Phần Không Tên 16

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

https://www.internship.edu.vn/hanh-trang-thuc-tap/

Cập nhật lại CV sao cho đẹp hơn, thông tin chắt lọc, giá trị hơn. Nộp CV kiểu công ty đa

quốc gia, bạn nên nộp đúng 1 trang A4 là tốt nhất, sạch sẽ, gọn gàng, đúng trọng tâm

chuyên môn của mình, có con số hẳn hoi, hình CV phải sáng sủa, tươi tắn, kiểm tra

chính tả chỉn chu, cấm sai một chữ. CV nộp file pdf tuyệt đối không nộp file word để

tránh chuyện khác hệ điều hành các kiểu khiến nhà tuyển dụng không mở được file.

Phần Reference nên có người uy tín càng tốt. Viết động từ nên dùng thể quá khứ (CV

tiếng Anh). Đặc biệt là có con số (100h gọi điện thoại cho khách hàng, bán hàng doanh

số 20 triệu...)

File scan pdf bảng điểm chính thức từ trường Đại học

- Bạn dự kiến sẽ nộp bao nhiêu công ty ? Nộp đại trà hay chỉ chọn lọc? Lựa chọn là do

bạn, nhưng ngay từ đầu, hãy tìm động lực cho bản thân thật rõ ràng. Vì sao bạn muốn

vào công ty đó? Bạn đánh giá cao điểm nào của công ty kia?

- Tự viết ra 1 file word, tạm đặt tên là "Reflection". Trong 4 năm qua, bạn đã làm những gì,

ở đâu, với ai, tham gia cái gì, tổ chức nào... Có những chuyện vui buồn gì đã xảy ra, bạn

đã hành động ra sao, mọi người suy nghĩ hoặc nhận xét gì về những điều đó. Để hoàn

thành file này, chắc cũng tốn kha khá thời gian để nhớ lại và viết xuống hết.

Đặc biệt, có nhiều bạn thắc mắc có nên viết Cover Letter không? Và câu trả lời của nhân vật

từng trải là CÓ. Vì CV chỉ là tóm lược thông tin về bản thân bạn, nó chưa thể hiện được nhiều về

mặt tính cách, trải nghiệm, cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề,...Như bạn ấy thì Cover

letter bao giờ cũng sẽ nói về hành trình thay đổi tư duy, trải nghiệm kiến tạo lên CLB và đam mê

của mình với vị trí/công ty mà bạn ấy đang apply. "Việc viết ​Cover letter tốt không chỉ giúp mình

gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà còn giúp mình self-reflect lại bản thân rất tốt, mình nắm

được điểm mạnh, điểm yếu và câu chuyện mình sẽ dung để sell bản thân là gì, từ đó giúp mình

chuẩn bị tốt hơn trong các vòng phỏng vấn sau."

Chuyện chuẩn bị cho ngoại hình chắc không cần nói, chỉ cần ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tề, lịch

sự, đầu tóc gọn gàng, mày râu cũng cạo tỉa cẩn thận.

LUÔN! Lời khuyên là LUÔN chuẩn bị tất cả các câu hỏi, câu trả lời có thể xảy ra trước khi đến

vòng phỏng vấn này. Bạn phải hiểu mục tiêu vòng phỏng vấn là gì? Bạn nên phải dành thời gian

ở nhà để liệt kê tất cả các câu hỏi sẽ có thể xảy ra và câu trả lời của riêng bạn để khi vào đấy,

bạn có đủ tự tin để trả lời suôn sẻ.

Trước mỗi buổi phỏng vấn, có 3 thứ bạn sẽ muốn đọc qua: thông tin cơ bản về công ty – sản

phẩm – thương hiệu, file những câu hỏi phỏng vấn thường gặp & câu trả lời bạn đã viết nháp ra

và application form mình đã nộp trước đó.

Khi vào phỏng vấn, hãy nhớ những điều sau:

- Thái độ tự tin, tươi cười và bình tĩnh. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá bạn chỉ

trong 5 giây đầu, vì thế đừng tỏ ra quá lo lắng hay sợ hãi nhé, họ cũng không ăn thịt bạn

đâu

- Giao tiếp bằng mắt (không nhìn chằm chằm nhé)

- Luôn thành thật khi trả lời các câu hỏi. Đừng nói không thành có, vì đối với các nhà tuyển

dụng, việc phát hiện ứng viên nói dối không có gì khó khăn cả.

- Thể hiện bản thân là người có quyết tâm và cam kết làm cũng như đóng góp lâu dài cho

chương trình MT nói riêng và công ty nói chung.

Sau khi phỏng vấn, đừng quên cám ơn người phỏng vấn trước khi ra về, đồng thời gửi follow-up

email sau đó. Ngoài ra, 1 tip rất hay đó là bạn có thể hỏi về feedback của phỏng vấn viên ngay

sau buổi phỏng vấn, sẽ có rất nhiều phỏng vấn viên đưa ra cho bạn những feedback "cực chất"

và đây là những lời khuyên hữu hiệu cho các buổi phỏng vấn sau đó của bạn.

VÒNG 4: ASSESSMENT CENTER (GROUP DISCUSSION)

Vòng này sẽ đưa ra bạn một game hoặc một case giải quyết tình huống cụ thể hoặc phỏng vấn

THEO NHÓM.

Đối với nhiều thí sinh thì đây là vòng thi khó nhất, vì không chuẩn bị trước được câu hỏi, mà phải

tùy cơ ứng biến thôi. Nói vậy, nhưng nếu có thời gian rảnh, thì cũng nên xem qua hoặc suy nghĩ

về vài thứ: - Barem và tiêu chí chấm điểm. Mỗi công ty sẽ xây dựng mô hình năng lực

(Competencies Model) cho nhân viên của họ, đây cũng sẽ là thước đo để đánh giá, lựa chọn

ứng viên. Nói dễ hiểu hơn, có công ty sẽ thích những bạn "hổ báo", ăn to nói lớn để bảo vệ quan

điểm cá nhân.Có những công ty sẽ ưu tiên chọn những bạn biết lắng nghe, từ tốn đưa ra ý kiến

riêng. Bạn có thể tìm hiểu sơ lược ở đây:

https://www.assessmentday.co.uk/assessmentcentre/index.html

Khi làm việc nhóm, vai trò bạn có thể đóng góp là gì? Điểm mạnh của bạn là gì?

Thử tưởng tượng xem, nếu bạn gặp một nhóm nói quá nhiều, bạn sẽ làm thế nào? Nếu bạn bị

cả nhóm phản bác ý kiến, bạn sẽ theo đuổi ý tưởng đó đến cùng hay nghe theo các bạn còn lại?

Nhân vật trải nghiệm đã có cơ hội vào được vòng cuối của Unilever, Prudential, Nestle, BAT và

bạn ấy để ý thấy 1 điều rằng hầu hết các ứng viên ở vòng cuối đều là du học sinh và họ phải nói

là cực kỳ cực kỳ xuất sắc. Những candidates được chọn cũng hầu hết là du học sinh (lý do thì

sẽ được diễn giải ở dưới). Đây là phần theo bạn ấy đánh giá là nhiều thứ để học hỏi nhất, học

hỏi từ các ứng viên khác, từ feedback của ban giám khảo cho tới học hỏi từ bản thân trong quá

trình xử lý case studies nên các bạn cố gắng vào tới vòng này, đảm bảo khi trở ra (dù đỗ hay

trượt) thì cũng sẽ trở thành 1 con người khác.

Quay trở lại việc tại sao trong vòng Group Discussion hay AC thì các bạn du học sinh lại có tỷ lệ

pass cao hơn. Cái này theo bạn ấy nhận xét là do khả năng ngôn ngữ, interpersonal skills cũng

như critical thinking của các bạn có vẻ tốt hơn so với các bạn sinh viên trong nước. Cụ thể như

những skills như teamwork, active listening, communication, time management, problem, critical,

logical thinking,...thường không được tốt cho lắm và bị lép vế hoàn toàn khi so sánh với các bạn

du học sinh.

Sau khi nhân vật trải nghiệm fail một số chương trình và hỏi han từ các bạn pass là làm thế nào

mà bạn ý có thể giải quyết các case này, case kia 1 cách nhanh chóng và tốt như vậy thì câu trả

lời là các bạn ý đã được học cách xử lý case studies và practice rất nhiều lần ở môi trường Đại

học nước ngoài rồi nên khi làm những cái này đều cảm thấy bình thường và không bị ngợp.

Đối với vòng AC thì có những điều sau, theo quan điểm của bạn ấy, mà bạn cần phải chú ý:

- Đừng quá tập trung vào KẾT QUẢ mà bỏ qua QUÁ TRÌNH​. Với nhiều chương trình MT,

họ đôi khi không hướng tới việc bạn ra được kết quả cuối cùng như thế nào mà quan

tâm hơn đến quá trình bạn xử lý các case đấy ra sao và thể hiện các kỹ năng như

teamwork, leadership, problem solving,... như thế nào.

- Hãy luôn xung phong làm leader nhưng đừng aggressive quá mà hãy persuasive. Đừng

bao giờ xếp mình vào dạng chỉ để hỗ trợ người khác, nếu vậy bạn không phù hợp với

MT vì MT chỉ tập trung tuyển những người làm Future Leader.

- Nếu không làm leader, hãy là thành viên tích cực. Tích cực ở đây là bạn phải thể hiện

mình có những constructive hoặc critical ideascho nhóm, đừng lấn át, chê bai hay là kẻ

phá bĩnh, hãy thể hiện ra mình là 1 mắt xích quan trọng và hỗ trợ cho nhóm đi đến

phương án tốt nhất.

- Hãy luôn chú ý đến thời gian. Nhân vật từng trải chia sẻ bạn ấy đã từng trải qua kinh

nghiệm đau thương là chỉ để discuss 1 vấn đề nhỏ nhưng cả nhóm dành đến 30% quỹ

thời gian để nói về cái đấy chỉ vì kỹ năng decision making và time management kém.

- Trước khi bắt đầu xử lý vấn đề gì, hãy đưa ra quá trình làm việc (framework) cho nó

trước. Bằng cách này nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro về mặt quản lý thời gian không tốt

hay không biết cách bắt đầu từ đâu.

VÒNG 5: PHỎNG VẤN CHỌN (FINAL INTERVIEW/IN-DEPTH INTERVIEW)

Chúc mừng bạn nếu bạn đến được tới vòng này. Vòng này còn gọi là vòng phỏng vấn chuyên

sâu. Khác với vòng phỏng vấn đầu, vòng In-depth Interview sẽ phỏng vấn với những câu hỏi gợi

mở để hiểu sâu hơn về tính cách, con người bạn. Bạn có thể cảm nhận họ hỏi những câu hỏi rất

đời thường về sở thích này nọ, nhưng thật ra để bạn cảm thấy thoải mái bộc lộ tính cách bản

thân hơn. Cả những câu hỏi chung chung như định nghĩa về thành công, tố chất của người lãnh

đạo cần gì . Cũng tùy thuộc vào vị trí cần tuyển, họ sẽ hỏi chuyên sâu hơn về công việc.

Tùy vào khả năng "điêu luyện" của nhà phỏng vấn, họ sẽ xoay bạn ít hay nhiều, nhưng điều

quan trọng luôn "đề phòng cảnh giác" lí do họ hỏi những câu hỏi và bạn cần đưa ra những câu

trả lời như thế nào cho đúng cái họ cần.

Một số câu họ cũng có thể sẽ hỏi như:

- Bạn muốn mức lương như thế nào?

- Bạn có chấp nhận chuyển nơi công tác?

- Bạn mong muốn gì ở công việc này?

- Bạn thấy tương lai bạn ở công ty như thế nào?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro