Đoá hoa tàn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đu h sen trng chen n,
Cui hè hoa hết xác xơ li tàn.

...

Mấy bận rày, tôi hay chong đèn thức khuya, bàn vụ làm ăn với ông thủ trưởng ở xã. Tôi bận lắm, có mấy khi ngủ đâu, đau ốm cứ liên miên mãi, chỉ là tôi nhớ em quá, không ngủ được.

Sớm mơ. Tôi ra sân, bó cải dầu lấp loáng ánh sương, hơi lạnh se sẽ mùi đất, tựa như những con chuột chũi nhỏ mà len lỏi vào mũi tôi. Tôi vươn mình ngó vườn chuối nhà bà Hai, hỏi thăm.

"Bà Hai bà Hai, sẵn khi nào chuối có chín thì con xin về một nải, để biếu ông bà, bố mẹ nhớ!"

"Dào ôi, cứ lấy! Tôi cho anh cả buồng luôn." Bà Hai xẵng giọng, tiếng bà vọng ra tận ngoài đây.

Tôi cười, cảm ơn bà rối rít. Rồi mang cái túi tài liệu của ông thủ trưởng đen cắp nách, lách cách tiếng khoá cửa, tôi rời nhà. Rảo bước trên con đường đất mềm, men theo bờ ruộng non, chốc chốc tôi lại nhìn rộng ra, bất giác bần thần mà nhớ tới Quốc. Tôi cả hai tuần nay đều không gặp em, bận bù đầu tối cổ. Toàn lúc khi nào đầu mơ quá, liền tự nhủ với bản thân hãy nhớ lúc em cười rộ lên.

Quốc thường yêu kiều, nở bung nụ cười đẹp như hoa trên đôi môi xinh xinh, làm tôi nhớ ngày nhớ đêm. Và cái nụ cười làm mắt em cong cong, lưỡi liềm xăn xắt híp lại, ôi mới dễ cưng làm sao. Tim tôi cứ nhũn cả ra, trên mặt không sao kìm nổi được nụ cười. Chà, có lẽ xong vụ làm ăn với ông thủ trưởng, tôi sẽ đến thăm Quốc.

"Ơ này Hanh!" Giọng ông thủ trưởng the thé vội vã gọi tôi. Tôi quay đầu lại, cơ mặt vẫn không thoát khỏi nụ cười ngây ngấy say mê em. Tôi hỏi có chuyện gì, ông bỏ cái mũ ra, lau thấm mồ hôi, đáp.

"Thôi đành việc để lui mai, bà nhà tôi... chẳng là bị ngã cầu thang!" Ông nói, vẻ mặt chua xót vô cùng. Tôi thương cảm, cũng an ủi vài ba câu cho có lệ.

"Thế bác cho em gửi lời thăm tới chị nhà nhé! Khổ chưa, đi đứng phải cẩn thận chứ! Mà sao bác không mượn bộ thoại ở trên xã mà hộc tốc tìm em thế?"

"Ôi ôi, tôi nào có nhớ mấy! Đấy, chết dở! Già rồi nó thế..."

"Cái bác này, bác cứ nói vậy. Chẳng phải còn gộp cả em vào hay sao?" Tôi trêu. Rồi cả hai cười lớn. Thì cũng có mấy đâu, ba mươi cái tuổi đầu rồi, già cũng phải. Tôi thì chẳng tiếc gì ba mươi cái mùa lúa xanh ấy, chỉ sợ làm em cứ lỡ đi tuổi xuân mơn mởn của mình. Đương trẻ, lại yêu kẻ ba mươi, khác gì cỏ non cho trâu già gặm.

"Ờ thì đấy! Mà cậu đẹp thế này, sao không kiếm vợ đi? Ba mươi cái tuổi đầu rồi còn ở giá làm gì. Hay chờ khi nào bà nhà tôi tỉnh, tôi bảo bà ấy mai cho cậu một mối?"

"Ôi thôi. Em xin bác, em có người thương rồi. Nào dám lấy cô nào cho vừa nữa..."

"Cậu vẫn thương thằng Quốc đấy à?" Thủ trưởng hỏi tôi, mắt mở to ra một chút. Có hơi ngập ngừng và câu nệ. Ông nghển cổ ra phía trước, rồi rụt lại, nheo nheo mắt nhìn tôi. Thì có làm sao đâu... Rõ ràng, trong lòng tôi chỉ có em chứ còn có ai vào đây nữa. Chỉ là... chỉ là hai thằng con trai thương nhau thôi mà...

Ông thủ trưởng đứng bên cạnh nhìn tôi một hồi lâu, như định nói cái gì đó nhưng không thể. Ông cứ quay ngang ngó dọc, đoạn kéo tôi vào bên vệ đường. Thấy tôi còn ngơ ngác, ông thì thầm vào tai tôi, rót vào những giọt trà đắng nguội.

"Cậu về chưa được dăm tháng, hôm thì ở suốt trên xã, hôm thì sốt này sốt nọ nên cậu chẳng biết đó thôi. Thằng Quốc ấy, chà nói sao đây. Nó ấy à, thằng bé sắp cưới rồi!"

Tôi ngẩn người.

Em sắp cưới sao?

Em nói em còn phải chờ tôi mang cau sang nhà cơ mà?

Em nói dù cho bọn tôi có là đồng tính đi chăng nữa thì em vẫn chờ tôi đến rước em về cơ mà?

Tôi thẫn thờ, chợt như nghe thấy tiếng tim mình vỡ tan. Hình như, tim tôi đang vỡ tan thành trăm nghìn mảnh sắc.

"Thôi thì đừng níu kéo nữa, tôi bảo thật đấy! Sao cứ nhất thiết phải đi yêu một thằng con trai thế? Nhìn cậu sáng sủa, bảnh bao ra trò, tôi cũng thấy tội cho cậu..." Giọng ông thủ trưởng mang đầy sự thương hại cùng tiếc nuối. Tôi biết chứ, tôi biết tôi có thể lựa chọn việc yêu một ai đó khác ngoài em, yêu một ai đó có thể sinh ra thằng cu con để nối dõi. Nhưng mà biết làm sao đây? Tôi đã lỡ yêu em quá nhiều, thậm chí còn sẵn sàng bỏ ra cả đời để bươn chải cho cuộc sống sau này của em.

Vậy sao em lại nỡ lòng nào làm vậy với tôi?

Thì là cái việc em sắp cưới ấy. Tôi cứ nghĩ về nó mà tim thắt chặt, lòng quặn lại. Rặt những ngày ấy tôi đi xa, em lại vội vàng đi chuẩn bị đám cưới cho mình? Rặt những ngày ấy tôi đi xa, em đã quên mất tình tôi? Tôi thững người, càng nghĩ càng không dám tin vào tai.

Tôi cứ ngỡ em yêu tôi nhiều lắm. Thế mà... Thế mà em lại nỡ... Em lại nỡ vùi chôn cái tình tôi đi đâu mất rồi.

"Ngặt nỗi, cậu biết nó lấy ai không? Nó lấy thằng quan Trương đấy!"

...

Tình ta là chui thm nng
N sao em vt tình v đng xanh?

...

Hôm ấy, tôi chạy về nhà, vứt tập túi vải, tôi mượn chiếc xe đạp của bà Hai, vù chạy lên trên huyện.

Ừ thì cho rằng tôi chỉ lên trên tỉnh trên huyện dăm ngày, gặp mấy thằng Tây nhiều nên nhìn cũng quen mặt, chào vài câu. Tôi chẳng trả lời, bởi ghét chúng. Tôi xông xáo bước vào, đập bàn thằng quan nhỏ Trương.

"Quan Trương, ngài sắp cưới Quốc sao?"

"Ô hay! Mới gặp còn chưa chào hỏi nhau, thầy đã hùng hổ thế cơ à?"

"Vào việc chính đi. Quan Trương, ngài có phải sắp lấy Quốc không?"

"Rồi sao nào? Liên quan tới thầy ư? Mà kể cho thầy nghe, Quốc cũng ngoan ra trò! Tôi thấy cũng tội cho thầy, vì giờ ai kia sắp thành v tôi!" Mấy thớ mỡ thịt trên khuôn mặt nộn phì rung rung. Nó cười khùng khục. Nhìn phát tởm. Lại thêm đoạn nó gọi em là vợ nó, tay tôi chỉ chực chờ mà đấm cái thật đau vào mồm nó. Quốc chẳng phải là của nó, cũng chẳng phải là vợ. Em không thích bị gọi và đối xử như phụ nữ, phải, Quốc của tôi, em đâu có thích thế...

"Thôi cái điệu cười ấy đi! Quốc đâu?" Tôi giật lấy cổ áo của nó hỏi.

"Ở trong buồng tôi đấy, thưa thầy! Sắm sửa đồ chuẩn bị về nhà tôi đấy, thưa thầy! Ha ha!"

Nó mỉa tôi. Rồi nhè cái răng vàng khè, nó trợn trong mắt, dằn không cho tôi gặp em. Tay tôi siết chặt cổ áo nó, vẫn gồng mình mà không được đánh nó. Lại kể mấy thằng hầu nô, mấy con hầu gái cũng vội chạy lên, hẩy tay tôi ra. Tôi mất đà, ngã ngửa trên quan đường. Cái cảm giác ê ẩm len lỏi đau thấu da thấu thịt. Tôi cắn răng nhìn nó.

Thằng Trương liếc xuống tôi, đôi mắt thường thấy của thứ quan ăn tiền hiện rõ trên mặt. Tay nó cầm cái quạt gấp phe phẩy trước ngực, mấy con hầu cũng vuốt lại thẳng thớm ve áo cho nó, lớn xớn mà cười đùa với nhau, mắt thì cứ liếc qua liếc lại đưa tình.

Tôi lườm.

Tự hỏi hẳn là có uẩn khúc mà em mới nỡ vất bỏ cái đời tôi trao em. Chứ đời nào em lấy cái thằng vô dụng béo núc như này.

"Ô tôi quên mất cái này. Thằng Gạo! Mang thiệp ra cho ông lớn!" Nó gào mồm lên. Tức thì một thằng nhóc con con mang tấm thiệp đỏ rực, chói màu râm bụt.

"Đưa cho thầy giáo Hanh." Nó mỉa cái từ Hanh trong tên tôi. Tôi lại lườm nó, tưởng như mắt muốn rơi ra khỏi tròng. Tôi giật phắt tờ thiệp son trên tay thằng bé.

"Cảm ơn."

Tôi ngoắt lưng, ôm theo tâm hồn rách rưới trở về. Giờ thì còn gì để chờ em nữa đây...

Tôi nhốt mình lại trong căn nhà lụp xụp, chờ em đến bên cạnh tôi.

Mà, chẳng thấy hình bóng em đâu.

...

Em theo chân nó em v
Còn tôi hoen mt l tràn b mi.

...

Tiếng pháo nổ tưng bừng. Xác pháo rơi đỏ đường, tứ tung khắp làng. Người người hò reo, âm thanh dội mạnh vào trong căn nhà gỗ ọp ẹp tôi dựng ngày xưa. Tôi ôm lấy lồng ngực đang khó chịu, thở một ngụm hay nuốt một miếng nước cũng không trôi.

Hôm nay là ngày lành, là ngày hạnh phúc của em.

Nghiền cái tờ thiếp son thắm nhàu nát trong tay tôi, biết bao nhiêu lần tôi co quắp trên giường đọc đi đọc lại mấy hàng chữ đỏ chói, ướt nhoè mi mắt. Tôi một mình lủi thủi, hiu hắt dưới ánh đèn dầu, lặng lẽ chắp bút lông nhuốm thậm màu mực tàu mà lập ra những hàng kế hoạch dài thật dài, ngoằng ngoẵng. Tôi từng tưởng tượng, tôi sẽ cướp dâu. Phải, tôi sẽ mang em đi đến một nơi xa. Tít tắp chân trời ít ai biết, và chỉ có em và tôi ở đó. Sẽ mãi mãi là vậy.

Tất cả đều ở trên giấy, đợi tôi thực hiện. Nhưng nào tôi cầm lên lần hai.

Tại sao?

Tôi từng tự hỏi bản thân mình rằng tại sao không dám.

Nếu có gan cướp, thì phải có gan chịu. Tôi chẳng có gì nhiều ngoài căn nhà cũ rách, một mảnh vườn be bé. Và, một trái tim ảm đạm. Tôi không có tài sản quý giá.

Lỡ có như em và tôi không trốn chạy được thực tại, không trốn chạy được hôn nhân ấy... Liệu phải chăng tôi sẽ là người bỏ rơi em trên cõi đời này hay không?

Nhưng làm sao tôi nỡ được. Làm sao tôi nỡ bỏ em lại cái nơi địa ngục ấy.

Quốc của tôi, em của tôi...

Cuộc đời phải chăng là thế? Cuộc đời nghiệt ngã kìm hãm tôi phải lựa chọn giữa những bi kịch, giãy giụa giữa những điều thù hằn tôi nhất, ghét bỏ tôi nhất. Mà quyết định nào cũng như vậy, đều tổn thương đến tôi và em.

Hay,

Phải chăng tôi là một thằng khốn đớn hèn?

Tôi khóc.

Tôi hé mắt qua khe cửa sổ gỗ mục nát. Và tôi nhìn thấy em.

Chiếc bóng đỏ quen thuộc ấy lọt vào mắt tôi. Em và thằng Trương đều mặc bộ đồ thắm màu anh túc, chói loà cả một vùng. Tay em cầm một đoá đủ thứ hoa, mà tôi thì chẳng biết gì về hoa. Chỉ biết là, nó kiều diễm vô cùng, xinh đẹp vô cùng. Tội rằng sau đám này, nó sẽ bị vất ở một góc xó nào đó, thật xa.

Tôi nhìn theo em mãi, có lẽ em cảm nhận được cái nhìn chăm chắm vào mình. Em ngắc ngứ quay đầu nhìn vào khuôn mảnh nhà nhỏ của tôi. Căn nhà gỗ sờn sờn đang chấp chứa một tâm hồn rách bươm. Liệu cho rằng, em có biết, tôi đang khóc vì em?

...

Em đi chng nói mt li
Tim tôi su đau đâu vơi ni bun.

...

Mưa lích rích. Rào xuống những hạt trĩu nặng trên trời xuống sân vườn đất đen ẩm ướt. Tiếng mưa rơi chạm nóc nhà gỗ òm ọp. Mùi gỗ cũ, mùi đất và mùi mưa quện chặt lấy nhau, xống xồng lên khoang mũi.

Tôi ngồi im lặng nhìn mưa, trong lòng vẫn không sao thôi nghĩ ngợi về em. Không biết em giờ ra sao rồi? Bà lớn mẹ thằng Trương có gắt gỏng với em, đặt những định kiến lỗi thời về em không? Liệu em sẽ không bị đối xử tệ bạc chứ? Và sẽ chẳng mang những nghĩ suy trầm luân như tôi để rồi thao thức, trọc trằn mãi chưa ngủ được không? Và, có rằng em đang mong nhớ về tôi như hồi trước không?

Tôi tự hỏi, tư lự nhìn đăm đắm vào màn mưa trắng bợt. Hướng mắt ra ngoài, bất giác lọt cái vườn rau xinh xinh ngày trước chính tay em trồng dành cho tôi vào mắt. Em đã cười thật tươi, hứa hẹn đủ thứ điều, làm tôi xao xuyến biết bao nhiêu...

"Hanh! Khi nào, anh mang tru cau đến cho thím em, em s g luôn cho anh! Và nhng lung rau chín tt y s ch em v la lt, ch em nu chín nó thành canh cho anh ca em."

Thế đấy. Giờ thì ai mà ngờ được, em lại để luống cải dầu, luống muống xanh ở đó, để chúng dần héo tàn. Đâu ai ngờ được, em lại áo đỏ trong tấm mành che mỏng tang, tay cầm hoa thắm và lẽo đẽo theo chân người khác về nhà. Mà người đó đâu phải tôi...

Tôi xúc động, hốc mắt cay cay chỉ muốn trào hàng lệ đầy ứ. Sống mũi cũng cay xè đến lạ. Dòng nước mũi cứ luột thuột chảy ra. Nó mặc tôi có lau mãi bằng cái áo sơ mi mà em mua tặng tôi ngày lên tỉnh, lau đến độ rát đỏ cả mũi, vẫn không thôi chảy ra. Tôi lấy tay áo quệt nước mắt. Những vệt nước dài chưa khô, ướt đậm nỗi nhớ nhung và thương yêu em. Dầu có khô đi chăng nữa thì những giọt thấm buồn vẫn sẽ ở đây. Làm sao mà tôi có thể tẩy xoá đi sự hiện diện của nó được.

Mà trong sự hiện diện ấy lại có tâm tư của tôi.

Rằng tôi nhớ em.

Tôi nhớ em.

Nhớ em đến điên loạn mất thôi.

Ôm lấy tấm chăn ngày trước tôi và em giặt cùng nhau bên cầu ao, tôi gào khóc. Rưng rức một thân một mình khóc. Giờ đây, đến cả vị mặn của nước mắt tôi cũng chẳng nhận ra được nữa. Nhạt nhoà đến tận trong tim.

...

Đã hơn tháng em về làm dâu nhà đó, cũng hơn tháng tim tôi nát tan và u sầu vì em. Tiêu điều cùng tịch mịch leo lắt trong tôi, uốm đượm lên cả chòi gỗ bé tị. Nắng lên, hong ấm căn nhà dường như đã chết từ lâu. Tôi nhìn qua khe cửa, đưa mắt ra ngoài. Lâu ngày không thấy ánh sáng mạnh, mắt quả là có chút không quen. Tôi xỏ chân vào đôi guốc mộc cũ, mệt mỏi lê những tiếng cọc cạch chán nản. Đẩy nhẹ cửa gỗ, tôi nghe thấy cái tiếng bản lề sắt vang lên kẽo kẹt trong vành tai. Đôi ba tán lá xoài rủ cạnh nhà, ánh lên màu xanh tươi, mơn man trong tiết giữa thu. Nắng kẽ càng luồn qua những khe hở, rơi rớt những hạt ấm xuống mai tóc, xuống chỏm đầu, xuống bờ vai và ngón chân của tôi. Sự ấm áp và ngọt ngào tràn trên làn da nâu xấu xí, len lỏi một chút tới lòng sầu. Hình như tim tôi được an ủi. Dù chỉ một chút thôi. Nắng rọi xuống, tôi đưa tay ra hứng rồi ngẩn ngơ chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng mà lấp lánh ấy.

"Anh Hanh."

Bỗng có tiếng gọi tên tôi khe khẽ, âm giọng trong trẻo và đáng yêu mà từ xưa đến tận nay, tôi vẫn luôn hết mực cưng chiều và nhung nhớ.

Tôi ngoái đầu lại, ngỡ ngàng không tin vào mắt mình.

Là em. Đúng là em rồi. Đúng là Quốc thật rồi.

Quốc của tôi, em đẹp lắm. Em mặc trên người bộ áo dài màu thiên thanh, đội trên đầu chiếc khăn xếp cũng màu xanh đó. Trông em xinh đẹp, thoát tục đến lạ. Em nhìn tôi bằng ánh mắt chứa chan những sự dịu dàng mà tôi khó cưỡng lại được. Mắt em trong veo, lấp lánh dưới nắng thu làn nước vắt ngọt. Hàng mi dài run run như đôi cánh chuồn chuồn đỏ thấp thoáng bên bờ giậu. Môi em khẽ cong lên. Nụ cười như đoá sen trắng nở rộ nơi cầu ao. Dầu đã qua hè từ lâu, nhưng tựa như một thứ gì đó có thật, tôi mơ màng ngửi thấy được mùi ngát thơm rười rượi của bông hoa ấy.

Tay em cầm lẵng quả to tướng, nào lê, hồng, rồi bưởi... Bao nhiêu là thứ dịu ngọt. Em còn xách cả cái lồng dốt con gà mái mơ béo nục nịch nữa. Nhưng với tôi, riêng sự xuất hiện của em đã quá đủ rồi.

Em bước lại gần. Lấp thấp qua gấu quần là lượt là đôi hài màu xanh thẫm được thêu hoa văn mây trời đẹp đẽ và hoa lệ. Tôi dõi theo từng tà áo nhấp nhô, chờ em đến gần hơn. Em đang đứng trước mặt tôi, chân thực và đậm nét như trong những giấc mộng cũ xưa.

Tôi bàng hoàng, sao em còn lui tới nơi hoang tàn nát đổ này làm gì nữa...

Em vẫn nhìn tôi, không nói không rằng mà đặt bàn tay của em lên má tôi. Lòng bàn tay em ấm, đẫm sâu vào tim tôi. Chớp hàng mi, tôi cố ngăn mình khóc. Em khẽ vuốt nhẹ lên má thô ráp của tôi, thì thào chất giọng ngọt ngào như mật ấy với tôi.

"Hanh. Em đi rồi, anh gầy quá."

Tôi bật khóc.

Tôi không sao nén lại những dòng cảm xúc đang trào dâng trong tim. Hơi thở tôi trở nên hối hả và dồn dập, làm sao mà tôi giữ mình bình tĩnh được nữa. Ứa hàng lệ lạnh, dâm dấp rơi xuống má và tay em, tôi run rẩy đặt tay mình lên tay em. Lâu lắm rồi, tôi mới được cảm nhận hơi ấm quen thuộc từ em. Vội nói chẳng sắp xếp câu từ, tôi khản cổ nói với em, nỉ non với em.

"Anh nhớ em, nhớ em lắm. Cả tháng nay, em không về với anh... Anh không biết phải làm sao ngoài việc anh nhớ em, nhớ một mình Quốc của anh. Em đi, em chẳng nói câu gì, anh nhớ em lắm, em biết không?"

Em để lẵng quả bùi thơm và nàng mái mơ xuống, vén lại mai tóc tôi vừa hong ấm dưới nắng, em rủ rỉ bên tai tôi rằng em biết. Rồi lại im lặng.

Tâm trí tôi giục giã mau hỏi em bao điều thắc mắc, rằng em ăn có no không, ngủ có đủ không, họ đối xử với em tốt không, còn thức khuya không, còn... nhớ tôi hay không. Nhưng, chẳng thốt ra được câu gì, cổ họng tôi cứ nghẹn ứ lại. Tôi cứ chỉ hớp lấy hớp để những ngụm khí ấm ngọt, sụt sịt nơi mũi và nhìn em thật lâu, thật kĩ.

Tôi cố khảm sâu khuôn mặt đẹp đẽ và thanh tú của em vào tận trong tim gan phèo phổi, vào đến óc, hay đơn giản nhất là ở trong đôi mắt tôi. Gương mặt chính diện ngay trước mi tôi, nhàn nhạt qua làn nước mắt. Hai hàng nước liên miên chảy mãi, không làm thế nào ngừng được. Cứ khô, rồi lại ướt. Có lẽ giờ ở trong mắt em, tôi chỉ là một thằng quê mùa xấu xí và tàn cỗi.

"Em xin lỗi. Em đã làm anh buồn, làm anh nhớ em ra nông nỗi này... Em xin lỗi. Anh à, em xin lỗi, hoàn cảnh của hai ta anh biết như thế nào mà, em làm sao có thể từ chối được ngài ấy..."

Em giãi bày tất cả mọi thứ với tôi. Và hoá ra là thế. Bà thím của Quốc ép gả em cho thằng quan. Còn em thì đâu còn có cách nào khác ngoài nghe theo lời người đàn bà độc ác đó. Quốc của tôi sẽ không quên tôi được. Tôi biết là vậy mà. Em dầu có bị ép gả hay gì thì vẫn sẽ nhớ đến tôi.

Nhớ tới mình tôi mà thôi.

Chợt tôi thấy trên má em có vài ba vết xước, nhận ra bên tai trái bị sưng, to phồng hơn tai phải.

"Quốc, má và tai em-"

"Không, không có gì đâu anh. Em- em chỉ... trượt chân ngã thôi."

Em bỗng im lặng. Tôi không nói, đầu hơi nóng. Có cái loại ngã nào xước má và sưng đỏ tai không kia chứ? Tôi định hỏi em có phải thằng béo khốn kiếp kia đánh em hay không nhưng rồi bỗng nhớ ra, em giờ là vợ người ta, quyền về hết tay người ta mất rồi. Tôi lặng người.

Em đưa tôi lẵng quả thơm, nhìn sang lồng con gà mái, rồi em lại nhìn tôi. Em thủ thỉ.

"Em có chút quà mọn. Lại thấy anh gầy thế này, em lại càng thương anh hơn. Ở đó, chỉ có vài loại quả, và con gà dốt trong lồng... Anh nhận cho em vui lòng, Hanh nhớ?"

Tôi nghe, cũng gật đầu. Tay áo lau đi nước mắt và nước mũi, ngẩng lên nhìn em rồi nở một nụ cười mà tôi cho rằng là rạng rỡ nhất, là đẹp nhất tặng dành em. Để cho em biết, những điều rực ngời của tôi đều trao trọn đến em.

Em cũng cười trong nắng lấp lánh. Mắt cười híp sâu, ý tình nồng đượm luẩn quẩn quanh đây. Tôi lâng lâng. Cảm giác này làm tôi cứ ngỡ như giữa mình và em chưa từng có chuyện gì xảy ra. Như một giấc mộng đẹp vậy. Trong giấc mơ ấy, tôi và em vẫn sẽ hạnh phúc như ngày nào.

Đẹp đẽ ngày nắng thu, đẹp đẽ ngày em tới. Đẹp, cả đôi tình tôi.

...





...


Tinh mơ sớm, có tiếng người lao xao, xì xầm thứ gì đó vô cùng náo nhiệt. Tôi có vài việc trên xã, cắp cái túi vải bên nách, cố không tỏ vẻ mệt nhoài. Ngó thấy mấy cô chú trong làng ngồi dưới gốc đa lớn, tuồn những việc rầm rộ trên tận cả tỉnh xuống mà buôn chuyện với nhau.

"Này này, biết gì chưa? Cả nhà thằng quan Trương sắp chết rồi!" Một người tuổi tầm ngũ tuần bắt chuyện đầu tiên.

"Gì gì? Chuyện gì?" Cả toán người nhao lên, tôi nghe cũng thấy tò mò, tim thấp thỏm mà ngồi phía bên kia gốc đa, kéo sụp mũ vải xuống, mắt hướng về họ.

"Tôi có thằng cháu làm ở bển, nghe là chúng nó làm ăn thất đức, hối lộ lan tràn, có đứa biết được, toan nói thì bị đánh chết. Nhẽ ra thằng Trương, nó chỉ bị cắt chức về đây và tịch thu nhà cửa thôi. Nhưng nó lại là một trong những đứa đầu têu! Nên là ông Tây lớn, ông ấy cứ giả đò, theo lẽ quan huyện mà đi xử bắn. Cả nhà nó!" Giọng ông to, sang sảng vang lên, lúc nhấn mạnh, lúc thì nói theo ngữ riêng của mình. Tôi nghe mà mồ hôi cứ túa ra, lòng sốt sắng lo cho Quốc nhưng vẫn nán lại nghe mẩu chuyện.

"Ôi ghê thế nhỉ? Mà cho nó chết quách đi, sống tổ thêm nghiệp chướng tai ương!" Có giọng một cô thím nào đó cất lên. Nghe chừng đanh đá và cay cú mấy vụ thu thuế cao cắt cổ đây.

"Đúng đấy, chị Một nói đúng đấy!"

"Cái loại ngậm máu phun người ấy chết đi cho vừa!"

"Nhưng thằng Quốc, thằng bé nó cưới về dạo đây ngoan lắm cơ mà? Nghĩ lại cũng tội cho nó, khổ, hồng nhan bạc mệnh..."

"Tội cái gì. Tôi thấy đáng lắm, cái bệnh của nó đến chết mới chữa được!"

"Lại chẳng đúng quá, còn thêm bà mụ ham tiền của nó. Chết cả lũ đi cho vừa. Đời nào một đứa con trai lại bằng lòng làm vợ người ta? Thật chẳng có cái lòng tự trọng. Há chẳng phải là ham tiền ham của à?"

"Chú nói chí phải. Giờ thì tai ương ngập đầu, sướng cái thân chưa. Cái phận Việt gian còn đồng tính ham tiền, hứng quả báo ấy sợ còn thiếu nữa là."

Tôi không nói, im lặng rời đi như lúc đến. Sao người ta lại cay nghiệt với đến thế? Có phải em muốn đi gả mình cho người ta đâu? Hay chỉ vì... em đồng tính nên người ta soi mói, xét nét rồi dè bỉu em?

Trước mắt, tôi chỉ còn lo cho Quốc của tôi. Mong em sẽ không bị làm sao, mà nếu em có gặp mệnh hệ gì, thì tôi biết sống như nào cho phải nữa...

Lẹ làng, tôi bước nhanh hơn, những bước đi quả thật như là đi trên dây.

Tim tôi thêm một lần nữa treo lửng lơ trước vực thẳm.

Tôi nhanh chân chạy về, lại mượn chiếc xe đạp của bà Hai chạy lên chỗ pháp trường. Lòng tôi nóng hơn lò than rèn. Tôi vội vàng kêu lớn, nhờ bà Hai trông hộ cái nhà.

"Bà Hai, con mượn cái xe con ù lên huyện một tí rồi con trả nhớ. Bà có tiện thì trông hộ con cái nhà luôn."

"Đấy, anh dắt đi. Tôi thì có phiền anh bao giờ đâu. Khổ, đi tầm này nắng vỡ đầu..."

Tôi cóc cách đạp xe đi, giọng bà Hai càng ngày càng nhỏ dần. Dưới cái nắng như bỏ lửa, tôi gồng cả người, cong lưng lên mà đạp. Đôi lúc, mệt quá mà muốn nằm lăn ra đường mà xỉu. Hai mắt tôi cứ díp chặt, dính mướt mồ hôi, phần hẳn là do tôi không có sức như mấy anh, mấy chị nông dân lực điền trong làng. Cắn răng, nhủ thầm phải đến, phải đến nói đỡ cho em, dầu cái phận "thầy" nó có tiếng tăm được như nào, thì tôi chỉ có thể trông chờ ở cái danh mơ hồ và vô vọng đó thôi.

...

Tôi ngược nắng trèo lên đồi cát. Cát vàng nóng bỏng, mịn từng hạt len sâu vào trong xăng đan cao su đen của tôi, khó chịu vô cùng. Tôi chốc chốc lại quệt mấy giọt mồ hồi, dốc ngược đôi dép và khệ nệ đẩy chiếc xe đạp cũ kĩ của bà Hai lên dốc. Gió thốc lên, bụi cát mờ thẩy vào mặt tôi. Vừa nóng rát lại vừa vướng víu.

Cái nhà pháp trường đang ở đằng xa, sững to dưới cái nắng tầm quá giờ trưa. Tôi kiệt sức, thả cái xe xuống nền cát, tay chống gạch nóng ở nhà pháp trường. Có thằng lính Việt gian lân la tới hỏi chuyện tôi, trông hóng chuyện ra trò.

"Gớm, thầy đi đâu mà mệt thế? Lên đây có chuyện gì hở thầy?"

"Tôi chỉ tò mò giờ hành quyết vụ nhà quan Trương thôi. Liệu, anh có biết không?"

"À, sắp sửa đây thầy ạ. Trời ơi, phủ độ quan Trương thết đãi ông lớn kinh lắm, to lắm! Bữa, quan Trương nó đập chết anh bằng hữu cháu, làm ông lớn giận, giận tức cả người! Thế xong, đùng cái ông ấy bắt giam Trương, nói giết." Nó mải mê luyên thuyên mãi câu chuyện. Tôi cũng chỉ làm thinh, mắt nhìn ra phía cánh cửa sắt im ỉm của nhà pháp trường.

"Liệu giờ tôi có thể vào trong được không?"

"Không," nó lắc đầu, "trừ phi thầy có giấy phép của ông Tây lớn! Không thì không vào đó được đâu. Nhưng mà..."

Nó nhìn túi quần tôi, mắt đảo qua đảo lại, láo liên tợn.

"Này! Cho anh!" Đoạn tôi móc túi, lấy năm hào đưa cho nó.

"Ồ cảm ơn thầy, cảm ơn thầy! Nể thầy tôi chỉ cho chỗ nhìn hướng bên trong pháp trường nhá!"

Nó nhăn nhở cười, lộ ra cái hàm răng vàng ệch, đưa tôi vòng theo men đường tường gạch  nhà pháp trường. Bao nhiêu cánh cửa màu xanh thậm cứ đóng chặt lại, hồ như chưa từng được mở ra. Bàn tay thô kệch phủi bụi mù bám kít trên một cái cửa sổ sau hồi lâu lòng vòng. Nó dấy dấy cái túi da trâu đựng nước, ý bảo tôi cầm hộ để mở cửa. Rồi nó dồn sức vào hai cánh tay, mặt nó đỏ gay. Cắn răng, cánh cửa sơn gỗ xanh bật ra, làm thằng đó kia không thăng bằng được mà ngã ngửa, chúi dũi ra sau. Chiếc mũ ca nô màu vàng tái rơi ra. Tôi còn tử tế mà chìa tay ra cho nó lấy đà đứng dậy. Xong việc, tôi liền ghé gần cửa sổ, cẩn thận ngó xung quanh mà khi an tâm, tôi mau chóng tìm kiếm em.

Chiếc bóng cao gầy mặc bộ áo màu xám ngoét, bước vào trong tầm mắt tôi.

Là em.

Trông em sao mà đáng thương và tội tù quá! Trên mặt em còn mờ những vệt nước khô dưới ánh nắng chói vàng. Đôi mắt em tấy đỏ, làm tôi thương em lắm. Em khóc, lòng tôi khóc theo. Tôi vô thức mấp máy tên em nơi đầu môi, không thể nào thốt nên lời. Em cúi đầu, đám lính đi bên cạnh, che lấp hình bóng em. Tôi vội quay đầu hỏi thằng lính quèn.

"Này anh! Tôi, ch-cho tôi vào với, có được không? Có được không? Làm ơn, hãy cho tôi vào đó đi... Không vào, em tôi chết mất, lòng tôi chết mất..."

Dầu vậy, đáp lại tôi chỉ bằng cái lắc đầu.

"Quốc! Quốc ơi! Quốc!!!" Tôi kêu to tên em, cầm lấy song cửa mà cố ngó vào mà gọi lấy tên em. Khảm khắc đến tận trong tim, vậy mà vẫn chẳng thấy em quay đầu lại.

"QUỐC!!!"

Em đã đi sâu vào bên trong vòng pháp trường, lủi thủi đằng sau mấy hàng người. Giờ thì chẳng còn thấy bóng hình em nữa. Tôi đã sống một phần ba cuộc đời vì tôi, vì em. Vậy mà đến lúc lâm chung như này, em cũng không thể quay lại nhìn tôi một lần hay sao? Hay do tôi đã quá ngu ngốc, bỏ lỡ đoạn tình duyên này? Giờ tôi biết phải làm sao đây? Chờ em vào chỗ chết mà nước mắt cứ tuôn rơi mãi sao?

Nước mắt rớm đầu mi. Tôi cắn môi, cố tìm em trong hàng người và dòng nghĩ suy ngu xuẩn rối bời. Tên em vẫn được gọi. Còn nước mắt vẫn cứ rơi.

Chợt nhận ra mình chẳng thay đổi được gì.

Dầu cho tôi có khóc cạn nước mắt, dầu cho em có chết đi thì quả đất này vẫn quay. Và ngày đêm vẫn cứ luân phiên chuyển đổi.

Bỗng,

Tiếng súng nổ lên.

Vang trời.

Dòng ấm lăn xuống má, vẫn nhạt nhoà như thế.

Tôi, chết tim.

Quc, xin li em, xin li em rt nhiu...

Tôi quay ngược hướng nhà pháp trường, lặng lẽ nhắm mắt. Ánh nóng hắt thẳng vào người tôi, chói loà một khoảng, cũng như buổi chiều ngược nắng nọ, để trong lòng tôi vanh vảnh một mối tình.

Nếu như ông trời định cho tôi và em hết duyên, đành phải theo thôi. Chẳng ai tránh được lưới trời lồng lộng cả.

Đáng lẽ ra trong cái thời buổi này, không nên quá trân trọng một cuộc tình. Vì rằng, ta còn chẳng biết khi nào ta sẽ chết, chết khi nào, và, vì ai mà chết... Giờ, em chết vì em. Lòng tôi, cũng chết vì em.

...

Quốc, em đã về với thầy bu của em. Tôi được mang xác em về hoả táng. Nhìn em lặng nhắm đôi mi dài thướt nằm trên đống hoa cẩm chướng và hoa cúc trắng tôi dụm tiền mua được, tôi không sao mà kìm lòng cho nổi. Gương mặt em sáng, trắng bật ở giữa dàn hoa rực rỡ tươi sáng, còn lòng tôi, thì lại hơn tro tàn cát bụi. Mọi sự vận đều do tôi tất bật, đôn đáo chuẩn bị hết cho em, từ cái quần cái áo, cho đến việc hoa hoè và lửa đốt.

Bà thím em, mụ phũ phàng không nhận xác em, vì rằng em theo thằng Việt gian. "Xác nó thì nhận cái gì mà nhận? Thôi tôi xin thầy đấy, thầy tha cho tôi!"

Tôi câm nín, chẳng phải là vì mụ nên em mới mang tiếng Việt gian theo chồng sao? Khinh khỉnh trong lòng, tôi bế em trên tay, lững thững ra về. Hôm ấy, tôi ôm xác em đi dưới buổi chiều hạ mưa cuối cùng, gột sạch những máu và bụi. Tôi đã từng cùng em đi qua cái ao sen đầu làng, từng cùng em nặn ra con trâu đất ở luỹ tre xanh xanh, từng cùng em tắm dưới những hạt nắng đông không ấm.

Chúng tôi đã từng có những kí ức vui như vậy.

Còn em, em bỏ tôi đi xa mãi, đi về nơi suối vàng có thầy bu em và thầy bu tôi. Em nỡ bỏ tôi bơ vơ lại một mình.

Đêm về, cuộn trào những tiếng gọi của ve sầu cùng mấy cặp ếch vẫy nhau kết đôi cuối cùng. Tôi để em nằm trên giường, mình nằm dưới nền đất khô. Chốc chốc, tôi lại nhổm dậy, với cái quạt nan rách rưới mà quạt cho em những làn gió hè cuối cùng, trước khi em được hoả táng.


Nước mắt tôi giàn giụa, tuyến lệ trào tiết ra những giọt sầu nóng. Khuôn mặt em vẫn như vậy, mà sao giờ đây em chẳng còn nữa? Tôi biết dựa dẫm vào ai để sống tiếp cuộc đời tinh thần, sống nốt hai phần ba cuộc đời mình đây?

Biết dựa vào ai, biết yêu ai bây giờ...

Em nằm im thin thít trên dàn gỗ ăm ắp những hoa. Ông thủ trưởng nhìn tôi giũa trong dòng nước mắt, ông đưa tôi ngọn đuốc cháy.

"Đốt đi Hanh."

Tôi ngậm ngùi cầm cây đuốc. Ánh lửa nóng lấp loé, nhảy múa trên đầu ngọn, vui tươi như chưa hề biết chuyện gì đang xảy ra tại đây. Tôi lau mãi, lau mãi những giọt tình ướt mậm mùi thương nhớ em. Đưa cây đuốc gỗ sát gần đôi bàn chân ấy, ngọn lửa nóng liền nhanh chóng liếm láp toàn bộ, toàn bộ thân thể em. Quốc của tôi, nhập nhạnh khuôn mặt em trong sức nóng của lửa.

Tôi khóc.

Chới với giữa làn nước mịt mùng, tôi khóc, kêu gào tên của em. Chới với giữa dòng tình của em và tôi, tôi khóc. Khóc cho mảnh tình duyên đã hết.

Tôi chờ em, kiếp này không được, tôi chờ kiếp sau, kiếp sau không được, tôi chờ kiếp sau nữa. Cả những cuộc đời tôi sống, tôi vẫn sẽ chờ em.

Tro cốt em tôi đựng trong một cái lư kín bằng gốm sứ hoa văn mềm mại, rồi chôn nó ngay cạnh cửa nhà.

Và nơi ấy mọc lên một bụi hoa. Một bụi hoa xinh đẹp.







hoàn.






Note: Sinh nht Jeon, chúc anh sang tui hai ba vui v. Ngày by, mt tháng trước sinh nht em út vàng ca Bangtan. Only mine and yours.

Cm ơn các cu vì đã đc và ng h em bé ca t.



-hoài vũ-

Hà Ni, 7.8.19

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro