Tài chính phi ngân hàng hiện nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Các công ty bảo hiểm:

Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tư bảo vệ.Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo hiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái bảo hiểm bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của toàn thị trường tăng đều qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảo hiểm gốc, giảm được một lượng không nhỏ phí bảo hiểm chảy ra nước ngoài. Theo đánh giá của HHBHVN, hiện nay doanh thu phí bảo hiểm của thị trường mới đạt mức trên 2% GDP trong khi các nước phát triển trong khu vực thường đạt mức 8-10% GDP (bình quân thế giới khoảng 8%) do đó, tiềm năng phát triển của các DN bảo hiểm vẫn còn rất lớn.

2.Công ty tài chính

Hiện nay ở Việt Nam các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đều có các công ty tài chính, một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã xuất hiện công ty tài chính tại Việt Nam như Prudential, PPF Việt Nam, Việt SG... Các công ty này ban đầu với mục đích thăm dò thị trường nên chỉ cho khách hàng thân thiết vay tín chấp. Song đến thời điểm này, khi nhu cầu của cá nhân lên cao, vay mua nhà, mua tài sản cá nhân, sản xuất kinh doanh, khi khách hàng không giải trình được với ngân hàng thì các công ty tài chính xuất hiện, cho vay tín chấp với thủ tục đơn giản. Với số tiền vay không lớn, nhưng với những người không thể vay ngân hàng thì công ty tài chính là cơ hội cuối cùng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22-11-2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31-12-2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31-12-2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng. Từ khi hoạt động cho vay qua công ty tài chính nở rộ, các công ty tài chính đều nâng mức vốn pháp định của mình lên, có công ty lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng cũng chính vì thế mà lãi suất bị đẩy lên đến mức “ngất ngưởng”.

3.Quỹ đầu tư

Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990.Giai đoạn từ 2002 đến 2005, hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG.Hoạt động quỹ đầu tư tại Việt Nam đang trong giai đoạn khởi động và bắt đầu quá trình tìm kiếm cơ hội giải ngân. Khoảng 5 đến 7 năm tới sẽ là quãng thời gian để cả người thực hiện đầu tư và người nhận đầu tư tập trung cho mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh.

4.Công ty chứng khoán

Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tuylip