc xe tảinặng. Chiếc xe tải chỉ kịp phanh lại vừa đủ đểkhông cán lên xe của Hitler mà nghiền nát ông ta. Tâm tínhkhác thường mang tính bệnh lý của Hitler có tầm quantrọng quyết định đối với chính sách và sự thànhcông của Đức quốc xã, thành thử nếu tay tài xế xetải kia nhấn phanh chậm hơn chỉ một giây thôi thì hìnhthái của cuộc Thế chiến Thứ hai có lẽ đã khác đinhiều lắm.

Ta có thể nghĩđến những cá nhân khác mà tính cách khác thường củahọ dường như đã ảnh hưởng đến lịch sử giống nhưtính cách khác thường của Hitler: Alexander Đại đế,Augustus, Phật Thích ca, Chúa Jesus, Martin Luther, Pachacutihoàng đế Inca, Mohammed, William Nhà Chinh phục, và Shaka vuacủa người Zulu, ấy là chỉ mới kể một số ít. Mỗingười trong số họ đã thực sự làm thay đổi các sựkiện đến mức độ nào, chứ không phải "chỉ" tìnhcờ là người thích hợp nhất được đặt vào đúng vịtrí nhất vào đúng thời điểm nhất? Nằm ở một tháicực là quan điểm của nhà sử học Thomas Carlyle: "Lịchsử phổ quát, cái lịch sử của những gì con người[viết thường, ND] thành tựu được trên thế giới này,chỉ nằm ở dưới đáy cái Lịch sử [viết hoa, ND] củanhững Vĩ Nhân [viết hoa, ND] đã từng hoạt động nơiđây". Ở cực đối lập là quan điểm của nhà chínhkhách Phổ Otto von Bismarck, kẻ mà, khác với Carlyle, từngcó kinh nghiệm dạn dày về những cơ chế vận hành nộitại của chính trị: "Nhiệm vụ của nhà chính khách làlắng nghe tiếng chân Thượng Đế [khi Người] bướcngang qua lịch sử và cố sao túm được đuôi áo Ngườikhi Người bước ngang qua".

Cũng như nhữngnét đặc thù về văn hóa, tính cách khác thường củacác cá nhân là những nhân tố khôn lường làm xoay chuyểntiến trình lịch sử. Chúng khiến cho lịch sử đâm rakhông thể nào lý giải nếu ta chỉ tính tới các nhân tốmôi trường hoặc thật ra là nếu chỉ tính tới bất kỳnguyên nhân nào có thể khái quát hóa. Tuy nhiên, vì mụcđích của cuốn sách này thì các nhân tố đó không liênquan cho lắm, bởi ngay cả kẻ bảo vệ lý thuyết Vĩ Nhânhăng hái nhất đi chăng nữa cũng khó lòng nói đượcrằng mẫu hình lớn nhất của lịch sử chỉ đượcquyết định chỉ bởi dăm ba Vĩ Nhân mà thôi. Có thểAlexander Đại đế quả thật đã thúc đẩy đôi chúttiến trình lịch sử của miền tây Âu-Á vốn đã cónhững nhà nước có chữ viết, sản xuất lương thực vàcó công cụ bằng sắt, nhưng ngài chẳng có liên quan gìđến chuyện trong khi miền tây Âu-Á hội đủ điều kiệnđể ra đời những nhà nước có chữ viết, sản xuấtlương thực và công cụ bằng sắt thì cùng lúc đóAustralia vẫn chỉ nuôi sống được những bộ lạc sănbắt hái lượm không có chữ viết cũng chẳng có công cụbằng kim loại. Dẫu vậy, các cá nhân phi thường thựcra có tác động sâu rộng và lâu dài đến mức nào đếnlịch sử, đó vẫn còn là một câu hỏi chưa có lờigiải đáp.

Khoa lịch sửthường không được coi là khoa học mà gần với mộtngành nhân văn hơn. Giỏi lắm thì lịch sử cũng chỉđược xếp làm một trong các ngành khoa học xã hội,nhưng là ngành ít mang tính khoa học nhất. Trong khi lĩnhvực chính quyền thường được gọi là "khoa học chínhtrị" còn giải Nobel về kinh tế thì liên quan đến"khoa học kinh tế", các Ban lịch sử [ở trường đạihọc] chẳng mấy khi tự gọi mình là "Ban Khoa học lịchsử". Nhiều sử gia không tự xem mình là nhà khoa họcvà ít được đào tạo về các ngành khoa học đã đượcthừa nhận cũng như các phương pháp luận của nhữngngành này. Từ "lịch sử" chẳng có nghĩa gì khác hơnlà một mớ chi tiết được diễn đạt bằng nhiều cáchngôn như: "Lịch sử chẳng qua là một sự kiện nàytiếp theo sự kiện kia», "Lịch sử không ít thì nhiềuchỉ là chuyện tầm phào", "Lịch sử chẳng hề cóquy luật nào hơn ngoài quy luật kính vạn hoa", vân vân.

Người ta khôngthể phủ nhận rằng, rút ra được những nguyên lý chungtừ việc nghiên cứu lịch sử là việc khó hơn nhiều sovới từ việc nghiên cứu quỹ đạo các hành tinh. Tuynhiên, những khó khăn đó theo tôi không phải chỉ riêngngành lịch sử mới có. Những ngành lịch sử khác vốntừ lâu đã được xếp vào hàng các khoa học tự nhiênnhư thiên văn học, khí hậu học, sinh thái học, sinh họctiến hóa, địa chất học và cổ sinh vật học cũngchẳng phải là không có những khó khăn tương tự. Song,thật không may, cách nhìn của người ta về ngành lịchsử lại thường dựa trên vật lý học và một vài khoahọc khác có phương pháp luận tương tự khoa vật lý.Các nhà khoa học thuộc các ngành này thường có khuynhhướng coi khinh vô lối đối với những ngành mà ở đócác phương pháp luận này không áp dụng được mà phảiđi tìm những phương pháp luận khác, chẳng hạn như lĩnhvực nghiên cứu của bản thân tôi là sinh thái học vàsinh học tiến hóa. Nhưng ta hãy nhớ lại rằng bản thântừ science (khoa học) vốn có nghĩa là "tri thức"(từ chữ Latinh scire nghĩa là "biết"và scientia nghĩa là "tri thức"), cái tri thứcmà người ta đạt được bằng bất cứ phương pháp nàophù hợp nhất với từng lĩnh vực cụ thể. Do vậy màtôi rất thông cảm với các sinh viên học ngành lịch sửnhân loại, thông cảm với những khó khăn mà các em phảiđương đầu.

Các khoa họclịch sử theo nghĩa rộng (kể cả thiên văn học và cácngành tương tự) có nhiều đặc tính chung khiến chúngkhác biệt với các ngành khoa học phi lịch sử như vậtlý học, hóa học và sinh học phân tử. Tôi xin nêu ra bốnđặc tính như vậy: phương pháp luận, tính nhân quả,tính tiên đoán và tính phức tạp.

Trong vật lýhọc, phương pháp chính để thu nhận tri thức là thựcnghiệm trong phòng thí nghiệm, trong đó người ta điềukhiển thông số cần được nghiên cứu, tiến hành nhữngthí nghiệm song song để đối chứng mà trong đó thông sốnày được giữ không đổi, giữ nguyên không đổi từđầu đến cuối các thông số khác, lặp lại cả thínghiệm chính và thí nghiệm đối chứng, sau đó thu đượcdữ liệu định lượng. Phương pháp này, vốn cũng ápdụng tốt với hóa học và sinh học phân tử, thườngđược đồng nhất với khoa học trong cách nghĩ củanhiều người, khiến người ta thường cho rằng thựcnghiệm chính là bản chất của khoa học. Thế nhưng, rõràng là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm chỉ có thểđóng vai trò nhỏ nhoi hay thậm chí chẳng có vai trò gìđối với nhiều ngành khoa học lịch sử. Người ta khôngthể dừng các thiên hà lại, không thể tùy ý khởi đầunhững trận bão táp hoặc thời kỳ Băng hà rồi lại chongưng, không thể thử tiêu diệt hết gấu xám trong vàicông viên quốc gia vì mục đích nghiên cứu, hoặc khôngthể cho diễn lại quá trình tiến hóa của khủng long.Thay vì vậy, trong các ngành khoa học lịch sử này ngườita phải thu thập tri thức bằng những phương tiện khác,chẳng hạn như quan sát, so sánh, và cái gọi là thựcnghiệm tự nhiên (lát nữa tôi sẽ quay lại điểm này).

Các khoa họclịch sử liên quan đến những chuỗi nhân quả trực tiếpvà nhân quả tối hậu. Trong hầu hết vật lý học vàhóa học, những khái niệm như "nguyên nhân tối hậu","mục đích" và "chức năng" là vô nghĩa, thế nhưngchính các khái niệm đó là tối quan trọng nếu ta muốnthấu hiểu các hệ sống nói chung và hoạt động củacon người nói riêng. Chẳng hạn, nếu nghiên cứu loàithỏ hoang Bắc cực mà lông chuyển từ màu nâu vào mùahè sang màu trắng vào mùa đông, nhà sinh học tiến hóakhông thể thỏa mãn với việc xác định nguyên nhân trựctiếp khá ư xoàng xĩnh rằng lông thỏ sở dĩ đổi màulà do cấu trúc phân tử của sắc tố và những phươngthức tổng hợp sinh học. Ông ta cần phải đào sâunghiên cứu những câu hỏi quan trọng hơn, về chức năngcủa việc đổi màu lông (để ngụy trang trước các loàithú dữ?) và nguyên nhân tối hậu của việc đổi màulông (có phải là sự chọn lọc tự nhiên khởi đầu từmột quần thể thỏ tổ tiên vốn dĩ không đổi màu lôngtheo mùa?) Tương tự, một sử gia nghiên cứu lịch sửchâu Âu không thể hài lòng với việc mô tả tình trạngcủa châu Âu vào cả năm 1815 lẫn năm 1918 như là vừađạt được hòa bình sau một chiến tranh toàn châu lụchao người tốn của. Có hiểu được những chuỗi sựkiện tương phản đã dẫn tới việc ký kết hai hiệpước hòa bình vào hai năm đó thì [sử gia] mới hiểuđược tại sao chỉ trong vòng vài thập kỷ sau cuộcchiến năm 1918 lại đã bùng ra một cuộc chiến toàn châuÂu còn hao người tốn của hơn nhiều, nhưng vài thập kỷsau năm 1815 thì không có cuộc chiến nào như thế. Nhưngcác nhà hóa học thì không cần phải gán một mục đíchhay một chức năng nào đối với sự va chạm giữa haiphân tử khí, cũng chẳng phải đi tìm nguyên nhân tốihậu cho cuộc va chạm đó.

Một khác biệtkhác nữa giữa các khoa học lịch sử với các khoa họcphi lịch sử là tính tiên đoán. Trong hóa học và vậtlý, để trắc nghiệm xem ai đó có thấu hiểu một hệhay không thì chỉ cần xem liệu người đó có thể tiênđoán được hành trạng tương lai của hệ đó hay không.Một lần nữa, nhà vật lý lại có xu hướng xem thườngsinh học tiến hóa và lịch sử bởi các khoa đó có vẻnhư không qua được bài sát hạch này. Trong các khoa họclịch sử, người ta có thể đưa ra những lý giải khimọi sự đã rồi (chẳng hạn vì sao một tiểu hành tinhchạm vào Trái đất từ 66 triệu năm trước có thể đãtận diệt loài khủng long nhưng nhiều loài khác thìkhông), nhưng để tiên đoán tương lai thì khó hơn (chúngta không thể biết chắc những loài nào sẽ bị đưa đếndiệt chủng nếu không có những sự kiện có thật trongquá khứ hầu dẫn dắt chúng ta). Tuy nhiên, các sử gia vànhà khoa học lịch sử vẫn tiên đoán, và kiểm chứngcác tiên đoán đó, xem những dữ liệu được phát hiệntrong tương lai sẽ soi sáng cho ta những gì về các sựkiện đã xảy ra trong quá khứ.

Những thuộctính của các hệ thống lịch sử mà làm cho nỗ lựctiên đoán đâm ra khó khăn có thể được mô tả theonhiều cách. Có thể chỉ ra rằng các xã hội loài ngườivà loài khủng long [là những hệ] cực kỳ phức tạp,mỗi bên đều có đặc thù là một lượng rất lớn cácbiến tố độc lập mà các biến tố này hô ứng lẫnnhau. Hệ quả là, những thay đổi nhỏ ở bậc thấp củatổ chức cũng có thể dẫn tới những thay đổi to lớnở bậc cao hơn của tổ chức. Một ví dụ tiêu biểu làphản xạ phanh gấp của một tài xế xe tải, trong vụtai nạn suýt nữa khiến Hitler mất mạng vào năm 1930, đãgây ra hiệu quả thế nào đối sinh mạng hàng trăm triệucon người bị giết chết hoặc bị thương trong Thếchiến Thứ hai. Mặc dù hầu hết các nhà sinh học đồngý rằng, xét cho cùng, các hệ sinh học hoàn toàn đượcxác định bởi các thuộc tính vật lý của chúng và tuântheo các quy luật của cơ học lượng tử, song xét vềmục đích thực tiễn thì tính phức tạp của hệ sinhhọc khiến cho tính nhân quả kiểu quyết định luận nàykhông nhất thiết dẫn đến việc có thể tiên đoántrước về [hành trạng của] hệ thống. Tri thức về cơhọc lượng tử chẳng giúp ai hiểu được tại sao cácloài ăn thịt có vú được du nhập vào Australia đã tiêudiệt quá nhiều loài có túi ở lục địa này đến nhưvậy, hoặc tại sao chính phe Đồng minh chứ không phảiphe Trung tâm đã thắng trong Thế chiến Thứ nhất.

Mỗi dòng sôngbăng, thiên hà, cơn bão, xã hội loài người và loài sinhhọc, thậm chí mỗi cá thể và mỗi tế bào của mộtloài có khả năng sinh sản bằng tính dục, đều là một[thực thể] có một không hai, bởi nó chịu ảnh hưởngcủa quá nhiều biến tố và được tạo thành bởi quánhiều bộ phận có thể biến thiên. Ngược lại, vớibất cứ hạt cơ bản và đồng vị nào của nhà vật lýhay bất cứ phân tử nào của nhà hóa học thì mọi cáthể của thực thể đều đồng nhất với nhau. Vì vậycác nhà vật lý và nhà hóa học có thể đề ra nhữngquy luật có tính quyết định luận và phổ quát ở cấpđộ vĩ mô, song các nhà sinh học và nhà sử học thì chỉcó thể đề ra những xu hướng có tính thống kê. Tôi cóthể tiên đoán với xác suất đúng rất cao rằng trong số1.000 trẻ sơ sinh chào đời sắp tới ở Trung tâm Y tếcủa Đại học California nơi tôi làm việc sẽ có khôngdưới 480 hoặc không quá 520 trẻ là trai. Thế nhưng tôichẳng có cách nào biết trước được hai đứa con củachính mình liệu có phải là trai không. Tương tự, các sửgia nhận xét rằng các xã hội bộ lạc có thể có nhiềukhả năng trở thành tù trưởng quốc hơn nếu quần thểcư dân ở đó đủ đông và mật độ đủ dày và nếucó tiềm năng sản xuất ra lương thực dự trữ, nếukhông thì sẽ khó hơn. Nhưng mỗi một quần thể địaphương như vậy lại có những nét đặc thù vô song củariêng mình, hệ quả là đã có những tù trưởng quốc rađời ở vùng cao nguyên Mexico, Guatemala, Peru và Madagascarnhưng ở cao nguyên New Guinea hay Guadalcanal thì không.

Lại còn mộtcách khác nữa để mô tả tính phức tạp và bất khảtiên đoán của các hệ lịch sử mặc dù xét đến cùngthì chúng vẫn có tính quyết định luận, ấy là nhậnxét rằng những chuỗi nhân quả kéo dài có thể khiếncho kết quả sau cùng bị tách biệt hẳn khỏi nguyên nhântối hậu vốn nằm ngoài lĩnh vực của ngành khoa họcđó. Chẳng hạn, khủng long có thể đã bị tuyệt chủngdo tác động của một tiểu hành tinh mà quỹ đạo củanó hoàn toàn được xác định bởi các định luật củacơ học cổ điển. Song, nếu như từng có nhà cổ sinhvật học nào sống vào 67 triệu năm trước, họ cũngchẳng thể tiên đoán được rằng loài khủng long sắpbị tiêu diệt tới nơi, bởi các tiểu hành tinh thuộc vềmột lĩnh vực khoa học mà giá trong hoàn cảnh khác thìrất xa lạ so với ngành sinh học khủng long. Tương tự,thời kỳ Tiểu Băng hà từ năm 1300 đến năm 1500 đã gópphần khiến người Norse ở Greenland tuyệt chủng, nhưngkhông một sử gia nào, thậm chí có thể không một nhàkhí hậu học hiện đại nào có thể tiên đoán đượcrằng sẽ có một thời kỳ Tiểu Băng hà.

Như vậy, nhữngkhó khăn mà các nhà sử học phải đương đầu khi thiếtlập những quan hệ nhân quả trong lịch sử các xã hộiloài người là rất giống với những khó khăn mà cácnhà thiên văn học, khí hậu học, sinh thái học, sinh họctiến hóa, địa chất học và cổ sinh vật học phảiđương đầu. Ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi ngànhtrong các ngành vừa kể đều gặp khó khăn bởi không thểtiến hành những sự can thiệp có kiểm soát nhằm mụcđích thử nghiệm, bởi sự phức tạp do có quá nhiềuyếu tố biến thiên và do đó là tính đặc thù độcnhất vô nhị của mỗi hệ, cũng từ đó mà không thểđề ra những quy luật phổ quát, và khó khăn trong việctiên đoán các thuộc tính mới xuất hiện và hành trạngtương lai của hệ. Việc tiên đoán trong ngành lịch sử,cũng như trong các khoa học lịch sử khác, là khả thi hơncả đối với những phạm vi không gian lớn và quãng thờigian dài, bởi khi đó thì những tính chất đặc thù củahàng triệu sự kiện nhỏ lẻ trở nên bị cào bằng.Cũng như tôi có thể tiên đoán tỷ lệ giới tính của1.000 trẻ sơ sinh sắp chào đời nhưng giới tính củachính hai đứa con mình thì chẳng tiên đoán được, sửgia có thể nhận ra những nhân tố khiến cho cuộc xungđột giữa các xã hội châu Mỹ và xã hội ÂuÁ sau13.000 năm phát triển riêng rẽ tất yếu phải dẫn đếnhậu quả chung như ta thấy ngày nay, song kết quả cuộcbầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1960 thì sử gia không thểtiên đoán được. Việc ứng viên nào đã nói những gìchỉ trong một cuộc tranh luận trên truyền hình vào tháng10 năm 1960 có thể đã dẫn đến Nixon thắng cử chứkhông phải Kennedy, nhưng dù cho ai đã nói cái gì thì cũngchẳng thể ngăn được người châu Âu chinh phục đượcngười châu Mỹ bản địa.

Làm cách nàosinh viên ngành lịch sử loài người có thể hưởng lợitừ kinh nghiệm của các nhà khoa học trong những ngànhkhoa học lịch sử khác? Có một phương pháp luận tỏ rahữu ích, ấy là phương pháp so sánh và cái gọi là thựcnghiệm tự nhiên. Tuy không một nhà thiên văn nào nghiêncứu sự hình thành thiên hà cũng như không một sử gianào nghiên cứu lịch sử loài người lại có thể thửnghiệm các hệ của mình trong phòng thí nghiệm, song cảhai đều có thể tận dụng các thực nghiệm tự nhiên,bằng cách so sánh các hệ vốn khác nhau ở chỗ có haykhông có (hoặc chịu ảnh hưởng mạnh hay yếu của) mộtnhân tố có tính nhân quả giả định nào đó. Chẳnghạn, các nhà truyền nhiễm học tuy không được phép chongười ta ăn một lượng lớn muối nhằm mục đích thínghiệm, nhưng họ vẫn có thể xác định tác động củaviệc hấp thụ nhiều muối bằng cách so sánh những nhómngười vốn dĩ đã khác nhau rất nhiều về lượng muốiăn vào; và các nhà nhân chủng học văn hóa, tuy không thểtiến hành thí nghiệm bằng cách cho một số nhóm ngườisống trong những môi trường có tài nguyên giàu nghèokhác nhau trong nhiều thế kỷ, song vẫn có thể nghiên cứuhậu quả lâu dài của việc giàu hay nghèo tài nguyên đốivới xã hội loài người bằng cách so sánh các quần thểngười Polynesia gần đây sinh sống trên những hòn đảocó nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu nghèo khác nhau.Nghiên cứu lịch sử loài người có thể dựa trên nhiềuthực nghiệm tự nhiên chứ không chỉ dựa trên so sánhgiữa năm lục địa có người sinh sống. Để so sánh,người ta cũng có thể sử dụng những hòn đảo lớn cónhững xã hội phức tạp phát triển trong tình trạng biệtlập đáng kể (như Nhật Bản, Madagascar, đảo Hispaniolacủa người châu Mỹ bản địa, New Guinea, Hawaii và nhiềutrường hợp khác) cũng như các xã hội trên hàng trămhòn đảo nhỏ hơn và các xã hội khu vực trên từng lụcđịa.

Thực nghiệm tựnhiên trong bất kỳ lĩnh vực nào, dù sinh thái học haylịch sử loài người, vốn dĩ đều có thể bị phê phánvề mặt phương pháp luận. Người ta phê phán phươngpháp này ở chỗ, [có thể] có sự biến thiên tự nhiêntrong các biến tố khác ngoài biến tố được khảo sátgây nhiễu loạn [hệ], cũng như việc suy ra các chuỗinhân quả từ mối tương quan quan sát được giữa cácbiến tố có không ít những khó khăn. Những khó khănmang tính phương pháp luận đó từng được bàn cãi chitiết đối với một số ngành khoa học lịch sử. Đặcbiệt là truyền nhiễm học, ngành khoa học chuyên suy luậnvề các căn bệnh của loài người bằng cách so sánh cácnhóm người (thường là qua nghiên cứu lịch sử hồicố), từng suốt một thời gian dài sử dụng thành côngcác quy trình được quy phạm hóa để xử lý những vấnđề tương tự như các vấn đề đặt ra cho các sử gianghiên cứu xã hội loài người. Các nhà sinh thái họccũng đã rất quan tâm đến các vấn đề thực nghiệm tựnhiên, một phương pháp luận mà họ phải viện tớitrong nhiều trường hợp khi việc can thiệp trực tiếp đểđiều khiển các biến tố sinh thái liên quan nhằm mụcđích thí nghiệm là hành vi vô đạo đức, không hợppháp hoặc bất khả thi. Các nhà sinh học tiến hóa mớiđây đã phát triển được những phương pháp còn phứctạp hơn nhằm rút ra kết luận từ sự so sánh các loàicây và thú khác nhau của những lịch sử tiến hóa màchúng ta đã biết.

Nói ngắn gọn,tôi thừa nhận rằng, thấu hiểu lịch sử loài ngườilà việc khó hơn nhiều so với thấu hiểu các vấn đềtrong những ngành khoa học mà ở đó lịch sử là khôngquan trọng và có ít biến tố cá biệt vận hành hơn. Tuynhiên, người ta đã đề ra được những phương phápluận thành công nhằm phân tích các vấn đề lịch sửtrong một vài lĩnh vực. Kết quả là lịch sử loài khủnglong, lịch sử các tinh vân và lịch sử các sông băngthường được coi như thuộc về khoa học tự nhiên chứkhông phải khoa học nhân văn. Song, khi nghĩ lại, ta sẽthấu suốt được nhiều điều về con đường [tiếnhóa] của con người hơn gấp bội so với của khủnglong. Vì vậy tôi lạc quan rằng chúng ta có thể theo đuổiviệc nghiên cứu lịch sử xã hội loài người một cáchmang tính khoa học cũng như nghiên cứu khủng long, và quađó có thể làm lợi cho xã hội chúng ta ngày nay bằngcách dạy cho ta biết cái gì đã nhào nặn nên thế giớihiện đại, cái gì có thể sẽ nhào nặn nên tương laicủa chúng ta.

LỜI NÓI THÊM VÀO NĂM2003:

Súng, vi trùngvà thép ngày nay

Súng, Vitrùng và Thép (SVT) bàn về việc tại sao các xãhội loài người phức tạp đã phát sinh trên mỗi lụcđịa theo một cách khác nhau trong 13.000 năm trở lại đây.Tôi hoàn tất việc hiệu chỉnh bản thảo vào năm 1996 vàcuốn sách được ấn hành trong năm 1997. Từ đó đếnnay tôi dành hầu hết thời gian để tiến hành những đềán khác, đặc biệt là cuốn sách kế tiếp của tôi vềsự sụp đổ các xã hội. Chính vì vậy khoảng cách bảynăm và sự chuyển hướng tập trung sang các đề án khácđã khiến tôi không thể tiếp tục theo sát Súng, Vitrùng và Thép. Nay nhìn lại, ta thấy thế nào về cuốnsách này, và kể từ lần xuất bản đầu tiên của cuốnsách có những gì đã xảy ra khiến các kết luận củanó bị thay đổi đi hay được triển khai thêm? Theo cáinhìn phải thừa nhận là còn thiên kiến của tôi, thôngđiệp chính của cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị, vàkể từ khi nó được xuất bản đến nay người ta đãđạt được nhiều bước phát triển mới, trong đó thúvị nhất là bốn triển khai câu chuyện đối với thếgiới hiện đại và lịch sử gần đây.

Kết luận củatôi trong cuốn sách là, các xã hội đã phát triển trênmỗi lục địa một khác là do môi trường trên mỗi lụcđịa một khác, chứ không phải do những khác biệt trongcấu trúc sinh học của con người. Công nghệ tiên tiến,tổ chức chính trị tập trung và các đặc tính khác củaxã hội phức tạp chỉ có thể phát sinh ở các quần thểngười định cư với mật độ cao có khả năng tích lũylương thực thặng dư - những quần thể nào kiếm đượccái ăn nhờ nền nông nghiệp vốn bắt đầu xuất hiệnvào khoảng 8.500 năm tr.CN. Nhưng các loài cây và thú cóthể thuần hóa, vốn có tầm quan trọng thiết yếu đểnông nghiệp có thể ra đời, lại được phân bố rấtkhông đều trên các lục địa. Các loài có thể thuầnhóa có giá trị cao nhất chỉ tập trung ở chín khu vựcnhỏ trên toàn thế giới, và cũng chín khu vực này đãtrở thành những nguyên quán sớm nhất của nền nôngnghiệp. Cư dân nguyên thủy của những nguyên quán đónhờ vậy đã có được lợi thế xuất phát để tiếnlên phát triển được súng, vi trùng và thép. Ngôn ngữvà gen của cư dân nguyên thủy ở các nguyên quán đó,cũng như gia súc, cây trồng, công nghệ và chữ viết củahọ, đã trở nên thống trị trong thế giới cổ đạicũng như thế giới hiện đại.

Các phát hiệntrong sáu năm gần đây nhất của các nhà khảo cổ học,di truyền học, ngôn ngữ học và các chuyên gia khác đãlàm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta về vấn đềnày mà không làm thay đổi những nét chính của nó. Chotôi kể ra đây ba ví dụ. Một trong những thiếu sót lớnnhất của diện bao quát về địa lý trong Súng, vitrùng và thép là Nhật Bản; trong ấn bản năm 1996tôi đã không có gì nhiều để nói về giai đoạn tiềnsử của khu vực này. Bằng chứng di truyền gần đây gợiý rằng dân tộc Nhật ngày nay là sản phẩm của một sựbành trướng nông nghiệp tương tự như các cuộc bànhtrướng mà tôi đã đề cập tới trong Súng, vi trùngvà thép: một sự bành trướng của các nhà nông TriềuTiên, bắt đầu vào khoảng 400 năm tr.CN, vào miền tâynam Nhật Bản và sau đó tiến lên phía đông bắc quầnđảo Nhật Bản. Những người này di cư sang Nhật Bảnmang theo nền nông nghiệp thâm canh và công cụ bằng kimloại, và họ hợp huyết với cư dân bản địa Nhật Bảnthời đó (có họ hàng với người Ainu ngày nay) để hìnhthành người Nhật Bản ngày nay, cũng như các nhà nôngvùng Lưỡi liềm Phì nhiêu hợp huyết với những ngườisăn bắt hái lượm nguyên thủy ở châu Âu để hìnhthành nên người châu Âu ngày nay.

Một ví dụkhác là, các nhà khảo cổ trước kia vẫn cho rằngngô, đậu và bí của Mexico đã đến được vùng đôngnam Hoa Kỳ bằng con đường trực tiếp nhất thông quavùng đông bắc Mexico và miền đông Texas. Thế nhưng hiệnnay người ta đang dần thấy rõ rằng con đường này vốnkhí hậu quá khô không thể làm nông nghiệp được; thayvì vậy các cây trồng đó đã di chuyển theo con đườngkhác dài hơn, bành trướng từ Mexico vào vùng tây nam HoaKỳ và kích thích sự ra đời các xã hội Anasazi ở đó,sau đó bành trướng từ New Mexico và Colorado về phía đôngngang qua các thung lũng sông của vùng Đồng bằng Lớn màthâm nhập vào vùng đông nam Hoa Kỳ.

Còn ví dụ cuốicùng, ở Chương 10 tôi đã nêu ra sự tương phản giữaviệc ở châu Mỹ thì cùng một cây hoặc những cây gầngũi nhau được thuần hóa nhiều lần độc lập với nhauvà tốc độ bành trướng của chúng rất chậm dọc theotrục bắc-nam châu Mỹ, trong khi ở Âu-Á mỗi loài câyhầu như chỉ được thuần hóa ở một trung tâm duy nhấtvà có thể bành trướng nhanh chóng theo trục đông-tâycủa lục địa này. Người ta đã tiếp tục tìm ra thêmnhiều ví dụ cho hai mẫu hình tương phản nhau này, songhiện nay ta cũng thấy rằng dường như hầu hết hoặctất cả Năm Loài Gia Súc Hữu Nhũ Lớn của Âu-Á cũng đãđược thuần hóa độc lập nhiều lần ở nhiều khu vựckhác nhau của Âu-Á - so với các cây trồng Âu-Á thì cókhác, song lại giống như các cây trồng của châu Mỹ.

Các khám phá đócũng như những khám phá khác bổ sung thêm những chi tiết- mà với tôi vẫn cứ đầy hấp dẫn - cho hiểu biếtcủa chúng ta về việc bằng cách nào việc phát sinh nghềnông đã kích thích sự ra đời các xã hội phức tạpdựa trên nông nghiệp trong thế giới cổ đại. Tuy nhiên,những thành tựu lớn nhất dựa trên Súng, vi trùngvà thép lại là sự khai triển các lĩnh vực vốnkhông phải là điểm tập trung chính của cuốn sách. Kểtừ khi sách được xuất bản, hàng ngàn người đã viếtthư, gọi điện thoại, gửi email cho tôi hoặc níu áo tôiđặng nói cho tôi biết họ nhận thấy có những sựtương đồng hoặc tương phản nào giữa các quá trình ởtầm lục địa vào thời cổ đại được đề cập tớitrong Súng, vi trùng và thép với những quá trìnhtrong thời hiện đại hay cận đại mà họ đang nghiêncứu. Tôi sẽ kể cho các bạn bốn trong số những sựkhai ngộ đó: nói ngắn gọn là, thứ nhất, ví dụ đầysáng tỏ về Cuộc chiến Súng hỏa mai ở New Zealand, thứhai, câu hỏi muôn thuở "Tại sao là châu Âu chứ khôngphải là Trung Quốc?", thứ ba, sự tương đồng giữacạnh tranh trong thế giới cổ đại với cạnh tranh trongthế giới kinh doanh hiện đại, lần này được đề cậpchi tiết hơn; và thứ tư, sự liên quan của Súng, vitrùng và thép với việc tại sao một số xã hộitrong thế giới ngày nay thì giàu có trong khi các xã hộikhác vẫn nghèo.

Vào năm 1996 tôicó dành một đoạn ngắn (trong Chương 13) để nói tớimột hiện tượng trong lịch sử New Zealand vào thế kỷXIX được gọi là Cuộc chiến Súng hỏa mai nhằm minh họacho thấy các công nghệ mới bành trướng mạnh mẽ đếnthế nào. Cuộc Chiến Súng hỏa mai là một chuỗi phứctạp các cuộc chiến tranh mà ngày nay chúng ta vẫn cònhiểu biết ít giữa các bộ lạc bản địa Maori ở NewZealand trong khoảng từ 1818 đến thập niên 1830 - ấy lànhững cuộc chiến tranh mà trong đó các bộ lạc vốntrước kia chỉ đánh nhau bằng vũ khí làm bằng đá vàgỗ thì nay bắn nhau bằng súng của châu Âu. Từ đó đếnnay đã có hai cuốn sách được xuất bản giúp ta hiểunhiều hơn về thời kỳ hỗn loạn đó trong lịch sử NewZealand, đặt nó vào bối cảnh lịch sử rộng hơn và làmrõ hơn mối liên hệ giữa nó với Súng, vi trùng vàthép.

Vào đầu thếkỷ XIX các nhà buôn, nhà truyền giáo và thợ săn cá voichâu Âu bắt đầu đến thăm New Zealand vốn là nơi sinhsống của các nhà nông và ngư dân Polynesia được gọilà người Maori từ 600 năm trước. Những người châu Âuđầu tiên đặt chân đến New Zealand tập trung ở mỏmcực bắc đảo này. Các bộ lạc Maori phía bắc đượctiếp xúc với người New Zealand sớm nhất nên cũng lànhững bộ lạc đầu tiên tiếp thu được súng hỏa mai,nhờ vậy mà có được ưu thế quân sự hơn so với tấtcả các bộ lạc chưa có súng hỏa mai. Họ tận dụng ưuthế đó để tính sổ với các bộ lạc láng giềng vốnlà kẻ thù truyền kiếp của mình. Nhưng họ cũng dùngsúng hỏa mai vào một kiểu chiến tranh mới: tiến hànhnhững cuộc hành quân đường dài để tấn công các bộlạc Maori cách mình đến hàng trăm dặm, nhằm chiếm đượcnhiều nô lệ hơn và giành được nhiều uy thế hơn sovới các bộ lạc đối thủ.

Đóng vai tròquan trọng chẳng kém gì súng hỏa mai của châu Âu (mànhờ đó người Maori đã có thể tiến hành những cuộctập kích tầm xa) là cây khoai tây do người châu Âu dunhập - vốn xuất xứ từ Nam Mỹ, cây này đã giúpngười Maori đạt được năng suất bình quân trên mỗihécta cao hơn hàng nhiều tấn so với cây khoai lang truyềnthống của họ. Sở dĩ trước kia người Maori không thểtiến hành những cuộc tập kích tầm xa như vậy là dohạn chế của loại cây trồng truyền thống đó: họtừng phải gặp hai khó khăn cùng một lúc, ấy là vừaphải nuôi sống các chiến binh đi đánh trận xa nhà trongmột thời gian dài, vừa phải nuôi những người ở lạigồm phụ nữ và trẻ em vốn phải trông vào sức lao độngcủa đàn ông trong việc trồng khoai thế nhưng đàn ôngthì lại đi đánh nhau cả. Cây khoai tây đã giúp giảiquyết được vấn đề nan giải đó. Vì vậy Cuộc chiếnSúng hỏa mai cũng có thể gọi bằng một cái tên ít hàohùng hơn là Cuộc chiến Khoai tây.

Dù được gọithế nào đi nữa, Cuộc chiến Súng hỏa mai/Khoai tây đãcó sức hủy diệt ghê gớm, giết chết khoảng một phầntư dân số nguyên thủy của người Maori. Số người bỏmạng cao nhất là khi một bộ lạc có nhiều súng hỏamai và nhiều khoai tây tấn công một bộ lạc có ít hoặchoàn toàn không có hai thứ đó. Trong những bộ lạc khôngnằm trong số đã tiếp thu được súng và khoai tây sớmnhất, một số bộ lạc đã hầu như bị tuyệt diệttrước khi họ kịp tiếp thu hai thứ đó, những bộ lạckhác thì đã quyết tâm tiếp thu cho bằng được hai thứđó và nhờ vậy phục hồi được thế cân bằng vềquân sự như trước. Một tình tiết trong các cuộc chiếntranh đó là khi người Maori chinh phục và thảm sát tậpthể người Moriori như đã được mô tả ở Chương 2.

Các cuộc Chiếntranh Súng hỏa mai/Khoai tây minh họa cho quá trình chínhyếu xuyên suốt lịch sử 13.000 năm qua: các nhóm ngườicó súng, vi trùng và thép, hoặc có được ưu thế vềcông nghệ và quân sự sớm hơn, đã bành trướng sang cáckhu vực khác nơi có những nhóm người khác sinh sống từtrước, cho đến khi các nhóm này bị những nhóm có ưuthế hơn kia chiếm chỗ hoặc cho đến khi tất cả đềucó chung những ưu thế mới. Lịch sử cận đại cho ta vôsố ví dụ về người châu Âu bành trướng sang các lụcđịa khác. Ở nhiều nơi, các dân tộc bản địa khôngphải châu Âu đã chẳng bao giờ có được cơ hội tiếpthu súng và rốt cuộc là hoặc mất mạng hoặc mất tựdo. Tuy nhiên, Nhật Bản đã thành công trong việc tiếpthu (thật ra là tiếp thu lại) súng, bảo toàn được nềnđộc lập của mình và trong vòng 50 năm đã dùng đượcnhững khẩu súng mới của mình để đánh bại một cườngquốc châu Âu trong cuộc chiến Nga - Nhật năm 1904-1905.Người Anh-điêng vùng Đồng bằng Lớn Bắc Mỹ, ngườiAnh-điêng vùng Araucania Nam Mỹ, người Maori ở New Zealandvà người Ethiopia đã tiếp thu được súng và dùng chúngđể chống trả được người châu Âu xâm lược trongmột thời gian dài mặc dù rốt cuộc cũng đành chịuthất bại. Ngày nay, các nước thuộc Thế giới thứ bađang làm hết sức mình để bắt kịp Thế giới thứnhất bằng cách tiếp thu những ưu thế về công nghệ vànông nghiệp của các nước này. Những sự bành trướngcông nghệ và nông nghiệp đó, mà thoạt tiên đã phátsinh từ sự cạnh tranh giữa các nhóm người, ắt phảitừng xảy ra vào vô số thời điểm khác và tại vô sốnơi chốn khác trong suốt 10.000 năm qua.

Theo nghĩa đóthì Cuộc chiến Súng hỏa mai/Khoai tây của New Zealandchẳng có gì lạ. Tuy những cuộc chiến tranh đó chỉ làmột hiện tượng có tính thuần túy địa phương, chỉbó hẹp ở New Zealand, song chúng lại khơi nên sự quan tâmcủa toàn thế giới bởi cung cấp một ví dụ sáng rõ,thu hẹp trong một không gian và thời gian nhất định, vềbiết bao nhiêu là hiện tượng có tính địa phương tươngtự. Chỉ trong vòng hai thập kỷ từ khi được du nhậpvào vùng phía bắc New Zealand, súng hỏa mai và khoai tây đãbành trướng 900 dặm (1.440 km, ND) về mỏm phía nam NewZealand. Trong quá khứ, nông nghiệp, chữ viết, và các vũkhí cải tiến trước khi súng ra đời đã phải mấtnhiều thời gian hơn gấp bội để bành trướng qua nhữngkhoảng cách lớn hơn gấp bội, song các quá trình xã hội[vốn là nền tảng cho] sự cạnh tranh và chiếm chỗ lẫnnhau giữa các dân tộc thì về bản chất vẫn là một.Ngày nay chúng ta tự hỏi liệu vũ khí hạt nhân có sẽtừ tám quốc gia hiện đang sở hữu chúng sinh sôi nảynở ra toàn thế giới do hệ quả của chính cái quá trìnhxã hội thường xuyên đầy bạo lực đó hay không.

Một lĩnh vựcthứ hai được thảo luận sôi nổi từ năm 1997 đến naycó tiêu đề có thể gọi là "Tại sao lại châu Âu chứkhông phải Trung Quốc?" Hầu hết cuốn Súng, vitrùng và thép bàn về những sự khác biệt giữa cáclục địa, chẳng hạn tại sao chính một số dân tộcÂu-Á chứ không phải người Australia bản địa, ngườichâu Phi hạ Sahara hay người châu Mỹ bản địa là nhữngkẻ đã bành trướng ra toàn thế giới trong thiên niên kỷvừa qua. Tuy nhiên, tôi đã nhận ra rằng nhiều độc giảcũng có thể tự hỏi: "Tại sao cùng là Âu-Á nhưng tạisao chính người châu Âu chứ không phải người Trung Quốchay nhóm nào khác đã bành trướng ra toàn thế giới?"Tôi biết độc giả sẽ không cho phép tôi kết thúc Súng,vi trùng và thép nếu tôi không nói năng gì về câuhỏi hiển nhiên này.

Vì vậy tôi đãxét một cách ngắn gọn vấn đề này trong Lời kết. Tôiđã đề xuất rằng sở dĩ châu Âu đã vượt qua TrungQuốc là do nguyên nhân tối hậu nào đó sâu xa hơn chứkhông phải những nguyên nhân trực tiếp theo quan niệmcủa hầu hết sử gia (tỉ như Khổng giáo của Trung Quốcđối lại với truyền thống Do Thái giáo - Thiên Chúagiáo của châu Âu, sự hưng khởi của nền khoa họcphương Tây, sự ra đời chủ nghĩa trọng thương và chủnghĩa tư bản châu Âu, nạn phá rừng ở Anh cộng vớitrữ lượng than của nước này, v.v.) Đằng sau các nguyênnhân đó và những nguyên nhân trực tiếp khác, tôi cònnhìn thấy "Nguyên lý Phân mảnh Tối ưu", nghĩa lànhững nhân tố địa lý tối hậu khiến cho Trung Quốctrở thành quốc gia thống nhất từ rất sớm và suốtphần lớn lịch sử từ đó đến nay vẫn thống nhất,trong khi châu Âu thì thường xuyên phân mảnh [thành nhiềuchủ thể chính trị độc lập, ND]. Sự phân mảnh củachâu Âu quả thật đã tạo điều kiện cho tiến bộ côngnghệ, khoa học và chủ nghĩa tư bản bởi nó tạo điềukiện cho sự cạnh tranh giữa các nước, cũng nhờ vậy[do châu Âu có nhiều nước, ND] nên các nhà phát minh nếukhông được tài trợ ở nước này thì có thể xin tàitrợ ở nước kia, bị o ép ở xứ này thì có thể xintrú ẩn ở xứ kia, trong khi sự thống nhất của TrungQuốc thì không.

Sau khi sách đượcxuất bản, các sử gia đã chỉ cho tôi thấy rằng, sựphân mảnh của châu Âu, sự thống nhất của Trung Quốc,cùng sức mạnh tương đối của cả châu Âu lẫn TrungQuốc, tất cả đều phức tạp hơn nhiều so với đượcmiêu tả trong sách của tôi. Ranh giới địa lý của cáccương vực chính trị/xã hội mà ta có thể gọi chung là"châu Âu" hay "Trung Quốc" thay đổi qua từng thếkỷ. Trung Quốc đã đi trước châu Âu về công nghệ ítnhất là cho tới thế kỷ XV và vẫn có thể lặp lạiđiều đó trong tương lai, trong trường hợp đó thì câuhỏi "Tại sao châu Âu chứ không phải Trung Quốc?" cóthể chỉ còn liên quan đến một hiện tượng nhất thờikhông được lý giải một cách sâu sắc. Sự phân mảnhvề chính trị có những hệ quả phức tạp hơn chứkhông phải chỉ là tạo diễn trường mang tính xây dựngcho sự cạnh tranh: chẳng hạn, sự cạnh tranh không chỉcó tính xây dựng mà còn có thể có tính hủy diệt (cứnghĩ tới hai cuộc Thế chiến Thứ nhất và Thế chiếnThứ hai thì rõ). Bản thân sự phân mảnh là một kháiniệm đa chiều chứ không bất biến và đơn nghĩa: nó cótác động thế nào đến sự đổi mới là còn tùy ởnhững nhân tố như liệu ý tưởng [của con người] và[bản thân] con người có thể dễ dàng vượt qua ranh giớingăn giữa các mảnh hay không, và liệu các mảnh đó khácbiệt nhau hay mảnh nào cũng giống mảnh nào. Sự phânmảnh liệu có "tối ưu" hay không cũng còn tùy ta dùngthước đo nào để lượng giá sự tối ưu; mức độphân mảnh tối ưu cho sự cách tân công nghệ có thểkhông phải là tối ưu đối với năng suất của nềnkinh tế, sự ổn định chính trị hay hạnh phúc của conngười.

Tôi có cảmtưởng rằng đại đa số các nhà khoa học xã hội vẫnchuộng những lối giải thích dựa trên các nguyên nhântrực tiếp đối với sự khác biệt giữa tiến trìnhlịch sử của châu Âu với tiến trình lịch sử củaTrung Quốc. Chẳng hạn, trong một bài tiểu luận thâmtrầm sâu sắc gần đây Jack Goldstone đã nhấn mạnh tầmquan trọng của "khoa học động cơ" của châu Âu (đặcbiệt là Anh), nghĩa là sự áp dụng khoa học vào sự pháttriển máy móc và công cụ. Goldstone viết: "Có hai vấnđề mà mọi nền kinh tế tiền công nghiệp đều phảiđối mặt: khối lượng và sự tập trung. Khối lượngnăng lượng cơ giới mà bất cứ nền kinh tế tiền côngnghiệp nào có được chỉ giới hạn ở các dòng chảycủa nước, những con vật hay người [mà người ta] cóthể nuôi ăn, và sức gió [mà người ta] có thể bắtđược. Ở bất cứ khu vực nào cố định về địa lý,khối lượng này càng bị giới hạn ngặt nghèo... Khólòng phóng đại ưu thế của nền kinh tế hay cường quốcquân sự/chính trị đầu tiên nào phát minh ra một phươngcách hầu thu được công hữu ích từ năng lượng trongcác nhiên liệu hóa thạch... Chính sự áp dụng năng lượnghơi nước vào việc xe sợi, vào việc di chuyển trên mặtnước và trên bộ, vào việc làm gạch, xay hạt, luyệnsắt, xúc đất, xây nhà, và tất cả các quy trình sảnxuất đã làm chuyển hóa nền kinh tế nước Anh... Có lẽđó hoàn toàn không chỉ là một thành tựu cần thiếtcủa nền văn minh châu Âu mà còn là sự phát triển phongphú của một nền khoa học động cơ vốn là hệ quảtình cờ của những hoàn cảnh đặc thù, tuy có thể rấtngẫu nhiên, đã tình cờ xảy ra tại nước Anh trong thếkỷ XVII và XVIII". Nếu lập luận này là đúng thì việcđi tìm những cách lý giải sâu xa về địa lý hay sinhthái sẽ chẳng có lợi lộc gì.

Quan điểm thiểusố đối lập với luận điểm trên, tương tự như quanđiểm của tôi trong Lời kết của Súng, vi trùng vàthép, đã được Graeme Lamp bàn chi tiết như sau:"Những khác biệt giữa châu Âu và Trung Quốc về sinhthái và địa lý giúp ta giải thích tại sao nền khoa họcở hai khu vực này lại có những số phận khác nhau đếnvậy. Trước hết, nền nông nghiệp [nhờ vào mưa tựnhiên] ở châu Âu chẳng có vai trò gì đối với nhà nướcbởi nhà nước hầu như luôn luôn ở xa các cộng đồngdân cư sở tại, và khi cách mạng nông nghiệp ở châu Âusản xuất được lương thực thặng dư ngày càng tăng,điều đó giúp cho sự ra đời nhiều thành thị tươngđối tự trị bên cạnh các thể chế thành thị chẳnghạn như các trường đại học từ trước khi ra đờicác nhà nước tập trung hóa vào cuối thời Trung cổ.Ngược lại, nền nông nghiệp dựa trên tưới tiêu vàkiểm soát lượng nước của Trung Quốc tạo điều kiệnthuận lợi để sớm hình thành những nhà nước mang tínhxâm hấn và cưỡng bức ở các thung lũng sông chủ yếu,trong khi các thành thị cùng những thể chế của thànhthị chẳng bao giờ đạt được mức độ tự trị cụcbộ như ở châu Âu. Thứ hai, địa lý Trung Quốc, khôngnhư địa lý châu Âu, không thuận lợi cho những nhà nướcđộc lập có thể tồn tại lâu dài. Thay vì vậy, địalý Trung Quốc tạo điều kiện cho sự chinh phục và thốngnhất trên một khu vực rộng lớn, theo sau đó là nhữngthời kỳ tương đối ổn định dưới sự thống trịcủa một đế chế. Hệ thống nhà nước hình thành từđó đã đè nén hầu hết các điều kiện thuận lợi chosự trỗi dậy của khoa học hiện đại... Cách giảithích được mô tả sơ lược trên đây rõ ràng là quáđơn giản hóa. Tuy nhiên, một trong những ưu điểm củacách lý giải này là tránh được lối vòng vo tam quốcvẫn thường có mặt trong những lối giải thích khôngđào sâu hơn những khác biệt về xã hội hoặc văn hóagiữa châu Âu và Trung Quốc. Bao giờ người ta cũng cóthể "quay" những lối giải thích như vậy bằng cáchđặt thêm một câu hỏi nữa: tại sao châu Âu và TrungQuốc khác nhau ở các nhân tố xã hội và văn hóa đó?Tuy nhiên, những cách giải thích nào bám rễ vào tận[những đặc trưng về] địa lý và sinh thái thì chạmtới được tầng sâu nhất [của vấn đề]".

Dung hòa đượchai cách tiếp cận khác nhau đó hầu giải đáp câu hỏi"Tại sao châu Âu chứ không phải Trung Quốc" vẫn làmột thử thách cho các nhà sử học. Lời giải đáp đócó thể có những hệ quả quan trọng [để người tabiết] Trung Quốc hay châu Âu nên được cai trị theo cáchnào là tốt nhất ngày nay. Chẳng hạn, xét từ quan điểmcủa Lamp và của tôi, thảm họa Cách mạng Văn hóa ởTrung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 - khi một số nhàlãnh đạo lầm lạc đã có thể đóng cửa toàn bộ hệthống trường học của đất nước lớn nhất thế giớitrong vòng năm năm trời - có thể không phải là một sailầm đơn nhất xảy ra chỉ một lần trong lịch sử, màlà điềm tiên báo rằng những thảm họa tương tự cóthể sẽ còn xảy ra trong tương lai chừng nào Trung Quốccòn chưa tiến hành giải tập trung hóa nhiều hơn nữa hệthống chính trị của họ. Ngược lại, trong khi xăng xáitiến lên thống nhất về chính trị và kinh tế, châu Âuhiện nay cần suy ngẫm nhiều hơn đến việc làm sao đừngtriệt bỏ những nguyên nhân nền tảng đã giúp châu Âuthành công trong năm thế kỷ qua.

Sự khai triểnthứ ba trong thời gian gần đây đối với thông điệpmà Súng, vi trùng và thép gửi đến thế giớihiện đại là sự khai triển bất ngờ nhất đối vớitôi. Không lâu sau khi sách được ấn hành, nó đượcBill Gates tỏ lời khen ngợi, từ đó tôi bắt đầu nhậnđược thư từ của nhiều doanh nhân khác cũng như nhiềunhà kinh tế học, họ chỉ cho tôi thấy những tương đồngkhả hữu giữa lịch sử các xã hội loài người đượcđề cập trong Súng, vi trùng và thép với lịchsử của các nhóm trong giới kinh doanh. Sự tương đồngđó liên quan đến câu hỏi lớn sau đây: đâu là cáchtốt nhất để tổ chức các nhóm người, tổ chức vàdoanh nghiệp sao cho tối ưu hóa được năng suất, tínhsáng tạo, tính cách tân và sự phồn vinh? Nhóm của tanên theo hướng tập trung hóa (mà điểm cực đoan là theohướng độc tài) hay nên có cơ chế lãnh đạo phân tánhoặc thậm chí phi chính phủ? Nên tổ chức quần thểngười của ta thành một nhóm duy nhất hay nên phân rathành ít hoặc nhiều nhóm nhỏ? Ta nên duy trì sự trao đổithông tin cởi mở giữa các nhóm hay nên dựng những bứctường bí mật giữa các nhóm? Ta nên dựng những bứctường thuế quan bảo hộ nhằm chống lại bên ngoài haynên [mạnh dạn] đưa doanh nghiệp của mình bước vàocạnh tranh tự do?

Các câu hỏi đóphát sinh ở nhiều cấp độ khác nhau và cho nhiều loạinhóm khác nhau. Chúng áp dụng cho cơ cấu tổ chức ngay cảở cấp quốc gia: hãy nhớ lại những cuộc tranh cãitriền miên về việc dạng chính phủ nào là tốt nhất:chế độ độc tài tốt bụng, hệ thống liên bang hay thểchế phi chính phủ ai muốn làm gì cũng được. Cũng mộtcâu hỏi đó đặt ra đối với cơ cấu tổ chức củacác công ty khác nhau trong cùng một ngành. Ta giải thíchthế nào việc Microsoft đã thành công đến vậy trong thờigian gần đây, trong khi IBM vốn trước kia từng rất thànhcông thì lại tụt hậu nhưng rồi đã thay đổi triệt đểcơ cấu tổ chức và cải thiện được thành tích? Làmsao ta giải thích được vì đâu mỗi vành đai công nghiệpcó một thành công mỗi khác? Hồi tôi còn nhỏ sống ởĐường số 128 thành phố Boston, vành đai công nghiệp baoquanh Boston hãy còn dẫn đầu thế giới về tính sáng tạovà óc tưởng tượng khoa học. Nhưng Đường 128 đã tụthậu, nay thì Thung lũng Silicon mới là trung tâm đổi mới.Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau ở Thung lũngSilicon và trên Đường 128 là rất khác nhau, có lẽ chínhvì vậy mà thành quả của hai bên mới khác nhau.

Dĩ nhiên, còncó cả những khác biệt nổi tiếng giữa năng suất nềnkinh tế của toàn bộ các nước, như nền kinh tế củaNhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp và Đức. Dẫu vậy, trên thựctế có những khác biệt to lớn giữa năng suất và củacải của các ngành kinh doanh khác nhau thậm chí trong cùngmột nước. Chẳng hạn, ngành thép của Hàn Quốc vềtính hiệu quả cũng tương đương như ngành thép Hoa Kỳ,nhưng tất cả các ngành khác của Hàn Quốc đều lạchậu hơn các ngành tương đương của Hoa Kỳ. Cơ cấu tổchức của các ngành công nghiệp Hàn Quốc có gì khácnhau để dẫn tới sự khác nhau như vậy về năng suấttuy tất cả đều trong cùng một nước?

Hiển nhiên, tạisao mỗi công ty thành công một khác còn tùy thuộc mộtphần ở tính cách đặc thù của các cá nhân. Chẳng hạn,thành công của Microsoft chắc chắn có liên quan nào đóđến tài năng cá nhân của Bill Gates. Thậm chí dù có mộtcơ cấu tổ chức công ty ưu việt, Microsoft vẫn sẽ khôngthành công nếu lãnh đạo thiếu năng lực. Tuy nhiên,người ta vẫn có thể hỏi: nếu về lâu về dài hoặcnếu tính bình quân mọi yếu tố đều giống như nhau thìdạng tổ chức nào đối với các nhóm người là tốtnhất?

Bằng cách sosánh lịch sử Trung Quốc với lịch sử tiểu lục địaẤn Độ và lịch sử châu Âu trong Lời kết của Súng,vi trùng và thép, tôi đã đề xuất một lời giảiđáp cho câu hỏi này, áp dụng cho sự cách tân công nghệở cấp quốc gia. Như đã giải thích trong phần trước,tôi đã suy ra rằng sự cạnh tranh giữa các thực thểchính trị khác nhau đã thúc đẩy sự đổi mới ở châuÂu vốn bị phân mảnh về địa lý, còn tình trạng thiếucạnh tranh [giữa các thực thể chính trị khác nhau] đãkìm hãm sự đổi mới ở nước Trung Quốc thống nhất.Phải chăng nói vậy có nghĩa là, nếu mức độ phân mảnhvề chính trị còn cao hơn cả châu Âu thì càng tốt hơnnữa? Có lẽ là không: Ấn Độ vốn phân mảnh về địalý còn cao hơn cả châu Âu, nhưng lại kém đổi mới hơnvề công nghệ. Chính điều này đã gợi ý cho tôi vềNguyên lý Phân mảnh Tối ưu: sự đổi mới diễn ra nhanhnhất ở xã hội nào có sự phân mảnh ở cấp độ trunggian tối ưu - xã hội nào thống nhất quá thì bất lợi,song xã hội nào phân mảnh quá thì cũng bất lợi nốt.

Suy luận này hôứng với Bill Lewis và các lãnh đạo khác của Mc KinseyGlobal Institute, một hãng tư vấn hàng đầu có trụ sởtại Washington, hiện đang tiến hành nghiên cứu so sánhnền kinh tế của các nước và nền kinh tế trên toànthế giới. Các nhà lãnh đạo đã rất đỗi sửng sốtkhi thấy sự tương đồng giữa kinh nghiệm kinh doanh củahọ với các suy luận của tôi từ lịch sử đến nỗihọ tặng cho toàn bộ mấy trăm đối tác kinh doanh củacông ty mỗi người một bản Súng, vi trùng vàthép, rồi họ lại đưa tôi một bản các báo cáocủa họ về nền kinh tế của Hoa Kỳ, Pháp, Đức, HànQuốc, Nhật Bản, Brazil và nhiều nước khác. Cả họ nữacũng phát hiện ra vai trò then chốt của sự cạnh tranh vàquy mô của nhóm trong việc thúc đẩy đổi mới. Dướiđây là một số kết luận mà tôi lượm lặt được từnhững cuộc trò chuyện với các lãnh đạo của McKinsayvà từ các báo cáo của họ:

Người Mỹthường tưởng tượng rằng các ngành công nghiệp Đứcvà Nhật Bản đều siêu hiệu quả, vượt xa các ngànhcông nghiệp Hoa Kỳ về năng suất. Thực ra điều đókhông đúng: nếu tính bình quân với mọi ngành côngnghiệp thì năng suất ở Hoa Kỳ cao hơn so với cả NhậtBản lẫn Đức. Nhưng các số liệu bình quân đó che giấunhững khác biệt to lớn giữa các ngành công nghiệp trongphạm vi từng nước vốn liên quan đến những khác biệttrong cơ cấu tổ chức, mà những khác biệt sau này mớigợi cho ta nhiều điều suy nghĩ. Để tôi cung cấp cho cácbạn hai ví dụ rút ra từ nghiên cứu của McKinsey đốivới ngành bia Đức và ngành chế biến thực phẩm củaNhật.

Người Đứclàm bia tuyệt ngon. Mỗi khi tôi cùng vợ bay sang Đức,chúng tôi luôn mang theo một vali trống, đến khi về Mỹthì dùng nó để đựng đầy những chai bia Đức đủuống cả năm sau. Thế nhưng năng suất ngành bia ở Đứcchỉ bằng 43% so với ngành bia ở Mỹ. Trong khi đó, ngànhluyện kim và ngành thép của Đức lại có năng suất bằngcác ngành tương đương ở Mỹ. Người Đức rõ ràng làthừa khả năng tổ chức tốt các ngành công nghiệp, thếtại sao họ không làm được vậy riêng với ngành bia?

Hóa ra ngành biaĐức khác mọi ngành khác ở chỗ sản xuất quy mô nhỏ.Có hàng ngàn công ty bia nhỏ trên khắp nước Đức, tấtcả đều được bảo hộ nên không phải cạnh tranh vớinhau bởi mỗi nhà máy bia Đức hầu như là một kẻ độcquyền ở mỗi địa phương, đồng thời tất cả lạicũng được bảo hộ trước hàng nhập khẩu. Hoa Kỳ có67 nhà máy bia chính, sản xuất 23 tỷ lít bia mỗi năm.Toàn bộ 1.000 nhà máy bia của Đức cộng lại cũng chỉsản xuất được một nửa chừng đó. Thế nên tính bìnhquân ngành bia Hoa Kỳ sản xuất được lượng bia nhiềuhơn 31% so với ngành bia Đức.

Đó là do mỗivùng có thị hiếu riêng và do chính sách của chính phủĐức. Dân uống bia ở Đức nồng nhiệt trung thành vớinhãn hiệu bia ở địa phương mình, cho nên chẳng có hãngbia Đức nào có thể gọi là "bia dân tộc" nhưBudweiser, Miller hay Coors của Hoa Kỳ. Thay vì vậy, hầu hếtbia Đức chỉ được tiêu thụ trong phạm vi 30 dặm cáchnhà máy nơi nó được sản xuất. Vì vậy, ngành bia Đứckhông thể thu lãi từ doanh số bán. Trong ngành bia, cũngnhư trong các ngành khác, doanh số càng nhiều thì chi phísản xuất càng giảm. Thiết bị lạnh để ủ bia cànglớn và dây chuyền đổ bia vào chai càng dài thì chi phísản xuất bia càng giảm. Những công ty bia Đức nhỏ xíuđó tương đối không hiệu quả. Không hề có cạnhtranh; chẳng qua chỉ là một ngàn hãng độc quyền ở cấpđịa phương.

Lòng trung thànhcủa người uống bia ở Đức đối với nhãn hiệu biacủa địa phương mình càng được củng cố bởi luậtpháp Đức, vốn đặt ra điều kiện ngặt nghèo khiếnbia nước ngoài khó cạnh tranh trên thị trường Đức.Chính phủ Đức có cái gọi là luật bảo vệ sự thuầnkhiết của bia, chỉ định rõ ràng cái gì có thể đưavào bia được. Chẳng có gì lạ rằng các quy định bảovệ sự thuần khiết đó của chính phủ dựa trên chínhcác thành phần mà các hãng bia Đức vẫn đưa vào bia chứkhông phải dựa trên thành phần bia của Mỹ, Pháp hayThụy Điển. Chính vì những luật đó mà chẳng có baonhiêu bia nước ngoài được xuất sang Đức, và do năngsuất thấp cũng như giá thành cao nên bia Đức dù ngontuyệt thế kia nhưng được bán ở nước ngoài ít hơn tatưởng nhiều. (Có thể bạn sắp phản đối tôi rằngbia Đức hiệu Löwenbräu được bán đầy ở Hoa Kỳ đấythôi, nhưng xin hãy đọc kỹ lại nhãn hiệu trên chai biaLöwenbräu kế tiếp mà bạn sắp uống: nó không đượcsản xuất ở Đức mà là ở Bắc Mỹ theo giấy phépchuyển nhượng, trong những nhà máy lớn với năng suấtvà doanh số bán kiểu Bắc Mỹ).

Ngành xà bôngvà ngành điện tử tiêu dùng của Đức cũng kém hiệuquả như vậy: các công ty đó không phải cạnh tranh vớinhau cũng chẳng phải cạnh tranh với nước ngoài, thànhthử họ không áp dụng những quy trình tốt nhất theochuẩn quốc tế. (Bạn hãy nhớ xem mình mua cái tivi nhậptừ Đức lần cuối cùng là từ khi nào vậy?) Nhưng cácngành luyện kim và ngành thép của Đức thì không cónhững bất lợi đó, bởi các công ty lớn của Đứcthuộc những ngành này phải cạnh tranh với nhau và vớinước ngoài nên buộc phải áp dụng những quy trình tốtnhất theo chuẩn quốc tế.

Một ví dụkhác mà tôi ưa thích trong các báo cáo của McKinley làngành chế biến thực phẩm của Nhật. Người Mỹ thườngrất nể sợ tính hiệu quả của người Nhật, mà quảthật tính hiệu quả trong một số ngành của Nhật thìkinh khủng, nhưng ở ngành chế biến thực phẩm thìkhông. Hiệu quả của ngành chế biến thực phẩm Nhậtchỉ bằng vỏn vẹn 32% so với ngành tương đương ở HoaKỳ. Có 67.000 công ty chế biến thực phẩm ở Nhật, sovới chỉ 21.000 công ty ở Hoa Kỳ, trong khi dân số Hoa Kỳgấp đôi dân số Nhật, nghĩa là tính bình quân mỗi côngty chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ lớn hơn gấp sáulần một công ty chế biến thực phẩm của Nhật. Tạisao ngành chế biến thực phẩm của Nhật, cũng như ngànhbia của Đức, lại gồm toàn những công ty nhỏ chiếmđộc quyền ở từng địa phương? Về cơ bản, câu trảlời cũng là hai nguyên nhân như trên: thị hiếu từng địaphương và chính sách của chính phủ.

Người Nhậtcực kỳ mê thực phẩm tươi sống. Một hộp sữa trongsiêu thị ở Hoa Kỳ chỉ có ghi một ngày tháng: ấy làhạn sử dụng. Khi tôi cùng vợ đến một siêu thị ởTokyo cùng với mấy hàng xóm người Nhật của vợ tôi,chúng tôi ngạc nhiên khám phá rằng ở Nhật một hộpsữa được ghi đến những ba ngày tháng: ngày sữa đượcsản xuất, ngày nó được nhập vào siêu thị, ngày hếthạn. Việc sản xuất sữa ở Nhật thường bắt đầuvào lúc 12 giờ một phút hàng đêm, để cho sữa khi đưara thị trường có thể ghi là sữa được sản xuất ngayhôm nay. Nếu sữa được sản xuất lúc 11 giờ 59 phútđêm thì ngày ghi trên hộp sữa sẽ phải ghi rõ là sảnxuất ngày hôm qua, mà nếu vậy thì sẽ chẳng ai mua.

Kết quả làngành chế biến thực phẩm ở Nhật có tính độc quyềncục bộ. Một nhà sản xuất sữa ở miền bắc Nhậtchẳng hy vọng gì cạnh tranh với miền nam Nhật bởi vậnchuyển sữa từ bắc xuống nam sẽ phải mất thêm mộtngày, ấy là một hạn chế ghê gớm trong mắt ngườitiêu thụ. Tính độc quyền cục bộ đó được củng cốbởi chính sách của chính phủ Nhật: họ gây khó dễ chothực phẩm chế biến ở nước ngoài bằng cách áp đặtmột loạt quy định ngặt nghèo trong đó có hạn kiểmdịch 10 ngày (bạn cứ hình dung, chỉ cần hàng cũ mộtngày mà người tiêu dùng Nhật đã lánh xa, giờ cũ đến10 ngày thì họ càng cảm thấy thế nào). Chính vì vậyngành chế biến thực phẩm của Nhật không phải cạnhtranh ở cả trong lẫn ngoài nước, cũng không học nhữngphương pháp chế biến thực phẩm tốt nhất trên thếgiới. Một phần vì vậy mà giá cả thực phẩm ở Nhậtrất cao: thịt bò ngon nhất giá 200 đô-la Mỹ mộtpound (0,48 kg, ND) còn thịt gà giá 25 đô-la Mỹ một pound.

Một số ngànhkhác của Nhật được tổ chức rất khác với ngành chếbiến thực phẩm. Chẳng hạn, các công ty thép, kim loại,ô tô, linh kiện ô tô, máy ảnh và điện tử gia dụngcủa Nhật cạnh tranh rất khốc liệt và có năng suấtcao hơn các ngành tương đương ở Hoa Kỳ. Nhưng các ngànhxà bông, bia và máy vi tính của Nhật, cũng giống nhưngành chế biến thực phẩm, không phải cạnh tranh, khôngáp dụng những quy trình tốt nhất, nên năng suất cũngthấp hơn các ngành tương đương ở Hoa Kỳ (Nếu nhìnquanh nhà mình, bạn sẽ thấy rằng chiếc tivi, máy ảnh,có khi cả ô tô nữa là của Nhật, nhưng máy vi tính vàxà bông thì không).

Cuối cùng, tahãy áp dụng các bài học này để so sánh các vành đaicông nghiệp hoặc các ngành công nghiệp khác nhau ở HoaKỳ. Từ khi Súng, vi trùng và thép được xuấtbản, tôi đã dành nhiều thời gian trò chuyện với nhữngngười ở Thung lũng Silicon cũng như ở Đường 128, họbảo tôi rằng hai vành đai công nghiệp đó rất khác nhauvề đặc tính kinh doanh. Thung lũng Silicon bao gồm nhiềucông ty cạnh tranh với nhau khốc liệt. Tuy nhiên, giữa họcũng có nhiều hợp tác - một dòng lưu chuyển tự do cácý tưởng, con người và thông tin giữa các công ty. Ngượclại, tôi nghe nói các doanh nghiệp ở Đường 128 kín cổngcao tường hơn nhiều, biệt lập với nhau hơn nhiều, nhưcác công ty sản xuất sữa của Nhật Bản vậy.

Còn về sựtương phản giữa Microsoft với IBM thì sao? Từ khi Súng,vi trùng và thép được xuất bản, tôi đã có đượcnhững người bạn mới ở Microsoft và biết được vềcơ cấu tổ chức đặc thù của công ty đó. Microsoft córất nhiều đơn vị, mỗi đơn vị từ 5 đến 10 người,các đơn vị có thể tự do liên thông với nhau và khôngđược quản lý ở cấp vĩ mô; các đơn vị được traorất nhiều quyền tự do theo đuổi ý tưởng riêng củamình. Cơ cấu tổ chức khác thường đó ở Microsoft - vềthực chất là phân nhỏ thành nhiều đơn vị bán độclập cạnh tranh với nhau - tương phản với cơ cấu ởIBM mà mãi đến vài năm gần đây vẫn là những nhóm côlập hơn nhiều, dẫn đến hậu quả là IBM đánh mấtnăng lực cạnh tranh. Thế rồi IBM thu dụng một nhà quảntrị kinh doanh mới, người này thay đổi mọi chuyện mộtcách triệt để: IBM giờ đây có cơ cấu tổ chức giốngMicrosoft hơn, và tôi nghe nói nhờ vậy khả năng đổi mớicủa IBM đã được cải thiện.

Tất cả nhữngđiều trên gợi ý rằng chúng ta có thể rút ra mộtnguyên lý chung về cơ cấu tổ chức nhóm. Nếu mục đíchcủa ta là đổi mới và năng lực cạnh tranh, ta không nêntập trung quá cũng không nên phân mảnh quá. Thay vì vậy,ta nên để quốc gia, ngành sản xuất, vành đai côngnghiệp hay công ty mình phân nhỏ thành nhiều nhóm cạnhtranh với nhau đồng thời duy trì sự liên thông tươngđối tự do - giống như hệ thống chính phủ liên bangcủa Hoa Kỳ mà từ trong nội tại đã tạo điều kiệncho sự cạnh tranh giữa 50 bang.

Phần triểnkhai còn lại đối với Súng, vi trùng và thép làsự triển khai câu hỏi trọng tâm về các nền kinh tếtrên thế giới: tại sao một số nước (như Hoa Kỳ vàThụy Sĩ) thì giàu, trong khi những nước khác (nhưParaguay và Mali) lại nghèo? Tổng sản phẩm quốc nộitính theo đầu người (GNP) của các nước giàu nhất thếgiới nhiều hơn trên 100 lần so với GNP của các nướcnghèo nhất. Đây không chỉ là câu hỏi có tính lý thuyếtđầy thách thức khiến cho các giáo sư kinh tế học cóviệc làm, mà còn là một câu hỏi quan trọng [đối vớicác nhà hoạch định] chính sách. Nếu xác định đượccâu trả lời, các nước nghèo có thể tập trung thay đổinhững gì khiến cho họ mãi nghèo và tiếp thu những gìđã làm cho những nước khác giàu.

Hiển nhiên, mộtphần câu trả lời tùy thuộc vào những khác biệt trongcác thể chế của con người. Bằng chứng rõ ràng nhấtcho quan điểm này là những cặp quốc gia mà môi trườngsống về bản chất là giống nhau nhưng lại có nhữngthể chế khác xa nhau và gắn liền với các thể chế đólà tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người khác xanhau. Bốn ví dụ rành rành là trường hợp Hàn Quốc vớiBắc Triều Tiên, Tây Đức trước đây với Đông Đứctrước đây, Cộng hòa Dominicana với Haiti, và Israel vớicác nước Arập láng giềng. Trong số những "thể chếtốt" mà người ta thường viện ra để giải thích tạisao nước đứng trước trong mỗi cặp kể trên lại thịnhvượng hơn, có thể kể tới hiệu lực của luật pháp,khuôn khổ luật pháp của các hợp đồng, bảo vệ quyềnsở hữu trí tuệ, ít tham nhũng, tỉ lệ ám sát thấp,cởi mở đối với thương mại và lưu chuyển vốn,khuyến khích đầu tư, vân vân.

Không nghi ngờgì nữa, các thể chế tốt là một phần câu trả lờitại sao mỗi nước giàu nghèo một khác. Nhiều, hay cóthể nói là hầu hết các nhà kinh tế còn đi xa hơn, tinrằng các thể chế tốt dứt khoát là nhân tố quan trọngnhất. Nhiều chính phủ, cơ quan và quỹ cho vay căn cứvào nhân tố này để ra quyết định liên quan đến chínhsách, các khoản viện trợ và cho vay, họ coi sự pháttriển các thể chế tốt ở những nước nghèo là ưutiên số một.

Song người tacũng ngày càng nhận ra rằng quan điểm coi thể chế tốtlà trên hết cũng không toàn diện - không phải sai, chỉlà không toàn diện - và để các nước nghèo có thểtrở thành giàu thì còn có những nhân tố quan trọng kháccần tính đến. Không thể có chuyện chỉ cần giớithiệu các thể chế tốt cho những nước nghèo nhưParaguay và Mali là các nước đó sẽ tiếp thu các thểchế kia và đạt được GNP tương đương với Hoa Kỳ hayThụy Sĩ. Các ý kiến phê phán quan điểm quá coi trọngthể chế tốt có thể chia làm hai loại. Một đằng thừanhận tầm quan trọng của các nhân tố trực tiếp khácngoài thể chế tốt, chẳng hạn như sức khỏe cộngđồng, những hạn chế về thổ nhưỡng và khí hậu ảnhhưởng đến năng suất nông nghiệp và tính dễ tổnthương của môi trường. Một đằng thì coi trọng nguồngốc của các thể chế tốt.

Theo cách phêphán sau này, chỉ xét các thể chế tốt với tư cách ảnhhưởng trực tiếp mà không quan tâm đến nguồn gốc củachúng thì không đủ. Các thể chế tốt chẳng phải làmột biến tố ngẫu nhiên có thể nảy ra ở bất cứ đâutrên trái đất, ở Đan Mạch hay ở Somalia với xác suấtnhư nhau. Tôi thì cảm thấy rằng, trong quá khứ, các thểchế tốt luôn luôn hình thành do một chuỗi dài nhữngmối liên hệ lịch sử, từ các nguyên nhân sâu xa bắtnguồn từ [điều kiện] địa lý cho tới những biến tốphụ thuộc trực tiếp là các thể chế đó. Cần phảithấu hiểu cái chuỗi đó nếu chúng ta hy vọng ngày naycó thể nhanh chóng tạo ra được những thể chế tốttại các quốc gia chưa từng có chúng.

Tại thời điểmviết Súng, vi trùng và thép, tôi đã nhận xét: "Nhữngnước đang nổi lên vị trí cường quốc mới hiện naycũng chính là những nước mà tự hàng ngàn năm trướcđã là bộ phận của các trung tâm thống trị cũ dựatrên sản xuất lương thực, không thì cũng là những nướcmà cư dân bản địa đã bị các dân tộc xuất phát từcác trung tâm đó di cư đến chiếm chỗ... Bàn tay củadiễn trình lịch sử từ 8.000 năm tr.CN vẫn đang đè nặnglên chúng ta". Hai bài báo mới của các nhà kinh tế học(một bài của Olsson và Hibbs, một bài của Bockstette,Chanda và Putterman) đã khảo chứng một cách chi tiết cáigiả định về bàn tay lịch sử này. Hóa ra là, nhữngnước ở các khu vực từng có xã hội nhà nước hoặcnông nghiệp từ xa xưa thì nay cũng là những nước cóGNP cao hơn các nước có lịch sử ngắn ngủi, thậm chícho dù các nhân tố thay đổi khác đã được kiểm soát.Kết quả này giải thích phần lớn sự biến thiên trongGNP. Ngay cả giữa các nước có GNP thấp hoặc mãi đếngần đây vẫn thấp, những nước nào từng có xã hộinhà nước hoặc nông nghiệp từ xa xưa như Hàn Quốc,Nhật Bản và Trung Quốc thì cũng có tốc độ tăng trưởngcao hơn so với những nước có lịch sử ngắn như NewGuinea và Philippines mặc dù một số nước có lịch sửngắn được hưởng tài nguyên thiên nhiên dồi dào hơngấp bội.

Nguyên nhân hiểnnhiên dẫn đến những kết cục đó của lịch sử thìcó nhiều, chẳng hạn nước nào từng kinh qua lịch sửxã hội nhà nước và nông nghiệp lâu dài thì cũng cónhững người cầm quyền giàu kinh nghiệm, có kinh nghiệmvới kinh tế thị trường, vân vân. Về mặt thống kê,một phần cái kết cục tối hậu đó của lịch sử tỏra được trung hòa bởi các nguyên nhân trực tiếp mà tađã biết, ấy là những thể chế tốt. Nhưng vẫn còn đómột kết cục lớn của lịch sử, [kể cả] sau khi ta đãkiểm soát các phép đo thông thường là những thể chếtốt ấy. Vì vậy, ắt hẳn còn phải có những cơ chếtrung hòa trực tiếp khác nữa. Như vậy vấn đề thenchốt là, cần phải thấu hiểu cặn kẽ chuỗi nhân quảđã khiến một số xã hội nhà nước và nông nghiệp[phát triển] trong quá trình lịch sử lâu dài [để đạt]tới tăng trưởng kinh tế ngày nay thì mới mong giúp đượccác nước đang phát triển tiến lên theo chuỗi nhân quảđó nhanh hơn.

Nói ngắn gọn,với tôi chủ đề của Súng, vi trùng và thép cóvẻ không chỉ là động lực trong thế giới cổ đại màcòn là một lĩnh vực chín muồi để chúng ta nghiên cứutrong thế giới hiện đại.


Chú Thích

.Hẳn là tác giả muốn nói Hoa Kỳ, vốn nằm ở lục địachâu Mỹ nhưng bắt nguồn từ châu Âu tức "phần phíatây lục địa Âu-Á". – ND.

. Trong sáchnày, các niên đại trong khoảng 15.000 năm trở lại đâysẽ được trích dẫn như là niên đại cácbon phóng xạđã điều chỉnh, chứ không phải niên đại cácbon phóngxạ chưa điều chỉnh. Sự khác biệt giữa hai loại niênđại này sẽ được giải thích ở Chương 5. Niên đạiđiều chỉnh là các niên đại được cho là sát hợp hơnvới thời điểm thực tế theo lịch đại. Độc giả nàođã quen với các niên đại chưa điều chỉnh sẽ cầnphải ghi nhớ sự khác biệt này mỗi khi cảm thấy hìnhnhư tôi đưa ra những niên đại sai, xưa hơn so với nhữngniên đại mà họ đã quen gặp. Chẳng hạn, niên đạicủa chân trời khảo cổ Clovis ở Bắc Mỹ thường đượccho là khoảng 9.000 năm tr.CN (11.000 năm trước), nhưng thayvào đó tôi lại đưa ra niên đại khoảng 11.000 năm tr.CN(13.000 năm trước), bởi niên đại thường được tríchdẫn lâu nay là niên đại chưa điều chỉnh. - TG.

. Tạm dịchtừ chữ "overkill hypothesis", ND

. Nguyênvăn: tundra, những vùng Bắc cực trơ trụi bằng phẳngrộng lớn của châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, nơi tầngđất cái đã bị đóng băng vĩnh cửu. – ND.

. Ta thườngphiên âm là Síp. – ND.

. Đảo Corsetrong tiếng Pháp. – ND.

. Khoảng268.000 km2, ND.

. Quả cóxuất xứ từ châu Phi, giống như quả mít nhưng nhỏ vàtròn, không có hạt; có trồng ở miền Nam nước ta. Cũnggọi là cây bánh mì. Tiếng Anh breadfruit. – ND.

. Tiếng Anh:league, đơn vị đo lường cổ, nay không dùng nữa; bằngkhoảng 4 hay 5 km. ND.

. Bản tiếngAnh chỉ ghi "brother", không nói rõ là "elder" hay"younger". Tuy nhiên, tư liệu trên Wikipedia cho biết,Hernando Pizarro (1502-1578) và Juan Pizarro (1511-1536) đều làem trai của Francisco Pizarro (1478-1541). ND.

. Khoảng 24đến 32 km ND.

. Savage trongtiếng Anh có nghĩa là tàn ác, dã man, man rợ. – ND.

. Khoảng960 km – ND.

. teff: mộtloài cây thân cỏ ở Bắc Phi, là cây mọc một năm, đượctrồng để lấy hạt. Tên Latinh là Eragrostis tef. –ND.

. TiếngAnh: sycamore fig. – ND.

. Nguyênvăn: hiker, chỉ những người đi bộ đường dài nhưmột cách để rèn luyện sức khỏe, hoặc đi bộ mộtthời gian lâu, thường là ở vùng quê, để tiêu khiển.– ND.

. Kêngọc trai (pearl millet): loài cây ngũ cốc thân cao, hạtcó màu trắng nên gọi là "ngọc trai", được trồng ởẤn Độ và châu Phi từ thời tiền sử. – ND.

. Cowpea: còngọi là black-eyed pea, loài đậu hạt nhỏ màu be cómột nốt đen, hiện được trồng rộng rãi ở nhiềuvùng của Hoa Kỳ. Tên Latinh là Vigna unguiculata. Có nơi ởViệt Nam dịch làcây đậu hồng đáo. – ND.

. Loài câytrồng xanh quanh năm, có lá hình mũi giáo cạnh sắc, hoatrắng mọc thành cụm thẳng đứng, gốc gác ở miền tâynam Hoa Kỳ và Mexico. – ND.

. Còn gọilà cây dứa sợi, có nguồn gốc Nam Mỹ, là loài cây dạnglá gai, chỉ có một cụm hoa duy nhất mọc rất nhanh vàcao, cho sợi chắc, bền để dệt thừng, dệt thảm...,ngoài ra còn cung cấp nguyên liệu để cất rượu, nhấtlà rượu tequila. – ND.

. TiếngAnh muskmelon, quả có vỏ sọc hoặc ráp, ruột màutrắng, vàng hoặc xanh lục, có vị ngọt và mùi thơm dễchịu đặc trưng giống như mùi xạ. Cũng được dịch làdưa tây thơm. – ND.

. Tạm dịchtừ foxtail millet. – ND.

. Tạm dịchtừ broomcorn millet. – ND.

. Còn gọilà xích tiểu đậu, tiếng Anh adzuki bean, mượntừ tiếng Nhật azuki. – ND.

. Loại câyxanh quanh năm cho hạt ăn được, gốc ở Australia. – ND.

. Một loàicây khác cũng cho quả ăn được tuy đắng vì có chứachất tanin (tiếng Anh gọi là beechmast), thân cứng chogỗ. Tên latinh Fagus, thuộc họ Fagaceae. Beech khácvới oak, tên dùng để gọi chung nhiều loài cây thuộcgiống Quercus cũng cho gỗ và quả cũng ăn được(tiếng Anh gọi là acorn). Hai chữ này thường đượccác từ điển phổ thông ở ta dịch chung - một cáchkhông xác đáng - là "sồi". – ND.

. Loài câythuộc họ cây óc chó, hạt ăn được, gỗ cứng dùng đểchế tác nhiều vật dụng, gốc ở Bắc Mỹ. – ND.

. Chickpea: mộtloài đậu có hạt lớn màu vàng nhạt, dùng làm rau ăn. –ND.

. Ý nói cácloài cây trồng và vật nuôi. – ND.

. Khoảng 45kg. – ND.

. Khoảng22,5 kg. – ND.

. Hayfever, còndịch là "bệnh sốt mùa cỏ khô", thực chất là mộtchứng dị ứng trước phấn hoa, kích thích phần trên củahệ hô hấp và mắt, làm người bệnh bị những triệuchứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảynước mắt, sổ mũi. – ND.

. Tạm dịchchữ acorn squash, một loại bí mọc vào mùa đông,hình dạng giống như quả sồi, vỏ màu xanh lục thẫm cósọc, thịt màu vàng hoặc cam. – ND.

. TiếngAnh: mink. – ND.

. TiếngAnh: chinchilla. – ND

. TiếngAnh: gaur, một loài bò hoang có kích thước lớn,lông sẫm, sống ở vùng rừng núi Đông Nam Á. – ND

. Hannibal(247-183 tr.CN), chính khách và nhà quân sự nổi tiếng củathành bang cổ đại Carthage (Tunisia ngày nay). Từng tiếnhành những cuộc chiến tranh lớn với đế quốc La Mã đểgiành quyền kiểm soát khu vực Địa Trung Hải. – ND.

. Lưu ý: ởđây tác giả phân biệt rõ hai khái niệm to tame,nghĩa là bắt thú hoang từ nơi hoang dã về rồi nuôi dạymà không tiến hành phối giống, và to domesticate nghĩalà biến một loài thú hoang dã thành thú nhà hoàn chỉnh,bao gồm việc phối giống chúng trong điều kiện nuôinhốt. Tôi đề nghị dùng chữ "thuần dưỡng" đểdịch "to tame" và "thuần hóa" để dịch "todomesticate". – ND.

. Một loàibò hoang đã tuyệt chủng, có sừng dài, được cho là tổtiên của bò nhà hiện nay. Nguồn gốc ở Bắc Phi, châuÂu, Tây Nam Á. Cái tên aurochs có gốc gác từtiếng Đức Auerochs nghĩa là "bò nguyên thủy".– ND.

. Từ cógốc Hy Lạp onagros, kết hợp từ "onos" (lừa) và"agrios" (hoang dã), để gọi một loài lừa hoang lôngmàu vàng sẫm, có một sọc dọc theo lưng, gốc gác ởIran và các vùng lân cận. – ND.

. Tươngđương 80 km/giờ. – ND

. Vùng câybụi và cây thấp rậm rạp, đặc biệt là cây sồi xanhvĩnh viễn ở miền nam California. – ND.

. Tên dùngđể gọi những người o thái xuất xứ từ Đức vàBắc Âu. – ND.

. Có ngườidịch là bệnh virus Rinde, thường xảy ra chủ yếu ở cácloài móng guốc chẵn như bò, cừu, dê, triệu chứng làsốt, xuất huyết và tiêu chảy. – ND.

. Một bệnhthường thấy ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, dođộng vật nguyên sinh ký sinh thuộc giống Leishmania gâyra, truyền sang người qua vết đốt của ruồi cát. –ND.

. Thật ra,như những ai biết tiếng Nhật đều rõ, tiếng Nhật cóhai hệ chữ viết biểu vần là hiragana và katakana,cả hai đều được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vựcđời sống chứ không chỉ hạn chế trong mấy công dụngnói trên. – ND.

. Transistorlà một linh kiện bán dẫn được sử dụng như mộtthiết bị khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Đâylà khối đơn vị cơ bản xây dựng nên cấu trúc mạch ởmáy tính điện tử và các thiết bị điện tử hiện đạikhác. – BT.

. Nay lànước Cộng hòa Dân chủ Congo. BT

. Một loạicá biển to, có thể nặng tới 200 kg, tương tự như cábơn, có người dịch là cá bơn lưỡi ngựa hoặc cá ngộ.– ND.

. Tên khoahọc panicum miliaceum. ND.

. Nguyênvăn: affirmative action, chính sách hoặc chương trìnhnhằm bảo đảm quyền bình đẳng cho các sắc dân thiểusố hoặc các nhóm dân "thấp cổ bé họng", chống cáchình thức kỳ thị đối với họ, tạo cho họ cơhội công bằng trong học hành, tuyển dụng, hướngnghiệp, v.v. – ND.

. melting-pot,ý nói những đất nước nơi hòa trộn nhiều dân tộc vàngôn ngữ khác nhau. Có nơi dịch là "chốn tụ cư".Nước Mỹ vẫn được coi là một melting-pot điểnhình. – ND.

. epicanthusfold: nếp gấp da từ chỗ mí mắt, che khuất một phầnmắt ở gần mũi. – ND.

. Ở ViệtNam người ta còn có khuynh hướng gọi tắt là "tiếngHoa" hoặc "tiếng Trung". Tuy nhiên trong sách này, tôiđề nghị dịch thống nhất là "tiếng Trung Hoa". –ND

. Những"người anh em Nam Trung Quốc" ở đây hẳn là các tộcBách Việt theo cách gọi quen thuộc ở ta. ND.

. Nay đãđược đổi tên là Calimantan. – ND

. Nay đãđổi tên là đảo Sulawesi. – ND.

. Tiếng Anhsextant. ND.

. TiếngAnh homeland, từ được dùng ở đây với nghĩa là nơinền sản xuất lương thực phát sinh sớm nhất và từ đóbành trướng ra các khu vực khác, như tác giả địnhnghĩa ở một đoạn sau. – ND.

. Bùng nổcao su (Rubber Boom, hay Ciclo da borracha trong tiếng Bồ ĐàoNha, từ 1879 đến 1912) là một giai đoạn quan trọng tronglịch sử kinh tế-xã hội của Braxin và vùng thuộc rừngAmazon của các nước láng giềng, liên quan đến việc thuhoạch và thương mại hóa cao su. Giai đoạn này tập trungtại vùng Lòng chảo Amazon, dẫn đến sự di cư của mộtlượng lớn người da trắng châu Âu đến khu vực này,kéo theo dòng công nhân nhập cư, làm sinh ra của cải vàđồng thời gây nên những chuyển biến về văn hóa-xãhội.

. Tức thậpniên 1990 của thế kỷ XX, thời điểm cuốn sách ra đời.- ND

. Nguyên văntiếng Đức Reichskommissar, có thể dịch ra tiếng Anhlà Commissionary of the Empire hoặc Imperial Commissioner, mộtdanh hiệu chính thức trao cho người đại diện toàn quyềncủa Đế chế thứ hai (1871-1918) và Đế chế thứ ba (tứcthời kỳ Đức quốc xã) của Đức, nhằm thực hiệnnhiều chức năng khác nhau, trong đó có quyền ủy trịđối với các thuộc địa của Đức. – ND.

. Một vùngrộng lớn gồm đồng cỏ và rừng thưa ở Tanzania, ĐôngPhi. – ND.

. Một loàingũ cốc có hạt ăn được, tên khoa học là echinochloa,tên phổ thông trong tiếng Anh là barnyard millet hoặcbillion-dollar grass. – ND

. Ý nói nềnvăn minh La Mã. – ND.

. Gồm hainước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. – ND.

. Tạm dùngcách phiên âm trước đây; tiếng Anh Carpathian Mountains.Tên dãy núi này hơi khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ củacác nước Trung Âu và Đông Nam Âu, như Karpaty trong tiếngBa Lan, Séc và Slovakia, Karpaten trong tiếng Đức, Kárpátoktrong tiếng Hunggari, Carpati trong tiếng Rumani, v.v. – ND.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro