systemdongco

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV. CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ.

            Trên động cơ có rất nhiều hệ thống như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển cánh lái hướng, hệ thống điều khiển khe hở tuabin và máy nèn, hệ thống thổi ngược…

            Trong bài báo cáo này, nhóm em xin đi sâu tìm hiểu các hệ thống:

            - Hệ thống nhiên liệu.

            - Hệ thống bôi trơn.

1. Hệ thống nhiên liệu.

a) Các thành phần chính của hệ thống nhiên liệu:

b) Nguyên lý hoạt động:

  Nhiên liệu được cung cấp bởi các bơm nhiên liệu đặt trong các thùng dầu.

  Nhiên liệu chảy qua SPAR VALVE đặt trong thùng dầu chính sau đó nó qua bơm bậc 1, còn gọi là bơm thấp áp.

  Sau đó qua bơm bậc hai - bơm cao áp rồi đến bộ trao đổi nhiệt nhiên liệu/dầu nhờn bôi trơn.

  Tiếp theo nhiên liệu qua bộ lọc để loại bỏ các tạp chất.

  Trước khi tới vòi phun, nhiên liệu đi qua hệ thống định lượng nhiên liệu. Hệ thống này được điều khiển bởi bộ điều khiển động cơ EEC.

  EEC thu nhận tín hiệu điều khiển là vị trí của cần đẩy.

  Sau đó nhiên liệu qua van nhiên liệu của động cơ, qua lưu lượng kế rồi qua servo van điều tiết chế độ phun sau đó đến vòi phun.

c) Hệ thống định lượng nhiên liệu.

            Do không tìm được tài liệu về hệ thống định lượng nhiên liệu trên động cơ PW4060, nhưng về nguyên lí, hệ thống định lượng nhiên liệu trên các động cơ turbofan giống nhau nên trong bài báo cáo này chúng em xin trình bày về hệ thống định lượng nhiên liệu trên động cơ CFM56-5B.

2. Hệ thống dầu nhờn bôi trơn của động cơ (Engine Oil System).

a) Đặc điểm của hệ thống bôi trơn:

*  Nhiệm vụ:

- Bôi trơn các cơ cấu truyền động cơ khí như các cụm ổ bi, các bánh răng, đồng thời còn có chức năng làm mát ổ bi, bánh răng và các cơ cấu khác của động cơ:

            + Bôi trơn: dầu phải có độ nhớt đảm bảo.

            + Làm mát: dầu phải có tính tản nhiệt nhanh.

- Hệ thống bôi trơn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, tùy thuộc vào sự thay đổi chế độ làm việc. Cụ thể:

            + Ở chế độ cất cánh, công suất động cơ tối đa, nhiệt độ môi trường lớn.

            + Ở chế độ bay bằng, ở độ cao 9-12km, nhiệt độ môi trường cỡ C và áp suất bên ngoài thấp hơn áp suất trong động cơ rất nhiều

            + Số vòng quay trên trục thấp áp =5000 vòng /phút , trục cao áp =14000 vòng /phút cho nên nhiệt sinh ra là rất lớn ở các ổ bi, làm nhiệt độ dầu bôi trơn từ 100C .

            + Vì số vòng quay lớn + khe hở giữa trục và ổ nhỏ cho nên người ta dùng dầu nhờn dưới dạng lỏng để bôi trơn thay vì dùng mỡ.

- Dầu bôi trơn hiện nay là dầu tổng hợp, thành phần chủ yếu là loại polyester và phụ gia, có độ bền nhiệt cao, nghĩa là lý tính của nó vẫn đảm bảo trong một khoảng nhiệt độ lớn. Cụ thể nó chịu được nhiệt độ C mà chưa đông đặc. Khi nhiệt độ tăng lên đến 200C mà vẫn duy trỳ độ nhớt động học lớn 3cst. Nhiệt độ bốc cháy lên đến C. Độ nhớt động học thường là 5cst.

* Yêu cầu đặt ra đối với dầu bôi trơn:

-        Đảm bảo bôi trơn tốt cho các chi tiết cần bôi trơn trong quá trình hoạt động từ khi bắt đầu khởi động động cơ cho đến khi động cơ ngừng hẳn.

-        Khả năng tạo ra màng dầu bền vững khi tải lớn, bền ở nhiệt độ cao, duy trì được độ nhớt cần thiết (5cst) khi nhiệt độ cao.

-        Khi áp suất thay đổi thì độ nhớt ít thay đổi.

-        Ít gây hại cho con người và môi trường.

-        Giá thành hợp lý.

-        Để đảm bảo các tính chất trên người ta đưa các chất phụ gia vào dầu nhờn bôi trơn. Các chất phụ gia phải không được ảnh hưởng đến làm việc bình thường của hệ thống, có độ ổn định nhiệt và độ bền hóa học cao.

* Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống bôi trơn:

-        Đảm bảo cung cấp đủ lượng dầu bôi trơn có nhiệt độ, áp suất cần thiết cho động cơ tua bin khí hàng không hoạt động ổn định dưới mọi điều kiện và mọi chế độ hoạt động khác nhau của động cơ.

-        Đảm bảo bôi trơn và làm mát ở mức tiêu hao thấp nhất.

-        Phải có bộ phận tách khí và hơi nước lẫn trong dầu bôi trơn để tránh hiện tượng xâm thực cho hệ thống.

-        Phải loại bỏ được các tạp chất có lẫn trong dầu bôi trơn trong quá trình động cơ hoạt động. Các tạp chất sinh ra do quá trình mài mòn các chi tiết trong quá trình chuyển động.

-        Phải hiển thị được các thông số như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng để giúp quá trình theo dõi ,kiểm tra, khai thác, bảo dưỡng…

b) Hệ thống bôi trơn động cơ

Hệ thống bôi trơn động cơ thường gồm có các bộ phận chính như sau:

+        Thùng chứa dầu bôi trơn - Oil tank.

+        Thiết bị chống tự chảy – AntiSiphon deviceCó tác dụng ngừng cung cấp dầu bôi trơn khi động cơ dừng hẳn.

+        Bơm cấp-Pump.

+        Bộ lọc chính –Main filter và bộ lọc dự phòng- Backup filter.

+        Van an toàn, van một chiều và van định áp.

+        Các cảm biến nhiệt độ, áp suất dầu bôi trơn.

+        Bơm vét.

+        Bộ trao đổi nhiệt secvo, bộ trao đổi nhiệt chínhTrao đổi nhiệt giữa dầu nhờn bôi trơn và nhiên liệu.

+        Bộ phận tách khí và hơi nước

+        Bộ phận lọc mạt kim loại và cặn bẩn sinh ra do ma sát giữa các bộ phận.

            Trên đây là các chi tiết cụ thể, trên hình vẽ chỉ thể hiện các chi tiết để thể hiện nguyên lí làm việc. Để rõ hơn, nhóm em xin kết hợp trình bày về hệ thống bôi trơn trên động cơ CFM56-5B.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro