Tai chinh chuong 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt văn bản tại đây...I/ Khái niệm : Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện của các biến cố bất thường trong quan hệ tín dụng và có tác động xấu đến hoạt động tín dụng

II/ Các biến cố :

1/ Thiếu tiền chi trả cho khàch hàng : do tiền mà ngân hàng cho vay phần lớn là tiền gửi của kháh hàng do đó khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi nào nên không tránh khỏi việc thiếu tiền chi trả cho khách hàng

2/ Cho vay không thu được nợ : do việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mụch đích , không hiệu quả hay nhiều rủi ro đến với khách hàng hoặc thừ phía khách hàng nên ngân hàng không thể thu nợ của khách hàng

3/ thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra :

a. Đối với ngân hàng : Tùy theo mức độ của rủi ro mà ngân hàng bị thiệt hại nhiều hay íy

- Rủi ro ít : ngân hàng kinh doanh không có lời hoặc lợi nhuận thấp

- Rủi ro cao hơn thì ngân hàng kinh doanh lỗ

- Rủi ro nghiêm trọng thì ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán và có thể dẩn đến phá sản

b/ Đói với nền kinh tế : Do hoạt động của ngân hàng có liên quan tới toàn bộ nến kinh tế vì vậy khi rủi ra nghiêm trọng xảy ra thì thông tin sẽ lan nhanh đến toàn bộ nền kinh tế gây tâm lý hoang mang đối với các chủ thể kinh tế ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và hoạt động SXKD

III/ Những ngưyên nhân dẫn đến rủi ro :

1/ Rủi ro của khách hàng :

- Do sử dụng vốn không hiệu quả- không đúng mục đích trong hoạt động SXKD

- Do không có năng lực điều hành, trình độ sản xuất kinh doanh

- Do khách hàng không có việc làm ổn định

- Tai nạn , ốm đau xảy ra với khách hàng

 không trả được nợ ( đúng thời hạn )

2/ Khách hàng thương mại : ( Các tổ chức kinh tế, công ty - doanh nghiệp )

- Năng lực và uy tín của ng điều hành ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh

- Khả năng tài chính và việc sử dụng vốn vay

+ khả năng tài chính của doanh nghiệp yếu - tỉ lệ vốn tự có trong doanh nghiệp thấp nên nếu kinh doanh thua lỗ thì khó có thể thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc cho doanh nghiệp còn nhiều khoản nợ chưa trả

+ hiệu quả sử dụng vốn thấp

+ sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sai về thời hạn ( trong đầu tư )

- Rủi ro thị trường cung cấp nguyên liệu :

+ thiếu thị trường nguyên vật liệu nên không thể tiến hành sản xuất ( hoặc do nguyên vật liệu khan hiếm, không đủ)

+ Giá cả nguyên vật liệu tăng

+ Nơi cung cấp không phù hợp

+ Ảnh hưởng từ các chính sách tiền tệ tín dụng

- Rủi ro từ thị trường tiêu thụ sản phẩm :

+ Sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường, giá thành sản phẩm cao

+ àng hóa kém chất lượng không đáp ứng được nhu cầu - thị hiếu của người tiêu dùng

+ Nhu cầu của thị trường thấp hơn mức cung hàng hóa

+ Không nắm được thông tin thị trường

3/ Rủi ro về hoàn cảnh :

a/ Hoàn cảnh kinh tế xã hội trong nước :

- Những biến động trong nền kinh tế gây ảnh hưởng tới sản xuất , đời sống xã hội ( giá cả biến động )...

- Biến động chính trị ( gây tâm lý không tốt ...)

- Khủng hoảng kinh tế tài chính

- Các cơn sốt vàng , ngoại tệ. đất đai...

b/Hoàn cảnh quốc tế :

- Tác động của nền kinh tế thế giới , diễn biến các cuộc chiến tranh ( khủng hoảng kinh tế, nội chiến)

4/ Rủi ro liên quan đến đảm bảo :

a/ Đảm bảo đối nhân :

- Do ngu6ồi vay vốn thiếu năng lực pháp lý - tài chính nên phải nhờ người bảo lãnh: người bảo lãnh phải đủ các điều kiện như năng lực pháp lý , năng lực tài chính , uy tín của người bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh không đủ các điều kiện trên thì rủi ro có thể xảy ra

b/ Đảm bảo đối vật :

- Khách hàng khi vay vốn phải có tài sản thế chấp:

+ Phải xác định tài sản thế chấp về giá trị

+ Tài sản thế chấp phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường

+ Nếu khách hàng không trả được nợ , ngân hàng bắt buộc phải phát mãi thì dễ dàng thu được nợ

- Nếu TS thế chấp khi thẩm định để cho vay mà không xác định đúng các điều kiện hoặc đánh giá quá cao , không phù hợp với nhu cầu thị trường , kh6ng thu8 hồi được vốn khi phát mãi , thẩm đinh không đúng quy định thì sẽ gây thiệt hại khi rủi ro xảy ra

IV / Những biện pháp hạn chế rủi ro :

1/ Xây dựng mức dự trữ hợp lý để đảm bảo khả năng thnah tóan:

a/ Quỹ dự trữ sơ cấp : là khoản mục ngân quỹ gồm 2 bộ phận là tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng TW , chúng được sử dụng với 2 mục đích :

- Đảm bảo mức dự trữ bắt buộc do ngân hàng TW quy định

- Thỏa mãn các nhu cầu bình thướng về rút tiền cùa khách hàng và thanh toán với các ngân hàng khác thông qua việc phát hành sec

b/ Quỹ dự trữ thứ cấp :

- là những chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển thành tiền nhanh chóng nhằm

+ giải quyết nhu cầu mang tính thời vụ và chu kì liên quan đến thanh toán tín dụng

Giải quyết những nhu cầu tăng lên đột biến mà ngân hàng không dự kiến trước được

2/ Phân chia rủi ro : không tập trung và một số ít khách hàng

3 / Phân tích và đánh giá khách hàng :

a/ Nghiên cức năng lực pháp lý của khách hàng :

- Cá nhân : xác định năng lực pháp lý phải là công dân bính thướng, tâm sinh lý, nghề nghiệp...

- Thương mại : kiểm tra giấy đăng ký kinh doanh, giám đốc - người chứng minh giấy tờ hợp pháp

b/ Nghiên cức khảnăng tài chính của khách hàng :

- Xác định khả năng trả nợ của khách hàng :

+ Quy mô hoạt động của doanh nghịệp : tài sản : vốn cố định và vốn lưu động

+ Phân tích kết quả hoạt động SXKD : lỗ, lãi, khả năng mở rộng về quy mô

+Xác định năng lực SXKD : đánh giá sphẩm , số lượng, chất lượng

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm

+Khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào

-Tình hình công nợ của DN:

+ Nợ ngân hàng, nợ khách hàng , nợ dài hạn, ngắn hạn, trong nước, quốc tế

+ Các khoản phải thu của DN

c/ Năng lực phẩm chất người điều hành :

- Xem xét khả năng kinh doanh của người điều hành : khả năng chuyên môn , khả năng quản lý - thích ứng đối với thị trường hiện nay, việc sử dụng con người

- Uy tín của người điều hành :

+ Chấp nhận các hợp đồng tín dụng

+ Nợ quá hạn

+ Hiệu quả sử dụng vốn vay

4/ Nghiên cức đảm bảo của ngân hàng :

- Đảm bảo đối nhân : nghiên cứu đảm bảo, bảo lãnh củ ng đảm bảo về tài chính

- Đảm bảo đối vật : giá của TS đảm bảo

5/ Nghiên cứu tình hình kinh tế , đặc biết là tình tình tài chính tiền tệ để xây dựng các chính sách tín dụng ngân hàng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#joanotu