TÀI CHÍNH CÔNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tài chính công

1.      Tài chính công phản ánh hệ thống các QH kinh tế dưới hình thức tiền tệ trong quá trình phân phói tổng nguồn lực TC quốc gia.Biểu hiện thông qua các hđ thu,chi bằng tiền để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của NN và các chủ thể công quyền nhằm thực hiện các chức năng KTXH trong việc cung cấp hàng hóa,dịch vụ công cộng cho XH không vì mục đích lợi nhuận

Chức năng TCC:

ü  Chức năng phân bổ nguồn lực: khả năng khách quan của TCC mà nhờ đó các nguồn lực thuộc quyền chi phối của các chủ thể công đc phân phối và sd 1 cách hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của NN và các chủ thể công quyền.

Yêu cầu:

-          PB nguồn lực TC thuộc quyền chi phối của NN

-          PB nguồn lực TCC phải chú ý xử lí mối QH giữa khu vực công và tư

-          PB nguồn lực TCC phải phù hợp vs đk phát triển KTXH của từng quốc gia,vs các mục tiêu kt vĩ mô trong từng thời kì

Kết quả của việc vận dụng chức năng này:các quỹ công được tạo lập,phân phối và sd

Ý nghĩa:giúp sd có hiệu quả các nguồn lực TC,thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu

ü  Chức năng tái phân phối thu nhập: khả năng khách quan mà nhờ đó TCC đc sd vào việc PP và PP lại các nguồn lực TC trong XH nhằm thực hiện mục tiêu công bằng XH.

Quá trình PP của TCC gồm phân phối và phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng theo:

-          Chiều ngang:phát sinh thu nhập như nhau thì sẽ bị TCC điều tiết như nhau

-          Chiều dọc:có đk hoàn cảnh khác nhau thì đc TCC điều tiết vs thu nhập khác nhau

ü  Chức năng kiểm tra,giám sát:khả năng khách quan mà nhờ đó NN có thể xem xét đúng đắn,hợp lí quá trình tham gia PP của cải XH để tạo lập và sd các quỹ tiền tệ,nhằm thực hiện các mục tiêu KTXH.

Nội dung:

-          Kiểm tra kế hoạch hóa TC

-          Kiểm tra việc chấp hành luật pháp,chính sách,kỉ luật TC

-          Kiểm tra tính cân đối,hợp lí,tính tiết kiệm và hiệu quả

2.      Vai trò TCC

ü  Đảm bảo nguồn lực TC cho việc duy trì sự tồn tại và hđ hiệu quả của bộ máy NN

ü  Là công cụ quan trọng trong quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế XH

-          Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kt,đảm bảo tốc độ tăng trg kt ổn định và bền vững

-          Điều tiết thị trg và bình ổn giá

-          Duy trì sự cân đối của cán cân ngoại thg,cán cân thanh toán và bình ổn tỉ giá hối đoái

-          Phát triển VHXH:điều tiết thu nhập của các chủ thể để thực hiện mục tiêu công bằng

Nhà nước ta đã tạo lập hệ thống các quỹ TC ngoài NSNN:quỹ dự trữ NN,Quỹ bình ổn giá,Quỹ hỗ trợ xuất khẩu… nhằm duy trì sự cân đối của cán cân thanh toán,bình ổn tỉ giá hối đoái…//vs các biện pháp tạo lập ,có các biện pháp TC:cắt giảm chi tiêu NS,điều tiết tiêu dùng và đầu tư qua thuế,sd công cụ tín dụng NN và lãi suất… để kiểm soát chặt chẽ lạm phát,ổn định nền kt vĩ mô.

ð  Trong nền KT thị trường,sự mât ổn định là không tránh khỏi,do đó NN đã tăng cường sự can thiệp,quản lí và điều tiết nhằm giữ vững ổn định.Trong bối cảnh đó vai trò của TCC ngày càng quan trọng giúp NN đạt đc các mục tiêu đề ra.

3.      Vai trò của NSNN

ü  Là công cụ huy động nguồn TC để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NN

ü  Là công cụ điều tiết vĩ mô nền KTXH

-          NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu KT mới,kích thích phát triển SXKD và chống độc quyền

-          NSNN có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trg,bình ổn giá cả,kiểm soát lạm phát

-          Là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng XH

4.      Thu NSNN

Là quá trình huy động,tập trung các nguồn lực TC trong XH vào quỹ NS.Các khoản thu này là tiền đề vật chất không thể thiếu.Có nhiều cách phân loại

ü  Phân loại theo nguồn hình thành

-          Thu từ hđ SXKD trong nước gồm

+ Nguồn thu hình thành và thực hiện trong khâu SX

+ Nguồn thu hình thành và thực hiện trong khâu lưu thông phân phối

-          Thu từ các hđ dịch vụ

-          Thu từ nước ngoài

ü  Phân loại theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối NS

-          Thu trong cân đối NS

+ Thuế,phí và lệ phí

+ Thu về bán và cho thuê TS thuộc sở hữu NN

+ Thu lợi tức cổ phần của NN

+ Các khoản thu khác theo luật định

-          Thu để bù đắp thiếu hụt của NSNN

+ Vay trong nước

+ Vay nước ngoài

Chi NSNN

Là quá trình PP,sd quỹ theo các nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của NN

ü  Đặc điểm:

-          Luôn gắn liền vs nhiệm vụ kt,chính trị,XH mà chính phủ phải đảm nhận

-          Ảnh hưởng rộng lớn ở tầm vĩ mô

-          Phần lớn đều mang tính cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp

ü  Phân loại:

-          Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung:

+ Chi VHXH

+ Chi quản lí hành chính

+ Chi ANQP

+ Chi khác

-          Theo cơ chế thị trường

+ Chi thường xuyên

+ Chi đầu tư phát triển

5.      Phân cấp quản lí NSNN

ü  Là sự phân chia quyền hạn trách nhiệm của các cấp chính quyền NN trong việc quản lí,điều hành nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp NS

ü  Nguyên tắc:

-          Phải phù hợp vs phân cấp quản lí KTXH,ANQP của NN và năng lực quản lí của mỗi cấp trên địa bàn

-          Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN

-          Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NS

ü  Nội dung

-          Giải quyết mối QH quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các văn bản,chế độ thu chi,quản lí NS

-          Giải quyết mối QH vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi,nguồn thu,cân đối NS

-          Giải quyết mối QH trong việc thực hiện chu trình NS

6.      Nguyên nhân thâm hụt NSNN

Trong những thập niên gần đây,các nước rất nỗ lực trong quá trình cải cách tài chính công.Tuy nhiên 1 trong những thách thức mà quá trình cải cách phải đối đầu vẫn là vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao.

ü  Nguyên nhân khách quan:

-          Biến động của chu kì kinh tế đã làm cho nguồn thu bị giảm(khi nền kt trong chu kì suy thoái thì nguồn thu  sẽ bị giảm or nền kt gặp phải thiên tai,lũ lụt…)N mặt khác thì khi đó nhu cầu chi tiêu của NSNN lại tăng vọt để đáp ứng yêu cầu phục hồi,phát triển kinh tế,phục vụ cho ANQP,khắc phục hậu quả thiên tai…Đặc biệt trong những năm gần đây các khoản chi phí quốc phòng anh ninh của nước ta có xu hướng ngày càng cao do tình hình bất ổn của an ninh thế giới.

-           Do cơ cấu dân số mất cân đối,dãn đến tỉ lệ người trong độ tuổi ld ngày càng giảm trong khi số người đến tuổi nghỉ hưu ngày càng cao.-> các khoản an sinh XH luôn là áp lực cho chi NSNN hàng năm

ü  Nguyên nhân chủ quan:

-           Do điều hành NSNN k hợp lí dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng khai thác nguồn thu cho NSNN gây nên thất thu,cơ cấu chi tiêu bất hợp lí,quản lí chi tiêu thiếu chặt chẽ gây nên lãng phí,thất thoát vốn NN

-          Do quá trình phân cấp NSNN còn nhiều bất cập làm cho ngân sách địa phương luôn rơi vào tình trạng k tự cân đối,chi hỗ trợ từ NSTW cho địa phương ngày càng nhiều.

-          Do chủ trg chuyển đổi nền kt nảy sinh nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kt sao cho phù hợp,từ đó làm tăng các khoản trợ cấp ưu đãi để khuyết khích phát triển,ảnh hưởng tới cơ cấu thu chi NSNN

7.      Tác động của thâm hụt NSNN

-          Tác động tới lãi suất

-          Tác động tới cán cân thương mại

-          Tác động tới sự ổn định tiền tệ

8.      Vai trò của chi tiêu công và liên hệ

ü  Có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu KT

-          Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng:đường sá,bến cảng,sân bay,viễn thông,… tạo đk các ngành kt của khu vực tư có đk phát triển theo.

-          Các ngành công nghệ mới,mũi nhọn thuộc bề nổi nhưng không thu hút đc vốn đầu tư của kt tư nhân,Chính phủ có sự đầu tư trọn gói.Cạnh đó là chính sách hỗ trợ:Trợ giá,đầu tư và hỗ trợ vốn,góp vốn liên doanh,cổ phần…

ð  Chính phủ tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực quan trọng bù đắp các thua thiệt của các DN phải hđ theo chính sách cơ cấu KT.Ngoài ra hỗ trợ về nguồn nhân lực đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển KTXH

ü  Góp phần điều chỉnh chu kì KT

-          Hđ chi tiêu công góp phần vào thúc đẩy tổng cầu.

-          Chính phủ đã tiêu dùng 1 khối lượng hàng hóa lớn trong quá trình vận hành bộ máy => hình thành thị trường đặc biệt

ð  Thị trường chính phủ trở thành công cụ kinh tế nhằm tái tạo cân bằng bằng cách tác động vào QH cung cầu thông qua tăng giảm mức độ chi tiêu công

ü  Góp phần tái PP thu nhập XH giữa các tầng lớp dân cư,thực hiện công bằng XH

Các khoản an sinh xã hội,chi cho các chương trình giải quyết việc làm,xóa đói giảm nghèo…nhằm tạo ra sự công bằng cho XH

9.      Các nhân tố ảnh hưởng tới Chi tiêu công

ü  Sự phát triển về vai trò của CP trong nền kinh tế thị trường

-          Tham gia và can thiệp vào quá trình SXXH:Đòi hỏi chi tiêu công phải được mở rộng,không chỉ tài trợ cho các hđ hành chính NN mà còn tài trợ cho hđ KTXH đảm bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô và ổn định XH

-          XH hóa các rủi rủi ro

Thông qua chi tiêu công,ng dân được hưởng lợi ích giáo dục,chăm sóc y tế, BHXH,cơ sở hạ tầng

ð  Chính phủ đứng ra bảo hiểm,tài trợ,tái phân phối các gánh nặng cho toàn thể XH

ü  Sự phát triển của lực lượng SX

Lực lượng SX phát triển,nền KT phát triển thì sẽ có đk tăng thu cho NSNN,tạo khả năng và tiền đề cho việc tăng chi tiêu công

ü  Mô hình tổ chức bộ máy NN và những nhiệm vụ KTXH mà NN đảm nhận trong từng thời kì

-          Mỗi mô hình tổ chức khác nhau ó nhu cầu chi tiêu công duy trì cho sự vận hành đó cũng khác

-          Những nhiệm vụ NN đảm nhận trong từng thời kì gắn liền vs bối cảnh lịch sử nhất định => tác động chi phối đến mức độ chi tiêu công

10.  Thuế

ü  Đặc điểm:

-          Mang tính chất bắt buộc không hoàn trả

Thuế mang tính nghĩa vụ của công dân đối vs NN,mọi người dân không có quyền đòi hỏi ở NN cung cấp cho họ 1 lượng hàng hóa,dịch vụ tương ứng vs số họ đã nộp

-          Là khoản động viên bắt buộc phi hình sự gắn với quyền lực của NN

+ Tính bắt buộc là tất yếu xuất phát từ tính chất,đặc điểm sử dụng hàng hóa,dịch vụ công

+ Phi hình sự: khác vs các khoản phạt là khoản áp dụng đối với người thực hiện 1 số hành động cụ thể gây cản trở XH

-          Là hình thức PP lại,gắn chặt vs các hđ KT

Xuất phát từ nguyên tắc nguồn thu của thuế chính là kết quả của quá trình hoạt động KT

ü  Vai trò:

-          Công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước.

-          Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

-          Là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.

11.  Phân loại thuế

ü  Phân loại theo tính chất điều tiết

-          Thuế trực thu: là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế

+ Đối tượng nộp thuế trích 1 phần thu nhập cho NSNN không qua trung gian nào

+ Điển hình:Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập DN

Ý/N: Động viên nhanh chóng,kịp thời nguồn thu dồi dào,ổn định cho NN

-          Thuế gián thu: là loại thuế điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng thông qua hđ của CSKD

+ Điển hình: Thuế GTGT,thuế xuất nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Đây là những sắc thuế do CSKD kê khai và nộp cho NSNN nhưng gánh nặng chuyển vào người tiêu dùng.

      Ý/N: tạo ra sự công bằng XH

ð  Sự phối hợp giữa 2 loại này góp phần phân phối gánh nặng thuế 1 cách khéo léo và bình đẳng

ü  Phân loại theo đối tượng đánh thuế

-          Thuế thu nhập :đánh vào thu nhập từ tiền lương,tiền công,từ hđ KD,đầu tư…

-          Thuế tiêu dùng: đánh vào phần thu nhập để chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa,dịch vụ.

-          Thuế tài sản: đánh vào giá trị các tài sản lưu giữ hay chuyển dịch của pháp nhân và thể nhân

Ý/N: chỉ rõ cơ sở đánh thuế của 1 sắc thuế đó đánh trên cái gì

12.  Thuế suất : là mức thuế đc ấn địh trên 1 đơn vị đối tượng đánh thuế.

Có ý nghĩa quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành thuế và đc oil à linh hồn của sắc thuế. Thuế suất phản ánh mức nộp thuế,liên quan đến số thuế thu đc vào NSNN cũng như liên quan đến CS khuyến khích SX phát triển,CS điều tiết thu nhập…

ð  Cần xem xét cẩn trọng quy định thuế suất

Thuế suất biên MTR

Thuế suất trung bình ATR

MTR = 100%

Ý/N:cho biết số thuế phải nộp tăng thêm bn khi giá trị CS thuế thay đổi 1đv

ATR=100%

Ý/N:cho biết số thuế phải nộp TB khi giá trị CS thuế là 1 đv

Cấu trúc(Hệ thống)thuế suất:

-          Thuế suất tỉ lệ: quy định % trên đối tượng đánh thuế

-          Thuế suất cố định: mức thuế quy định 1 lượng tuyệt đối trên đối tượng đánh thuế

-          Thuế suất lũy tiến :thuế suất tăng dần theo độ lớn của đối tượng đánh thuế

+ Thuế suất lũy tiến từng phần

+ Thuế suất lũy tiến toàn phần

-          Thuế suất lũy thoái

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro