Ta vẫn chờ nơi đây Full

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


✿◕ ‿ ◕✿   ❀◕ ‿ ◕❀   ❁◕ ‿ ◕❁ ✿◕ ‿ ◕✿   ❀◕ ‿ ◕❀

Đại Lương cuối mùa đông Nguyên Hữu năm thứ sáu

Hôm nay là một ngày cuối năm, một ngày cuối năm với sắc trời ảm đạm. Cả tuần lễ rồi, tuyết rơi không dứt, mặt trời không ló dạng. Ta tự hỏi, ở nơi biên cương xa xôi ấy, người đó, có lạnh không, thân thể có hảo không, và... có hay không nhớ đến ta?

Từ sáng tới giờ, không biết vì sao mắt trái cứ giật liên hồi, trong lòng nóng râm ran cứ như có lửa. Ta thật sự chẳng thể tập trung để xử lý cho xong sự vụ. Sau buổi triều sáng, Thái Thuyên cùng Thẩm Truy cùng tới để xin đối sách cứu trợ cho nạn dân từ những nơi giao tranh tới lánh nạn. Dù đã cố gắng lắng nghe, nhưng thực sự, ta lại chẳng thể tập trung nổi. Đầu có chút nhức. Cõ lẽ thấy ta đưa tay bóp trán, biết là ta mệt mỏi, hai vị đại nhân không khỏi lo lắng:

- Thái tử Điện hạ, ngài thấy không khỏe sao? Tuy đây là việc không nhỏ, nhưng sức khỏe của Điện hạ quan trọng hơn. Nếu Điện hạ không khỏe thì mong ngài đi nghỉ ngơi một chút, triệu thái y tới xem sao. Chứ cứ gắng quá sức thế này, chúng thần thấy thực lo lắng.

- Ta không sao. - Vốn định giữ hai người lại thảo luận tiếp vấn đề dang dở, nhưng lại chợt nhận ra, ta thấy mình thật không ổn. Đầu óc mơ mơ màng màng, lòng không yên. Biết rằng nếu có tiếp tục, ta cũng chẳng thể tập trung suy nghĩ để bao quát tình hình, nên đành cho hai vị đại nhân lui, hẹn hôm sau bàn bạc tiếp.

Sau khi hai vị đại nhân ra về, ta quay lại thư phòng, muốn hảo hảo an tĩnh một lát . Ngồi xuống ghế, ta lấy ra một tờ giấy trắng, định sẽ viết một cái gì đó, làm mình có thể bình tâm lại. Nhưng tới khi cầm bút lên lại thực sự chẳng biết viết cái gì. Đưa mắt nhìn ra, thấy cây cung của người ấy vẫn đặt trên giá. Trong đầu bỗng nhiên hiện lên hình ảnh một thiếu niên vận bạch y cưỡi ngựa trên bãi cỏ rộng lớn, cười vui vẻ với ta:

(* hồi tưởng lại quá khứ*)

- Cảnh Diễm, đệ với huynh cùng thi xem ai có thể bắn trúng hồng tâm nhiều hơn nhé. Nhất định không được dừng ngựa lại, phải vừa chạy vừa bắn tên!

Tiếng cười thoải mái, vô ưu vô lo, đệ ấy cười như một vầng thái dương rạng rỡ, làm sáng bừng cả đất trời. Nụ cười ấy cả đời này có lẽ ta cũng chẳng thể quên.

Nhớ ngày ấy, trở về từ Đông Hải sau hơn nửa năm, mang theo viên trân châu mà đệ ấy đã vòi vĩnh ta bằng được, hoan hoan hỉ hỉ lên đường hồi kinh. Nhưng chưa về tới nơi, ta nhận được tin báo của một vị bằng hữu tại kinh thành. Trong thư chỉ có viết: " Kỳ vương mưu phản, ban chết. Xích Diễm quân cấu kết, tiêu diệt toàn bộ. Toàn gia Lâm thị tử hình" Chỉ gần ấy chữ đã đủ làm cho trời đất xung quanh ta quay cuồng. Ta không tin, ta tuyệt đối không tin Hoàng huynh luôn hết lòng vì bách tính, vì giang sơn xã tắc lại tạo phản, ta cũng không tin Lâm soái cùng Xích Diễm quân có suy nghĩ đại nghịch bất đạo ấy. Và ta cũng không tin, thiếu niên dương quang ấy lại có mưu đồ bất chính.

Nhưng 6 chữ "toàn gia Lâm thị tử hình" như một thanh kiếm bén nhọn chém thẳng vào lòng ta. Tiểu Thù, vậy còn Tiểu Thù thì sao? Tiểu Thù thế nào? Tiểu Thù ra sao rồi? Có bị triều đình áp giải về kinh không? Có bị thẩm vấn dùng hình không? Có... còn sống không?

Nghĩ đến đây, tim ta như bị ai bóp nghẹt lấy. Tiểu Thù của ta kiên cường lắm, tuyệt đối không thể chết được, đệ nhất định phải đợi ta quay trở về.

Nhưng, Tiểu Thù không đợi ta về, không đợi Cảnh Diễm của đệ ấy mang trân châu Đông Hải về cho đệ ấy làm bi chơi. Đệ ấy đã đi mất rồi. Đệ ấy cứ thế mà đi, không một lời từ biệt. Đến cả hài cốt của đệ ấy ta cũng không thấy được. Đến cả bài vị, đệ ấy cũng chẳng được lập. Đến cả một tấm bia mộ, đệ ấy cũng không có.

Lâm phủ chỉ sau một đêm đã thành một đống đổ nát, trở thành nơi cấm địa, không ai được phép lui tới. Toàn bộ ký ức, kỷ niệm của ta và Tiểu Thù dường như đã bị đóng chặt lại sau lớp giấy niêm phong trên cánh cửa. Không còn gì cả, đệ ấy chẳng lưu lại cho ta bất cứ thứ gì. Chỉ còn cây cung mà đệ ấy thích nhất, trước khi ta đi đã đưa cho ta:

- Huynh thay đệ giữ nó nhé. Đệ đã làm chủ tướng XÍch Vũ doanh, vì vậy cũng phải cho ra chủ tướng, phải thật uy phong. Mà dùng cung di nhiên không uy phong bằng dùng kiếm. Đệ ra chiến trận sẽ dùng kiếm giết địch, bách chiến bách thắng, quyết không để một tên giặc nào chạy thoát, làm ảnh hưởng tới giang sơn Đại Lương ta.- Thiếu niên ấy huơ chân múa tay diễn ta cảnh mình cầm kiếm giết giặc oai phong lẫm liệt tới nhường nào- Vì vậy, đưa cung này cho huynh giữ. Huynh phải hứa với đệ phải bảo quản nó thật tốt. Đợi đến lúc đệ đòi lại nó phải y như lúc này. Không đệ sẽ không tha cho huynh.

Đệ ấy đã dặn ta như thế. Ấy vậy mà, cung còn đây, mà người đã đi đâu?

Mười hai năm, một khoảng thời gian không quá dài, nhưng cũng không hề ngắn. Tiểu Thù đã rời xa ta được mười hai năm rồi. Ta không rõ mười hai năm ấy, ta đã tồn tại như thế nào. Có lẽ chỉ vì mong muốn được đòi lại công bằng cho những người mà ta yêu mến. Nhưng ta vẫn chẳng thể lật lại vụ án năm xưa. Phụ Hoàng thấy ta có ý định ấy, không được vui, liền điều ta tới biên cương trấn thủ, vài năm mới được phép quay trở lại kinh thành. Ta dần hiểu ra, với thế lực của một Quận vương nhỏ bé như ta, thì mãi mãi chẳng thể lật lại án Xích Diễm.

Gần đây, đệ ấy không còn về tìm ta nữa. Ngày trước, sau khi trở về kinh thành, trong khoảng một năm đầu tiên, đêm nào ta cũng nằm mơ thấy đệ ấy. Có lúc đệ ấy vẫn sẽ vận bạch y, khoái khoái hoạt hoạt phi ngựa trên thảo nguyên rộng lớn. Có lúc lại thấy đệ ấy lại nô đùa cùng Niếp Phong ca ca trong sân Lâm phủ. Có lúc, lại thấy đệ ấy ngồi ôm mặt giữa chiến trường khốc liệt, xung quang đều là máu và lửa, thi thể binh sỹ chất cao như núi. Bản thân đệ ấy toàn thân cũng bị bao phủ bởi một màu đỏ chói đến nhức mắt- màu máu. Trường thương đã gãy, kiếm cũng không còn, đệ ấy lặng lẽ cô độc ngồi đó, bốn bề tình lặng. Tuy đệ ấy không ngẩng mặt lên nhưng ta biết, đệ ấy đang khóc. Đôi vai khẽ run rẩy, những giọt nước mắt pha lẫn máu tươi luồn qua kẽ tay, rơi xuống đất. Phải đau khổ tới mức nào, Tiểu Thù của ta- một đứa nhóc không bao giờ biết buồn, không bao giờ sầu bi, lúc nào cũng rực rỡ như ngọn lửa- lại có thể khóc thương tâm tới vậy. Trong mơ, ta luôn cố gắng chạy về phía đệ ấy, nhưng, càng cố chạy tới, đệ ấy càng rời xa ta, cuối cùng chỉ để lại một khoảng hư không mờ ảo, bên cạnh chỉ còn văng vẳng tiếng gọi: " Cảnh Diễm, Cảnh Diễm,..."

Nhưng đệ ấy chắc cũng dần thất vọng về ta. Ta chẳng thể rửa oan cho đệ ấy. Số lần đệ ấy trở về tìm ta ngày càng ít. Ta thực sự, thực sự mong muốn, đệ ấy về tìm ta. Chửi mắng ta vô dụng cũng được, đánh ta cũng được, nhưng xin đệ hãy về tìm ta. Ta sợ, nếu đệ không về tìm ta nữa, ta sẽ dần quên đi đường nét khuôn mặt đệ mất. Đệ đã không để cho ta thứ gì, thì cũng đừng khiến ta quên đi đệ. Nếu có một ngày ta quên đi đệ, ta nguyện kết thúc sinh mạng này đi tìm đệ. Đệ có hay không đứng nơi đó chờ ta?

Ta đã hạ quyết tâm tham gia vào cuộc tranh đấu giành lấy ngai vàng. Vì ta đã nhận ra rằng, chỉ có con đường này mới có thể rửa đi ô danh của Kỳ vương huynh, của Lâm thị, của Xích Diễm quân, và của Tiểu Thù. Và cũng chỉ có con đường này mới khiến đệ ấy quay trở lại gặp ta.

Để có thể vững bước trên con đường ấy và đi được tới kết quả cuối cùng, ta đã nhận được sự giúp đỡ của một người. Y thông minh, dự liệu như thần. Y học vấn sâu không thấy đáy, tính tình điềm đạm. Y là Kỳ Lân tài tử, đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng của Lang Gia Các, là người mà cả vị Đông cung Thái Tử lẫn Thất châu Thân vương- Dự vương đều muốn có được. Y là Giang Tả Mai lang Mai Tông chủ- Mai Trường Tô.

Y từng bước, từng bước nhổ từng chiếc nanh của Thái tử, từng bước bẻ những chiếc móng vuốt sắc nhọn của Dự vương. Dù biết sức khỏe của bản thân không tốt, y vẫn cố gắng, không quản nguy hiểm, vững vàng đưa ta lên Ngũ châu Thân vương, rồi tới Thất châu Thân vương, và cuối cùng là ngôi vị Đông cung Thái tử.

Từ trước tới giờ, bên cạnh Cảnh Diễm ta chưa từng tồn tại một vị mưu sỹ. Ta đã từng không thích một kẻ bộ bộ tâm cơ như y, cũng không thích nụ cười ta nhìn không thấu được của y. Ta từng hỏi y, vì sao không chọn con đường ngắn nhất, lựa chọn Thái tử hay Dự vương, không phải sẽ dễ dàng hơn việc chọn một Quận vương vô danh vô thực như ta hay sao ? Y chỉ nhìn ta rồi cười nhàn nhạt đáp một câu như có như không: " Chính là bởi vì bởi vì bất kể ai trong bọn họ giành được đế vị cũng không có gì lạ nên ta mới không muốn chọn bọn họ. Chỉ dựa vào sức một mình ta mà đưa được một người ai cũng không ngờ lên bảo tọa, như vậy mới chứng tỏ được bản lĩnh Kỳ lân của ta, không phải sao? "

Lúc đó, ta cảm nhận được có một điều gì đó không bình thường trong câu trả lời của y. Nhưng nếu hỏi nó không bình thường ở chỗ nào, ta lại không trả lời được. Một câu nói « Kỳ Lân tài tử, có người này, ắt có được thiên hạ » đủ để thấy bản lĩnh của vị Tô Tiên sinh này tài giỏi tới cỡ nào.

Tiếp xúc nhiều với y, ta dần nhận ra y là một người đặc biệt. Y rất tốt bụng, nhưng cũng thực vô tình. Y không chỉ vô tình với kẻ địch, y còn vô tình với chính bản thân y. Dần dần, cảm giác chán ghét đối với y chuyển dần sang một thứ tình cảm khác. Có lẽ là tín nhiệm, cũng có lẽ là ngưỡng mộ y.

Ta thích cảm giác thảo luận sự vụ cùng y, thích cái việc nhìn y chau mày suy nghĩ, thích cái cảm giác yên tĩnh quanh người y. Còn cái cảm giác quen thuộc mỗi khi ở bên y, ta không thể luận giải được. Ta và y quen biết mới được một thời gian ngắn ngủi, nhưng cái cảm giác như thể đã thân thiết từ rất lâu luôn tồn tại giữa hai chúng ta. Y nắm được suy nghĩ của ta, nắm được mong muốn của ta. Dù đôi khi y làm trái ý ta, nhưng tất cả lại chính vì lợi ích của ta. Ta biết y không muốn ta để tâm tới những thứ có thể ảnh hưởng tới đại cục, y thật sự muốn tốt cho ta. Nhưng ta lại chẳng thể khống chế nổi tâm tình mình mà nổi cáu với y. Ta đã từng buông những lời nhẫn tâm, từng hiểu lầm y, trách y vô tâm, trách y chỉ là kẻ biết tới lợi ích của mình mà không từ thủ đoạn. Ta từng hại y phải đứng dưới trời tuyết hơn nửa canh giờ dù biết thân thể y không khỏe. Ta từng khiến y phải vào đại lao của Huyền Kính Tự chịu sự dày vò của Hạ Giang, rồi còn bị hắn ép nuốt Ô Kim Hoàn chi độc để ép cung. Vậy mà y chưa từng trách ta, chưa từng giận dỗi bỏ mặc ta. Dù thế nào, y vẫn lặng lẽ đứng đó, chờ đợi ta quay lại, rồi lại tiếp tục thay ta lo lắng bốn bề.

Y bồi ta đi hết chặng đường đi từ Quận vương nhỏ bé lên đến Thái tử quyền cao chức trọng. Y cùng ta trải qua biết bao gian truân trên chặng đường ấy. Dần dà, trong lòng ta dần nảy sinh một sự không nỡ đối với y. Ta không nỡ để y mang danh kẻ mưu mẹo lòng dạ bất minh, ta không nỡ để y bỏ mặc thân thể yếu ớt mà liều mạng suy tính, lo liệu mọi việc. Ta không nỡ nhìn y cứ như vậy bị cuốn sâu vào cuộc giao tranh tàn nhẫn này, không thể vùng vẫy thoát ra nổi. Và, ta cũng không nỡ để y rời xa ta, không nỡ nhìn y vô tình với bản thân như thế.

Rồi tới một ngày, phụ hoàng triệu y vào cung, rồi sau đó lại triệu ta, và để tên phản tặc Hạ Giang tố cáo : y chính là người đã trốn thoát khỏi chiến trường Mai Lĩnh năm xưa, chủ tướng của Xích Vũ doanh, con trai duy nhất của Thống soái Xích Diễm quân- Lâm Thù. Nghe tới 2 chữ « Lâm Thù », lòng ta không khỏi chấn động. Y là Tiểu Thù của ta ư ? Không thể nào ! Người này có chỗ nào giống Tiểu Thù chứ ? Tiểu Thù của ta luôn tươi cười rực rỡ, khoái khoái hoạt hoạt, còn y chỉ luôn nhàn nhạt mỉm cười. Tiểu Thù của ta hoạt bát vui vẻ, tràn đầy sức sống như ngọn lửa cháy hừng hực, còn y chỉ luôn trầm ổn, tĩnh lặng như mặt hồ mùa thu. Tiểu Thù của ta đông không sợ lạnh, mọi người thường trêu đùa, gọi đệ ấy là Tiểu Hỏa Nhân, còn y chưa vào đông đã phải khoác áo lông cừu dày, ngồi bên lò sưởi, tay ôm noãn lô. Tiểu Thù của ta thẳng thắn cương trực, nghĩ gì nói đấy, chẳng biết rào trước đón sau, còn y lại luôn trầm mặc suy tính từng nước cờ, suy tính xem nên đi như thế nào mới có thể đạt được kết quả vẹn toàn nhất. Tiểu Thù của ta lúc nào cũng sáng chói, luôn nổi bật giữa đám đông, còn y thì luôn thu mình lại, như thể muốn khiến mình hòa tan vào cảnh vật xung quanh, chẳng thể nào cho ai nhận thấy.

Dù cho trên người y không có một điểm nào giống Lâm Thù, nhưng một khắc ấy ta đã minh bạch, y chính là người mà ta luôn mong ngóng trong từng giấc mộng mỗi đêm. Ta đã hiểu vì sao y lại đem đến cho ta cái cảm giác quen thuộc tới vậy, vì sao ở bên y lại an tâm như thế. Vì y là Tiểu Thù, là thiếu niên cùng ta lớn lên, cùng ta học văn luyện võ, là thiếu niên nắm giữ trái tim của ta.

Nhưng giờ không phải lúc để ta mừng rỡ nhận lại y. Nhiệm vụ của ta bây giờ là phải bảo vệ y, không để y bị thương tổn. Mười ba năm trước ta không thể thay y gánh nỗi đau bất tận, thì mười ba năm sau, ta phải bảo vệ y thật tốt, không để y bị thương tổn thêm nữa. Dù là Hạ Giang gian xảo hay Phụ hoàng đa nghi cũng không được phép. Tuyệt đối không !

Ta biết Tiểu Thù, hay bây giờ nên gọi là Trường Tô, là một người thông minh. Đệ ấy có thể đánh vỡ những lời tố cáo của Hạ Giang. Ta tin tưởng đệ ấy sẽ làm được, và đệ ấy đã làm được. Nhưng người ta không tin tưởng nhất chính là Hoàng đế cao cao tại thượng của Đại Lương này. Phụ hoàng ta là một người đa nghi. Với cá tính của người thì quyết sẽ không bỏ qua chuyện này dễ dàng, dù là Hạ Giang cố ý tố cáo xằng bậy để thoát tội đi chăng nữa, nhưng để một người thông minh tuyệt đỉnh, chưa kể còn đang bị nghi ngờ là tàn quân năm xưa sống sót thì thực không thể an tâm.

Phụ hoàng đã hạ lệnh cho Cao Công công mang tới 2 chén rượu, coi như xin lỗi vì đã hàm oan cho vị tài tử này. Nhưng rượu được mang ra có ý nghĩa thật sự gì, chắc hẳn ai cũng đều đoán được. Hơn nữa, vị Tổng quản Thái giám kia còn khéo léo nhắc nhở chúng ta. Ta đã hiểu ý nghĩa đặc biệt của ly rượu kia rồi. Phải, đặc biệt, quả nhiên rất đặc biệt. Không biết ta đã từng nghe câu nói này ở đâu : « Không ai nhẫn tâm như Hoàng đế ». Nhẫn tâm, nhẫn tâm có đủ để hình dung vị Phụ hoàng đáng kính của ta không ? Người không ngại ngần ban chết cho chính đứa con ruột của mình, ép Thần phi vào bước đường cùng phải thắt cổ tự vẫn, hạ lệnh giết chết 7 vạn quân đã vào sinh ra tử bảo vệ giang san xã tắc, hạ lệnh trảm toàn gia của người bằng hữu đã có công lớn trong việc đưa người lên hoàng vị, cũng chính là gia thất của em gái người, cô mẫu của ta, trưởng công chúa Tấn Dương, chỉ vì ba chữ« không an tâm ». Vậy, một Mai Trường Tô nhỏ bé này có là gì. Giết nhầm còn hơn bỏ sót, đó chính là biện pháp duy nhất khiến người an tâm. Hy sinh một vị Tô tiên sinh, đổi lại không còn phải đau đầu suy nghĩ xem y có thực sự là tàn quân phản nghịch năm xưa, đây há chẳng phải là truyện quá dễ dàng sao? Vì thế, ban một ly rượu độc, để cho y chết nơi hoàng cung này chính là điều không thể khác được.

Bản thân ta thực sự lúc ấy cũng không biết mình đã có suy nghĩ gì. Ta chỉ biết trong đầu ta luôn tồn tại một giọng nói : « Phải bảo vệ Tiểu Thù, không để cho đệ ấy uống chén rượu chết chóc ấy ». Nên khi thấy đệ ấy cầm chén rượu lên, ta đã bất chấp tất cả mà cướp nó từ trong tay đệ ấy, đổ xuống đất. Cho dù hành động này có khiến cho phụ hoàng nổi giận, dù có mang tội khi quân phạm thượng, ta quyết không để ai thương tổn đệ ấy. Chén rượu này, tuy có thể khiến cho Phụ hoàng tức giận, đoạt lại ngôi vị Hoàng Thái tử của ta, khiến ta trở thành một Hiến vương nữa nhưng ta không quan tâm. Ta không thể trơ mắt nhìn đệ ấy một lần nữa rời xa ta, bỏ lại ta cô độc một mình trên thế gian này. Một lần đã là quá đủ, nếu thêm một lần nữa, ta thực sự không thể chịu đựng nổi. Cái cảm giác đau thấu tâm can, như ai đó cầm cây chủy thủ bén nhọn nung đỏ, mạnh mẹ cắm vào lồng ngực, khoét đi một lỗ to đen ngòm, máu chảy đầm đìa không ngừng nghỉ, ta không thể nào nếm trải một lần nữa đâu. Ta không làm được.

Cứu được đệ ấy ra khỏi Điện Dưỡng Cư, ta thấy đệ ấy có vẻ không được khỏe. Bước từng bước, tư thế liêu xiêu không vững, phải bám vào những thứ chung quanh mới có thể đứng thẳng được. Ta muốn đưa tay đỡ đệ ấy, nhưng, lại không dám. Tiểu Thù đã quay lại rồi, quay về bên ta. Nhưng Tiểu Thù trước mặt ta sao mà lại xa cách quá. Ta chẳng thể với tới được đệ ấy, chỉ có thể lặng lẽ nhìn đệ ấy được Mông đại ca dìu từng bước rời khỏi Hoàng cung.

Từng mảng từng mảng ký ức cứ dần dần chầm chậm tái diễn trong đầu ta. Người ấy mỉm cười nói với Đình Sinh sẽ nhận nó làm học trò, sẽ nghĩ cách cứu nó ra khỏi Dịch U Đình. Người ấy suy nghĩ sẽ vô thức nắm lấy một thứ gì đó mà vân vê, tới khi đỏ tay mới thôi. Người ấy đầy tuyệt vọng nhìn ta chém đứt chiếc chuông dưới mật thất, xoay người bỏ đi vô tình, nhẫn tâm nói rằng ta và đệ ấy từ nay không còn quan hệ. Người ấy bất chấp thân thể suy nhược mà đuổi theo ta trong trời mưa tuyết để can ngăn ta. Người ấy rút kiếm đeo hông ta để chỉ cách thức bày binh bố trận. Người ấy trong cơn mê sảng vẫn không yên tâm mà vô thức dặn dò : « Cảnh Diễm, đừng sợ » ...

Ta trách bản thân tại sao lại đần độn tới vậy.Tại sao ta không thể nhận ra đệ ấy sớm hơn. Nếu nhận ra sớm hơn một chút, ta sẽ chẳng để cho đệ ấy phải đến Huyền Kính Tự chịu khổ. Nếu nhận ra sớm hơn chút nữa, ta sẽ chẳng hiểu lầm đệ ấy là kẻ chỉ biết lợi ích của bản thân mà bất chấp thủ đoạn. Nếu nhận ra sớm hơn chút nữa, ta sẽ chẳng để cho đệ ấy phải mệt mỏi suy nghĩ quá sức đến độ ốm nặng không thể dậy nổi, mê man mấy ngày không thể gặp ai. Và nếu nhận ra đệ ấy còn sống sớm hơn, ta sẽ chẳng để cho đệ ấy tới Kim Lăng, nơi nguy hiểm cận kề, có thể đoạt lấy mạng sống vất vả lắm mới có được của đệ ấy.

Mẫu phi nói rằng, ta và đệ ấy, ai cũng không thể dừng lại được nữa rồi. Đúng vậy, chúng ta đã lựa chọn bước đi trên con đường này, thì phải dốc hết khả năng mà đi tới điểm cuối cùng, không thể bỏ dở. Vì đó chính là tâm nguyện trong lòng Tiểu Thù, tâm nguyện của ta, tâm nguyện của tất cả mọi người.

Mẫu phi dặn ta không được làm ẩu. Điều này ta biết rõ. Ta vốn là kẻ thô lỗ, nghĩ sao nói vậy, đâu có biết tính trước tính sau, dễ làm hỏng đại cục. Giờ phút này, chỉ cần lỡ chân đi sai một nước, công sức của mọi người, đặc biệt là của Tiểu Thù sẽ đổ xuống sông xuống biển. Mẫu phi dặn dò ta như thế hẳn là lẽ đương nhiên. Nhưng ta sẽ tuyệt đối không làm ẩu. Tiểu Thù còn đứng phía sau nhìn, ta sao có thể khiến đệ ấy phải tiếp tục lao tâm khổ tứ. Bây giờ, chỉ có ta mới có thể giúp đệ ấy hoàn thành tâm nguyện bấy lâu nay mà thôi.

Và ngày đó cũng đến. Trong lễ mừng thọ Phụ hoàng, ta đã nhờ cô mẫu Lị Dương thay Tạ Ngọc nhận hết tội trạng, dâng lên bản khai cuối cùng của hắn, vén ra bức màn che dấu vụ thảm án mười ba năm trước, vụ án giết hại trưởng hoàng tử cùng trung thần, vụ án mà vĩnh viễn vị Hoàng đế Đại Lương này không muốn lật lại. Ta biết trong khoảnh khắc tất cả mọi người trên điện đều quỳ xuống xin Phụ hoàng ân chuẩn thẩm tra lại vụ án Xích Diễm, người đã biết vị khách khanh từ đầu chí cuối không lên tiếng, lặng lẽ mà quan sát mọi việc kia là ai. Y không phải chỉ là Mai Trường Tô, Tông chủ của Giang Tả minh- đệ nhất bang phái. Y chính là Lâm Thù, con trai duy nhất của Lâm Tiếp Thống soái và Trưởng công chúa Tấn Dương, kẻ đã ngoan cường bò được ra khỏi đỉnh Mai Lĩnh chết chóc hừng hực lửa cháy, kẻ vốn dĩ đã thịt nát xương tan nay lại vẫn còn sống sót, hơn nữa lại tới Kim Lăng này, đứng ở Kim Điện này, sống lưng thẳng thắn cùng kiên định như cha y. Sau khi nghe y lên tiếng đòi công bằng cho Lâm Soái, Phụ hoàng rút Thượng phương bảo kiếm phía sau ngai vàng lao xuống phía dưới. Ngài chĩa múi kiếm vào Tiểu Thù, miệng không ngừng nói y là: « Loạn thần tặc tử ». Ta đã tự nhủ với lòng mình không để bất cứ ai thương tổn y, cho dù có là Thiên tử cao cao tại thượng cũng không được. Vì thế, mũi kiếm thay vì ngắm vào Tiểu Thù, giờ phút này lại đang đặt trước ngực trái ta. Nếu muốn hại Tiểu Thù thì phải bước qua xác ta, xác của Tiêu Cảnh Diễm này !

Sự thật năm xưa đã được phơi bày. Nếu muốn không lật lại án cũ, thì lòng người khó yên. Bệ hạ có thể giết chết được ta, giết chết được Tiểu Thù. Nhưng đâu thể giết chết được toàn bộ người trong thiên hạ, đâu thể 1 kiếm chém đứt cái gọi là chân tướng. Kết cục của việc này, chỉ có một con đường : ân chuẩn thẩm tra án cũ, bố cáo toàn thiên hạ, rửa oan cho những người đã ngã xuống.

Cuối cùng, ta cũng đợi được tới ngày này. Ô danh của Hoàng huynh, của Lâm soái, của các huynh đệ trong Xích Diễm quân, của Tiểu Thù đã được rửa sạch rồi ! Tiểu Thù đã hoàn thành được tâm nguyện của chính mình, đặt xuống gánh nặng đã đặt trên vai suốt mười ba năm trời. Ta biết, đệ ấy một mình phải gắng gượng tới cỡ nào, khổ sở tới cỡ nào khi gánh trách nhiệm ấy. Sức nặng của nó chính là sinh mạng của toàn quân bảy vạn người đang gào thét đòi rửa oan, đòi công bằng.

Tội danh phản nghịch của Kỳ vương huynh, của Lâm soái cùng ba mươi mốt vị quan viên văn võ đã được Hoàng thượng hạ chiếu rửa oan. Thần phi cùng huynh trưởng dĩ nhiên cũng đã được đưa về Hoàng Lăng mai táng. Từ đường của Lâm thị cũng đã được khôi phục lại, ta sẽ dẫn Tiểu Thù tới để thắp hương cho liệt tổ liệt tông. Đương nhiên là dưới thân phận của Lâm Thù, chứ không phải của Mai Trường Tô.

Còn nhớ trước ngày lật án, đệ ấy một mực không chịu lấy lại thân phận năm xưa. Đệ ấy nói với ta :

« Cho dù vụ án này có lật lại triệt để đến mấy, đệ vẫn chỉ có thể làm một Mai Trường Tô, không thể trở lại làm Lâm Thù. Tô Triết là người như thế nào, cả kinh thành đều biết. Thân là mưu sỹ đầy mưu đồ, dùng thủ đoạn mưu mô, tuy là vũ khí sắc bén để đoạt quyền, nhưng trước sau vẫn không phải là thứ tốt đẹp gì. Đối với đệ, lật lại vụ án chính là kết cục, nhưng đối với huynh mà nói, mọi thứ mới chỉ là bắt đầu thôi. Huynh là thiên tử tương lai phải rõ ràng cái lợi cái hại, cường quốc an dân, phải xoay chuyển lại thế cục yếu đuối của Đại Lương mười mấy năm nay, phải trả lại cho thiên hạ một triều cục trong sáng vô tư thuần chân không giả dối. Muốn đạt được mục đích này, huynh nhất định phải có một khởi đầu hoàn mỹ. Anh linh những người đã chết trên trời, bọn họ cũng hy vọng nhân dân khắp thiên hạ có một cuộc sống thái bình. Huynh là một người có tình, một quân chủ chí công vô tư. Cho nên bên cạnh huynh tuyệt đối không thể có một mưu sỹ như Tô Triết. Nếu không người trong thiên hạ sẽ hiểu nhầm huynh là kẻ cũng thích dùng âm mưu thủ đoạn. Như vậy sẽ phạm vào ước nguyện ban đầu của chúng ta »

Đệ ấy đã gắng gượng suốt mười ba năm qua. Ta biết Tiểu Thù sẽ mãi chẳng thể trở về làm một thiếu niên dương quang như xưa được nữa, nhưng đệ ấy cũng không còn phải mang danh phản tặc Xích Diễm nữa rồi. Đệ ấy cố gắng nhiều như vậy mà vẫn không thể để cho đệ ấy lấy lại tên của chính mình, chỉ có thể mang cái tên Mai Trường Tô sống nốt quãng đời còn lại. Như vậy chẳng phải quá bất công sao ?

Từ đường Lâm gia đã được khôi phục. Ta chỉ có thể lấy ra một tấm lụa đỏ, phủ lên bài vị trên khắc bốn chữ « Lâm Thù chi vị ». Thực chua xót làm sao. Một người còn sống sờ sờ trên nhân gian, bằng hữu thân thuộc đều biết y đang tồn tại, ấy vậy mà đã được lập bài vị, đặt cùng chỗ với những người đã khuất trên hương án. Nhìn bài vị của đệ ấy, dù biết đệ ấy chưa chết, đã quay về bên ta, nhưng trong lòng vẫn không ngăn nổi sự đau đớn. Nỗi đau ấy âm ỷ thôi, không quá mãnh liệt, nhưng lại chẳng nguôi ngoai, dai dẳng không dứt. Nó như thể lấy một thanh đao cùn mà đem cắt đứt da thịt, chẳng thể nhanh chóng cắt đứt gân cốt, nhưng vẫn làm cho người ta đau tới thấu tận tâm can.

Công việc cũng đã gần giải quyết ổn thỏa. Tiểu Thù cũng đã trở về Lâm gia mà bái tế tổ tông. Có lẽ, đệ ấy sau khi đã hoàn thành xong tâm nguyện của mình, muốn dời đi Kim Lăng, không còn muốn bị cuốn vào vòng xoáy triều chính nữa. Đệ ấy nói đệ ấy thực sự quá mệt mỏi rồi, đệ ấy muốn nghỉ ngơi một chút. Ta biết đấy chỉ là cái cớ của đệ ấy. Đệ ấy không muốn đứng trên triều đình nữa, không muốn đối mặt với mưu đồ tranh đấu nơi cung đình hỗn loạn này nữa. Chưa kể, ta thấy gần đây sức khỏe của đệ ấy thực sự không ổn.

Còn nhớ trong cuộc Xuân săn của Hoàng tộc vào tháng 3, lúc mẫu phi bắt mạch cho Tiểu Thù đã bật khóc nức nở. Ta e bệnh tình của đệ ấy không chỉ đơn giản là ốm yếu hơn người thường một chút, hay mắc bệnh hơn người thường một chút, sợ lạnh hơn người thường một chút, chỉ cần tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cho tốt là có thể khá lên. Ta sợ rằng bệnh của đệ ấy trở nặng, muốn giấu diếm ta mà lặng lẽ dời kinh. Nhưng đệ ấy chỉ cười xòa nói mình không sao, chỉ muốn tự do tự tại phiêu bạt trong giang hồ, làm một người không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì, tiêu dao đi khắp nơi, vài ba năm sẽ trở về thăm ta một lần. Ta thực sự không nỡ để đệ ấy đi, nhưng, đệ ấy đã quyết định như vậy, ta tôn trọng ý kiến của đệ ấy. Lúc mới nhận ra Mai Trường Tô là Tiểu Thù, ta tự nhủ, đệ ấy còn sống là tốt rồi, dù nhân dạng, tính cách, giọng nói có thay đổi cũng không sao. Giờ phút này, ta chợt nhận ra, đệ ấy còn sống thì chưa đủ, mà phải để cho đệ ấy có được một cuộc sống như ý mình, vui vẻ thoải mái, hạnh phúc viên mãn, như vậy mới là đền đáp xứng đáng cho đệ ấy. Ta không thể ép buộc đệ ấy ở bên cạnh ta, cũng như ở gần người đã hạ lệnh giết chết cả nhà Tiểu Thù cùng các huynh đệ đã cùng vào sinh ra tử.

Nói thật ta không đành lòng lại phải xa đệ ấy. Nếu được ta cũng muốn cùng đệ ấy đi ngao du sơn thủy, đi từ Nam tới Bắc Đại Lương ta, mở rộng con mắt mà ngắm nhìn nơi nơi. Nhưng mong muốn cũng chỉ là mong muốn, không đành lòng thì cũng có ích chi ? Ta đâu thể bỏ lại triều chính mà đi như vậy. Ta đã hứa sẽ cho đệ ấy xem một giang sơn thái bình, bách tính ấm no hạnh phúc. Mà ta cũng không muốn cưỡng cầu đệ ấy ở lại, nên đành để cho đệ ấy đi thôi...

Đệ ấy chưa kịp lên đường thì tin dữ nơi biên cương ập tới.

« Mười vạn hưng binh Đại Du vượt biên đánh bất ngờ, Cổn Châu thất thủ. »

« Thượng Dương quân đại bại, Hợp Châu, Húc Châu thất thủ, Hán Châu bị vây, khẩn cấp cầu viện! "

« Thủy sư Đông Hải quấy nhiễu các châu Lâm Hải, đoạt lấy tài sản của dân cư, địa phương khó có thể khống chế chuyện này, thỉnh cầu gấp rút tiếp viện!"

« Năm vạn thiết kỵ Bắc Yến, đã phá cửa khẩu Âm Sơn, thẳng vào khuỷu sông, tới gần Đàm Châu, báo nguy!"

« Dạ Tần phản loạn, đốc phủ địa phương bị giết, thỉnh triều đình phái binh tức tốc tiêu diệt!"

Ba nước láng giềng đồng loạt khởi binh công kích, trong nước lại có phản loạn. Thù trong giặc ngoài, tình thế vô cùng cấp bách. Cho dù là xảy ra ở thời điểm Đại Lương cường thịnh, cũng là nguy cơ rất lớn, huống chi lúc này Đại Lương sớm đã đi xuống, sợ rằng sẽ đẩy dân chúng vào cảnh nước mất nhà tan.

Trong tình hình nguy khốn ấy, triều đình ta lại thiếu trầm trọng các vị thống lĩnh có thể cầm quân, chỉ huy đánh giặc. Vệ Tranh thông thạo thủy chiến, phái đi Đông Hải. Dạ Tần phản loạn, nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một đám ô hợp, chỉ cần quân địa phương là có thể tiêu diệt được. Cục diện song song ở Nam Kính, đành để Nghê Hoàng quận chúa đảm nhiệm. Vấn đề Bắc Yến giao lại cho phu phụ nhà Niếp Phong đại ca. Chỉ còn Đại Du, mười vạn quân Đại Du đã chiếm được Cổn Châu, sợ rằng không lâu nữa sẽ công phá một vùng rộng lớn. Tình thế vô cùng nguy khốn, nhưng không còn vị tướng nào trong triều có thể đảm nhận nữa rồi. Những vị đại thần còn lại trong triều hầu hết đã già, chẳng thể rong ruổi trên sa trường giết giặc nữa. Hơn nữa, họ đã từ lâu ở lại nơi kinh đô an nhàn, có lẽ sớm đã quên đi chiến trường khốc liệt, sớm đã quên đi trách nhiệm hy sinh thân mình để bảo vệ giang san.

Ta muốn đích thân cầm quân đi tiêu diệt Đại Du, nhưng cơ hồ ai ai cũng đều không tán thành. Thậm chí cả Tiểu Thù. Đệ ấy nói ta không thể đi. Một chiến sự lớn như vậy, ngoại trừ tiền tuyến chém giết ra, điều hành trợ giúp tiếp tế phía sau càng quan trọng hơn. Không phải đệ ấy không tin Hoàng đế bệ hạ, mà là căn bản là không thể tin người. Đệ ấy khẳng định, một khi ta thân chinh, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Nhưng người mà đệ ấy ứng cử tới nơi biên cương phía Bắc ấy, ta không thể đồng ý.

Đệ ấy nói muốn để Lâm Thù xuất chinh, cùng với Mông đại ca.

Việc này sao ta có thể đồng ý. Đệ ấy đã không còn võ công, hơn nữa sức khỏe lại như vậy, sao có thể ở nơi chiến trường khốc liệt đó chứ. Hơn nữa trời sắp vào đông, ở Kim Lăng đã lạnh như thế, đệ ấy đã khó chịu nổi, huống hồ giờ lại phải lên phương Bắc lạnh giá ấy, đệ ấy sẽ thế nào? Ta không thể yên tâm mà để đệ ấy đi như vậy.

Tiểu Thù nói với ta sức khỏe của đệ ấy đã ổn, bên cạnh đệ ấy có một vị đại phu rất giỏi, đã giúp đệ ấy khỏe hơn nhiều rồi. Nhưng ta vẫn thực không an lòng. Đệ ấy một mực muốn đi, ta nói như thế nào cũng không cản nổi. Ta đành yêu cầu đệ ấy mang vị đại phu đó đến trước mặt ta, để ta đích thân hỏi cặn kẽ tình hình sức khỏe của đệ ấy. Nếu hắn nói đệ ấy có thể đi, ta sẽ đồng ý.

Chiều ngày hôm sau, đệ ấy thực sự đưa tới một người. Người này từ trên xuống dưới không có điểm nào giống như trong tưởng tượng của ta. Ta vốn nghĩ hắn sẽ là một vị đại phu trung tuổi, để chút râu, khắp người tỏa ra mùi dược liệu, đi đâu cũng xách theo hòm thuốc bên mình. Ngờ đâu, hắn lại là một vị công tử thân hình mảnh mai gương mặt tuấn tú . Có lẽ hắn cũng không lớn tuổi hơn ta. Hắn một thân lam y, vô cùng tiêu sái phe phẩy chiết phiến, hiên ngang mà bước đi bên cạnh Tiểu Thù . Trông mặt hắn có thể thấy là đang vô cùng mất hứng. Lúc tiến vào, Tiểu Thù phải nhắc nhở hắn mới miễn cưỡng cùng ta cúi đầu chào hỏi. Ta hỏi, hắn cũng chỉ đáp đủ thông tin, không trước không sau, miễn sao có trọng điểm câu trả lời là được. Xem chừng hắn đâu ưa gì ta, nếu không có Tiểu Thù ở đây không khéo hắn đã túm cổ áo mà cho ta một trận rồi cũng nên. Ta cũng thực không biết mình đã đắc tội hắn khi nào nữa ( ^^~).

Sau khi nói xong về vấn đề sức khỏe Tiểu Thù với ta, hắn quay người, không có nổi một câu " Tái kiến" phi thân bay thẳng qua ngọn cây đối diện. Theo lời của đại phu Mông Cổ thì hẳn là sức khỏe của Tiểu Thù không còn đáng lo ngại, có thể tới biên cương, chỉ cần chú ý một chút sẽ không có vấn đề gì. Hơn nữa vị lang trung này cũng sẽ theo đệ ấy ra chiến trận để xem chừng, sẽ không để xảy ra bất cứ chuyện gì

Thực sự ta vẫn thấy không an tâm. Nhưng ta đã đáp ứng đệ ấy nếu vị đại phu này đồng ý cho đệ ấy xuất chinh thì ta cũng sẽ đồng ý. Giờ ta đâu thể nuốt lời cơ chứ.

Từ xưa tới nay, chúng ta đều bên cạnh nhau trên chiến trường. Ta trước giờ chưa từng để đệ ấy một mình xuất chinh mà ta chỉ có thể ở lại kinh thành. Lần từ biệt trước, phải mất mười ba năm mới có thể gặp lại. Còn lần này thì sao? Ta không thể yên lòng. Cho dù biên giới phía Bắc là chiến trường quen thuộc nhất của đệ ấy, Đại Du chính là kẻ thù quen thuộc nhất nhưng dù sao kẻ địch vẫn là kẻ địch, đâu thể nói chắc chắn là bản thân sẽ không bị chúng làm tổn thương? Ta muốn đệ ấy hứa với ta phải trở về bình an vô sự. Ta mong đệ ấy có thể luôn ở cạnh ta, tận mắt nhìn thấy ta xây dựng một Đại Lương hoàn toàn mới...

Ngày đệ ấy cùng Mông đại ca dẫn theo đại quân tiến tới Cổn Châu, ta đứng trên tường thành dõi theo bóng lưng đệ ấy. Tấm lưng thẳng thắn, hiên ngang, ngồi trên yên ngựa vững vàng như núi. Trong khoảnh khắc ấy, ta như nhìn thấy hình ảnh vị thiếu niên năm nào, thân vận ngân giáp, tay cầm trường thương, khí chất hiên ngang kỵ mã dẫn đầu Xích Vũ doanh, đi trong hàng ngũ đội quân Xích Diễm bách chiến bách thắng,... đang hòa nhập vào bóng lưng ấy. Tiểu Thù a Tiểu Thù, cho dù là bao nhiêu năm trôi qua đi nữa, diện mạo có biến hóa tới cỡ nào, đệ vẫn mãi là thiếu niên năm ấy, một thiếu niên với trái tim rực lửa, mang một tấm lòng son, vĩnh sinh bất tử.

.

Từ ngày đó đến nay đã được ba tháng. Theo tin báo từ khắp các chiến trường thì mọi việc cũng đã ổn thỏa, chỉ cần vài ngày nữa là có thể coi như hoàn toàn thành công giữ vững Đại Lương này, không để cho bọn ngoại tộc xâm chiếm. Mấy ngày nay, không khí trong triều đình dần được buông lỏng, không còn quá mức căng thẳng như ba tháng trước. Yến tiệc chúc mừng binh sỹ thắng trận cũng đang được chuẩn bị, chờ ngày các bị thống soái từ các nơi trở về ăn mừng. Và, Tiểu Thù của ta cũng sắp trở về rồi! Nghĩ đến đây lòng ta không khỏi vui mừng một chút.

(* trở về hiện tại*)

Nhìn xuống trang giấy trên bàn, giờ đã xuất hiện thêm hai chữ " Tiểu Thù". Haizz, ta lại nhớ đệ ấy nữa rồi. Đem cây bút gác bên cạnh chiếc nghiêng, ta đứng lên tiến tới chỗ đặt cây cung của đệ ấy. Cây cung xinh đẹp này đã ở bên ta suốt mười ba năm rồi. Ta đã hứa bảo quản nó thật tốt cho đệ ấy, đợi đệ ấy đến lấy lại. Giờ đây, đệ ấy lại ra chiến trận, vẫn không mang theo nó, nhưng sẽ không giống như năm xưa, bỏ ta cùng cây cung này ở lại, mất tích không dấu vết. Đệ ấy chắc chắn sẽ quay trở về, rồi sau đấy sẽ đến đòi lại cây cung này. Đã sắp đến lúc phải trả nó về với chủ nhân thật sự rồi. Ta lặng lẽ khẽ vuốt dây cung:

Cung này, ta và ngươi cùng đợi đệ ấy trở về, có được không ?

.

.

.

« Cảnh Diễm à, đệ trở về rồi »

Người ấy bước qua ngưỡng cửa thư phòng ta, rất tự nhiên ngồi xuống chiếc ghế bên cửa sổ, tự rót cho mình một chén trà.

- Haizz, cuối cùng thì cũng có chút tiến bộ rồi- Uống một ngụm nhỏ, đệ ấy chặc miệng rồi cười với ta- Hóa ra huynh cũng đã biết thưởng trà a, không còn là con trâu năm xưa chỉ thích uống nước nữa.

Ta chỉ cười xòa cho có lệ. Thực ra việc uống trà hay uống nước đối với ta đâu có quan trọng gì. Nhưng thẳng thắn một chút, ta căn bản vẫn thích uống nước hơn( ^^~)

Đệ ấy đưa mắt nhìn ra xa, thoát ra khỏi cảnh sắc bên ngoài cửa sổ. Tiểu Thù có nói thêm một câu mà ta nghe không rõ. Đến lúc ta hỏi lại, đệ ấy lại chỉ lắc đầu nhè nhẹ.

Lúc này ta mới hảo hảo mà nhìn đệ ấy. Áo giáo vẫn chưa tháo xuống, xem chừng là vừa về tới nơi đã vội vàng chạy tới đây mất rồi. Có gầy đi một chút, đen hơn một chút, nhưng toàn thân từ trên cuống dưới cơ hồ vẫn lành lặn như ngày rời kinh. Ta thấy thực an lòng.

- À, đến lúc trả cho đệ cây cung rồi- Nói rồi ta bước tới lấy cung trên giá, đưa tới trước mặt đệ ấy.

Đệ ấy thế lại không giơ tay đón lấy nó, chỉ lặng lẽ lắc đầu, cười nhàn nhạt :

- Huynh cứ giữ lấy nó đi, từ giờ nó là của huynh, đệ tặng nó cho huynh.

- Đâu thể được, cây cung này đệ rất thích mà.

- Thích cũng chỉ là thích thôi. Đệ bây giờ, đâu còn có thể kéo cung được nữa

Nghe câu trả lời của đệ ấy, nhìn thấy nỗi bi ai trong mắt đệ ấy, ta không đành lòng nói tiếp nữa, đành cất cây cung trở lại chỗ cũ. Khi quay trở lại, Tiểu Thù đã đứng lên. Vừa nhìn thấy ta, đệ ấy cười nói :

- Hôm nay đệ đến đây, trước là để nói với huynh đệ đã trở về rồi...

Ta gật đầu cười đáp lại đệ ấy

- Sau, chính là để từ biệt huynh.

- Sao ? Đệ định đi đâu- Ta giật mình hỏi lại, nhưng sực nhớ ra đệ ấy đã nói muốn rời khỏi kinh thành, tự do tự tại phiêu bạt chốn giang hồ. Nếu không có cuộc chiến này, có lẽ đệ ấy cũng đã lên đường từ lâu - Không phải đệ vừa trở về sao ? Đệ đã định rời khỏi Kim Lăng rồi à ? Ở lại chút ngày lấy sức đã.

Đệ ấy chỉ lắc đầu : « Đã tới lúc đệ phải đi rồi. Không thể chậm trễ được nữa »

- Vậy, đệ sẽ đi đâu ? Về Giang Tả minh sao ?

- Đệ sẽ đến một nơi rất xa rất xa...

- Đệ đã đáp ứng sẽ trở về thăm ta rồi- Ta tiến tới nắm lấy cánh tay đệ ấy- Nếu đi xa như thế sao có thể kịp trở về thăm ta? Đệ không thể nuốt lời...

Không để ta nói hết câu, Tiểu Thù đưa ngón tay lên đặt trên môi ta:

- Cảnh Diễm, nghe này. Đệ đã hứa với huynh thì đệ sẽ thực hiện, mãi mãi không nuốt lời. Chỉ cần huynh muốn gặp đệ, đệ sẽ lập tức quay trở về - Tiểu Thù đưa tay lên sờ khuôn mặt ta- Kể cả khi huynh không muốn gặp đệ, đệ cũng sẽ quay về tìm huynh. Đệ sợ rằng, nếu lâu không gặp, đệ sẽ quên đi mất, quên đi mất đường nét khuôn mặt này...

Một giọt nước trong suốt lặng lẽ rơi xuống gò má. Đệ ấy vội lấy tay quẹt đi. Biết đệ ấy sẽ luôn lưu luyến ta, trong lòng bỗng thấy thật ấm áp.

- Đứa nhóc ngốc nghếch. - Ta đưa tay xoa hai khóe mắt đã ẩm của đệ ấy- Ta sao có thể không muốn gặp đệ chứ. Bất cứ lúc nào, chỉ cần là đệ quay về, ta sẽ gặp đệ, chắc chắn là như thế.

Đệ ấy cầm lấy hai bàn tay đang áp trên má, khẽ gật đầu, mỉm cười: "Ừ, chắc chắn sẽ gặp nhau."

Một lát sau, khi có lẽ đã bình tâm lại, không còn quá xúc động nữa, đệ ấy tiến ra phía cửa, tạm biệt ta:

- Đệ phải đi rồi, mọi người đang chờ đệ. Không nên để họ chờ lâu quá, sẽ nổi giận với đệ mất.

- Để ta tiễn đệ

- Không cần đâu. Huynh tới tiễn sẽ khiến đệ không yên lòng mà đi mất

Ta rất muốn đi theo, nhìn Tiểu Thù ra khỏi Kim Lăng. Nhưng đệ ấy đã nói như vậy, ta đành cáo biệt đệ ấy ở đây vậy

- Đệ nhớ giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bản thân cho tốt. Nếu lần tới ta gặp đệ mà còn gầy như thế này, ta sẽ đánh đệ.

- Huynh dám sao?- Đệ ấy tinh nghịch cười

- Sao lại không dám, đệ cứ chờ đó. Để xem lần tới ta xử lý đệ như thế nào. Tên nhóc này lâu ngày không bị ai quản thúc, càng ngày càng không biết sợ ai

- Đừng gọi đệ là nhóc, đệ đã không còn là Tiểu Thù của mười ba năm trước nữa rồi

- Đúng, đệ không còn là đứa nhóc mười chín tuổi năm xưa nữa. Nhưng đệ chúng quy vẫn nhỏ hơn ta 2 tuổi, vẫn còn phải gọi ta bằng Cảnh Diễm ca ca nha.

Đệ ấy cười thực rạng rỡ, cúi đầu hành lễ: " Vậy thì, Cảnh Diễm ca ca, đến lúc tiểu đệ đây phải đi rồi. Cáo từ"

" Cáo từ"

Ta nhìn theo bóng lưng đệ ấy đi qua cửa lớn. Ánh dương rạng rỡ chiếu sáng thân thể ấy. Thực chói mắt. Khoảnh khắc ấy, ta như nhìn thấy đệ ấy như hòa tan vào thứ ánh sáng ấy. Ta đưa tay định níu giữ, nhưng không kịp nữa rồi. Đệ ấy mờ dần, mờ dần, rồi tan biến vào trong ánh sáng ấm áp, rực rỡ của thái dương...

.

.

.

Hóa ra tất cả chỉ là một giấc mộng. Đêm qua, ta mơ thấy Tiểu Thù trở về cáo biệt ta. Đệ ấy nói đệ ấy phải đi rồi. Cuối cùng, ta cũng đã nghe được lời mà đệ ấy đã nói lúc uống trà bên cửa sổ: « Cảnh Diễm, đệ thực an tâm rồi ». Câu nói ấy cứ vang vọng bên tai ta. Không hiểu sao, tim bỗng nhói đau, một cảm giác bất an cứ ẩn ẩn hiện hiện trong lòng...

Bước xuống giường, đưa tay vỗ vỗ mặt cho tỉnh táo. Chắc có lẽ vì cả ngày hôm qua cứ luôn nghĩ về Tiểu Thù, nên buổi tối mới mộng thấy đệ ấy. Đệ ấy sẽ không thể có chuyện gì. Chiến trận đã sắp kết thúc, đâu còn nguy hiểm gì. Hơn nữa bên cạnh đệ ấy còn có Mông đại ca, có Phi Lưu, có vị đại phu Mông Cổ tài giỏi Lận Thần, còn có các vị cao thủ trong Giang Tả minh luôn quan tâm để mắt tới đệ ấy. Đệ ấy nhất định sẽ không xảy ra chuyện. Quan trọng là, đệ ấy đã đáp ứng ta sẽ trở về bình an vô sự.

.

Tuyết lại rơi rồi. Từ đêm qua, tuyết rơi không dứt. Ngoài sân, gió rít gào qua các kẽ lá. Gió lạnh thổi từng cơn từng cơn, len lỏi qua từng lớp áo dày của bất cứ ai, khiến người ta không khỏi run rẩy. Thực kỳ quái, hiện tại đã qua Đông chí, cớ gì mà còn rét tới như vậy. Đến một kẻ da thô thịt dày như ta mà cũng không thể không kéo chặt lại áo choàng một chút khi ra thao trường luyện tập của binh sỹ.

Thật may mắn là Tiểu Thù vẫn chưa trở về. Đệ ấy bây giờ rất sợ lạnh, không còn như trước kia có thể không màng gió rét. Thời tiết thế này, đệ ấy mà ở Kim Lăng chắc chỉ có thể ôm lấy noãn lô mà giấu mình trong tầng tầng lớp lớp chăn bông. Bằng không, chắc chắn sẽ bị cảm lạnh.

Nghĩ nghĩ một lúc, ta chợt nhận ra mình thật ngốc nghếch. Gió rét chắc chắn phải từ phương Bắc thổi xuống. Mà đệ ấy đang ở biên giới giữa nước ta và Đại Du, đương nhiên cũng sẽ phải chịu đợt lạnh này, hơn nữa còn lạnh hơn ở đây nữa. Đánh trận nơi biên giới chỉ có thể dựng lều giữa trời Ta không khỏi lo lắng mà thở dài một phen. Đệ ấy về đợt này, chắc chắn ta sẽ bắt đệ ấy chuyển về sống ở phía Nam. Nơi ấy khí hậu ôn hòa, quanh năm cũng không có khi nào quá rét, thậm chí vài nơi còn chưa từng có tuyết rơi. Đệ ấy sống ở đó sẽ thoải mái hơn một chút...

Trong lúc ngồi phê duyệt tấu chương trong thư phòng, Chiến Anh bỗng chạy vào, thông báo có Chân Bình, thuộc hạ của Tô Tiên sinh tới xin gặp, hiện đang ở khách sảnh.

Chân Bình không phải là thuộc hạ thân tín của Tiểu Thù sao? Ngoài Phi Lưu và Lê Cương ra, thì hắn rất hiếm khi rời khỏi Tiểu Thù. Giờ phút này lại đơn thân độc mã tới đây tìm ta, không lẽ...

Ta vội vã chạy tới khách sảnh. Vừa trông thấy ta, Chân Bình lập tức quỳ xuống. Dù bên ngoài hắn có khoác thêm một lớp áo giáp, dù đường xá xa xôi bụi bặm bám toàn thân, nhưng màu áo trắng, cái thứ màu áo tang tóc ấy vẫn không thể che dấu được. Nhìn Chân Bình mặc áo tang, quỳ trên nền đất, không ngẩng đầu lên mà đang giơ tay gạt đi nước mắt, ta mơ hồ có thể đoán được mục đích hắn về đây. Dù rằng đã dự liệu trước, hắn một mình hồi kinh sẽ chẳng thể mang theo chuyện tốt đẹp gì tới, nhưng cái tin báo lần này, ta thực sự, thực sự không thể chấp nhận.

Bám lấy hai vai hắn, lắc mạnh:

- Người sao lại khóc? Không được khóc- Ta đã không nghĩ âm thanh ta lại run rẩy lợi hại tới vậy- Chân Bình, ngươi về đây báo cho ta rằng đệ ấy sắp về tới Kim Lăng rồi đúng không? Đệ ấy sai ngươi đến báo ta chuẩn bị yến tiệc đón đệ ấy đại thắng trở về đúng không?- Miệng ta cảm thấy vị đắng chát- Vậy mau quay lại báo với đệ ấy, ta đã chuẩn bị cả rồi, đệ ấy phải mau mau quay về mới được

- Thái tử Điện hạ, tông chủ...

- Nào đi đi, ngươi còn muốn quỳ ở đây tới khi nào?- Ta đấy hắn- Mau đi báo với Tông chủ của ngươi, nhanh lên

Ta thấy trên mặt mình ươn ướt. Cái gì thế? Nước ở đâu rơi xuống đây? Chắc là mái ngói hở để nước tuyết tan rơi vào phòng rồi. Một lát nữa sẽ phải nói với Chiến Anh, bảo y đi kiểm tra lại một phen, không để cho có bất kỳ khe hở nào. Tiểu Thù sợ lạnh đến thế, đệ ấy chắc chắn sẽ chẳng thích bị gió rét lùa đâu

Mà tên Chân Bình này cũng thật không biết nghe lời. Bảo hắn về báo với Tiểu Thù một tiếng mà mãi vẫn không chịu đi. Đừng để đệ ấy đợi, đệ ấy sẽ không vui. Ta liền đứng lên kéo theo cả Chân Bình, giục hắn đi mau, nhưng ngờ đâu, hắn càng khóc lớn hơn:

- Thái tử, Tông chủ đi rồi, ngài ấy sẽ không còn quay trở về được nữa đâu.

Cái gì? Sao ta nghe không hiểu gì hết? Tiểu Thù? Đi rồi? Đi đâu? Không về nữa... ư?

Trước mắt bỗng tối sầm một mảng, hai tai ù đi, ta không còn nghe thấy bất cứ âm thanh nào hết. Bên tai chỉ còn vang lên giọng nói của một người: " Cảnh Diễm, đệ thực an tâm rồi". Chỉ thấy thân người lảo đảo, rồi dường như có ai đó đỡ lấy ta, đặt xuống ngồi trên ghế, nhưng ta thật sự không thể nhìn ra đó là ai. Mắt cay xè, lệ cứ thế mà rơi, từng giọt, từng giọt, mặn chát.

Tim đau như ai cấu xé. Rồi nỗi đau ấy bắt đầu lan tới toàn thân. Ta không thể khống chế được mình mà run rẩy. Đau quá! Tiểu Thù, ta đau quá!

Đệ đã hứa sẽ trở về kia mà! Đệ đã hứa khi ta muốn sẽ quay lại gặp ta kia mà! Đệ đã đáp ứng sẽ cùng ta nhìn ngắm Đại Lương thay đổi như thế nào kia mà!

Vậy mà, tại sao? Tại sao? Tại sao đệ lại không giữ lời hứa?

Ta sẽ giận đệ, sẽ mắng đệ, sẽ đánh đệ, sẽ không muốn gặp đệ nữa. Nếu đệ không thích bị ta giận, bị ta trách mắng, thì xin đệ, xin đệ hãy quay về với ta. Ta xin đệ đừng lại một lần nữa bỏ ta một mình trên thế gian này. Ly biệt mười ba năm trước đã quá thống khổ rồi, lần ly biệt này, ta thực sự không dám đối mặt.

Có phải ta làm đệ giận không? Có phải vì ta để đệ một mình ra sa trường mà ta lại ngồi đây an nhàn không? Có phải vì ta không trả cho đệ cây cung mà đệ thích nhất? Hay tại vì ta không vui khi đệ muốn rời đi Kim Lăng? Cho nên đệ mới không cần ta, không muốn quay về bên ta nữa? Ta xin lỗi. Xin lỗi đệ. Ta hứa sẽ không làm đệ giận nữa. Đệ đánh ta, chửi ta thế nào cũng được, kể cả lấy đao chém ta một nhát, ta cũng sẽ đứng im đây, cho đệ hả giận. Ta hứa từ lần sau sẽ cùng đệ xuất chinh, không để cho đệ cô đơn mà đi đánh trận. Ta hứa sẽ trả lại cây cung cho đệ, thâm chí sẽ cho đệ thanh kiếm mà ta thích nhất. Ta hứa sẽ vui vẻ tiễn đệ rời khỏi kinh thành. Chỉ xin đệ, hãy về đây đi, gặp ta...

.

.

Ngày ta đón đệ ấy trở về tuyết cũng rơi, nhưng không còn quá lạnh nữa. Đi đầu đoàn kỵ binh vẫn là Mông đại ca, nhưng người thanh niên tuấn tú đi cạnh huynh ấy lúc rời kinh giờ đã không thấy bóng. Cả một đội quân thắng trận trở về, dân chúng xếp đầy hai bên đường, chào đón binh sĩ, không khi vô cùng náo nhiệt. Nhưng nhìn thấy một màn ấy, lòng ta chỉ càng thêm đau thắt. Người ta chờ đã không quay về.

Ta trông thấy Lê Cương, Trần Bình, cùng một số người khác trong Tô trạch mang theo một chiếc xe ngựa lặng lẽ rời khỏi đội hình, rẽ ra một hướng khác. Thân là một Thái tử, ta phải đè nén cảm xúc, kiềm chế bản thân không lập tức mà đuổi theo đoàn người Tô trạch. Hai canh giờ sau, khi mọi việc đã được thu xếp ổn thỏa, binh sỹ đã trở về nghỉ ngơi, đợi tới yến tiệc vào tối nay, ta vội phi ngựa tới căn nhà ấy.

Vừa đến nơi, một màu trắng tang tóc đập vào mắt ta. Cánh cửa Tô trạch đóng kín, nhuốm màu bi thương. Ta xuống ngựa, tiến tới cầm lấy tay nắm cửa, nhưng rồi lại lưỡng lự mà chưa gõ xuống. Ta rất muốn gặp đệ ấy, nhưng ta cũng thực sợ, sợ vô cùng. Năm xưa vì không có thi cốt, nên ta vẫn luôn cho mình một tia hy vọng. Nếu bay giờ ta bước qua ngưỡng cửa này, đồng nghĩa với việc dập tắt toàn bộ hy vọng của ta, chỉ còn để lại một đống tro tàn lạnh lẽo. Ta lại đặt tay nắm trở về vị trí cũ, nhưng cánh cửa vẫn nặng nề được mở ra. Trước mặt ta là Lê Cương, thân mặc tang phục, đầu đeo bang tang, có vẻ như đang muốn ra ngoài một chút. Trông thấy ta, hắn cúi người hành lễ:

- Thái tử Điện hạ, chúng thần không nghênh đón từ xa, mong Điện hạ thứ lỗi. Mời Điện hạ vào

Ta xuyên qua tiểu viện, dường như đang được đưa tới khách sảnh.

- Lê Cương, phiền ngươi đưa ta đi gặp đệ ấy được không?- Việc gì phải đối mặt thì mãi mãi sẽ không thể né tránh. Hơn nữa, ta đã đáp ứng đệ ấy, nếu đệ ấy trở về, ta sẽ tới gặp đệ ấy. Đệ ấy có thể nuốt lời, nhưng ta sẽ không.

Lê Cương quay đầu nhìn ta, khẽ thở dài một tiếng, đôi mắt bi thương mà nhìn ta:

- Tông chủ đang ở thư phòng cùng Phi Lưu và Lận Thiếu gia. Thần sẽ đưa người tới đó

Theo chân Lê Cương, ta tới thư phòng của đệ ấy. Cảnh trí vẫn như khi đệ ấy rời đi, từng chồng sách cao cao vẫn đặt ở phía ấy, nhưng lò sưởi lạnh lẽo nơi góc phòng không được châm lên. Ta hít sâu một hơi, bước vào. Lận Thần đang ngồi uống trà, tay cầm một cuốn sách. Nhưng có lẽ chẳng có chữ nào vào được đầu y, bởi đôi mắt y đang nhìn xa xăm về nơi nào đó. Thấy có người bước vào, y ngẩng lên nhìn một cái, chợt nhận ra đó là ta, bèn gấp cuốn sách lại, đặt xuống, lập tức rời đi. Hắn không muốn nhìn thấy ta.

Trên giường của đệ ấy có một thân hình nhỏ nhắn đang cố rúc vào trong chăn, như thể tìm kiếm chút hơi ấm, mùi hương còn sót lại của vị ca ca mà mình hết mực yêu thương.

- Phi Lưu đã như thế suốt từ lúc về rồi. - Lê Cương nói bằng một giọng buồn man mác- Lúc Tông chủ đi, nó khóc nháo một trận, không để cho bất cứ ai tới gần Tông chủ, tới gần nó sẽ xuống tay, không nhân nhượng mà cho người đó một chưởng. Mãi tới khi Lận Thiếu gia tới khuyên nó, nó mới để cho mọi người đi vào. Nhưng từ lúc đó, nó cứ yên lặng mãi, không nói chuyện với bất kỳ ai, cơm cũng không chịu ăn, cứ như thế mà rơi nước mắt, chỉ tới khi mệt quá liền thiếp đi một chút.

Lê Cường đưa đôi mắt đầy ưu sầu mà nhìn đứa trẻ ấy:

- Ngày hỏa táng, nó sống chết không cho ai động tới Tông chủ. Mọi người phải nhờ Lận Thiếu gia điểm huyệt ngủ cho nó mới có thể đem Tông chủ đi. Lúc nó tỉnh dậy, nhìn thấy bình tro cốt này, liền lập tức ôm vào ngực, không buông tay. Trên đường về cũng không cưỡi ngựa, chỉ an tĩnh ngồi trong góc xe, ôm chặt hũ tro, một khắc cũng không rời.

Ta tiến tới gần, ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, khẽ gọi:

- Phi Lưu.

Nghe tiếng người gọi, thiếu niên đưa tay quẹt nước mắt, kéo chăn xuống, ló đầu ra, quay lại. Nhưng trông thấy ta, nước mắt vừa lau khô lại rời rồi, rơi mãi, rơi mãi, ướt nhòe hai bên bờ má.

- Đệ cho ta chạm vào Tiểu Thù được không?

Thằng bé như nghe không hiểu, đưa đôi mắt ầng ậc nước nhìn ta. Ta liền sửa câu nói, lặp lại một lần nữa:

- Đệ cho ta chạm vào Tô ca ca được không?

Có vẻ nó đã hiểu điều ta muốn nói. Nó lắc đầu, siết chặt hơn bình tro cốt.

- Đệ đừng ôm chặt như thế, Tô ca ca sẽ bị đau, biết không?

Phi Lưu lưỡng lự nhìn ta, rồi lại nhìn xuống hũ tro trong lòng mình. Nó từ từ buông lỏng tay ra.

- Đệ có thể... đưa cho ta... một chút thôi, ta hứa... sẽ không... mang Tô ca ca của đệ.... đi đâu cả- Không biết vì sao, lời nói lại như nghẹn ứ lại ở nơi cuống họng, chẳng thể nào có thể dỗ thằng bé được trôi chảy nữa- Ta... một chút thôi... xin đệ...

Không thể khống chế được nữa rồi, những giọt nước nóng bỏng lại chậm chạp mà lăn xuống. Vội đưa tay lau thật nhanh, ta không muốn làm một kẻ yếu đuối trước mặt Tiểu Thù. Ta không thể khóc như thế. Đệ ấy sẽ không an tâm. Nhưng ta lại chẳng thể ngăn nổi dòng lệ cứ trào qua khóe mắt, rơi xuống đôi bàn tay trống rỗng của ta.

Tiểu Thù, ta xin lỗi, ta chẳng thể kiên cường được. Tuy nhiên, đệ đừng lo lắng, ta hứa sẽ chỉ khóc một chút thôi. Một chút thôi. Nếu không, sợ rằng trái tim ta sẽ nổ tung ra mất.

Bất chợt, một bàn tay kéo kéo vạt áo ta. Thì ra là Phi Lưu. Thằng bé đưa tay áo lên, một lần nữa lau khô khuôn mặt, rồi đưa tay ôm hũ tro, đặt vào lòng ta :

- Một chút.

- Ừ, chỉ một chút.

Tro cốt của Tiểu Thù được đặt trong một chiếc hũ đen bóng. Ta đưa tay, khẽ vuốt lên lớp men đen óng bên ngoài ấy : « Tiểu Thù, ta lỡ mất rồi. Ta vẫn chưa kịp nói với đệ ba chữ luôn tồn tại trong tim ta suốt bao năm tháng qua. Đệ không cho ta cơ hội bày tỏ mà đã bỏ lại ta, đi như vậy sao ? »

Ông trời sao mà quá bất công. Đệ ấy chỉ vừa mới được buông lỏng một chút, đặt những gánh nặng trên vai xuống mà hảo hảo sống một cuộc sống không cần bày mưu tính kế, không còn đầu rơi máu chảy.
Ấy vậy mà, lão thiên gia, người lại nhẫn tâm cắt đứt cuộc sống vốn không dễ dàng của đệ ấy. Ngài vẫn bắt đệ ấy phải tiếp tục gánh lên trách nhiệm bảo vệ xã tắc, tiếp tục bước đi trên con đường đầy sóng gió chông gai.
Phải, cuối cùng đệ ấy cũng đã được chết đi trong nguyện vọng của chính mình, được chết dưới thân phận con trai Lâm gia, được chết với tư cách một người lính ở nơi sa trường- nơi thực sự thuộc về Lâm Thù. Chết để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ bách tính được an khang. Nhưng cả đời một cuộc đời đệ ấy, có đáng phải nhận một cái kết như vậy không?
Cái chết chính là kết thúc. Nhưng kết thúc đời 1 con người trung, hiếu, nhân, nghĩa như vậy, lão thiên gia, sao mà bất công quá...

Ta đưa đôi tay run run mà ôm đệ ấy vào lồng ngực :

- Tiều Thù, mừng đệ trở về...

.

.

.

Đại Lương mùa xuân Nguyên Hữu năm thứ hai mươi sáu

Tiết thanh minh, khắp nơi nơi đều tràn ngập trong sắc xanh của đất trời. Màu xanh của bầu trời, màu xanh của cây cỏ, màu xanh của những chồi non đang vươn mình. Tất cả vẽ nên một bức tranh vô cùng tươi mới.

Hôm nay, ta lại một lần nữa trốn khỏi Hoàng cung mà chạy tới đây để gặp đệ. Nhớ hôm ấy, lúc phải quyết định sẽ đem đệ đến nơi đâu, mọi người đều tranh cãi rất gay gắt. Người thì muốn mang đệ về Giang Tả minh, người thì lại muốn có thể đem đệ tới Mai Lĩnh, đưa đệ về với Xích Diễm quân, có người thì lại muốn đem đệ đặt trong mộ thất của Lâm gia.

Bản thân ta, thì lại muốn chọn nơi đây, tại bờ sông này, nơi mà ta và đệ, còn có Nghê Hoàng, lưu giữ bao kỷ niệm. Ở nơi này, ta cùng đệ đánh lộn. Ở nơi này, ta và đệ nhảy xuống nước, thi xem ai sẽ bắt được nhiều cá hơn, ai nướng cá ngon hơn cho Nghê Hoàng thưởng thức. Rồi chỉ vì đệ thấy mấy con cá của ta to hơn mà đệ đã đạp bay chiếc giỏ của ta xuống nước, làm toàn bộ cá của ta bơi đi hết. Ta và đệ ấy đã quần nhau một trận, từ dưới nước lên trên bờ, rồi lại từ trên bờ mà lăn xuống nước. Kết quả là đến chiều tối, tới khi cả hai cái bụng cùng không khống chế được mà kêu ầm lên thì mới chịu buông nhau ra. Nghê Hoàng sớm đã ngồi dưới gốc cây ngô đồng, nướng hai chú thỏ xấu số mà muội ấy mới bắt được, không thèm quản đến hai người bọn ta. Trông bộ dạng nhếch nhác của cả hai, đầu tóc rối bù, quần áo ướt sũng, khắp cả người không có chỗ nào là không có bùn đất, muội ấy chị biết ôm bụng mà cười. Cũng ở tại nơi này, ta và đệ ấy cùng nhau thảo luận sách lược ứng phó mỗi lần chuẩn bị lên đường ra biên cương.

Ở đây, từng bụi cây, từng cọng cỏ, đã chứng kiến ta và đệ ấy lớn lên, chứng kiến hai đứa trẻ ngây ngô năm nào dần trưởng thành. Một người được phong Quận vương, được ban phủ đệ riêng. Người còn lại được phong làm Chủ tướng Xích Vũ doanh, là thiếu soái của Xích Diễm quân bách chiến bách thắng, oai phong lầm liệt

Và giờ đây, bờ sông này chính là điểm dừng chân cuối cùng của vị Thiếu soái anh hùng ấy. Hai mươi năm rồi, Tiểu Thù vẫn giữ ước định với ta. Chỉ cần ta nhớ tới đệ ấy, nhất định đệ ấy sẽ trở về thăm ta, cùng ta trò chuyện.Trong mộng, ta thấy đệ ấy vẫn luôn khỏe mạnh. Điều này khiến ta thực vui mừng. Có lẽ ở nơi ấy, không còn có quá nhiều thứ phải lo, không còn phải gánh tiếp những gánh nặng to lớn, vậy nên đệ ấy có thể thư thái một chút, thoải mái một chút mà nghỉ ngơi

Thời gian trôi đi, nhưng đệ ấy vẫn không thay đổi nhiều cho lắm. Tuy rằng vẫn còn hơi đen một chút, nhưng không sao, nam nhi phải như vậy trông mới thấy khỏe mạnh. Và thực sự, đệ ấy không có gầy như cũ, thoạt nhìn đã có sức sống hơn trước kia rất nhiều, ngày càng tuấn tú hơn. Xem chừng, tên nhóc này vẫn còn biết sợ bị ta đánh đòn mà.

Nhưng, ta thì khác, đã trở nên già rồi. Hai mươi năm là khoảng thời gian đủ dài để mài mòn thân thể một con người. Ta đã là một lão nhân năm mươi hai tuổi, đã bước sang phía bên kia của chặng đường rồi. Sức lực không còn như xưa, không còn có thể cưỡi ngựa đường trường, không ăn không ngủ suốt vài ngày được nữa. Đệ có biết, để đến được đây thăm đệ, ta phải vất vả thế nào mới có thể trốn được đám ngự lâm quân cùng thái giám luôn kè kè bên người không ? Bay qua bức tường cuối cùng, ta cung đã đầy một đầu mồ hôi mất rồi.

Thái tử cũng đã khôn lớn, ta cũng có thể an tâm mà giao sự vụ trong triều cho nó. Nó rất nhạy bén, nắm bắt tình hình rất nhanh, không như ta phải đợi đệ giảng giải thì mới hiểu. Hơn nữa, Thái tử còn rất quan tâm tới bách tính, suốt ngày mở miệng với ta là hai chữ « Thiên hạ , Thiên hạ ». Điểm này, nó có lẽ giống Kỳ vương huynh. Đình Sinh trước Tết Trung Thu cũng vừa được phong làm Bình Quốc Đại Thống lĩnh, năm giữ gần 5 vạn quân binh tinh nhuệ. Đứa nhỏ này trời sinh thông minh, tính tình kiên cường lại không mất nhu thuận, biết lấy đại cục làm trọng, khiến ta rất vừa lòng. Ba năm qua nó rong ruổi suốt từ phía Bắc xuống phía Nam, từ Đông sang Tây, dẹp hết phiến quân phản loạn trong nước, rồi lại chạy tới biên cảnh đánh cho quân xâm lược tan tác. Mãi tới tháng Bảy năm ngoái mới trở về. Kỳ này nhất định ta sẽ bắt nó ở lại Kim Lăng vài năm, hảo hảo giúp đỡ Thái tử một phen. Hai huynh đệ nó vô cùng hiểu ý nhau, chắc chắn sẽ làm nên việc lớn.

Mọi việc đã ổn thỏa hết rồi, Đại Lương cũng đã ngày càng ấm no, bách tính không còn phải chịu khổ cực, không còn dịch bệnh, đói kém hoành hành suốt nhiều năm liền. Quan lại đều là người biết thương dân, không để dân chịu uất ức.

Ta đã xây dựng được một Đại Lương hoàn toàn khác trước. Đệ ở nơi đó có nhìn thấy không ?

.

.

.

Đại Lương Đông chí Nguyên Hữu năm thứ hai mươi chín.

Xung quanh ta, không khí như đang đặc dần lại. Dù trước mắt là một khoảng mờ ảo, nhưng ta cơ hồ có thể nhận ra người đến bên long sàng càng lúc càng đông. Có Hoàng hậu, có Thái tử, còn có Đình Sinh, các vị văn võ bá quan trong triều cũng đang quỳ phía dưới.

Ta biết, ngày mà ta mong chờ đã đến. Ta đã chờ đợi nó rất lâu, rất lâu. Ta chờ suốt hai mươi ba năm qua, cuối cùng nó cũng tới rồi.

Trước mắt ta bỗng hiện lên một vầng sáng rạng rỡ, một thân ảnh từ từ xuất hiện, ngày càng rõ nét.

Đệ ấy quay về rồi !

"Tiểu Thù, ta..."

Người ấy nhìn ta, cười thật rạng rỡ, rồi chạy lại ôm lấy cổ ta, chôn đầu vào hõm vai ta, thì thầm : « Ta biết, ta biết điều trong lòng huynh rồi, Cảnh Diễm"

_ Toàn văn hoàn_

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro