sv va kieu doc sach

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mình mượn cuốn sách văn học của nhỏ lớp Sử cả tuần rồi mà chưa có thời gian đọc nữa. Chắc phải tranh thủ đọc, làm bài xong trả cho nó". Đó là một câu nói vô tình tôi nghe được giữa hai bạn SV cùng trường. Cô SV nhỏ nhắn với cặp kính cận 4 di-op Thanh Hoà là một người rất mê sách. Nhà nghèo nên túi tiền không đủ để mua nhiều sách. Vậy mà Hoà là người có nhiều sách nhất trong phòng trọ. Sách văn học, sách khoa học, kinh tế, thường thức... toàn là những cuốn Hoà phải lùng mấy ngày trời ở các tiệm sách cũ để mua cho rẻ. Và cũng vì "gia tài" sách đó mà Hòa phải "bận rộn" với việc cho bạn bè mượn sách. Nhiều khi mấy tháng trời sách mới trở về được "khổ chủ". Rất nhiều "khách hàng" của Hòa là bạn cùng lớp. Hòa kể: "Sách mình "đắt" nhất là khi làm tiểu luận trong lớp". Theo Hòa "phân tích", "khách hàng thân thiết" của Hoà gồm 2 đối tượng: đi làm thêm không có nhiều thời gian, nhờ Hoà "cố vấn" giùm sách rồi đem về làm bài. Thứ 2 là những người vừa không có thẻ thư viện, vừa tiếc tiền mua sách nên mượn sách về tham khảo!". Có đến 1001 lý do khiến SV ít "kết thân" được với sách. "Thông cảm" nhất có lẽ là "bận làm thêm". SV vì nhiều lý do phải đi làm thêm nhưng chính yếu vẫn là tích luỹ kinh nghiệm và kiếm tiền. Nhiều bạn chọn dạy kèm tuần vài buổi thì còn có nhiều thời gian dành cho việc học trên giảng đường, đọc sách báo trên thư viện, đi nhà sách.... Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều SV tìm việc bán hoặc toàn thời gian: tiếp thị, phục vụ quán, CTV công ty quảng cáo... Công việc bận rộn nên rất nhiều bạn chểnh mảng với việc đến trường. Y.N - bạn thân của Hoà với vốn tiếng Anh khá sõi đã nhận làm phục vụ cho một quán rượu cao cấp trên đường Tôn Đức Thắng, Q1. Cô tâm sự: "Một ngày của mình bắt đầu từ 7 giờ, sáng học, chiều học, 5 giờ chiều làm ở quán đến 12 giờ khuya mới tan ca". Làm cả tuần nên lương khá cao, Y.N không nỡ bỏ công việc này. Ngày trước, khi Y.N chưa làm phục vụ cho quán, cô là khách hàng thường xuyên của các nhà sách cũ ở Q.5, Q1. Ngày nào cũng lóc cóc lên thư viện trường để đọc sách báo. Vậy mà bây giờ, Y.N than: "Công việc không có gì cực nhọc nhưng do phải đứng suốt nên về mệt lắm. Ngả lưng xuống là muốn ngủ li bì thôi. Cuốn sách mình mua cả tuần rồi cũng chưa có thời gian đọc". Một lý do khác để SV có "cớ" ít đọc sách đó là Internet. Chỉ cần vài ngàn đồng, bạn có thể truy cập Internet hàng giờ, ở bất cứ ngõ hẻm, đường phố nào. Chỉ cần một cái nhấp chuột, hàng loạt thông tin trên báo chí điện tử, các trang web chuyên ngành, từ điển... sẽ hiện ra sau vài giây. Đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng nên công cụ hiện đại này được ưa chuộng. Hầu hết SV khi làm tiểu luận, đề tài nghiên cứu hay luận văn...thường tìm đến Internet như một cứu cánh. Chính vì thế, việc SV mua sách nghiên cứu, sách khoa học, sách văn học... hoặc lên thư viện không phổ biến như nhiều người vẫn nghĩ. Khi nhận được đề tài tiểu luận trên lớp, môn Văn học Việt Nam, SV N. (SV trường KHXH & NV) "thú thiệt": "Mình không có thẻ thư viện trường thì làm sao vô mượn sách. Chắc làm sơ sơ thôi". Tôi hỏi làm "sơ sơ" là thế nào. "Lên mạng vô mấy trang văn học, chép về chế biến lại mấy hồi!"- N.T nói tỉnh bơ. Là SV, tiền bạc không có nhiều để mua sách về đọc thì đi thư viện đọc sách là giải pháp kinh tế nhất nhưng không ít SV học đến năm cuối không hề có trong tay thẻ thư viện của nơi nào, kể cả thư viện trường. Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của các phương tiện thông tin như TV, báo chí, Internet...đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giải trí của SV. Ca nhạc, phim ảnh... trở nên rất quen thuộc và thiết yếu với SV. Nhiều SV có thể ngồi hàng giờ chơi game, chat, xem TV... nhưng lại thấy tốn thời gian và "buồn ngủ" khi đọc sách chuyên ngành, sách văn học...! Bước ra những phòng trọ, KTX vắng bóng SV vì "bận rộn" chuyện đời thường, bắt gặp hình ảnh những bạn SV tấp vội chiếc xe đạp vào lề đường, sà xuống chiếu sách cầm lên một cuốn sách dày cộm được giảm giá 30%. Bất chợt, tôi thấy vui trong lòng vì không hẳn tất cả SV thời nay đều thờ ơ với sách!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hưng