suy đa phủ tạng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I/ LÂM SÀNG:

Hội chứng suy đa phủ tạng là diễn biến xấu của một trạng thái cấp cứu. Mà điều trị tích cực cũng ít đem lại kết quả mong muốn. Tuy nhiên MOFS cũng có thể khỏi nếu tiến triển được ngăn lại. Diễn biến của MOFS không theo một trình tự nhất định, nhưng có thể có biểu hiện như sau:

-         Giai  đoạn đầu ( trong một tuần):

Lâm sàng bao gồm các triệu chứng của bệnh nguyên, và thường xuất hiện một trình trạng huyết động tăng động: tăng cung lượng tim, giảm sức cản mạch ngoại vi và tăng tiêu thụ oxy tế bào.

-         Giai đoạn 2 ( tuần 2 )

Xuất hiện suy hô hấp cấp tiến triển phải thở máy, vận chuyển oxy giảm, tăng chuyển hóa đồng thời vàng da, liệt ruột, rối loạn ý thức, giảm tiểu cầu, BC tăng hoặc giảm.

-         Giai đoạn 3 ( tuần 3 )

Có thêm tình trạng huyết động không ổn định, suy gan rõ, suy thận, toan lactic và rối loạn đông máu.

-         Giai đoạn 4 ( sau 1 tháng )

Nếu bệnh nhân vẫn chưa tử vong thì lại bị rối loạn huyết động mặc dù đang dùng thuốc  vận mạch. Ngoài ra còn có thể thấy các biến chứng: suy cơ tim, viêm thần kinh ngoại biên.

II. Phần chẩn đoán suy đa phủ tạng:

  Mỗi tạng suy thường có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng cho tạng đó. Trong MOFS có nhiều tạng bị suy yếu, do đó muốn xác định MOFS cần phối hợp nhiều tiêu chuẩn của các tạng bị suy.

         Tiêu chuẩn của KNAUS như sau:

         A. Tim mạch: có một trong những rối loạn sau:

         (1). Nhịp tim<= 54 lần/phút

         (2). Huyết áp tâm thu< 60 mmHg

         (3). Nhịp tim nhanh hay rung thất.

         (4). pH máu động mạch<= 7.24 và PaCO2<= 49 mmHg

        B. Hô hấp: Có một hay nhiều rối loạn sau:

         (1). Nhịp thở tự nhiên < 5 lần/phút hay > 49 lần/phút.

         (2). PaCO2 >= 50 mmHg.

         (3). Chênh áp oxy về khả năng trao đổi giữa động mạch và phế nang >= 350 mmHg viết tắt là: (A-a) DO2 >=350 mmHg.

         (4). Phải thở máy ở ngày thứ 2 sau khi ó suy 1 tạng.

        C. Thận: Có 1 hay nhiều rối loạn sau:

         (1). Lượng nước tiểu<= 479 ml/24h hay<= 159 ml/8h.

         (2). Ure huyết tương >= 36 mmol/l

         (3). Creatinin huyết tương >= 310 micro mol/l.

        D. Huyết học:

        Bạch cầu <= 1000/mm3

        Tiểu cầu <= 20000/mm3

        Hematocrit <= 20%

       E. Thần kinh:

       Không dùng thuốc an thần, có điểm Glassgow là 6.

VI. ĐIỀU TRỊ:

1.  Điều trị thông thường hiện nay:

1.1     Điều trị nguyên nhân để phòng tránh MOFS xuất hiện

Thí dụ

Nhiễm khuẩn: cần dùng kháng sinh thích hợp điều trị sớm

Sốt rét ác tính: thuốc đặc hiệu chống sốt rét

Sốc, xuất huyết: Cần giải quyết sớm theo nguyên nhân

1.2     Điều trị triệu chứng để duy trì sự sống:

-         Suy tuần hoàn cấp:

+ Chọn các dung dịch: thông thường dùng dung dịch NaCl được lựa chọn để bồi phụ thể tích tuần hoàn. Nhưng trong sốc, Na được giữ lại nên bệnh nhân hay bị phù. Phù sẽ làm hạn chế sự khuếch tán oxy vào tế bào, vì vậy để phòng chống sốc ngoài NaCl cần phối hợp tiêm thuốc vận mạch.

+ Các thuốc vận mạch: Dopamin thường được sử dụng nhất, nhưng chỉ có tác dụng truyền đủ dịch.

Nếu dopamin không có tác dụng hoặc phải dùng liều 20mcg/kg/phút thì nên thay bằng noradrenalin hoặc adrenalin.

Duy trì huyết áp vừa đủ để có lượng nước tiểu > 1000ml/24h.

+ Thở oxy tốt được báo hiệu bằng dấu bệnh nhân tỉnh táo.

-         Suy hô hấp cấp:

Thường phải hỗ trợ hô hấp bằng máy vì các phương pháp hỗ trợ hô hấp thông thường không có hiệu quả.

Áp dụng chế độ áp lực dương cuối kì thở ra. Vì dùng chế độ này nên phải chuyền nhiều dịch để tránh trụy mạch, nhưng lại dễ gây phù do ứ nước ngoại bào. Ngược lại nếu truyền dịch ít kết hợp thuốc vận mạch lại dễ gây suy thận, vì vậy cần theo dõi để điều chình sao cho vừa đủ.

-         Suy thận cấp:

Tốt nhất là phòng ngừa nguy cơ này bằng: tránh dùng thuốc độc với thận, tránh mất nước, chế độ ăn. Khi xuất hiện suy thận cấp phải lọc máu ngoài thận: thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, tùy theo điều kiện của cơ sở y tế và mức phát triển của suy thận cấp.

2.  Điều trị theo cơ chế bệnh sinh trong tương lai

2.1     Phòng ngừa sản xuất nội độc tố

-         Ngăn ngừa vi khuẩn đi qua hàng rào ruột.

-         Corticoid để chống sốc nhiễm khuẩn, chỉ nên dùng sau khi đã khống chế được tình trạng nhiễm khuẩn.

2.1   Ức chế tác dụng của nội độc tố

       Biện pháp này nhằm giải quyết bằng miễn dịch liệu pháp như dùng imunoglobulin đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, dùng kháng thể đơn dòng người để gắn vào lipid A của nội độc tố, kết quả chưa khả quan.

2.2     Thuốc chống các cytokin

-         Thuốc đồi kháng PAF

-         Các chất ức chế men protease

-         Kháng thể kháng TNF, kháng IL1, IL6

-         Chất ức chế men tổng hợp TXA2, men lipooxygenase

-         Pentoxifillin là 1 chất ức chế men phosphodiesterase tế bào có tác dụng chống suy hô hấp ở người lớn

-         Thuốc chống viêm thường dung: Corticoid, Ibuprofen

2.3     Chống các gốc oxy tự do

Vit E, Selenium trên thực nghiệm có kết quả tốt, đang được nghiên cứu trên người.

2.4     Thanh lọc các chất trung gian độc

Lọc ngoài thận: Có tác dụng nếu làm sớm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro