Chap 1.1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trái đất - năm 2140

Một trận mưa thiên thạch với kích thước và khối lượng khổng lồ đã xảy ra, phá huỷ toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất. Cả quá trình lịch sử và tiến hoá lâu dài của "hành tinh mẹ" chỉ trong nháy mắt đã biến mất, thậm chí còn tàn tạ hơn lúc quá trình ấy bắt đầu khoảng hơn 4,6 tỷ năm trước.

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phương tiện di chuyển ra ngoài không gian và những nghiên cứu về các hành tinh khác... Đã khiến cho tri thức nhân loại ngày càng vượt xa so với mặt bằng chung của tri thức mà các nhà bác học thời trước từng biết đến.

Sự phân tầng giai cấp của xã hội khiến loài người chúng ta chia làm hai phe đối địch: Người trí thức giàu và kẻ trí thức nghèo.

Trái với học thuyết về Triết học của C. Mác, con người chúng ta càng tiến hóa lại càng lạc hậu. Từ thời nguyên thủy, trải qua hàng triệu năm tiến hóa, cách đây 4 vạn năm, người tinh khôn mới xuất hiện. Họ dần phát triển trong suy nghĩ, cách thức và phương tiện  kiếm sống. Họ có sự phân chia giữa hai giới đực và cái, có thủ lĩnh đứng đầu, có các mỗi quan hệ gia đình (thị tộc) và bộ lạc (họ hàng). Nhờ có cách thức kiếm sống mới, biết dựng nhà và chăn nuôi, trồng trọt, của cải họ trở lên dư dả, đời sống được nâng cao. Và tất nhiên, lòng tham của con người bắt đầu xuất hiện từ đây - xã hội nguyên thủy. Giai cấp phân chia cũng là vì lí do đó.

Ấy vậy mà đến năm 2140, xã hội tưởng chừng như đã trở lên công bằng, văn minh hơn bao giờ hết, lại tiếp tục dẫm vào vết xe đổ của các thời kì trước. Không biết nên vui hay nên buồn trước sự phát triển nhưng trái quy luật tự nhiên này.

Đứng ở góc độ của tri thức nghèo, bọn nhà giàu là lũ người cậy chức cậy quyền, sinh ra đã ở vạch đích, có lòng tham vô đáy. Đã vậy còn chuyên chế, bảo thủ. So với quan quân thời phong kiến xưa còn đáng hận hơn.

Tương đương, trong mắt người giàu, tri thức nghèo quả thực toàn là lũ mọi rợ, ăn hại và đa phần không có đất dụng trí. Có tí tri thức mà lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây. Với gia thế hiển hách, điều kiện giáo dục tốt nhất, kiến thức của tri thức giàu phải cao hơn tri thức nghèo một bậc, đó là lẽ đương nhiên. Nếu ta vừa có tài, vừa có tiền, tại sao lại lại không được trọng dụng cơ chứ? Không có cái lí nào nói họ chỉ có tiền mà bất tài, một phút thăng thiên, nhầm đó, là lên tiên nha.

Nếu nhìn thấy tri thức giàu và nghèo lên mặt dạy đời và rảnh dỗi sinh sự với nhau, thì chính phủ là nơi chịu trách nhiệm giải quyết mọi chuyện công bằng nhất cho cả 2 bên.

Câu cửa miệng mà tri thức giàu luôn nói khi gặp tri thức nghèo: "Bọn nhà nghèo có ngon thì đầu thai kiếp sau để làm người giàu nhé!" Thậm chí còn bonus 1 cái lè lưỡi khiến người khác giận đến nghiến răng nghiến lợi

Nhiều ý kiến trái chiều nói về chuyện này trong cộng đồng tri thức nghèo. Nhưng nói tóm lại, đó chỉ là truyền miệng như văn học dân gian chẳng hạn. Ta chẳng biết nguồn gốc nó từ đâu, xuất hiện từ bao giờ, bản gốc của câu nói là gì và đã bị sửa chữa đến đâu... Nó chẳng phải làm chuyện bé xé ra to hay sao? Văn học dân gian nhờ tính tập thể, truyền miệng thì trở nên hay hơn, thực dụng hơn. Câu nói kia nhờ hai tính chất tương tự có lẽ lại làm người ta biến thành thầy bói xem voi, nó hơi thô xíu là đéo biết gì cũng nhảy vô mồm người ta rồi nói này nói kia.

Ngày thiên thạch phá hủy trái đất, một nửa dân số toàn nhân loại đã cùng những thiết bị tối tân, hiện đại của mình, đồng lòng hợp sức nghiên cứu và chế tạo ra hàng loạt những chiếc phi thuyền không gian để cứu sống bản thân và gia đình mình. Bên cạnh đó, rất nhiều tài sản và những thứ cần thiết khác cần cho sự sống của loài người cũng đã được mang tới điểm đến từ trước. Và giờ, họ đi trong nỗi uất hận của một nửa số dân còn lại - tri thức nghèo.

Nhưng vấn đề này vốn chẳng như chúng ta dự đoán từ trước, khi hiểu rõ thì lại chẳng thế trách những người giàu được.

Bản thân những người sống và làm việc tại chính phủ cũng có 1 nửa là tri thức nghèo. Họ có thể làm việc và chung sống hòa đồng với tri thức giàu, vậy vấn đề đặt ra là tại sao phải phân biệt giàu nghèo đến mức cay nghiệt như vậy?

Người nghèo làm trong chính phủ cũng có quyền cao chức trọng như người giàu, tất nhiên là phải có đủ khả năng để làm nhiệm vụ ấy, đồng thời khiến người giàu phải nể phục mà nghe theo ý mình. Tri thức nghèo không phải vì hám hư vinh mà sống chung với người giàu. Không phải họ xu nịnh hay làm ra bất cứ hành động nào để lấy lòng người giàu. Họ sống và làm việc hết khả năng cống hiến của mình, họ công nhận tài năng của tri thức giàu, họ cảm nhận được sự chân thành và tinh tế trong cảm xúc người giàu biểu đạt, họ nhận ra tri thức giàu nào có đáng ghét và kiêu kì như những câu chuyện mà cộng đồng tri thức nghèo lan truyền, kể lại cho nhau nghe hàng ngày. Thậm chí, tiền lương và các phúc lợi thì cả 2 bên đều nhận được như nhau.

Vấn đề ông cha họ - những người ngày ngày buôn dưa lê bán dưa chuột về chuyện những người nhà giàu bên kia "cánh cổng" sống ích kỉ, hưởng lạc ra sao, thì cũng không chắc họ đã từng tiếp xúc với những người kia hay chưa... Nhưng cái họ đến giờ vẫn bất lực đó là không thể hiểu nổi cớ gì mà tri thức nghèo bọn họ phải áp đặt những suy nghĩ thiển cận ấy vào toàn  bộ những người kia. Có thể là có điều này, nhưng chắc chắn không phải đa số người giàu đều như lời người nghèo nói.

Mắt thường ta đâu nhìn thấu mọi sự tình. If it was real, i would see you not vote my stories!

Muốn phát triển, phải cải thiện suy nghĩ và loại bỏ những gì xấu xa về người khác. Cải cách đều dựa trên cơ sở ấy. Giống như quy luật di truyền mà Mendel đã công bố vào năm 1866, không ai công nhận và hiểu được giá trị của nó. Ông thường nói với đứa cháu nhỏ của mình: "Thời của ông rồi sẽ đến!" Quả đúng là vậy, đến năm 1900 thì thế giới đã công nhận các quy luật di truyền cơ bản của ông. Nhưng đáng tiếc rằng năm 1884, ông đã qua đời do bệnh tim. Một điều thật đáng tiếc và đáng buồn cho một con người vĩ đại nhưng khi sống lại không được công nhận. Và giờ thì chả có chương trình Sinh học trung học nào không có các quy luật di truyền của ông.

Đó là ví dụ đơn giản thôi, nhưng thậm chí thực tế ta còn đọc được nhiều sách có những nhà khoa học thời xưa đã nghĩ ra rất nhiều phát minh mà cho tới giờ mới được công nhận. Có những nhà khoa học chỉ vì muốn bảo vệ quan điểm của mình dù nó trái với quan điểm trong kinh Thánh mà bị người người truy giết, xử tử. Quan điểm duy vật và duy tâm làm người ta như thế đấy! Nghĩ lại thấy con người thật bảo thủ, buồn cười hay buồn lòng đây?

Người nghèo làm trong chính phủ đã nhận ra rằng người sai mà cố chấp, bảo thủ, luôn sống trong định kiến và quá khứ, không ai khác chính là những người nghèo. Tuy nhiên họ - những người nhận ra vấn đề ấy lại chẳng thể làm được gì để gia đình và những người nơi quê hương mình thay đổi dần suy nghĩ ấy.

Cho nên...

Một nửa số dân, hay nói chính xác hơn là những tri thức nghèo khó không chịu hợp tác cùng tri thức giàu trước những lời mời từ họ thông qua chính phủ. Tất cả trong số họ đều phải chịu chung số phận với số tài sản vô tri - thứ mà họ tích góp cả đời.

Họ tiếc số tài sản ấy! Họ không thể mở lòng với người giàu! Họ sợ rằng khi đối mặt ới những người giàu, họ sẽ bị thua kém người ta về mọi mặt! Hơn thế nữa, họ càng sợ phải đối diện và nhận lấy sự giúp đỡ từ những người mà họ luôn bôi nhọ, nói xấu từ đời này qua đời khác, từ nơi này đến nơi khác... Vì lẽ đó, họ chẳng dám nhận ân huệ mà những người đó ban cho.

Song song với vấn đề nhận sự giúp đỡ, là sự không hợp tác giữa những người thuộc tầng lớp tri thức nghèo. Ai cũng không muốn đóng góp toàn bộ tài sản của mình để chế tạo phi thuyền cho 1/4 số dân - 1 nửa số tri thức nghèo được sống.

Họ ích kỉ! Họ muốn mình được sống. Nhưng nếu góp vào như nhau, song lại phải cùng với 1/4 số dân phải chết cùng trận mưa thiên thạch khổng lồ kia. Họ càng không muốn. Vì thế, toàn bộ tri thức nghèo ấy đều phải chết do sự nhỏ nhen của mình.

Để tránh gây hiểu nhầm, trẫm có thể nói là không hề có sự áp bức bóc lột nào như thời phong kiến xảy ra cả. Vì sự tự ti mà người nghèo tự cô lập mình ở những vùng cách xa đô thị phồn vinh, sầm uất của người giàu. Đã từ lâu họ chẳng còn quan hệ gì với nhau. Nhưng chính phủ không thể để sự liên lạc như vậy bị cắt đứt. Họ thành lập ra chính phủ để kết nối "2 vùng" lại với nhau. Nhân công trong các công xưởng, nhà máy, gia đình... Đều là người máy trí năng được thiết lập sẵn.

Từ đó, ta thấy được vấn đề giàu ức hiếp nghèo là không hề xảy ra. Có lẽ, chuyện nhà giàu cậy quyền thế và khinh bỉ, ức hiếp người nghèo cũng chưa chắc là có thật. Phải chăng người xưa chỉ bịa đặt sương sương để trốn tránh sự tự ti của mình?!

Những phi thuyền của người giàu có đã đáp xuống nơi mình cần tới một cách an toàn. Họ phân chia địa bàn, tiếp tục cuộc sống của mình. Gần như các hành tinh khác nhau đều trở thành nơi sinh sống của họ.

_p1tbc

-------------------
17/8/2019
#toka

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro