Tái cấp vốn từ 2000-2010

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ai xin bản word gui mail [email protected] m sẽ gủi cho

3. Phân tích thực trạng công cụ tái cấp vốn:

          3.1. Khái niệm:

       Là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHTW  đối với các NHTM nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM và các tổ chức tín dụng

.         3.2. Các hình thức của tái cấp vốn bao gồm:

1.     Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG ngắn hạn khác

          + Tái chiết khấu :Là việc NHTW thực hiện mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán , thuộc sở hữu của các ngân hàng . Các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp . Tái chiết khấu có thể coi kà hình thức tín dụng có đảm bảo  , trong đó các TCTD sử dụng các giấy tờ có giá đủ điều kiện cầm cố để đảm bảo cho tiền vay tại NHTW

2.     Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp các GTCG ngắn hạn (kể cả trái phiếu đặc biệt) :Khi có nhu cầu vay vốn , các TCTD có thể sử dụng các chứng từ có giá để cầm cố làm đảm bảo cho khoản vay được yêu cầu tại NHTW . Khi tái cấp vốn theo hình thức này , giá trị tiền vay được xác định theo một tỷ lệ phần trăm tính trên giá trị chứng từ có giá làm đảm bảo .Tỷ lệ này thay đổi phụ thuộc vao mức độ rủi ro của chứng từ có giá theo đánh giá của NHTW

3.     Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ.

4.     Cho vay theo hình thức chỉ dịnh

5.     Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã đượckhống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đối với các NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thì NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì, với số tiền NHTW cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán. Nhờ đó tránh được những cơn hoảng loạn tài chính cho các NHTM dotiền dự trữ bắt buộc được lập tức điều đến các ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ nhất 

Cùng với việc công bố lãi suất cơ bản, mục đích của NHNN là hình thành nên một khung lãi suất đối với các lãi suất chủ đạo của NHNN để qua đó nắm bắt và can thiệp thị trường khi cần thiết.

3.3. Công cụ trên được sử dụng và những tác động qua từng giai đoạn bao gồm:

          -Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các  tổ chức tín dụng, NHNN đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5% tháng xuống 0,45% tháng và sau đó giảm xuống 0,4% tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45%  xuống 0,4% tháng vào tháng 3/2000 và xuống 0,35% tháng vào tháng 7/2000. 

          - Khi NHNN đưa hình thức cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng vào áp dụng thì lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán được thống nhất với lãi suất cho vay qua đêm. Mức lãi suất này là 0,03%/ngày từ năm 2002 đến nay. Như vậy, mặc dù là 2 hình thức TCV nhưng lãi suất áp dụng đối với 2 hình thức này lại không phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất hiện nay. Lãi suất cho vay qua đêm cao hơn lãi suất cầm cố GTCG. Đây là một bất cập hiện nay trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN

          - Từ năm 2003 đến tháng 10/2005, chênh lệch giữa 2 loại lãi suất này được duy trì là 2%/năm. Cuối năm 2005, NHNN đã tăng các lãi suất lên thêm 0,5%/năm. Điều này nhằm thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hành lang, theo đó lãi suất trần là lãi suất cho vay cầm cố GTCG và lãi suất sàn là lãi suất chiết khấu GTCG. Lãi suất chiết khấu hiện nay đang là lãi suất vay vốn thấp nhất trên thị trường tiền tệ.

          - Từ ngày 01/02/2008, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. lãi suất tái cấp vốn từ6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/nămtăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm. Mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Trung ương với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, NHTW công bố và điều chỉnh một cách linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hằng năm. 

       Tuy nhiên, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thịtrường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ.

       - Từ 19/5/2008, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là11,0%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãisuất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%).

        Từ ngày 11/06/2008 , lãi suất tái cấp vốn điều chỉnh tăngthêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm. Như vậy, sau gần 1 tháng thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồngViệt Nam. Việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam lần này nhằmtiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô và được căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 5/2008, dự báo xu hướng biến động của lạm phát, cung cầu vốn thị trường, tỷgiá…

          - Từ ngày 21/10/2008 điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu:

        Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ tương ứng, biên độ dao động tỷ giá được nâng từ từ +/-2% lên +/- 3%... Hành động này nhằm tạo sự hợp lý giữa các công cụ CSTT, giảm một phần chi phí hoạt động chocác NHTM, để các NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanhnghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh tếthế giới suy thoái.Thủ tướng Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày21/10/2008, thực hiện điều chỉnh giảm 1%/năm đối với các loại lãi suất: cơ bản, táicấp vốn và chiết khấu; thực hiện áp dụng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằngđồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng là 10%/năm. lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21/10/2010.

          - Từ ngày 21/11/2008 lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững và điều hành lãi suất thị trường theo xu hướng giảm, trên cơ sở các điều kiện, dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam banhành các văn bản về điều chỉnh giảm lãi suất, cụ thể như sau:

     - Từ ngày 22/12/2008 lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11%/năm xuống9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/năm xuống 7,5%/năm:mục đích của việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách lãi suất nói trên là nhằm tạo điều kiện cho các doanhnghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộngtín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệpnhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bấtđộng sản khả thi, có hiệu và có khả năng trả nợ đúng hạn, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm thấp.

  - năm 2009 chính sách tiềntệ có sự ổn định hơn.Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiếtkhấu có 3 lần, 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12.

        - Từ 01/02/2009, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%/năm xuống 8%/năm; lãisuất tái chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và chovay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngânhàng giảm từ 9,5%/năm xuống 8%/năm.Mục đích của việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này là nhằm ngăn chặn suy giảmkinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động, trong điềukiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thếgiới.

          - Từ 10/04/2009, giảm thêm 1% lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu từ8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm. Mục đích là tạo điều kiệncho các NH vay vốn từ NH Nhà nước rẻ hơn, hỗ trợ khả năng giảm thêm lãi suấtcho vay cho doanh nghiệp.

          - Từ 01/10/2009, tiếp tục giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu

 Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các loại lãi suất như lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 5,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trongthanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bùtrừ của NHNN Việt Nam đối với các Ngân hàng là 7,0%/năm.

          - Từ 01/12/2009, tăng thêm 1% lãi sất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn

Từ đầu tháng 12/2009, trước những biến chuyển mới của thị trường trong nướcvà thế giới, NHNN đã chủ động và linh hoạt điều chỉnh, lãi suất tái cấp vốn đối vớicác tổ chức tín dụng tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của NHNH đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm.Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanhtoán của cả nước giảm liên tục: Từ mức 23,7% năm 2001, năm 2005 là 19,01%, năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6% và năm 2009 vẫnduy trì được xu hướng tích cực này.

          - Năm 2010 là năm mà lãi suất tái chiết khấu và tái cấ p vốn là ổn định nhất. Lãi suất ít có sự thay đổi, giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu là 6%/ năm và lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm trong suất 10 tháng đầu năm. Tuy nhiên trước tình hình lạm phát có xu hướng gia tăng, ngày 05/11/2010 NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn tăng 1% lên 9%/năm, và lãi suất tái chiết khấu lên 7%.

          3.4.Đánh giá việc sử dụng công cụ  tái cấp vốn .

          - Quan trọng nhất là đã góp phần ổn định giá trị đồng bản tệ

          - Góp phần tăng trưởng kinh tế:

          => Đạt 2 mục đích: Vừa đẩy lùi lạm phát vừa tăng trưởng kinh tế.

          - Góp phần gián tiếp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm.

 3.5. Những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng công cụ tái cấp vốn

          - Giảm tính minh bạch trong hoạt động tái cấp vốn của NHNN-  hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng.

          - thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố giấy tờ cấp vốn (GTCG) của NHNN còn dài

          - sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới các nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng đều và nhìn chung chưa cao.

          -  các cán bộ nghiệp vụ của các NHTM còn lúng túng.

.         - về cơ bản, không có nhiều khác biệt giữa hình thức chiết khấu có thời hạn và hình thức cầm cố GTCG có thời hạn. Tuy nhiên lãi suất áp dụng lại khác nhau. Mặt khác, hình thức chiết khấu GTCG của NHNN trên thị trường mở. Điều này dẫn tới sự khác biệt không cần thiết trong việc tiếp cận các công cụ của NHNN.

          3.6. Giải pháp cho thực trang tái cấp vốn hiện nay chính là:

          - nên gọi tái cấp vốn là công cụ cho vay hỗ trợ vốn của NHTW để đúng với bản chất và mục tiêu của công cụ này.

          -NHNN cần hiện đại hoá hệ thống thông tin, hệ thống vi tính và công nghệ.

          -tổ chức đăng ký giao dịch và xử lý, giải quyết các yêu cầu của NHTM qua hệ thống mạng vi tính.

          - Thống đốc NHNN nên uỷ quyền, phân cấp cho Vụ trưởng Vụ Tín dụng chủ động giải quyết ở mức độ nào đó.

          - NHNN cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về công cụ này đối với tất cả các NHTM, nhất là các NHTM cổ phần, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mạnh dạn sử dụng công cụ vay tái cấp vốn.

          - NHNN cũng nên bãi bỏ hạn mức tín dụng, mà cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của NHTM và giấy tờ có giá của NHTM để quyết định cho vay.

          -NHNN cũng cần đa dạng hơn nữa các giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở, giao dịch tái cấp vốn. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn tại NHNN là hết sức cần thiết và có tính cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công cụ này.

          Tóm lại, chính sách tiền tệ nói chung công cụ tái cấp vốn nói riêng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ như thế nào cho phù hợp, hiệu quả.  sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro